Top 13 # Xem Nhiều Nhất Viết Văn Bản Báo Cáo Về Tình Hình Học Tập Của Em Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Athena4me.com

Làm Văn Lớp 3: Tập Viết Báo Cáo Về Tình Hình Học Tập Trong Tổ

1. Viết báo cáo gửi thầy, cô giáo về kết quả học tập, lao động của tổ em trong tuần qua:

– Yêu cầu của bài là viết bản báo cáo gửi thầy, cô giáo nên em cần nắm được cấu tạo của một bản báo cáo với cấp trên gồm những phần sau:

+ Trên cùng, chính giữa là phần quốc hiệu (CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM) và tiêu ngữ (Độc lập -Tự do- Hạnh phúc).

+ Tiếp theo là địa điểm, thời gian viết báo cáo (Ví dụ: Hà Nội, ngày …. tháng …… năm……………. ).

+ Tên báo cáo; báo cáo của tổ, lớp, trường nào (viết chữ in hoa cỡ lớn hoặc nhỏ).

+ Người nhận báo cáo (Kính gửi thầy giáo (cô giáo) lớp ………….. ).

+ Phần mở đầu: Ghi lí do, mục đích của báo cáo (báo cáo về vấn đề gì, trong khoảng thời gian nào).

+ Phần nội dung: Đây là phần chính của bản báo cáo, cần trình bày tất cả các nội dung yêu cầu của báo cáo. Nội dung cần viết thật ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và khách quan. Sử dụng câu đơn giản, không sử dụng từ ngữ địa phương hoặc từ ngữ có tính biểu cảm hay cảm xúc cá nhân.)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

… ngày 31 tháng 12 năm 2005

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ 1 LỚP 3A

Kính gửi: Cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm lớp 3A.

Chúng em xin báo cáo hoạt động của tổ 1 trong tháng 12 vừa qua như sau:

1. Về hoạt động học tập:

– Cả tổ gồm 8 bạn đều đi học chuyên cần, đúng giờ. Thực hiện tốt nề nếp truy bài cho nhau trước giờ vào học 15 phút không bạn nào vi phạm.

– Học bài và làm bài tập về nhà đầy đủ, nghiêm túc.

– Có ý thức phát biểu xây dựng bài. Trong tháng có 124 ý kiến phát biểu. Nhiều nhất là bạn Phương Linh 20 ý kiến.

– Kết quả: có 12 điểm 10, 10 điểm 9, 11 điểm 7, 8, 4 điểm

– Không có điểm yếu.

2. Về lao động:

Có 1 buổi lao động vệ sinh trường lớp. Tất cả đều chấp nhận tốt tự phân công và hoàn thành được công việc được giao.

Qua tổng kết, chúng em đề nghị cô (thầy) chủ nhiệm biểu dương nhóm và cá nhân sau:

1- Tập thể: Nhóm 2

2- Cá nhân: Trần Thị Phương Linh

Tổ trưởng tổ 1

Lê Đức Trung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

Cần Thơ ngày 31 tháng 11 năm 2005

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ 3 LỚP 3

Kính gửi: Cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm lớp 35

Chúng em xin tổng hợp các hoạt động của tổ trong tháng và báo cáo với cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm những nội dung chínhsau đây:

1- Về học tập:

– Nhìn chung tháng qua cả tổ đi học chuyên cần, đúng giờ. (Chỉ có 1 trường hợp bị bệnh có giấy xin phép).

– Thực hiện nội quy học tập nghiêm túc: học thuộc bài, làm bài tập đầy đủ.

– Có ý thức tốt trong phát biểu xây dựng bài.

* Kết quả: 22 điểm giỏi, 18 điểm khá, không có điểm trung bình yếu kém. Tiêu biểu trong học tập của tổ có bạn Diễm Mi đạt 4 điểm 10.

2- Về lao động:

Có một buổi tham gia làm vệ sinh trường lớp: tổ tham gia đầy đủ nhiệt tình.

Qua tổng hợp tình hình, tổ thống nhất đề nghị biểu dương:

– Nhóm 2, nhóm 3

– Hoàng Diễm Mi

Tổ trưởng (Kí tên)

Lưu Đức Thành

Hướng Dẫn Viết Văn Bản Báo Cáo

– Phản ánh đúng sự thật khách quan, nêu đúng ưu điểm, khuyết điểm, thuận lợi, khó khăn, việc đã giải quyết, việc còn tồn đọng, không được hư cấu hoặc chủ quan duy ý chí.

– Người trực tiếp soạn thảo không được thiên vị, không thêm bớt hiện tượng nhằm bóp méo sự thật, phải trung thực và khách quan toàn diện trong cách đưa tin và đánh giá trong báo cáo. Cần phải theo dõi, nghiên cứu sâu sát quá trình diễn biến sự việc, hiện tượng để tìm nguyên nhân phản ánh và báo cáo. Nếu sự thật bị cắt xén, xác định sai nguyên nhân, đưa ra những nguồn tin không chính xác, không toàn diện, sẽ làm lãnh đạo đưa ra giải pháp không đúng, xử lý thiếu kịp thời và không triệt để.

Nội dung báo cáo phải cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm:

– Người soạn thảo phải đầu tư thời gian, chọn lọc các số liệu và sự kiện về các vấn đề thuộc chức năng nhiệm vụ chính yếu của tổ chức mình để đưa vào báo cáo, không nên liệt kê tràn lan mọi sự việc, hiện tượng xảy ra. Tập hợp được số liệu chính xác, ăn khớp với nhau là việc làm cần thiết, song đòi hỏi phải biết lập luận để thấy được ưu khuyết điểm thông qua những con số đó. Cần tránh những con số ma hoặc những sự kiện chung chung không chứng minh, lý giải được điều gì. Trường hợp cần giải thích kỹ hơn thì có thể đính kèm theo báo cáo các bản phụ lục ghi các số liệu làm phương tiện minh chứng cho các kết luận trong báo cáo.

– Một bản báo cáo chỉ thuần túy thống kê sự việc mà không rút ra được những kinh nghiệm, bài học gì thì đó là báo cáo kém chất lượng, hiệu quả. Cần xuất phát từ mục đích, yêu cầu của từng loại báo cáo, xuất phát từ đối tượng đọc báo cáo mà có phương pháp viết báo cáo cho cụ thể, mạch lạc, hợp với người nghiên cứu. Tránh báo cáo tràn lan, vụn vặt, sa vào chi tiết rườm rà, sa vào các số liệu rắc rối mà phải chọn đúng trọng tâm, trọng điểm.

– Báo cáo kịp thời thể hiện ý thức, kỷ luật, ý thức tôn trọng tổ chức, tôn trọng cấp trên, có trách nhiệm với công việc. Báo cáo chậm trễ làm cho lãnh đạo không nắm được thông tin từ cấp dưới, dẫn đến hậu quả không thể ứng phó kịp thời, nhanh nhạy với tình hình để có những quyết định và mệnh lệnh chính xác, nhiều trường hợp gây ra hậu quả lớn trong quản lý.

Hãy Báo Cáo Kết Quả Học Tập, Lao Động Của Tổ Em Trong Tháng Qua

BÁO CÁO KẾT QUẢ HỌC TẬP, LAO ĐỘNG TRONG THÁNG 12 CỦA TỔ 1 LỚP 3C

Thưa các bạn!

Tôi xin báo cáo kết quả hoạt động của tổ trên hai mặt họctập và lao động trong tháng qua như sau:

A. NHẬN XÉT CÁC MẶT

1. Học tập:

– Trong tháng qua không có bạn nào nghỉ học. Đi học đúng giờ. Các nhóm đều thực hiện việc truy bài cho nhau trước buổi học 15 phút rất tốt. Trong 3 nhóm thì nhóm 1 là tốt nhất.

– Học bài và làm bài tập về nhà đầy đủ.

– Phát biểu xây dựng bài tương đối đồng đều. Bạn nào cũng đạt từ 10 lần phát biểu trong một tuần. Nhiều nhất là bạn Trúc Thanh 15 lần trong 2 tuần cuối của tháng.

– Kết quá: 18 điếm giỏi, 14 điểm khá, không có điểm trung bình, yếu, kém.

2. Lao động:

– Trong tháng có 2 buổi lao động làm vệ sinh lớp học và trồng cây xanh xung quanh lớp. Bạn nào cũng chấp hành tốt.

B. ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG

1 Tập thể: nhóm 1

2. Cá nhân: Bạn Trúc Thanh.

Hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng qua – Bài làm 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ HỌC TẬP, LAO ĐỘNG TRONG THÁNG 12 CỦA TỔ 3 LỚP 3A.

Thưa các bạn!

Tôi xin trình báo kết quả học tập và lao động của tổ ta trong tháng qua như sau:

A. NHẬN XÉT CÁC MẶT

1. Học tập:

– Nhìn chung các bạn trong tổ đi học chuyên cần, đúng giờ, thực hiện nghiêm túc những quy định và nề nếp học tập do trường, lớp đề ra.

– Học bài và làm bài đầy đủ. Có ý thức xây dựng bài khi học bài mới. Người phát biểu nhiều nhất là bạn Thu Hằng 12 ý kiến, ít nhất là bạn Đức Khôi 6 ý kiến.

– Kết quả: 8 điểm 10, 12 điểm 9, 6 điểm 8, 10 điểm 7, điểm 5 , 6 có 4 con, không có điểm yếu.

2. Lao động:

Trong tháng qua chỉ có 1 buổi lao động làm cỏ xung quanh lớp học. Các cá nhân đều tham gia đầy đủ và tích cực.

B. ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG:

1- Tập thể: Nhóm 2

2- Cá nhân: Bạn Thu Hằng.

Hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng qua – Bài làm 3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hoàng Mai, ngày … tháng … năm …

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG

của Tổ 1 lớp 3/12 trường Tiểu học Kim Đồng

Kính gửi: cô giáo chủ nhiệm lớp 3/12.

Chúng em xin báo cáo hoạt động của tổ 1 trong tuần vừa qua như sau:

1) Về học tập:

– 100% học sinh đạt điểm trung bình trở lên, không có học sinh yếu, kém. Cụ thể:

+ Điểm 9, 10: 15 điểm.

+ Điểm 7, 8: 6 điểm.

+ Điểm 5, 6: 2 điểm.

– 100% học sinh đi học, không có học sinh vắng mặt.

– Tham gia thể dục chuyên cần, không vắng.

Cá nhân học tốt:

+ Lê Văn Dũng.

+ Nguyễn Vân Anh

2) Về lao động:

Dọn sạch rác và chăm sóc bồn hoa: 100% học sinh trong tổtham gia. Cá nhân xuất sắc: Đào Tiến Vinh.

3) Các công tác khác:

Kế hoạch nhỏ: 100% tham gia.

Số lượng: – 3kg giấy vụn X 10 = 30 kg giấy.

-10 vỏ lon bia X 10 = 100 vỏ lon bia.

4) Đề nghị tuyên dương, khen thưởng:

– Học tập:

+ Lê Văn Dũng.

+ Nguyễn Vân Anh.

– Lao động:

+ Đào Tiến Vinh.

Tổ trưởng

Nguyễn Mạnh Lân

Phương Pháp Viết Một Bản Báo Cáo

Phương pháp viết một bản báo cáo

Công tác chuẩn bị:

– Phải xác định đựơc mục đích yêu cầu của bản báo cáo, báo cáo thường kỳ hay báo cáo chuyên đề, từ đó mới có cơ sở để xây dựng đề cương báo cáo.

– Xây dựng đề cương khái quát.

– Tùy theo mỗi loại báo cáo mà người soạn thảo lựa chọn một bố cục cho thích hợp, ngoài những phần tiêu đề, tên cơ quan, tên báo cáo… phần nội dung thường có 3 phần nhỏ:

Phần 1:

– Đánh giá tình hình hoặc mô tả sự việc, hiện tượng xảy ra.

Phần 2:

– Phân tích nguyên nhân, điều kiện của sự việc, hiện tượng, đánh giá tình hình, xác định những công việc cần tiếp tục giải quyết.

Phần 3:

– Nêu những phương hướng, nhiệm vụ chính để tiếp tục giải quyết các biện pháp tổ chức thực hiện, những tồn tại đang cần giải quyết, những nhiệm vụ tiếp tục đặt ra.

– Thu thập tài liệu, số liệu để đưa vào báo cáo.

– Chọn lọc tài liệu, tổng hợp sự kiện và số liệu phục vụ các yêu cầu trọng tâm của báo cáo.

– Đánh giá tình hình qua tài liệu, số liệu một cách khái quát.

– Dự kiến những đề xuất kiến nghị với cấp trên.

Xây dựng dàn bài:

– Mở đầu:

Có thể nêu những điểm chính về nhiệm vụ, chức năng của tổ chức về chủ trương, công tác do cấp trên định hướng xuống. Đồng thời nêu những điều kiện, hoàn cảnh có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các chủ trương và nhiệm vụ trên.

– Nội dung chính:

+ Kiểm điểm những việc đã làm, những việc chưa hoàn thành.

+ Những ưu khuyết điểm của quá trình thực hiện.

+ Đánh giá kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm.

Lưu ý: Có thể đánh giá những công việc chủ yếu của đơn vị theo từng nội dung công việc. Nếu là báo cáo tổng hợp, có thể kiểm điểm riêng từng nội dung, nhiệm vụ gồm kiểm điểm công việc đã làm và chưa làm đựơc, đánh giá ưu khuyết điểm và tìm nguyên nhân tồn tại riêng đối với từng lĩnh vực công tác, từng nhiệm vụ được giao.

– Kết luận báo cáo:

+ Phương hướng, mục tiêu phấn đấu tiếp tục.

+ Nhiệm vụ cụ thể khắc phục các tồn tại, khuyết điểm.

– Các biện pháp tổ chức thực hiện:

+ Những kiến nghị với cấp trên.

+ Nhận định những triển vọng.

Viết dự thảo báo cáo:

– Báo cáo nên viết bằng ngôn ngữ phổ thông, nêu các sự kiện, nhận định, đánh giá, có thể dùng chữ số để minh họa, trình bày theo lối biểu mẫu, theo sơ đồ và các bản đối chiếu nếu xét thấy dễ hiểu và ngắn gọn hơn.

Đối với các báo cáo quan trọng:

– Cần tổ chức cuộc họp hoặc hội nghị để lấy ý kiến đóng góp, bổ sung, sửa đổi bản dự thảo báo cáo cho thống nhất và khách quan hơn.

Trình lãnh đạo thông qua:

– Đối với bản báo cáo gửi lên cấp trên, báo cáo trước hội nghị, báo cáo chuyên đề… cần phải có sự xét duyệt của lãnh đạo trước khi gửi nhằm thống nhất với các quyết định quản lý và các thông tin khác mà người lãnh đạo chủ chốt đã cung cấp cho cấp trên hoặc hội nghị.

– Cuối cùng là việc ký, đóng dấu và gửi báo cáo đi, nếu là báo cáo khoa học thì tên tác giả phải ghi ở đầu sau tên báo cáo và không điền các mục khác ở phần tiêu đề như các báo cáo thông thường. Việc gửi báo cáo trình cấp trên hoặc chuyển cho cơ quan khác thì phải có công văn hay thư riêng gửi kèm theo.

(Theo Cẩm Nang Thư Ký).