Đúng nghĩa đen là văn bản viết cất tiếng thành giọng nói luôn :). Thậm chí là còn biết nói dưới nhiều giọng khác nhau. How come? Tất cả những gì chúng ta cần làm là copy-paste một đoạn văn bản xuống một khung trống và phần còn lại để các bạn công nghệ lo 🙂
Trong bài viết này mình giới thiệu và so sánh 3 công cụ phổ biến nhất là Natural Readers, Text To Speech Reader, From Text To Speech. Mình chọn 3 công cụ này vì sau khi thử dùng hơn 10 ứng dụng Text to Speech khác nhau, mình thấy đây là 3 công cụ có giọng đọc tự nhiên rõ ràng nhất đồng thời có nhiều tiện ích đi kèm và quan trọng là miễn phí. Mình loại trừ các ứng dụng có giọng đọc hời hợt, ngang ngang, nghe ra thấy người máy luôn :). Ngoài ra, mình giới thiệu thêm một phiên bản TTS tiếng Việt có tên Vbee Text to Speech vì trong lúc mình ra loạt video hướng dẫn, nhiều bạn “ghen tị” là chỉ có ngoại ngữ mà không có “nội” ngữ :).
1. Natural Readers
2. Text To Speech Reader
Mời các bạn xem clip hướng dẫn TTS Reader ở video clip sau:
Mình đã dành thời gian làm một video thao tác cách kết hợp TTS và Audacity để tạo ra một câu chuyện xuất ra dưới dạng file MP3. Các bạn xem ở clip sau:
3. From Text To Speech
Điểm mạnh áp đảo là người dùng có thể download file MP3 trực tiếp sau khi chọn xong giọng và tốc độ. Tuy nhiên, không có chế độ vừa nghe và kiểm tra nội dung với các câu/cụm câu được highlighted. Nếu vừa nghe vừa nhìn vừa luyện đọc theo người máy không phải là lựa chọn của bạn thì đây là công cụ miễn phí hoàn hảo. Điểm trừ là bạn chỉ chuyển tối đa 5000 kí tự một lần. Cách khắc phục: nếu bạn cần một đoạn đọc dài hơn 5000 kí tự, bạn có thể ghi làm nhiều lần rồi ghép các file lại với nhau.
4. Vbee – Text To Speech
Hướng dẫn sử dụng công cụ chi tiết ở video clip này:
Gợi ý một số áp dụng
Cho các thầy cô dạy ngoại ngữ (trong phạm vi những ngôn ngữ cung cấp)
– Áp dụng trong ra đề thi Nghe:
+ Sử dụng file âm thanh đã có sẵn trên thị trường ví dụ bài thi nghe của IELTS hoặc của bất kì một textbook nào. Tùy thuộc tính chất của bài nghe là lấy câu hỏi có sẵn hoặc tự soạn câu hỏi mà đưa ra các chỉ dẫn khác nhau. Sau đó dùng các công cụ TTS để thu âm lời chỉ dẫn cho mỗi task, kết nối các tasks lại với nhau thành một đề thi hoàn chỉnh.
+ Nếu muốn sử dụng một bài đọc hiểu có sẵn thành bài nghe hiểu, các thầy cô có thể sử các công cụ TTS để ghi âm lời chỉ dẫn + nội dung toàn bài. Tuy nhiên không nên lạm dụng. Cách này chỉ nên áp dụng khi không còn sự lựa chọn nào khác.
– Nếu có học trò mắc chứng khó đọc (Dyslexia), tức gặp khó khăn trong nhận mặt chữ và vì tiếp thu rất chậm thông qua đọc, các thầy cô có thể sử dụng Natural Readers và TTS Reader giúp học sinh tiếp thu kiến thức thông qua kênh nghe. Nên nhớ một lần upload có thể được cả một cuốn ebook hàng trăm nghìn từ.
– Vừa đọc vừa nghe: kết hợp việc nhận mặt chữ với cách phát âm từ. Nếu bạn chỉ để ý đến việc phát âm ở cấp độ từ thì đây là một công cụ hoàn hảo. Tính năng highlight những cụm từ đang được đọc sẽ giúp bạn theo dõi tốt hơn.
– Nghe kết hợp đọc lại bài essays của chính mình đôi khi giúp các bạn nhận được lỗi chính tả, ngữ pháp rất hiệu quả.
Cho các bậc phụ huynh
– Nếu có con mắc chứng khó đọc, cha mẹ có thể kết hợp với thầy cô dùng Natural Readers và TTS Reader để giúp con làm bài tập về nhà đồng thời bổ sung thêm nhiều kiến thức thông qua kênh nghe.
– Khơi gợi hứng thú học ngoại ngữ của các con bằng cách biến chuyện tranh thành chuyện biết nói, v.v.