Top 12 # Xem Nhiều Nhất Viết Văn Bản Báo Cáo Về Kết Quả Học Tập Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Làm Văn Lớp 3: Tập Viết Báo Cáo Về Tình Hình Học Tập Trong Tổ

1. Viết báo cáo gửi thầy, cô giáo về kết quả học tập, lao động của tổ em trong tuần qua:

– Yêu cầu của bài là viết bản báo cáo gửi thầy, cô giáo nên em cần nắm được cấu tạo của một bản báo cáo với cấp trên gồm những phần sau:

+ Trên cùng, chính giữa là phần quốc hiệu (CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM) và tiêu ngữ (Độc lập -Tự do- Hạnh phúc).

+ Tiếp theo là địa điểm, thời gian viết báo cáo (Ví dụ: Hà Nội, ngày …. tháng …… năm……………. ).

+ Tên báo cáo; báo cáo của tổ, lớp, trường nào (viết chữ in hoa cỡ lớn hoặc nhỏ).

+ Người nhận báo cáo (Kính gửi thầy giáo (cô giáo) lớp ………….. ).

+ Phần mở đầu: Ghi lí do, mục đích của báo cáo (báo cáo về vấn đề gì, trong khoảng thời gian nào).

+ Phần nội dung: Đây là phần chính của bản báo cáo, cần trình bày tất cả các nội dung yêu cầu của báo cáo. Nội dung cần viết thật ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và khách quan. Sử dụng câu đơn giản, không sử dụng từ ngữ địa phương hoặc từ ngữ có tính biểu cảm hay cảm xúc cá nhân.)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

… ngày 31 tháng 12 năm 2005

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ 1 LỚP 3A

Kính gửi: Cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm lớp 3A.

Chúng em xin báo cáo hoạt động của tổ 1 trong tháng 12 vừa qua như sau:

1. Về hoạt động học tập:

– Cả tổ gồm 8 bạn đều đi học chuyên cần, đúng giờ. Thực hiện tốt nề nếp truy bài cho nhau trước giờ vào học 15 phút không bạn nào vi phạm.

– Học bài và làm bài tập về nhà đầy đủ, nghiêm túc.

– Có ý thức phát biểu xây dựng bài. Trong tháng có 124 ý kiến phát biểu. Nhiều nhất là bạn Phương Linh 20 ý kiến.

– Kết quả: có 12 điểm 10, 10 điểm 9, 11 điểm 7, 8, 4 điểm

– Không có điểm yếu.

2. Về lao động:

Có 1 buổi lao động vệ sinh trường lớp. Tất cả đều chấp nhận tốt tự phân công và hoàn thành được công việc được giao.

Qua tổng kết, chúng em đề nghị cô (thầy) chủ nhiệm biểu dương nhóm và cá nhân sau:

1- Tập thể: Nhóm 2

2- Cá nhân: Trần Thị Phương Linh

Tổ trưởng tổ 1

Lê Đức Trung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

Cần Thơ ngày 31 tháng 11 năm 2005

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ 3 LỚP 3

Kính gửi: Cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm lớp 35

Chúng em xin tổng hợp các hoạt động của tổ trong tháng và báo cáo với cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm những nội dung chínhsau đây:

1- Về học tập:

– Nhìn chung tháng qua cả tổ đi học chuyên cần, đúng giờ. (Chỉ có 1 trường hợp bị bệnh có giấy xin phép).

– Thực hiện nội quy học tập nghiêm túc: học thuộc bài, làm bài tập đầy đủ.

– Có ý thức tốt trong phát biểu xây dựng bài.

* Kết quả: 22 điểm giỏi, 18 điểm khá, không có điểm trung bình yếu kém. Tiêu biểu trong học tập của tổ có bạn Diễm Mi đạt 4 điểm 10.

2- Về lao động:

Có một buổi tham gia làm vệ sinh trường lớp: tổ tham gia đầy đủ nhiệt tình.

Qua tổng hợp tình hình, tổ thống nhất đề nghị biểu dương:

– Nhóm 2, nhóm 3

– Hoàng Diễm Mi

Tổ trưởng (Kí tên)

Lưu Đức Thành

Báo Cáo Kết Quả Học Tập, Lao Động Của Tổ Em Trong Tháng Qua

Đề bài: Dựa theo bài tập đọc: “Báo cáo kết quả tháng thi đua noi gương chú bộ đội”, hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng qua.

Đọc kĩ lại bài tập đọc Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” nắm trình tự và nội dung của bản báo cáo để vận dụng vào bài báo cáo của mình cho phù hợp:

– Bài báo cáo gồm những nội dung gì? (Hai nội dung chính)

– Học bài và làm bài tập về nhà đầy đủ.

– Phát biểu xây dựng bài tương đối đồng đều. Bạn nào cũng đạt từ 10 lần phát biểu trong một tuần. Nhiều nhất là bạn Trúc Thanh 15 lần trong 2 tuần cuối của tháng.

– Kết quả: 18 điểm giỏi, 14 điểm khá, không có điểm trung bình, yếu, kém.

– Trong tháng có 2 buổi lao động làm vệ sinh lớp học và trồng cây xanh xung quanh lớp. Bạn nào cũng chấp hành tốt.

BÁO CÁO KẾT QUẢ HỌC TẬP, LAO ĐỘNG TRONG THÁNG 12 CỦA TỔ 3 LỚP 3A.

Thưa các bạn! Tôi xin trình báo kết quả học tập và lao động của tổ ta trong tháng qua như sau:

– Nhìn chung các bạn trong tổ đi học chuyên cần, đúng giờ, thực hiện nghiêm túc những quy định và nề nếp học tập do trường, lớp đề ra.

– Học bài và làm bài đầy đủ. Có ý thức xây dựng bài khi học bài mới. Người phát biểu nhiều nhất là bạn Thu Hằng 12 ý kiến, ít nhất là bạn Đức Khôi 6 ý kiến

– Kết quả: 8 điểm 10, 12 điểm 9, 6 điểm 8, 10 điểm 7, điểm 5, 6 có 4 con, không có điểm yếu.

Trong tháng qua chỉ có 1 buổi lao động làm cỏ xung quanh lớp học. Các cá nhân đều tham gia đầy đủ và tích cực.

BÁO CÁO KẾT QUẢ HỌC TẬP, LAO ĐỘNG TRÒNG THÁNG 12 TỔ 2 LỚP 3B

Tôi xin báo cáo hoạt động của tổ và kết quả thực hiện 2 mặt học tập và lao động của tổ trong tháng qua như sau:

– Cả tổ đi học chuyên cần không có trường hợp nào nghỉ học

– Các bạn đều học thuộc bài, làm bài tập đầy đủ.

– Có ý thức phát triển xây dựng bài tốt.

– Kết quả: Có 2 điểm 10, 18 điểm 9, 16 điểm 7, 8, 4 điểm 5, không có điểm yếu.

Tiêu biểu nhất trong học tập bạn: Lệ Hà.

Trong tháng không có buổi lao động nào nhưng có 1 tuần làm trực ban. Nhìn chung là tốt. Tuần trực ban của tổ, được cô biểu dương trước lớp.

2. Cá nhân: Lệ Hà, Phương Trinh và Hồng Đức.

Từ khóa tìm kiếm

báo cáo học tập trong tháng

Hướng Dẫn Viết Văn Bản Báo Cáo

– Phản ánh đúng sự thật khách quan, nêu đúng ưu điểm, khuyết điểm, thuận lợi, khó khăn, việc đã giải quyết, việc còn tồn đọng, không được hư cấu hoặc chủ quan duy ý chí.

– Người trực tiếp soạn thảo không được thiên vị, không thêm bớt hiện tượng nhằm bóp méo sự thật, phải trung thực và khách quan toàn diện trong cách đưa tin và đánh giá trong báo cáo. Cần phải theo dõi, nghiên cứu sâu sát quá trình diễn biến sự việc, hiện tượng để tìm nguyên nhân phản ánh và báo cáo. Nếu sự thật bị cắt xén, xác định sai nguyên nhân, đưa ra những nguồn tin không chính xác, không toàn diện, sẽ làm lãnh đạo đưa ra giải pháp không đúng, xử lý thiếu kịp thời và không triệt để.

Nội dung báo cáo phải cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm:

– Người soạn thảo phải đầu tư thời gian, chọn lọc các số liệu và sự kiện về các vấn đề thuộc chức năng nhiệm vụ chính yếu của tổ chức mình để đưa vào báo cáo, không nên liệt kê tràn lan mọi sự việc, hiện tượng xảy ra. Tập hợp được số liệu chính xác, ăn khớp với nhau là việc làm cần thiết, song đòi hỏi phải biết lập luận để thấy được ưu khuyết điểm thông qua những con số đó. Cần tránh những con số ma hoặc những sự kiện chung chung không chứng minh, lý giải được điều gì. Trường hợp cần giải thích kỹ hơn thì có thể đính kèm theo báo cáo các bản phụ lục ghi các số liệu làm phương tiện minh chứng cho các kết luận trong báo cáo.

– Một bản báo cáo chỉ thuần túy thống kê sự việc mà không rút ra được những kinh nghiệm, bài học gì thì đó là báo cáo kém chất lượng, hiệu quả. Cần xuất phát từ mục đích, yêu cầu của từng loại báo cáo, xuất phát từ đối tượng đọc báo cáo mà có phương pháp viết báo cáo cho cụ thể, mạch lạc, hợp với người nghiên cứu. Tránh báo cáo tràn lan, vụn vặt, sa vào chi tiết rườm rà, sa vào các số liệu rắc rối mà phải chọn đúng trọng tâm, trọng điểm.

– Báo cáo kịp thời thể hiện ý thức, kỷ luật, ý thức tôn trọng tổ chức, tôn trọng cấp trên, có trách nhiệm với công việc. Báo cáo chậm trễ làm cho lãnh đạo không nắm được thông tin từ cấp dưới, dẫn đến hậu quả không thể ứng phó kịp thời, nhanh nhạy với tình hình để có những quyết định và mệnh lệnh chính xác, nhiều trường hợp gây ra hậu quả lớn trong quản lý.

Báo Cáo Kết Quả Rà Soát Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật

Báo cáo kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Mẫu báo cáo công tác rà soát văn bản QPPL

Báo cáo công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

VnDoc.com xin giới thiệu tới các bạn . Đây là mẫu báo cáo lập ra vào dịp cuối năm để kiểm tra, rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật ban hành hoặc hết hiệu lực trong năm. Mời các bạn tham khảo. I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC NĂM 1. Công tác chỉ đạo, điều hành và các điều kiện đảm bảo cho công tác kiểm tra tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL …………. 2. Về công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL

1.1. Công tác xây dựng thể chế về công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL (Tình hình xây dựng Quy chế về kiểm tra, xử lý văn bản QPPL, Quy chế về rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL, xây dựng kế hoạch hàng năm…);

1.2. Về tổ chức bộ máy, biên chế; kinh phí; cộng tác viên; công tác xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL;

2.1. Số liệu văn bản QPPL do bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành đã được tự kiểm tra và xử lý;

2.2. Số liệu văn bản kiểm tra theo thẩm quyền đã được gửi đến để kiểm tra và thực tế đã kiểm tra; đã phát hiện có nội dung trái pháp luật ( về nội dung, về thẩm quyền ban hành; các sai khác về: căn cứ pháp lý, hiệu lực, thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản) và yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản xem xét, xử lý; số văn bản đã được xử lý theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra văn bản, đã xử lý theo thẩm quyền.

Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ cần có đánh giá về việc phối hợp của tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc tự kiểm tra và kiểm tra văn bản theo thẩm quyền các văn bản thuộc lĩnh vực hoạt động của cơ quan thuộc Chính phủ;

2.3. Công tác kiểm tra theo địa bàn, chuyên đề, ngành, lĩnh vực;

II. KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

2.4. Đánh giá tình hình thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản năm …………. (ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân).

3.2. Kết quả rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn (nếu có);

3.3. Kết quả hệ thống hóa văn bản (nếu có);

3.5. Đánh giá chung về chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản thuộc trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa;

3.6. Đánh giá tình hình thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL, hoạt động phối hợp trong công tác này trong năm …………. (ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân).

…………………………………………………………………………………