Top 4 # Xem Nhiều Nhất Vợ Chồng Quyết Định Ly Hôn Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Athena4me.com

Vợ Chồng Ly Hôn Giả, Tòa Ra Quyết Định Thật

Hiện nay, tình trạng ly hôn giả, kết hôn giả để sinh con thứ 3, tẩu tán tài sản, trốn tránh trách nhiệm thi hành án, xuất ngoại, lấy chồng nước ngoài, nhập quốc tịch nước ngoài trái phép…ngày càng gia tăng. Nhiều cặp vợ chồng lấy cái “cớ” đó để đạt được lợi ích riêng cho gia đình mình. Dưới dây là một vụ án cụ thể vợ chồng ly hôn giả nhằm trốn tránh thi hành án phạt tù.

Anh Luyện kết hôn với chị Sáng năm 1993, trên cơ sở tự nguyện và có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã M, huyện B. Vợ chồng có 02 con chung là cháu Lê Thị Huệ, sinh 1996 và cháu Lê Trung Tuyến 1998. Ngày 24/4/2011 anh Luyện phạm tội đánh bạc và bị Tòa án nhân dân tỉnh A xử phạt 24 tháng tù giam.

Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, do anh Luyện muốn được Tòa án cho hoãn thi hành án nên đã bàn bạc với chị Sáng xin ly hôn giả. Về con chung, mỗi người nhận nuôi 01 con để tạo ra lý do anh là lao động chính duy nhất trong gia đình. Ngày 07/5/2013, anh Luyện và chị Sáng làm đơn xin thuận tình ly hôn và đã được Tòa án nhân dân huyện B giải quyết cho ly hôn tại Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số 73/2012/QĐST- HNGĐ ngày 16/5/2012.

 Từ lý do đó, anh Luyện đã được Tòa án nhân dân huyện B cho hoãn thi hành án 03 lần, trong đó có 02 lần được hoãn với lý do người bị kết án là lao động chính trong gia đình hiện đang nuôi con nhỏ và chăm sóc mẹ già.

Thông qua công tác kiểm tra liên ngành của cơ quan Công an- Viện kiểm sát- Tòa án- Mặt trận tổ quốc tỉnh A trong công tác hoãn thi hành án phạt tù tại Trại tạm giam Công an tỉnh A phát hiện trường hợp hoãn thi hành án phạt tù đối với trường hợp anh Luyện là không có căn cứ. Tại kết luận kiểm tra liên ngành số 999/KLKT- LN ngày 18/6/2013, đoàn kiểm tra yêu cầu Tòa án huyện B ra quyết định thi hành án đối với anh Luyện theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở yêu cầu nêu trên, Tòa án nhân dân huyện B đã ra Quyết định thi hành án phạt tù số 19/QĐ- CA ngày 01/3/2013, buộc anh Luyện phải thi hành án phạt tù.

 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh A đã tiến hành kiểm tra, xác minh việc ly hôn của vợ chồng anh Luyện, chị Sáng. Kết quả điều tra, xác minh: Trước và sau khi ly hôn anh Luyện, chị Sáng không có mâu thuẫn, vợ chồng vẫn yêu thương nhau, cùng ăn ở, sinh hoạt một nhà, chung sống hòa thuận, cùng nhau nuôi dưỡng và chăm sóc con cái, mẹ già. Song, vợ chồng đã tạo ra việc xin ly hôn giả với mục đích là để cho anh Luyện được hoãn thi hành án. Việc xin ly hôn của vợ chồng anh Luyện, chị Sáng và việc giải quyết cho vợ chồng thuận tình ly hôn của Tòa án nhân dân huyện B nêu trên đã vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 4 và khoản 1 Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

Sau khi phát hiện được vi phạm nêu trên, ngày 17 tháng 9 năm 2013 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh A đã ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm. Tại Quyết định giám đốc thẩm số 01/2014/QĐ- UBTP ngày 24/02/2014, Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh A đã hủy toàn bộ Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự nêu trên, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại theo quy định của pháp luật.

Thông qua vụ án trên cho thấy, khi thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình, cán bộ, Kiểm sát viên cần lưu ý phát hiện các sai phạm của Tòa án trong việc giải quyết cho đương sự ly hôn trái pháp luật, để thực hiện việc kiến nghị, kháng nghị. Mặt khác, cần kịp thời phát hiện các sơ hở, thiếu sót, vi phạm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong công tác quản lý nhà nước về đăng ký kết hôn để ban hành kiến nghị nhằm hạn chế, không để những vi phạm, thiếu sót tương tự xảy ra.

Nguyễn Đức Sơn

Căn Cứ Tòa Án Quyết Định Cho Vợ Chồng Ly Hôn

Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”.

Hỏi: Tôi và vợ tôi đã kết hôn được 3 năm. Trong khoảng thời gian sinh sống việc con cái rất khó khăn, tuy đã 2 lần có con nhưng đều mất. Tình cảm 2 vợ chồng ngày càng rạn nức. Và tôi đã không còn tình cảm với vợ tôi, hơn nữa tôi đã yêu một người con gái khác và chúng tôi đã có bầu được một đứa bé hơn 4 tháng. Nay tôi mốn làm thủ tục ly hôn vợ tôi. Nếu như thế tôi cần lý do gì và thủ tục gì để được tòa án giải quyết ly hôn. (Hiện vợ tôi và tôi không còn ở chung). (Trương Hà – Hà Nội)

Luật gia Nguyễn Thanh Thu – Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

– Thứ nhất, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn

Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”

Như vậy, bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

– Thứ hai, căn cứ Tòa án quyết định cho ly hôn

Tại Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”

Ngoài ra, tại Điểm a Mục 8 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP quy định các Căn cứ cho ly hôn như sau:

“a. Tòa án quyết định cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được.

a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.”

Như vậy, Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định trên để ra quyết định cho ly hôn hay không.

Khuyến nghị:

Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.

Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.

Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.

Cách Chia Tài Sản Chung Vợ Chồng Khi Ly Hôn

Hướng dẫn cách chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn đảm bảo chính xác, uy tín. Luật sư Trí Nam tư vấn các quy định hiện hành về phân chia tài sản chung vợ chồng và nguyên tác phân chia tài sản chung vợ chồng để Quý khách hàng tham khảo.

Thời điểm được quyền yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng

✔ Trong thời kỳ hôn nhân: Trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng được quyền yêu cầu Tòa án xác định tài sản là tài sản riêng của vợ chồng.

✔ Khi thực hiện thủ tục ly hôn: Yêu cầu phân chia tài sản chung được đưa gửi đồng thời trong đơn xin ly hôn hoặc đưa ra yêu cầu bổ sung để Tòa án giải quyết trong quá trình vụ án đang được giải quyết. Yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Hội đồng xét xử nghị án.

✔ Sau khi có quyết định giải quyết ly hôn của Tòa án: Vợ chồng có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn trước, các vấn đề về phân chia tài sản chung sẽ được khởi kiện yêu cầu giải quyết trong một vụ án dân sự độc lập.

Nguyên tắc phân chia tài sản chung vợ chồng

✔ Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận

Về chế độ tài sản của vợ chồng, bên cạnh chế độ tài sản vợ chồng theo luật định, thì Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã thừa nhận chế độ tài sản theo thỏa thuận. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại các điều 47, 48, 49, 50 và 59 của Luật hôn nhân và gia đình.

Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký kết hôn. Vì vậy, khi ly hôn mà có yêu cầu chia tài sản chung thì Tòa án sẽ xem xét, nếu có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định áp dụng theo luật định, những thỏa thuận có hiệu lực vẫn được tôn trọng và thực hiện.

✔ Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi trong trường hợp chế độ tài sản vợ chồng theo luật định

Bên cạnh chế độ tài sản theo thỏa thuận, thì Luật hôn nhân và gia đình tiếp tục ghi nhận chế độ tài sản theo luật định là nên tảng trong chế độ tài sản chung của vợ chồng. Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 của Luật hôn nhân và gia đình.

Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp chế độ tài sản vợ chồng theo luật định được quy định bao gồm các nguyên tắc sau:

+ Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng

– Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn;

– Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

+ Nguyên tắc đảm bảo sự bình đẳng về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng

Trên cơ sở của nguyên tắc vợ, chồng có quyền bình đẳng trong việc hưởng các quyền dân sự nói chung và quyền sở hữu tài sản nói riêng, trong trường hợp không có thỏa thuận phân chia tài sản, khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng được chia theo nguyên tắc chia đôi. Quy định này là hoàn toàn hợp lý vì hình thức sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất, được sử dụng để đảm bảo nhu cầu đời sống chung của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Sở hữu chung hợp nhất là hình thức sở hữu mà trong đó quyền của các đồng chủ sở hữu không được xác định đối với khối tài sản chung nên về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng sẽ chia đôi khi ly hôn.

+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch.

+ Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn

✔ Nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được chi bằng hiện vật hoặc chia theo giá trị được hưởng

✔ Nguyên tắc bảo đảm quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng

✔ Nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Cách xác định tài sản chung của vợ chồng được quyền yêu cầu phân chia khi ly hôn

✔ Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác định theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình thì: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tại ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”

✔ Bên cạnh đó, Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP có hướng dẫn chi tiết quy định trên như sau:

Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP giải thích thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Theo đó, thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:

– Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 11 của nghị định này;

– Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyên sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước;

– Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật trong đó bao gồm hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng

Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP giải thích về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng như sau:

+ Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của vợ, chồng;

+ Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng.

Ly Hôn Khi Một Bên Vợ/Chồng Ở Nước Ngoài

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Công văn 253/TANDTC-PC

II. Luật sư tư vấn

Ly hôn là điều không ai mong muốn, tuy nhiên cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, thiếu vắng tình cảm thì còn tồi tệ hơn. Đôi khi không hẳn là không có sự quan tâm tới gia đình mà vì lý do hoàn cảnh mà hai vợ chồng không còn tình cảm như xưa. Hoặc muốn bắt đầu một cuộc sống mới thì cần sự giải thoát cho mối quan hệ này.

Một số trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài rất phổ biến, cụ thể là:

Vợ/chồng là người nước ngoài;

Vợ/chồng Việt kết hôn tại nước ngoài;

Vợ/chồng Việt là du học sinh, nghiên cứu sinh, làm việc tại nước ngoài;

Vợ/chồng kết hôn nhưng một trong hai bên hiện đang sinh sống tại nước ngoài (chồng đi xuất khẩu lao động, làm việc ở nước ngoài)

….

Thủ tục ly hôn đối với các bên đương sự tại Việt Nam cũng khá phức tạp, đối với đương sự đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài sẽ phức tạp hơn nhiều vì khoảng cách địa lý và áp dụng pháp luật.

Thẩm quyền giải quyết ly hôn khi một bên vợ/chồng ở nước ngoài

Theo quy định tại Điều 28 và Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì việc giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình hay yêu cầu về hôn nhân và gia đình đều thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Khoản 3, Điều 35 BLTTDS quy định :

“Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 (tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình) và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện.”

Về thẩm quyền theo cấp Tòa án: căn cứ điều 36, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo cấp những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài (có một bên ở nước ngoài hoặc tài sản ở nước ngoài) thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh giải quyết.

Về thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ: theo quy định tại Điều 37 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ đối với tranh chấp về hôn nhân và gia đình được xác định là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức.

Hồ sơ ly hôn khi một bên vợ/chồng ở nước ngoài

Để tiến hành thủ tục ly hôn thì đương sự cần soạn thảo một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm:

Đơn xin ly hôn (đơn ly hôn thuận tình hoặc đơn phương)

Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản sao hoặc bản gốc)

Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu của hai bên

Sổ hộ khẩu hoặc chứng từ về nơi cư trú

Giấy khai sinh của các con

Giấy tờ về tài sản chung: sổ đỏ, xe ô tô, … (nếu có)

Hồ sơ tài liệu chứng minh việc một bên đang ở nước ngoài (nếu có)

Giấy xác nhận nơi cư trú, nhân thân của bị đơn

Biên bản hòa giải xác nhận mâu thuẫn vợ chồng

Thủ tục ly hôn khi một bên vợ/chồng ở nước ngoài

Các bước thực hiện thủ tục ly hôn:

Bước 1: Nộp hồ sơ hợp lệ về việc xin ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền.

Tại Hải Phòng là Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng

Địa chỉ: Lô 18 đường Lê Hồng Phong, Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng

Bước 2: Trong thời hạn 7-15 ngày, Tòa án kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì Tòa án sẽ gửi thông báo tạm ứng án phí.

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự tại Chi cục thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án.

Bước 4: Tòa án mở phiên hòa giải tại tòa và tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa theo thủ tục sơ thẩm.

Trường hợp 1: Khi nguyên đơn biết được nơi ở, nơi làm việc tại nước ngoài của bị đơn

Nếu biết được nơi ở, nơi làm việc của bị đơn tại nước ngoài thì Tòa án sẽ tống đạt quyết định giải quyết vụ việc cho bị đơn hoặc có thể yêu cầu bị đơn về Việt Nam để giải quyết thủ tục ly hôn.

Nếu có thể liên lạc được với bị đơn ở nước ngoài thông qua thân nhân của họ thì tòa án thông qua thân nhân đó gửi cho bị đơn ở nước ngoài lời khai của nguyên đơn, và yêu cầu bị đơn phúc đáp về tòa án những lời khai hoặc tài liệu cần thiết cho việc giải quyết ly hôn. Căn cứ vào lời khai và tài liệu nhận được, tòa xét xử theo thủ tục chung.

Trường hợp 2: Nguyên đơn không biết được nơi ở, nơi làm việc tại nước ngoài của bị đơn, mất liên lạc với bị đơn

Công văn 253/TANDTC-PC của Tòa án nhân dân tối cao ngày 26/11/2018 hướng dẫn như sau:

Nguyên đơn sẽ phải nộp hồ sơ ly hôn tại nơi mà bị đơn cư trú cuối cùng tại Việt Nam – Thường nơi này được xác định là nhà riêng hoặc nhà bố mẹ đẻ của bị đơn;

Nguyên đơn có thể thông qua thân nhân để xem xét việc có liên hệ với bị đơn tại nước ngoài hay không để xin thông tin về địa chỉ liên hệ nhằm phục vụ việc tống đạt văn bản của Tòa án;

Thông qua người thân thì Tòa án có thể yêu cầu gửi thông tin đến đương sự ở nước ngoài, trong trường hợp cố tình không cung cấp, từ chối khai báo địa chỉ, ý kiến thì sẽ coi là trường hợp che giấu thông tin;

Tòa án sẽ gửi yêu cầu lần thứ 2 và nếu vẫn giữ nguyên tình trạng thì Tòa sẽ đưa vụ án ra xét xử văn mặt bị đơn theo thủ tục chung của tố tụng;

Sau khi giải quyết vụ án thì Tòa sẽ gửi văn bản đến thân nhân bị đơn, UBND cấp xã, phường để thực hiện niêm yết công khai và quyền kháng cáo của bị đơn

Các dịch vụ tư vấn đơn phương ly hôn của CMA tại Hải Phòng:

Với đội ngũ luật sư có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và cùng khách hàng giải quyết những vướng mắc;

Hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục để tiến hành ly hôn.

Soạn thảo văn bản phục vụ cho quá trình ly hôn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích theo yêu cầu.