Top 11 # Xem Nhiều Nhất Viet Van Ban Co Dau Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Cong Ty Co Phan Tu Van Dau Tu Idico

Đ/c Ninh Mạnh Hồng – CT HĐTV Tổng công ty phát biểu khai mạc hội nghị,báo cáo tình hình nhiệm vụ chính trị 2015, phương hướng hoạt động năm 2016 của Đảng bộ chúng tôi dự Hội nghị có Đ/c Phạm Phương Thảo – Nguyên phó bí thư thành ủy, Chủ tịch HĐND chúng tôi – Báo cáo viên cao cấp của TW; Đ/c Nguyễn Xuân Ngọc – UVBTV – Trưởng ban tuyên giáo ĐUKCS BXD; Đ/c Ninh Mạnh Hồng – Chủ tịch HĐTV IDICO; Đ/c Nguyễn Văn Đạt – Tổng giám đốc IDICO; các Đ/c trong HĐTV, ban TGĐ và các cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ IDICO. Đ/c Phạm Phương Thảo – Nguyên phó bí thư thành ủy, Chủ tịch HĐND chúng tôi Báo cáo viên cao cấp của TWthông tin đến HN tình hình biển đông, tình hình thời sự trong nước và quốc tế trong thời gian gần đây.Nội dung học tập, quán triệt bao gồm các nội dung cơ bản của nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ 10 “Xây dựng Đảng bộ thành phố thật trong sạch vững mạnh; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; không ngừng đổi mới, năng động, sáng tạo, giữ vững ổn định chính trị xã hội; nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh tế thành phố, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xây dựng con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ mội trường; nâng cao phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Xây dựng thành phố HCM có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình; có vai trò động lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; sớm trở thành một trong những trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, KH-CN của khu vực Đông Nam Á”.Đ/c Nguyễn Xuân Ngọc – UVBTV – Trưởng ban tuyên giáo ĐUKCS BXD triển khai quán triệt nhữngnội dung chính của NQ Đại hội Đảng bộ TPHCM lần X và thông báo kết quả Hội nghị lần 2 – BCH TW khóa XII.Thông qua việc học tập, quán triệt và triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ 10 đã giúp toàn thể Đảng viên, CBCNV trong hệ thống IDICO nắm vững những nội dung cơ bản của các Nghị quyết, Kết luận đề ra, tạo sự thống nhất về ý chí, hành động, vận dụng sáng tạo vào thực hiện nhiệm vụ chính trị. Từ đó đề ra chương trình hành động cụ thể và tuyên truyền đến toàn thể cán bộ đảng viên về các chủ trương, quan điểm của Đảng bộ TPHCM được đề ra trong Nghị quyết lần thứ 10, góp phần đẩy mạnh đổi mới, củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Ngày 18/3/2016, Đảng ủy Tổng công ty IDICO đã tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X tại Hội trường Trung tâm Dịch vụ KCN Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

Các đại biểu tại Hội nghị. Ảnh: IDICO.

Cờ Tướng Việt Nam – Coviet

Cờ Lạc Việt – gọi tắt là cờ Việt – là loại cờ do Thành Nguyễn sáng tạo ra, trên cơ sở kết hợp những ưu điểm của cờ vua và cờ tướng – hai loại cờ đang thông dụng nhất trên thế giới hiện nay là cờ vua của người Ấn Độ và cờ tướng của người Trung Quốc.

Cờ là trò chơi được người xưa sáng tạo ra dựa trên ý tưởng mô phỏng các cuộc chiến tranh thời trung cổ giữa hai quốc gia. Hai bên đều có các quân cờ gọi là vua, tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã, tốt thi đấu với nhau trên một “sân chơi” gọi là bàn cờ. Bên thắng cuộc là bên chiếu bí (hết cờ) được vua (hay tướng) của đối phương.

Vì cờ là trò chơi mô phỏng cuộc sống, cụ thể là thực tế nên tất nhiên, loại cờ nào mô phỏng được thực tế tốt hơn thì loại cờ đó hay hơn. Cụ thể, thuận lợi và khó khăn trên chiến trường cũng là thuận lợi và khó khăn trên cờ.

I. Hiện trạng:

Sau khi chơi các loại cờ như cờ vua, cờ tướng và cờ tướng úp (một biến thể của cờ tướng), ta sẽ thấy các loại cờ trên có những điểm vừa chưa hợp lý, vừa chưa thực sự sát với thực tế như sau:

1. Cờ vua:

Luật hết nước đi là hòa cờ. Thực tế trên chiến trường, hết lối đi, hết lối thoát thì phải đầu hàng hoặc chịu chết. Đó là thua, không thể là hòa được.

Voi chạy nhanh hơn ngựa. Luật cho phép quân tượng – voi chậm chạp – lại di chuyển nhanh hơn quân mã – ngựa rất nhanh – trong một nước đi cũng là không đúng. (Con tượng trong cờ vua của các nước châu Âu là giám mục, không phải là tượng binh, vì ở châu Âu không có loài voi).

Quân hậu quá mạnh so với các quân khác. Nên thu gọn sức mạnh của quân hậu và có thêm loại quân có nước đi khác lạ để hạn chế sức mạnh của quân hậu. Quân Hậu – cái tên này cũng chưa thực sự đúng với thực tế. Hậu (hoàng hậu) là vợ vua, phụ nữ trước đây ít tham gia vào chuyện chính sự.

Quân cờ vua có mô hình giống như thật làm cho quân cờ như những bức tượng, tuy trực quan dễ nhớ nhưng khi chơi, việc đi quân và bắt quân không dễ dàng, làm cho cờ vua khó được phổ biến rộng rãi ra xã hội bình dân.

2. Cờ tướng:

Cờ tướng thiếu phong phú nước đi do các quân bị hạn chế theo các quy định sau:

Luật tướng và sĩ không được ra khỏi cung. Lúc thế địch quá mạnh, nguy khốn rời bỏ cung là chuyện bình thường. Lịch sử Việt Nam và thế giới có nhiều lần vua bên yếu rời khỏi kinh thành, về nơi hiểm yếu bảo toàn lực lượng, chờ cơ hội phản công… Ba lần thắng quân Nguyên Mông, vua tôi nhà Trần đều rời bỏ kinh thành Thăng Long, đợi cho địch yếu mới phản công rồi giành được thắng lợi sau cùng..

Tượng chỉ được đi chéo hai ô trên hai hình thoi bên phía nước mình, nên yếu cả ở tấn công và phòng thủ, không đại diện cho lực lượng tượng binh – vốn rất mạnh – trên chiến trường..

Luật cản mã. Kỵ binh là loại quân tập hợp của các kỵ sĩ, họ mạnh mẽ và cơ động, trên chiến trường thời trung cổ ít khi loại quân này bị cản. Mã còn bị cản bởi chính quân mình? Quân mình không biết tránh ra cho kỵ binh tiến thoái hay sao?

Không có quân đi chéo xa như tượng và hậu cờ vua, nên thiếu phong phú trong loại quân và nước đi.

Cờ tướng khi chơi, quân di chuyển trên các đường thẳng là viền các ô cờ, các ô cờ lại có màu giống nhau nên có thể gây nhầm lẫn trong nước đi của các quân, nhất là quân Mã – đi hình chữ L. Người chơi có thể vì căng thẳng mà di chuyển quân cờ của mình đi không đúng luật. Người chơi gian dối có thể đi sai khi đối phương không chú ý.

Quân cờ tướng là các ký tự chữ Hán khó học, khó nhớ nên phụ nữ và trẻ em khó học chơi, nên cờ tướng khó đến được với hai loại đối tượng này trong xã hội.

3. Cờ tướng úp (Cờ úp là biến thể của cờ tướng. Khi chơi cờ các quân được úp xuống hoặc đậy lên. Việc xếp cờ ban đầu và nước đi ban đầu của các quân tuân theo luật chơi của cờ tướng. Sau khi đi lần đầu tiên các quân được lật ngửa hoặc bỏ nắp đậy ra. Từ vị trí đó, chúng được di chuyển theo đúng nước đi của mình trên khắp bàn cờ.)

Không có quân đi chéo xa, nên thiếu phong phú trong loại quân và nước đi.

Quân Tướng không được ra khỏi cung cấm (hoặc thành).

Quân tượng chỉ được đi chéo hai ô, nên yếu cả ở tấn công và phòng thủ, không đại diện cho lực lượng tượng binh – vốn rất mạnh – trên chiến trường.

Luật cản mã. Kỵ binh là loại quân tập hợp của các kỵ sĩ, họ mạnh mẽ và cơ động, trên chiến trường thời trung cổ ít khi loại quân này bị cản. Mã còn bị cản bởi chính quân mình? Quân mình không biết tránh ra cho kỵ binh tiến thoái hay sao?

Quân cờ tướng là các ký tự chữ Hán khó học, khó nhớ nên phụ nữ và trẻ em khó học chơi, nên cờ tướng khó đến được với hai loại đối tượng này trong xã hội.

II. Khắc phục:

1. Cờ Việt: Nhận ra nhược điểm của ba loại cờ trên, tác giả đã kết hợp chúng lại tạo ra một loại cờ mới là cờ Lạc Việt (gọi tắt là “Cờ Việt”) trên tinh thần chọn lấy những ưu điểm của chúng. Loại cờ mới có các đặc điểm như sau:

Quân cờ: là các quân là các quân của cờ vua và cờ tướng ghép lại. Quân có hình khối giống như quân cờ tướng, nhưng hình trên mặt thì một số là hình quân cờ treo của cờ vua và một số là hình thiết kế mới của tác giả Thành Nguyễn.

Bàn cờ: sử dụng bàn cờ như bàn cờ vua, tức các quân di chuyển và ăn quân ở trong lòng các ô (chứ không phải trên các vạch như cờ tướng). Các ô trên bàn cờ chỉ được mang một trong hai màu, các ô cạnh nhau có màu sắc khác nhau để dễ dàng cho quân đi chéo. Bàn cờ Việt dọc ngang mỗi chiều 10 ô, tổng 100 ô chẵn.

Bàn cờ, quân cờ và bố trí quân khi khai cuộc của cờ Việt:

Ta có thể mượn quân của cờ tướng để chơi cờ Việt:

Giải thích từ ngữ:

Bắt quân: là loại quân của đối phương ra khỏi bàn để đứng vào vị trí của nó.

Biên giới: là vạch đỏ lớn nằm giữa hàng 5 và hàng 6.

Quân đã chết: là những quân đã bị loại ra khỏi bàn cờ.

Phong: là đổi quân tốt khi đi đến hàng cuối cùng bên phía đối phương lấy một trong những quân đã chết của bên mình.

2. Luật chơi của Cờ Việt viết tắt như sau:

Tướng đi như Vua của cờ vua.

Sĩ đi chéo như Tượng của cờ vua, đi thẳng và ngang một ô.

Tượng đi thẳng và ngang một hoặc hai ô, đi chéo một ô, tượng bị cản khi có quân bất kỳ đứng cạnh nó theo phương thẳng hoặc ngang.

Xe đi như xe của cờ vua.

Pháo đi như Pháo của cờ tướng.

Mã đi như Mã của cờ Vua (không bị cản).

Tốt nước đầu được đi về phía trước một hoặc hai ô, nhưng không được ăn hai ô. Qua biên giới (vạch đỏ) được đi thẳng hoặc ngang một ô. Trước khi qua biên giới, tốt không được đi ngang, nhưng được ăn ngang một ô. Đi đến hàng cuối cùng bên phía đối phương, được phong thành một trong các quân đã bị loại ra khỏi bàn cờ.

Hết nước đi là hết cờ như cờ tướng.

Không có luật lộ mặt tướng như cờ tướng.

Trong một ván cờ, Tướng một lần được thí một quân của mình khi đang bị chiếu bí, không còn nước nào để đi, cần ăn quân đó để đứng vào vị trí nó đang đứng. Nếu một trong các quân của bên mình có thể ăn được quân đang chiếu bí Tướng, thì Tướng không được thí quân.

—–

Loại cờ mới này sẽ:

1. Nâng cao vị thế của kẻ sĩ (trí thức) trong xã hội. Sĩ (quân Sĩ) trước kia là kẻ sĩ, bây giờ là trí thức. Là những người có ăn có học. Ai có tài có thể thăng quan tiến chức, làm đến những chức như tham mưu, cố vấn, thậm chí là quân sư, tướng quốc cùng với vua lo việc chính sự.

Lịch sử Trung Quốc có Khương Tử Nha, Quản Trọng, Nhạc Nghị, Trương Lương, Hàn Tín, Khổng Minh, Chu Du… Lịch sử Việt Nam có Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, sau này là Võ Nguyên Giáp… Đó đều là những vị tướng xuất chúng, danh tiếng lẫy lừng, trăm năm khó gặp, thế nhưng trong cờ tướng quân Sĩ không khác gì đám thái giám – hoạn quan – điều đó là không hợp lý.

2. Luật chơi được thay đổi cho gần với thực tế cuộc sống, nên mô phỏng cuộc sống tốt hơn. Ưu nhược điểm của các quân trong cờ giống với ưu nhược điểm của chúng ngoài cuộc sống. Quân đi thẳng là quan võ, quân đi chéo là quan văn. (Luật thí quân dựa theo tích “Lê Lai cứu chúa” – Lê Lợi – trong lịch sử Việt Nam.)

3. Nâng cao niềm tự hào dân tộc, Việt Nam có riêng một loại cờ cho mình. Đồng thời nâng cao vị thế của đất nước khi cờ của Việt Nam kết hợp được ưu điểm của hai loại cờ đang phổ biến trên thế giới.

Rất mong được hợp tác với những người yêu cờ để phát triển loại cờ này!

Trân trọng cảm ơn!

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

On Tap Doc Hieu Van Ban

XIN CHÀO QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH !

ÔN TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢNI. Lý thuyết.3 .Yêu cầu của bài thi đọc hiểu văn bản:-Nắm du?c nội dung chính, các thông tin quan trọng của văn bản.-Hiểu ý nghĩa văn bản, tên văn bản.-Hiểu biết về từ ngữ ngữ pháp, thể loại của văn bản.-Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng.

ÔN TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢNII.Bài tập thực hành.

Thương thay thân phận con tằmKiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.Thương thay con kiến li tiKiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.Thương thay hạc lánh đường mâyChim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.Thương thay con quốc giữa trờiDầu kêu ra máu có người nào nghe.(Ca dao)– Bài ca dao có những hình ảnh gì, được khắc họa như thế nào, có những đặc điểm gì chung?– Biện pháp nghệ thuật, ý nghĩa, tác dụng?– Chủ đề của bài ca dao?– Đặt nhan đề?Nhóm 1: Đọc bài ca dao và trả lời các câu hỏi

ÔN TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢNII.Bài tập thực hành.

ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNGCon ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hàng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ trời mưa to làm nước dâng lên, tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ… nó nhớn nháo đưa mắt lên nhìn bầu trời chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.(Ngữ văn 6-tập I-NXBGD)– Văn bản thuộc thể loại truyện gì?– Khi sống dưới giếng, ếch như thế nào?– Khi lên bờ, ếch như thế nào?– Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ?– Bài học rút ra từ câu chuyện?Nhóm 2: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi

ÔN TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢNII.Bài tập thực hành.

Chị Phan Thị Ngọc Thanh (người Việt – 29 tuổi) cùng chồng là Jae Geun (54 tuổi) đã làm nhân viên lau chùi trong khu chung cư được 5 năm. Họ cố 2 con: con trai lên 6 tuổi, bé gái 5 tuổi. Ước mơ đổi đời đã đưa họ lên chuyến phà tới Jeju. Phà Seuol gặp nạn và gia đình chị chỉ có một chiếc áo phao duy nhất. Trong khoảnh khắc đối mặt giữa sự sống và cái chết họ quyết định mặc chiếc áo phao duy nhất cho cô con gái nhỏ và đẩy bé ra khỏi phà. Bé được cứu sống nhưng hiện nay những nhân viên cứu hộ vẫn chưa tìm thấy những người thân của bé. đi qua giẫm bẹp(web.phap luat doi song.com.16/4/2014)

– Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nào?– Nội dung của văn bản?– Suy nghĩ về hình ảnh cái phao trong văn bản?

Nhóm 3: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi

ÔN TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢNII.Bài tập thực hành.

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó chừa mình ra”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật!… Đã thế hắn chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng không có ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra cái thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha… hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn… Nhưng mà biết đứa nào đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết? Hắn không biết cả làng Vũ Đại cũng không ai biết… (Trích Ngữ Văn 11- Tập I-NXBGD)– Đoạn văn trên Nam Cao đã sử dụng kiểu câu gì?– Chí Phèo chửi những ai?– Ý nghĩa của tiếng chửi?Nhóm 4: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi

ÔN TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢNII.Bài tập thực hành.

Hình ảnh: con tằm, con kiến, con hạc, con quốc.Được khắc họa qua hành động hàng ngày của chúng: nhả tơ, kiếm mồi, bay mỏi cánh…Đều là những sinh vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng siêng năng, chăm chỉ.– Bài ca dao có những hình ảnh gì, được khắc họa như thế nào, có những đặc điểm gì chung?– Biện pháp nghệ thuật, ý nghĩa, tác dụng?– Chủ đề của bài ca dao?– Đặt nhan đề?Nhóm 1: Đọc bài ca dao và trả lời các câu hỏi Biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, điệp ngữChủ đề: Thân phận người nông dân dưới xã hội cũ chịu nhiều bất công, khổ cực Nhan đề: Ca dao than thân, thương thay tiếng hát than thân ÔN TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢNII.Bài tập thực hành.

Văn bản thuộc thể loại truyện ngụ ngôn.– Văn bản thuộc thể loại truyện gì?– Khi sống dưới giếng, ếch như thế nào?– Khi lên bờ, ếch như thế nào?– Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ?– Bài học rút ra từ câu chuyện?Nhóm 2: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏiKhi sống dưới giếng ếch thấy trời là cái vung, mình là chúa tể.Khi lên bờ ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhơn nháo nhìn trời, bị một con trâu giậm bẹp.Bp tu từ ẩn dụ: ếch tượng trưng cho con người, giếng, bầu trời: môi trường sống.Tự cao tự đại làm hại bản thân.Biết người biết mình trăm trận trăm thắng.Sự hiểu biết là chìa khóa của thành côngĐiều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm học trò.Hành trang quý giá nhất của con người là hiểu biết.ÔN TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢNII.Bài tập thực hành.

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí

– Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nào?– Nội dung của văn bản?– Suy nghĩ về hình ảnh cái phao trong văn bản?

Nhóm 3: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi Nội dung nói về việc chìm phà Seuol (HQ)– Hoàn cảnh gia đình chị Thanh– Lý do gia đình lên chuyến phà– Chiếc áo phao duy nhất cứu sống em bé của gia đình.– Áo phao trao sự sống– Áo phao biểu tượng của tình yêu gia đình– Trước sự sống còn tình yêu thương đã bừng sángÔN TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢNII.Bài tập thực hành.

Nam Cao đã sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau:– Câu miêu tả, kể chuyện– Câu nghi vấn– Câu cảm tháng– Đoạn văn trên Nam Cao đã sử dụng kiểu câu gì?– Chí Phèo chửi những ai?– Ý nghĩa của tiếng chửi?Nhóm 4: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi Chí phèo chửi:– Chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại– Chửi cha đứa nào không chửi với Chí– Chửi cha đứa nào đẻ ra ChíTiếng chửi mở đầu truyện có tác dung:– Giới thiệu nhân vật một cách ấn tượng– Bi kịch nỗi đau mà Chí phải chịu đựng– Niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn với nhân vậtÔN TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢNIII.Những LUU ý khi làm kiểu bài đọc hiểu văn bản.– Đọc kỹ văn bản và câu hỏi.– Trả lời các câu hỏi chính xác, ngắn gọn, tránh lan man dài dòng.ÔN TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢNiv.Bài tập về nhà. T?i Th? v?n h?i d?c bi?t dnh cho nh?ng ngu?i tn t?t cú chớn v?n d?ng viờn d?u b? t?n thuong v? m?t th? ch?t v tinh th?n, cựng t?p trung v? v?ch xu?t phỏt d? d? cu?c thi 100m. Khi sỳng hi?u n?, t?t c? d?u lao v? v?ch v?i quy?t tõm ginh chi?n th?ng. Tr? m?t c?u bộ. C?u c? v?p ngó liờn t?c trờn du?ng dua. V c?u b?t khúc. Tỏm ngu?i kia nghe ti?ng khúc, gi?m t?c d?, ngoỏi l?i nhỡn. R?i h? quay tr? l?i. T?t c?, khụng tr? m?t ai! M?t cụ gỏi b? ch?ng dow d?u dng cỳi xu?ng hụn c?u bộ: – Nhu th? ny em s? th?y t?t hon. R?i t?t c? chớn ngu?i h? khoỏc tay nhau sỏnh vai v? dớch. T?t c? khỏn gi? trong sõn v?n d?ng d?u d?ng d?y v? tay hoan hụ khụng d?t. Cõu chuy?n ny dó lan truy?n qua m?i kỡ Th? v?n h?i v? sau”.Hóy d?c ki cõu chuy?n trờn v tr? l?i cỏc cõu h?i:Cõu 1: Khi c?u bộ ngó, b?t khúc cú m?y v?n d?ng viờn quay tr? l?i?Cõu 2: T? cõu chuy?n trờn hóy vi?t 3 bỡnh lu?n v? chi?n th?ng .

Chúc quý thầy cô sức khỏe và thành đạt !Chúc các em học sinh chăm ngoan, học giỏi!

Hd Soan Thao Van Ban 55771267Kythuatsoanthaovanban Doc

Nhà quản lý mà chức năng cơ bản là hoạch định, ra quyết định, tổ chức, điều hành và kiểm soát, không thể thiếu được công cụ hữu hiệu là hệ thống văn bản. Trong thực tế, nhận thức đúng, hiểu thấu và viết chuẩn một loại văn bản nào đó cần nhiều thời gian và công sức.

Vì vậy, chúng tôi muốn đưa ra bài giảng này nhằm hướng dẫn soạn thỏa cụ thể một số loại văn bản cho sinh viên, người quản lý với mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động công tá c quản lý và kinh doanh của các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế -xã hội; bài giảng này cũng không chỉ đơn thuần là các bản sao chép mẫu văn bản mà còn là sự phân tích văn bản để tìm ra cái bản chất, chức năng cơ bản của hệ thống văn bản xuyên suốt cơ chế quản lý và hệ thống phân cấp quản lý trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước.

Soạn thảo văn bản, một công việc dễ bị chê nhiều hơn khen, bởi một lẽ không phải “lời nói gió bay ” mà là “giấy trắng mực đen”, và để khỏi “mũi tên đã bắn ra rồi, sao còn thu lại được”, người soạn thảo văn bản cần tích lũy kinh nghiệm thực tế, trau dồi và nâng cao kiến thức, hơn nữa cần cập nhật văn bản theo sát chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Với những yêu cầu trên, chúng tôi rất mong bài giảng này, sinh viên kinh tế, các nhà quản lý kinh tế và bạn đọc có quan tâm tới văn bản tìm thấy những điều cần thiết cho mình.

KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

– Từ “Văn bản” theo tiếng Latinh là actur có nghĩa là hành động. Văn bản thể hiện ý chí của cơ quan ban hành văn bản. Văn bản là phương tiện chủ yếu để lãnh đạo, điều hành, giao dịch.

– Đối với bộ máy Nhà nước, văn bản quản lý Nhà nước thực chất là các quyết định quản lý Nhà nước do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thể thức, thủ tục, thẩm quyền do luật định mang tính quyền lực đơn phương. Văn bản quản lý Nhà nước còn là phương tiện để xác định và vận dụng các chuẩn mực pháp lý vào qua trình quản lý Nhà nước.

– Đây là chức năng cơ bản và chung nhất của mọi loại văn bản. Văn bản chứa đựng và chuyền tải thông tin từ đối tượng này sang đối tượng khác. Văn bản quản lý Nhà nước chứa đựng các thông tin Nhà nước ( như phương hướng, kế hoạch phát triển, các chính sách, các Quyết định quản lý…) của chủ thể quản lý( các cơ quan quản lý Nhà nước) đến đối tượng quản lý ( là các cơ quan quản lý Nhà nước cấp dưới hay toàn xã hội). Giá trị của văn bản được quy định bởi giá trị thông tin chứ đựng trong đó.

Thông qua hệ thống văn bản của các cơ quan, người ta có thể thu nhận được thông tin phục vụ cho các hoạt động tiếp theo của quá trình quản lý như:

Thông tin về phương thức hoạt động, mục tiêu, nhiệm vụ, quan hệ công tác giữa các cơ quan, đơn vị.

Thông tin về các đối tượng quản lý, về sự biến động.

Thông tin về các kết quả đã đạt được trong quá trình quản lý.

– Chỉ có Nhà nước mới có quyền lập pháp và lập quy. Do vậy, các văn bản quản lý Nhà nước được đảm bảo thực thi bằng quyền lực Nhà nước. Chức năng pháp lý được thể hiện trên hai phương diện:

+ Văn bản được sử dụng để ghi lại các quy phạm pháp luật và các quan hệ về luật pháp hình thành trong quá trình quản lý và các hoạt dộng khác.

+ Bản thân văn bản là chứng cứ pháp lý để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trong quản lý và điều hành công việc của cơ quan.

Thực tế hoạt động quản lý cho thấy rằng, văn bản có một vai trò to lớn đối với các nhà quản lý. Một cán bộ quản lý, nhất là những người đứng đầu một hệ thống thường dành một lượng thời gian không nhỏ để làm việc, tiếp xúc với hệ thống văn bản ( tiếp nhận, phân loại, nghiên cứu, thực hiện và soạn văn bản). Điều đó cho thấy rằng vai trò của văn bản là đáng quan tâm.

– Văn bản – phương tiện cung cấp thông tin để ra quyết định.

Đối với một nhà quản lý, một trong những chứ năng cơ bản nhất là ra Quyết định. Một yêu cầu có tính nguyên tắc là quyết định phải chính xác, kịp thời, có hiệu quả mà môi trường thì biến động khôn lường.

– Văn bản chuyển tải nội dung quản lý

Bộ máy Nhà nước ta được hình thành và hoạt động theo nguyên tắc tập trung. Theo nguyên tắc này các cơ quan cấp dưới phải phục tùng cơ quan cấp trên, cơ quan địa phương phục tùng cơ quan trung ương. Xuất phát từ vai trò rõ nét của văn bản là phương tiện truyền đạt mệnh lệnh. Để guồng máy được nhịp nhàng, văn bản được sử dụng với vai trò khâu nối các bộ phận.

– Văn bản là căn cứ cho công tác kiểm tra hoạt động của bộ máy quản lý

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:” Muốn chống bệnh quan liêu giấy tờ, muốn biết các Nghị quyết đó thi hành không, thi hành có đúng không, muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách là kiểm tra”. Để làm tốt công tác này, nhà quản lý phải biết vận dụng một cách có hệ thống các văn bản. Nhà quản lý phải biết vận dụng từ loại văn bản quy định chức năng, thẩm quyền, văn bản nghiệp vụ thanh kiểm tra đến các văn bản với tư cách là cứ liệu, số liệu làm căn cứ.

Một chu trình quản lý bao gồm: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Sự móc nối các khâu trong chu trình này đòi hỏi một lượng thông tin phức tạp đã được văn bản hóa.

* Yêu cầu về hình thức văn bản

Nguyên tắc hoạt động của Nhà nước ta là tập trung thống nhất, do vậy hệ thống văn bản cũng phải trên cơ sở thống nhất tập trung. Về hình thức, văn bản phải có sự thống nhất xuyên suốt từ trung ương đến địa phương.

Hình thức văn bản phải là khuôn mẫu bắt buộc được cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, chọn lọc và thống nhất chọn làm mẫu. Thể thức văn bản như cách trình bày, các ký hiệu phải được chuẩn hóa tuyệt đối.

* Yêu cầu về nội dung văn bản

Văn bản, xét trên giá trị sử dụng của nó phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

– Có tính hợp pháp

Một văn bản quản lý Nhà nước được soạn thảo và ban hành trên các nguyên tắc sau:

+ Văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn không được trái với văn bản có giá trị pháp lý cao hơn.

+ Văn bản của cơ quan cấp dưới không được trái với văn bản của cơ quan cấp trên, văn bản địa phương không được trái với văn bản trung ương.

+ Đặc biệt trong thực tiễn cần lưu ý: các văn bản không được vượt thẩm quyền của cơ quan hay cá nhân ban hành. Ở đây có hai khía cạnh cần lưu ý: Thức nhất, không được vượt quá thẩm quyền; thứ hai, không được lẩn tránh trách nhiệm, tức là đáng ra cơ quan phải ban hành văn bản để giải quyết công việc thì thoái thác lẩn tránh.

Vai trò của văn bản là rất rõ ràng. Song văn bản có thực thi, có hiệu lực trong cuộc sống hay không phụ thuộc vào chỗ văn bản có trở thành động lực phát triển hay không. Phát triển bền vững là sự phát triển đảm bảo được sự hài hòa giữa các lợi ích. Nguyên tắc đặt ra là: lợi ích các nhân không được lớn hơn lợi ích tập thể; lợi ích tập thể không được lpns hơn lợi ích của toàn xã hội, của Nhà nước.

Một văn bản khi ban hành phải nêu rõ:

+ Phương tiện thực hiện

Văn bản quản lý Nhà nước phải bảo đảm tính hệ thống toàn diện. Khi soạn thảo, nhất thiết phải đặt văn bản trong bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; phải căn cứ vào mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài; có sự thích ứng giữa mục tiêu, nhiệm vụ cần đạt với điều kiện, phương tiện thực hiện. Nhà nước quản lý nhất thiết phải tính dến yếu tố tác động của môi trường vào quá trình thực hiện văn bản. Để đảm bảo tính hệ thống, nhất quán, văn bản ra sau phải thống nhất, đồng bộ với văn bản ra trước.

Nếu một văn bản quản lý Nhà nước không đáp ứng được những yêu cầu trên sẽ dẫn đến hai trường hợp:

(1) Văn bản có tính khả thi không cao

(2) Văn bản vô hiệu

Hệ thống văn bản gắn chặt với sự phân quyền, phân cấp chặt chẽ, khoa học, được hình thành và phát triển phù hợp với quy luật khách quan và thực tiễn của đất nước.

Như vậy, văn bản được phân loại như sau:

+ Văn bản pháp quy chỉ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

+ Văn bản dược ban hành theo đúng thủ tục, thể thức, trình tự luật định.

+ Văn bản quy phạm pháp luật có chứa những quy tắc xử sự chung.

+ Văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng nhiều lần.

+ Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng với mọi đối tượng hay một nhóm đối tượng.

+ Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trong toàn quốc hay từng địa phương

+ Văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước bảo đảm thực hiện

Văn bản quy phạm pháp luật gồm các loại sau:

– Luật, Bộ luật

– Lệnh của Chủ tịch nước

Văn bản hành chính thông thường là loại văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành nhưng không có đầy dủ những yếu tố của một văn bản quy phạm pháp luật, nhằm giải quyết các vụ việc cụ thể với đối tượng cụ thể.

Văn bản hành chính thông thường gồm:

Văn bản cá biệt là loại văn bản chứa đựng những quy tắc xử sự riêng, thuộc thẩm quyền c ủa từng cơ quan nhằm giải quyết một sự việc, một cá nhân, một tổ chức cụ thể trong phạm vi không gian, thời gian nhất định.

Văn bản cá biệt gồm:

– Quyết định nâng lương

– Quyết định bổ nhiệm

– Quyết định điều động

– Quyết định khen thưởng, kỷ luật

– Quyết định xử phạt vi phạm hành chính…

Văn bản dân sự là loại văn bản giải quyết các mối quan hệ giữa các cá nhân trong giao tiếp, sinh hoạt, đời sống và kinh tế.

Các văn bản dân sự gồm:

– Giấy ủy quyền…