Top 6 # Xem Nhiều Nhất Viết Văn Bản Lên Ảnh Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Athena4me.com

Viết Chữ Lên Ảnh Trong Photoshop – Cách Chèn Chữ Vào Ảnh Bằng Ps

1. Viết chữ lên ảnh

Viết chữ lên ảnh hay còn gọi là soạn thảo văn bản trên ảnh hoặc file thiết kế. Để làm được điều này bạn có rất nhiều cách khác nhau. Bạn có thể thêm văn bản bằng các ứng dụng của điện thoại, hoặc sử dụng các ứng dụng online. Tuy nhiên Đối với 1 người làm thiết kế hoặc 1 người chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp; bạn bắt buộc phải sử dụng các cộng cụ để viết chữ lên ảnh bằng photoshop.

Cơ bản về Viết chữ lên ảnh trong photoshop.

Việc chèn chữ vào ảnh trong photoshop vô cùng đơn giản. Tuy nhiên trước khi làm điều này bạn cần lưu ý các yếu tố như sau:

Không phải font chữ nào cũng hỗ trợ tiếng việt: Khi bạn làm việc với công cụ soạn thảo văn bản bạn sẽ thấy có vô vàn các font chữ trong máy tính của mình. Tuy nhiên khi bạn gõ thì lại sảy ra trường hợp lỗi font chữ.  Nguyên nhân ở đây là do font chữ bạn đang sử dụng không hỗ trợ tiếng Việt. Nếu bạn không tự cài đặt thêm các font chữ tiếng Việt nào bên ngoài vào máy tính của bạn chỉ có mặt định một vài font chữ tiếng Việt như: myriad pro, aria, time newroman… Để có thể sử dụng nhiều hơn các font chữ tiếng Việt bạn cần tải về bộ Font chữ tiếng Việt và cài đặt vào máy của mình.

Không phải có font tiếng Việt là gõ được tiếng Vệt: Có nhiều bạn đã tải các bộ font chữ Tiếng Việt để chèn chữ vào ảnh rồi như Utm, Uvn, Vni. Tuy nhiên khi viết chữ vẫn sảy ra lỗi font. Việc này sảy ra là khi bạn sử dụng bộ gõ không tương thích với font chữ mà bạn chọn.

2. Cách Viết chữ lên ảnh bằng photoshop.

Sau khi bạn đã chuẩn bị sẵn các font chữ cần thiết. Tiếp theo tôi sẽ hướng dẫn các bạn từng bước để thực hiện việc Viết chữ lên ảnh trong photoshop một cách tốt nhất.

Bước 1: Mở ảnh lên bằng photoshop.

Bước 2: Lựa chọn công cụ viết chữ lên ảnh.

Bước 3: Xác định khu vực viết chữ lên ảnh trong photoshop

Sau khi chọn công cụ viết chữ lên ảnh trong photoshop , bạn sẽ có 2 cách để viết chữ. Mỗi cách khác nhau có 1 ứng dụng riêng tuỳ vào trường hợp cụ thể:

Bước 4: Soạn thảo văn bản. 

Sau khi bạn đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc chèn chữ lên ảnh. Bước tiếp theo bạn cần phải làm đơn giản chỉ là gõ phần nội dung lên bức ảnh của bạn.

Bước 5: Thiết lập thuộc tính viết chữ lên ảnh.

Character option:

Search for and selec font: Lựa chọn các font chữ cho văn bản của bạn. Bạn có thể tìm kiếm thủ công hoặc search theo tên.

Set the font style: Thiết lập kiểu cho font chữ, bạn có các kiểu như Bold, regular, italic… Tuy nhiên không phải loại font chữ nào cũng có đầy đủ các kiểu font chữ

Bước 6: Kết thúc lệnh Viết chữ lên ảnh trong photoshop.

Sau khi thiết lập các thuộc tính cho chữ trên ảnh bằng photoshop. Bạn có thể kế thúc lệnh bằng cách ấn phím enter trên bàn phím với loại bàn phím có bàn phím số bên phải. Hoặc sử dụng phím Esc, hoặc sử dụng lệnh Ok trên thanh điều khiển.

Bạn cũng có thể thay đổi vị trí của chữ trên ảnh bằng các ấn phím V chọn công cụ move tool kéo và đặt tại vị trí mà bạn mong muốn

Bước 7: Xuất file ảnh.

Sau khi bạn đã Viết chữ lên ảnh trong photoshop, bạn cần xuất file ảnh trong photoshop. Tuy nhiên vì bài viết tương đối dài vì vậy chúng tôi sẽ không trình bày phần xuất file ảnh ở đây. bạn có thể xem hướng dẫn tại đường link

3. Kết luận về Viết chữ lên ảnh trong photoshop

Như vậy Tự học Đồ hoạ vừa cùng các bạn đi tìm hiểu cách viết chữ lên ảnh trong photoshop. Trong bài viết này chúng tôi chỉ chia sẻ một cách cơ bản giúp bạn có thể dễ dàng chèn văn bản vào ảnh trong photoshop. Còn rất nhiều cách và hiệu ứng khác nhau để tuỳ biến văn bản của bạn trên ảnh. Mong rằng với những gì chúng tôi vừa chia sẻ cho các bạn sẽ giúp ích được các bạn trong công việc của mình.

Viết Đoạn Văn Nhận Xét Về Những Hình Ảnh So Sánh Trong Văn Bản Tôi Đi Học

“Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”

“Ý nghĩa ấy thoáng qua trong trí óc tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.”

“Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quàng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy dể khỏi phai rụt rè trong cảnh lạ.”

“Trước mắt tôi, trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp.”

Dàn ý Viết đoạn văn nhận xét về những hình ảnh so sánh trong văn bản Tôi đi học

1. Mở bài

– Giới thiệu tác phẩm Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh.

– Nêu vấn đề cần nghị luận: Những hình ảnh so sánh trong truyện ngắn.

2. Thân bài

* Hình ảnh so sánh 1: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”

– Hoa cỏ tượng trưng cho sự thanh cao, sự tinh khôi thuần khiết của đất trời, mang đến cho con người một cảm giác dễ chịu, thanh lọc con người.

– Tác dụng của phép so sánh: Diễn tả những cảm xúc đang dâng trào trong lòng tác giả là tự nhiên, trong sáng và ông đang đón nhận chúng, hòa mình để sống lại những ngày tháng xưa cũ.

* Hình ảnh so sánh 2: “Ý nghĩ ấy thoáng qua trí óc tôi nhẹ nhàng như làn mây lướt ngang trên ngọn núi”

– Đây là những cảm xúc khi ngày đầu tiên cắp sách đến trường, lẽo đẽo bước chân theo mẹ đầu bồi hồi, xúc động.

– Cậu bé ý thức được mình đã lớn, cần phải có trách nhiệm hơn và cần phải chăm chỉ học tập; đề chứng minh mình đã lớn, cậu muốn tự mình cầm sách vở nhưng khi nghe mẹ nói để mẹ cầm, cậu lại nghĩ đó là công việc của người thạo.

* Hình ảnh so sánh 3: “Trước mắt tôi là trường Mĩ Lí… Hòa Ấp”

– Khi lần đầu tiên bước vào ngôi trường rộng lớn, “tôi” nhận ra vẻ uy nghi và trang nghiêm của ngôi trường.

– Tác dụng của phép so sánh: Tô đậm hơn sự thay đổi trong nhận thức về trường học của một đứa trẻ, đó chính là những xúc cảm đầu tiên của chặng đường trưởng thành hơn.

* Hình ảnh so sánh 4: “Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng đời rộng muốn bay… trong cảnh lạ”

– Thanh Tịnh đã khéo léo trong việc sử dụng hình ảnh những chú chim non trên bờ tổ để tượng trưng cho hình ảnh của những chú bé cùng cảnh ngộ với mình: Tuy bẽn lẽn, lo âu, e sợ, ngập ngừng,… nhưng đều khao khát học hành và mang trong mình những ước mơ về một tương lai tươi sáng.- Tác dụng của phép so sánh: Phản ánh đúng tâm trạng và bản chất của những đứa trẻ non nớt khi đứng trước ngưỡng cửa đầu tiên của cuộc đời.

3. Kết bài

– Khẳng định giá trị của những hình ảnh so sánh trong truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh.

– Nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về những hình ảnh đó.

Viết đoạn văn nhận xét về những hình ảnh so sánh trong văn bản Tôi đi học – Bài mẫu 1

Văn bản Tôi đi học của tác giả Thanh Tịnh là một văn bản hay, một văn bản đẹp. Hay bởi ý nghĩa, đẹp bởi từ ngữ. Góp một phần không nhỏ làm nên thành công chung của văn bản chính là sự thành công về nghệ thuật. Trong đó, không thể không để đến những hình ảnh so sánh trong văn bản rất giàu giá trị biểu cảm, góp phần tạo nên nội dung ý nghĩa của văn bản.

Ngay từ phần đầu tiên của văn bản, theo dòng cảm xúc của nhân vật tôi, hình ảnh về buổi tựu trường đã in đậm trong tâm trí của đứa con “Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. Tâm hồn trong sáng của cậu bé ngày đầu tiên đi học, bước vào lớp một thật nhẹ nhàng, thật khác lạ. Hôm nay cậu đi học, hôm nay cậu có sự thay đổi lớn. Sự thay đổi ấy tích cực, thật đẹp như những cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời. Khi ý nghĩ của cậu bé nhỏ chợt lướt qua khi nhìn thấy các bạn học sinh khác cầm bút thước như một người lớn “Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”. Hình ảnh so sánh này cũng rất thú vị, đặc biệt. Đọc câu văn khiến người đọc có một cảm giác nhẹ nhàng, thư thái về những hình dung đầy chất thơ trong suy nghĩ của cậu bé nhỏ. Khi quan sát các bạn học sinh cùng trang lứa với mình, nhân vật tôi có suy nghĩ trong đầu “Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ”. Cậu bé quan sát những người bạn học cùng như những chú chim nhỏ đang sắp phải rời khỏi tổ. Nhưng cảm xúc nhẹ nhàng, tinh tế khi những chú chim ấy muốn cất cánh bay nhưng còn ngập ngừng e sợ, nhút nhát, nửa chưa muốn nửa muốn bay khỏi tổ để đến những chân trời mới. Hình ảnh so sánh ấy thật đẹp, thật giàu sức gợi. Những hình ảnh so sánh trong văn bản được tác giả ghi lại ở những thời điểm khác nhau theo dòng cảm xúc của nhân vật, khi thì gắn liền với tâm trạng cậu bé trước khi đến trường, khi đến trường hay khi đã vào lớp học. Tuy nhiên, tất cả hình ảnh ấy đều thể hiện tài năng của tác giả Thanh Tịnh. Các hình ảnh so sánh cũng rất đỗi đẹp, rất đỗi hay, tinh tế vô cùng. Những hình ảnh cánh hoa tươi, làn mây, con chim non…tạo nên sự gợi hình, gợi cảm cao cho văn bản. Nhờ đó, dòng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi được thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết.

Nhờ những hình ảnh so sánh, một phần không nhỏ góp phần thành công cho nghệ thuật của văn bản, câu chuyện đã tạo nên một chất thơ mượt mà. Đọc văn bản, ta có cảm giác như đang đọc một thi phẩm đầy chất thơ, đan xen với dòng cảm xúc ngọt ngào, dịu nhẹ, chân thật của cậu bé nhỏ.

Viết đoạn văn nhận xét về những hình ảnh so sánh trong văn bản Tôi đi học – Bài mẫu 2

Trong văn bản “Tôi đi học”, nhà văn Thanh Tịnh đã sử dụng khá nhiều những hình ảnh so sánh giàu giá trị biểu cảm. Nghĩ đến những ngày đầu tiên đi học, tác giả bồi hồi viết: “Tôi quên thể nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. Hồi tưởng lại ngày đầu tiên đi học, tác giả lại thấy mình đã có những ý nghĩa mà chúng “thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”. Nhìn những cô cậu học trò ngày đầu tiên đến lớp như mình, nhân vật tôi lại có một niềm đồng cảm sâu sắc: “Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thẩm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ”. Những so sánh nêu trên xuất hiện ở các thời điểm khác nhau để diễn tả những cảm xúc phong phú của nhân vật “tôi”. Các hình ảnh so sánh rất nhẹ nhàng, đẹp đẽ: mấy cánh hoa tươi, làn mây lướt, con chim non,… Nhờ các hình ảnh giàu sức gợi cảm mà cảm giác và ý nghĩ của nhân vật tôi được thể hiện cụ thể, rõ ràng hơn, đồng thời cũng gợi ra cho truyện cái chất thơ trong trẻo.

Như vậy là Top lời giải đã vừa cung cấp những gợi ý cơ bản cũng như một số bài văn mẫu hay nhận xét về những hình ảnh so sánh trong văn bản Tôi đi học để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn!

Viết Đoạn Văn 7 Câu Nêu Cảm Nhận Của Em Về Hình Ảnh Người Mẹ Trong Văn Bản Mẹ Tôi

Viết đoạn văn 7 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong văn bản Mẹ tôi – Bài mẫu 1

Mẹ của En-ri-cô có tình yêu thương con sâu sắc, cao cả. Bà tận tụy, lo lắng cho En-ri-cô suốt ngày đêm trong những ngày cậu ốm: “thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con” bà cũng giống như bao bà mẹ khác, luôn quan tâm, săn sóc và hết mình vì con. Thậm chí bà còn có thể hi sinh vì con “bỏ hết một năm hạnh phúc” để “tránh cho con một giờ đau đớn” hình ảnh tương phản kết hợp với “mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con” càng làm nổi bật rõ hơn sự hi sinh, tình yêu thương của bà dành cho đứa con yêu quý của mình. Không chỉ yêu thương con, mẹ còn có vị trí vô cùng quan trọng với con. Mẹ là điểm tựa, là sự cưu mang, che chở trong suốt cuộc đời con: “mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay đón vào lòng”, dù có khôn lớn trưởng thành thì cũng sẽ cảm thấy yếu đuối nếu không có mẹ ở bên che chở. Nỗi bất hạnh, đau đớn nhất đối với con là không còn mẹ: “ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”.

Bằng những lời lẽ vừa tha thiết, xúc động vừa nghiêm khắc, cảnh tỉnh người cha đã cho thấy vai trò to lớn của mẹ trong cuộc đời mỗi con người và “thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”. Văn bản đã cho thấy chân dung của một người mẹ có tình yêu thương con tha thiết, sâu nặng mà thầm lặng và vị tha. Qua hình ảnh người mẹ của En-ri-cô, ta càng thấy yêu mẹ hơn vì tình yêu thương vô bờ bến của người dành cho ta. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải yêu quý, kính trọng cha mẹ, cố gắng thành người để đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục lớn lao của cha mẹ đối với mình.

Viết đoạn văn 7 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong văn bản Mẹ tôi – Bài mẫu 2

Những người đã đọc tập truyện “Những tấm lòng cao cả”(1886) của nhà văn nổi tiếng – Ét-môn-đô đơ-A-mi-xi (1846-1908) người I-ta-li-a thì ai mà không chung một ý nghĩ khâm phục nhà văn đa tài với lối viết giản dị, nhưng vô cùng sâu sắc. Trong đó, ấn tượng nhất trong em là văn bản “Mẹ Tôi”.

En-ri-cô vì một phút ngông cuồng, khi có mặt của cô giáo đã thốt một lời thiếu lễ độ với mẹ. Hành động đó đã làm cho bố của cậu bé cảm thấy buồn, ông đã viết cho En-ri-cô một bức thư. Những lời bố nói với En-ri-cô về mẹ đã làm En-ri-cô “vô cùng xúc động”.

Trong văn bản, mẹ của En-ri-cô là người mà ” cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ khi nghĩ rằng mình có thể mất con!” qua lời của bố. Bố En-ri-cô đã khéo léo nhắc lại những kỉ niệm của hai mẹ con. Mẹ En-ri-cô có thể “hi sinh một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”. Người mẹ có tấm lòng yêu thương con hết mực, luôn hướng về con, giành mọi điều tốt lành cho con. Người mẹ sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của con, mỉm cười với con khi con nhận lỗi. Trong thư, người bố đã nói hết về người mẹ của En-ri-cô. Mẹ không bao giờ than khổ khi nuôi con khôn lớn. Mẹ sẽ luôn dõi theo con dù con ở nơi nào. Ôi! Lòng mẹ bao la biết bao! Những ai đã làm mẹ buồn, họ “sẽ cay đắng khi nghĩ lại nhưng lúc làm cho mẹ đau lòng…”. “Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh”… Những lời của bố vừa nghiêm khắc vừa có sức lay động đối với tấm lòng En-ri-cô.

Mẹ En-ri-cô tuy không xuất hiện trực tiếp trong văn bản nhưng qua lời bố, người mẹ đã được thể hiện rất rõ. Tấm lòng bao dung, cao cả của Mẹ! Ôi! có thể dùng từ ngữ nào để nói về người mẹ nữa đây!

Như vậy là Top lời giải đã vừa cung cấp những gợi ý cơ bản cũng như một số bài Viết đoạn văn 7 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong văn bản Mẹ tôi để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn !

Cách Viết Chữ Vào Ảnh Trên Iphone

Ứng dụng để viết chữ, chèn chữ vào ảnh hiện nay có rất nhiều trên các kho ứng dụng của iOS, thế nhưng đa số người dùng chỉ ưa thích sự đơn giản và nhanh chóng nên sẽ chọn một ứng dụng viết chữ lên ảnh đơn giản và sau đó gửi cho bạn bè của mình. Add Text To Photos – Fonts Art là một ứng dụng sẽ đáp ứng cho bạn những yêu cầu trên.

Tải Add Text to Photos – Font Arts

Hướng dẫn viết chữ lên ảnh trên iPhone bằng Add Text To Photos – Fonts Art

Bước 1: Khởi động ứng dụng Fonts Art lên và bấm OK ở thông báo ứng dụng muốn truy cập ảnh của bạn. Tiếp đó chọn bức ảnh bạn muốn chỉnh sửa và bấm mũi tên ở góc trên bên phải.

Bước 2: Tiếp đó bạn sẽ được chuyển sang phần Crop, ở phần này bạn sẽ được xoay ảnh 90 độ ở bên phải, trái, lật ảnh theo chiều ngược lại, thực hiện xong bạn hãy bấm tiếp vào mũi tên ở góc trên bên phải. Sau đó bấm tiếp vào Add Text để thực hiện thêm chữ vào ảnh.

Bước 3: Ngay sau đó sẽ có một bảng hiển thị chữ hiện ra, bạn sẽ thay đổi nội dung chữ trong khung đó bằng cách bấm đúp vào, sau đó hãy nhập nội dung dòng chữ vào và bấm dấu tích hoàn thành.

Bước 4: Tiếp theo là việc chọn Font chữ, ở trong tab chọn font chữ sẽ có một tab mà bạn được miễn phí các font chữ trong đó. Nếu muốn mua thêm thì bạn phải mua gói Premium với giá là 119.000 đồng một tháng.

Muốn xoay chữ, thu nhỏ hay phóng to kích cỡ chữ trên ảnh bạn hãy nhấn và giữ biểu tượng hình tròn trắng ở góc khung chữ.

Tiếp theo là chọn màu chữ ở tab Colors khung bên trên là bạn chọn màu chính cho chữ được chèn vào ảnh, còn thanh bên dưới là chỉnh sáng tối cho màu của chữ trong bức ảnh.

Bước 5: Tiếp theo, sang tab 3D, bạn sẽ được tùy chỉnh chiều hiển thị của bức ảnh, bạn có thể điều chỉnh góc nhìn của nội dung trên bức ảnh bằng hai thanh ở trên, còn thanh dưới cùng sẽ là xoay chiều của dòng chữ trên ảnh.

Mục áp chót là Shadow, mục này sẽ điều chỉnh mức độ đổ bóng của nội dung trên bức ảnh. Ngoài ra bạn có thể điều chỉnh màu sắc đổ bóng bằng cách bấm vào Colors ở góc trên bên trái.

Và cuối cùng là mục Tools, công cụ này sẽ giúp bạn làm mờ dòng chữ hoặc kéo giãn khoảng cách giữa các ký tự với nhau. Khi chỉnh sửa nội dung xong hãy bấm vào biểu tượng xác nhận ở góc trên bên trái. Ra ngoài bạn có thể chọn thêm Sticker vào bức ảnh.

Một vài gói Sticker sẽ được miễn phí cho người dùng, dĩ nhiên là nếu muốn sử dụng hết bạn phải nâng cấp gói Premium để có thể lấy thêm Sticker và dán vào ảnh.

Tiếp theo sẽ là phần chia sẻ qua mạng xã hội hoặc ứng dụng nhắn tin, sau khi đã chỉnh sửa, nêm nếm nội dung của mình trên ảnh xong xuôi đâu đấy bạn hãy bấm vào biểu tượng chia sẻ ở góc trên bên phải màn hình chính.

Vẫn là việc chia sẻ qua Facebook, Messenger, Instagram, Twitter, Snapchat… hoặc gửi qua địa chỉ email, tin nhắn… Bấm vào More để hiển thị thêm công cụ chia sẻ.

Bạn cũng có thể chèn chữ lên ảnh ở trên máy tính của mình, việc này nếu được thực hiện ở trên máy tính thì sẽ đơn giản hơn vì đã có sự trợ giúp của rất nhiều phần mềm chỉnh sửa ảnh như Photoshop, GIMP… và rất đơn giản. Nhưng cách xóa chữ trên ảnh bằng máy tính thì không đơn giản chút nào nếu không có hướng dẫn cụ thể. Bài viết Cách xóa chữ trên ảnh bằng Photoshop sẽ giúp bạn thực hiện được mẹo xóa chữ trên ảnh này.

Có thể bạn cũng quan tâm: