Top 5 # Xem Nhiều Nhất Việt Nam Có Luật Dẫn Độ Không Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Athena4me.com

Có Thể Dẫn Độ Tội Phạm Tham Nhũng Từ Canada Về Việt Nam?

Photo courtesy of zing

Ngày 16 tháng 9 Bộ công an Việt Nam phát lệnh truy nã toàn thế giới đối với ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, về những cáo buộc tham nhũng. Sau đó báo chí Việt Nam có đăng tải ý kiến của một viên chức ngành công an đề cập tới chuyện dẫn độ ông Thanh từ hai quốc gia mà người ta nghĩ rằng ông Thanh đang ở đó, là Canada và Đức.

Luật sư Vũ Đức Khanh: Dẫn độ hiểu theo thông lệ quốc tế là hành động của một chính quyền một nước sở tại, nơi mà phạm nhân, hoặc nghi phạm của một nước khác đang trốn chạy. Chính quyền sẽ bắt giao nộp lại cho chính quyền của cái nơi mà phạm nhân đó rời khỏi đất nước của họ theo yêu cầu của chính phủ đó. Chẳng hạn như ở Việt Nam có một người bị truy nã, hay bị án của tòa rồi chạy sang một nước khác, chẳng hạn như Canada. Chính phủ Việt Nam có thể yêu cầu chính phủ Canada dẫn độ người đó về Việt Nam. Nhưng theo thông lệ quốc tế thì nếu muốn dẫn độ được thì hai quốc gai đó phải có hiệp ước song phương với nhau, hoặc một nhóm nước có hiệp ước đa phương để mà dẫn độ.

Kính Hòa: Theo dõi vụ án tham nhũng Trịnh Xuân Thanh ở Việt Nam thì các quan chức Việt Nam có nói rằng mặc dù Việt Nam và Canada không có hiệp ước dẫn độ, nhưng vẫn có thể bắt được người tội phạm trốn qua Canada được. Ông thấy thế nào?

Luật sư Vũ Đức Khanh: Nếu tôi nhớ không lầm thì ông Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó cục trưởng Cục pháp chế của Bộ công an nói vấn đề này cho báo chí Việt Nam. Ông khẳng định là chuyện dẫn độ từ Canada về Việt Nam là một chuyện vô cùng khó khăn.  Nhưng ông ấy có nói rằng có thể làm được theo một thông lệ ngoại giao với cái nguyên tắc có đi có lại giữa các quốc gia với nhau. Tôi nghĩ rằng ông ấy đúng 99% nhưng sai 1% là ông ấy ảo tưởng cái chuyện nguyên tắc ngoại giao có đi có lại.

Luật của Canada rất rõ ràng về vấn đề này là chỉ có thể dẫn độ nếu quốc gia yêu cầu dẫn độ có hiệp ước dẫn độ song phương với nhau. Ngoài ra không có chuyện dẫn độ.

Kính Hòa: Đặt giả thiết là ông Trịnh Xuân Thanh trốn qua Canada rồi ở lại, nếu Hà nội người ta biết được, người ta yêu cầu Canada bắt giao thì Canada sẽ không bắt theo luật dẫn độ mà trục xuất?

Luật sư Vũ Đức Khanh: Nếu ông Trịnh Xuân Thanh  không có qui chế nhập cảnh đúng theo luật Canada, thì coi như ông vi phạm luật Canada, thì trong trường hợp đó không cần chính phủ Việt Nam yêu cầu gì hết, chính phủ Canada cũng phải truy tố ông ấy vì vi phạm luật di trú, và sau đó vì ông mang quốc tịch Việt Nam,  Canada sẽ liên hệ tới Tòa Đại sứ của Việt Nam tại Ottawa để yêu cầu trục xuất, giao ông Trịnh Xuân Thanh trở về Việt Nam.

Nếu ông Thanh tới Canada với visa là nhà kinh doanh hay đầu tư, thì ông ấy không bị gì hết (trong thời hạn visa).

Trong trường hợp ông ấy không vi phạm gì hết mà chính phủ Việt Nam tống đạt lệnh truy nã cho cảnh sát Hoàng gia Canada thì cảnh sát sẽ phải xem là có nên bắt giữ hay không, dựa theo hồ sơ tội phạm của ông ấy. Nhưng đây là lĩnh vực khác.

Kính Hòa: Tức là nếu chính phủ Canada nhận thông báo từ Hà nội rằng ông Thanh là tội phạm thì họ phải điều tra, mặc dù giữa Canada và Việt Nam không có hiệp ước dẫn độ?

Luật sư Vũ Đức Khanh: Lực lượng cảnh sát Hoàng gia Canada sẽ phải tiếp nhận cái đó và mở cuộc điều tra, nhưng mà nếu như có một tống đạt thông qua Interpol và chính phủ Việt Nam xác nhận với Canada là ông Thanh đang ở Canada, và yêu cầu là bắt, thì lúc đó chính phủ Canada bắt buộc phải làm điều đó, vì đây là vấn đề an ninh, dựa trên những bằng chứng mà Việt nam cung cấp.

Nhưng điều đó không có nghĩa là ông Thanh sẽ bị bắt. Ông ấy bị bắt hay là được trả tự do, hay tại ngoại, nếu chính phủ Canada không thấy có đủ bằng chứng để mà bắt. Nếu ông ấy là một nhân vật nguy hiểm cho an ninh của Canada thì có lý do để mà bắt. Cho nên tôi thấy dù có tống đạt của chính phủ Việt Nam đi nữa, thì chuyện bắt ông ấy là chuyện hy hữu đối với tôi.

Luật sư Vũ Đức Khanh: Chuyện đó rất khó. Lấy trường hợp của Trung quốc. Hiện giờ có rất nhiều quan chức của Trung quốc trốn ở Canada. Chính phủ Trung Quốc làm áp lực rất mạnh với Canada để ký hiệp định dẫn độ. Đã 16 năm chính phủ Canada luôn từ chối ký hiệp định dẫn độ với Trung quốc.

Ông Lai là một trường hợp rất nổi tiếng ở Canada. Ông ấy bị trục xuất trở về Trung quốc năm 2011, và chịu án chung thân ở đó. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông Lai bị dẫn độ, mà ông bị trục xuất khỏi Canada vì vi phạm luật di trú của Canada.

21 tháng chín vừa qua, ông Thủ tướng Lý Khắc Cường có đến Canada và có yêu cầu hai nước đàm phán một hiệp ước dẫn độ, nhưng cho tới giờ phút này thì Canada vẫn nói là hai bên vẫn tiếp tục bàn thảo chứ chưa dùng tới chữ đàm phán.

Kính Hòa: Canada và Việt Nam không có hiệp định dẫn độ. Lý do nào khiến hai quốc gia không có hiệp định dẫn độ? Khó khăn là từ phía Canada không muốn, hay Việt Nam không muốn?

Luật sư Vũ Đức Khanh: Việt nam cũng giống như Trung quốc thôi, có những quan chức của họ, đảng viên của họ tham nhũng lấy cắp tài sản quốc gia. Không phải phía Việt Nam hay Trung quốc không muốn có hiệp định dẫn độ, mà Canada, Hoa Kỳ hay Anh, Pháp, không muốn có một hiệp định dẫn độ với các quốc gia như Việt Nam hay Trung quốc vì họ nghĩ rằng có ba lý do:

Thứ hai là hệ thống pháp lý của những quốc gia như Việt Nam không thỏa mãn tiêu chuẩn pháp lý giống như Canada, Úc hay Anh, Mỹ,…

Thứ ba Canada không muốn dính đến những vấn đề mang tính nội bộ  của một quốc gia khác.

Kính Hòa: Xin cảm ơn ông.

Chế Độ Hôn Nhân Không Tự Do Trong Pháp Luật Phong Kiến Việt Nam

Chế độ hôn nhân không tự do trong pháp luật phong kiến Việt Nam. Bài tập học kỳ môn Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam 9 điểm.

Chế độ hôn nhân không tự do trong pháp luật phong kiến Việt Nam. Bài tập học kỳ môn Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam 9 điểm.

Hôn nhân – gia đình là một trong những vấn đề nổi trội của xã hội, nên chế định này đã được các nhà làm luật trên thế giới, ghi nhận ngay trong những bộ luật đầu tiên của nhân loại như: bộ luật Hammurabi của Lưỡng Hà, bộ luật Manu của Ấn Độ … Đặc biệt, là sự ảnh hưởng của nho giáo và pháp luật phong kiến Trung Hoa, nên pháp luật phong kiến Việt Nam có sự tiếp thu phát triển. Bên cạnh đó, những quy định của pháp luật nước ta có sự sáng tạo, độc lập với pháp luật các nước khác, tiêu biểu trong lĩnh vực hôn nhân. Ở nước ta, chế độ hôn nhân được xác lập theo nguyên tắc không tự do, phụ quyền, gia trưởng, đa thê – không bình đẳng. Trong phạm vi bài luận này, em xin đi sâu trình bày nguyên tắc hôn nhân không tự do trong pháp luật phong kiến nước ta.

I. Vài nét khái quát về quan hệ hôn nhân

“Hôn nhân là sự liên kết pháp lý giữa một người nam và một người nữ với tư cách là vợ chồng”. Nhà làm luật khi đưa ra khái niệm hôn nhân đều xuất phát từ vị trí của hôn nhân là một thiết chế xã hội: “Việc một người đàn ông và một người đàn bà cam kết sống chung với nhau với những quyền và nghĩa vụ đối với nhau cũng như đối với con cái”. Trong thời kì phong kiến, hôn nhân ở một số nước Châu Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng là sự thể chế hóa những quan điểm, lễ nghi nho giáo. Mà hôn nhân không tự do, đa thê và xác lập chế độ gia đình phụ quyền, gia trưởng là nguyên tắc cơ bản, nổi trội trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình của pháp luật phong kiến Việt Nam(được quy định trong các bộ luật của Việt Nam thời phong kiến, tiêu biểu là Quốc triều hình luật và Hoàng việt luật lệ).

II. Chế độ hôn nhân không tự do trong pháp luật phong kiến Việt Nam

Thể hiện rõ nhất ở điều kiện kết hôn. Theo tinh thần và nội dung của nhiều điều khoản trong hai bộ luật này, việc kết hôn phải tuân theo các nguyên tắc sau:

Việc kết hôn phải có sự đồng ý của cha, mẹ. Đây là một nội dung quan trọng thê hiện nguyên tặc hôn nhân không tự do trong cổ luật Việt Nam. Cả hai bộ luật đều quy định rất chặt chẽ về nội dung này. Tại điều 314 Quốc triều hình luật quy định ” người kết hôn mà không đủ sính lễ đến nhà cha mẹ người con gái ( nếu cha mẹ chết thì đem đến người nhà trưởng họ hay nhà người trưởng làng) để xin, mà thành hôn với nhau một cách cẩu thả thì phải biếm một tư và theo lệ sang hèn phải bắt nộp tiền tạ( tạ: là xin lỗi ), cho cha mẹ nếu cha mẹ chết thì nộp cho trưởng họ hay trưởng làng, người con gái phai chịu phạt 50 roi” theo tinh thần của điều luật này thì việc kết hôn nhất thiết phải có sự đồng ý của hai bên cha mẹ nếu cha mẹ đã chết thì phải được sự đồng ý của bậc thân thuộc hoặc trưởng thôn. Có thể coi đây là điều kiện cơ bản nhất, loại trừ hẳn quyền kết hôn tự do của hai đương sự. Điều kiện này xuất phát từ quan điểm phong kiến cho rằng hôn nhân là một loại quan hệ phải xuất phát từ quyền lợi của gia đình, dòng họ nhằm giao hiếu giữa hai dòng họ và kế truyền dòng dòng dống tông tộc.do đó việc hôn nhân phải được đặt dươi sự xem xét và quyết định của người gia trưởng loại trừ sự tự do cá nhân của hai bên đương sự. Tuy vậy tại điều 94 Hoàng việt luật lệ quy định trường hợp ngoại lệ pháp luật thừa nhận trường hợp thành hôn mà chưa có ý kiến của ông bà, cha mẹ khi làm ăn buôn bán hoặc làm ăn ở xa. Quy định này phù hợp với điều kiện lãnh thổ rộng lớn đi lại khó khăn.

Hiệp Ước Dẫn Độ Việt

Nhiều người dân trong nước muốn chính phủ công khai về hiệp ước dẫn độ với Bắc Kinh được ký kết cách đây 4 năm và bày tỏ lo ngại rằng Việt Nam có thể trở thành “miền đất hứa” cho tội phạm Trung Quốc.

Quốc hội Trung Quốc hôm 26/8 phê chuẩn hiệp ước gồm 22 điều khoản và theo Xinhua (Tân Hoa Xã), hiệp định này được hai nước bắt đầu bàn thảo từ năm 2013 và ký kết năm 2015.

Cũng như nhiều người Việt Nam bày tỏ trên mạng xã hội, nhà báo Võ Văn Tạo và luật sư Lê Đình Việt nói với VOA rằng họ ngạc nhiên khi biết thông tin về hiệp định được ký kết với Trung Quốc.

“Chúng tôi rất ngạc nhiên bởi thông tin đó không đến với người Việt Nam bằng những cơ quan chính thức của nhà nước Việt Nam mà chỉ là những tin lan truyền qua hệ thống mạng rằng phía Trung Quốc công bố việc Quốc vụ viện Trung Quốc đã thông qua hiệp định dẫn độ đó,” nhà báo Võ Văn Tạo nói từ Nha Trang. “Là những người Việt Nam, chúng tôi không hề được biết mà chỉ biết gián tiếp qua thông tin trên mạng.”

LS Lê Đình Việt, người hành nghề luật trong hơn 10 năm qua ở Hà Nội, cũng cho biết ông rất ngạc nhiên về thông tin này qua báo chí nước ngoài.

Việc quốc hội Trung Quốc thông qua hiệp ước dẫn độ với Việt Nam sẽ làm nó có hiệu lực. Không rõ quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn hiệp ước này chưa.

Theo tìm hiểu của VOA, truyền thông Việt Nam chưa có ghi nhận nào về việc Trung Quốc phê chuẩn Hiệp ước dẫn độ với Việt Nam, và cũng không thông tin về việc hai nước bàn thảo cũng như ký kết hiệp ước này trong những năm qua.

Trong mấy tháng gần đây, hàng trăm người Trung Quốc phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam đã được trao trả lại Trung Quốc mà không bị xét xử.

Bốn trăm người Trung Quốc tổ chức đường dây đánh bạc được cho là lớn nhất từ trước tới nay ở Việt Nam qua mạng internet ở Hải Phòng, được trao trả cho Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn chỉ hơn 1 tháng sau khi Trung Quốc thông báo về việc phê chuẩn hiệp ước dẫn độ với Việt Nam.

Trước đó, hàng chục người Trung Quốc điều hành sàn chứng khoán giả hoặc phạm tội giết người Việt Nam đều được dẫn độ về Trung Quốc mà không qua xét xử ở Việt Nam.

“Bản thân tôi và rất nhiều công dân khác không hài lòng khi hành vi phạm tội xảy ra ở Việt Nam làm ảnh hưởng đến vấn đề an ninh và an toàn khu vực ở Việt Nam, nhưng lại được giao cho Trung Quốc để giải quyết ở Trung Quốc. Điều đó không đảm bảo sự khách quan và tính công bằng,” LS Lê Đình Việt của công ty luật Minh Tín nói và cho biết rằng theo luật của Việt Nam, các hành vi phạm tội xảy ra ở Việt Nam phải được xét xử ở Việt Nam.

‘Thiên đường’ cho tội phạm Trung Quốc?

Nhà báo Võ Văn Tạo, người từng có 10 năm tham gia hội thẩm nhân dân ở Nha Trang, nói rằng theo hiểu biết của ông thì hiệp định dẫn độ là để trả nghi can phạm tội ở Trung Quốc chạy trốn sang Việt Nam, chứ không phải người Trung Quốc phạm tội ở Việt Nam về nước họ.

Các vụ việc trao trả tội phạm Trung Quốc gây tranh cãi trong công chúng gần đây được Bộ Công an Việt Nam giải thích là chuyên án của Bộ, và rằng Bộ đã ký thỏa thuận về hợp tác trong công tác phòng chống tội phạm với Trung Quốc.

“Dư luận Việt Nam đang bất bình về hiệp ước này,” ông Lê Quang Huy, một người sinh sống ở TP HCM viết trên Facebook cá nhân. “Bất bình vì sự thiếu vắng của tính minh bạch và tính công khai của việc ký kết. Bất bình vì nó mang lại nhiều bất lợi cho Việt Nam.”

LS Lê Đình Việt cũng nói rằng, như nhiều công dân khác, ông “muốn biết rõ hiệp ước dẫn độ nội dung của nó như thế nào, quy định về trường hợp nào thì dẫn độ, trao trả cho phía Trung Quốc và trường hợp nào phải được giải quyết ở Việt Nam.”

Tội phạm Trung Quốc ở Việt Nam đã gia tăng trong những năm gần đây trong nhiều lĩnh vực, theo quan sát của LS Lê Đình Việt. Ông cho biết đặc biệt trong năm 2019, số lượng các vụ việc phạm tội của người Trung Quốc tăng rất nhiều và với quy mô lớn.

Tuần trước Bộ Công an thông báo đã phá vỡ đường dây sản xuất ma túy “cực lớn” của người Trung Quốc ở Kon Tum và Bình Định, trong đó 4 người dính líu tới đường dây này chỉ bị xử phạt hành chính.

Trong tuần này, truyền thông trong nước cũng đăng tải thông tin về việc bắt giữ các nhóm người Trung Quốc vi phạm pháp luật Việt Nam khi có hành vi sản xuất phim đồi trụy và quan hệ tình dục với trẻ em ở Đà Nẵng, cho vay nặng lãi thông qua ứng dụng điện thoại ở TP HCM, và gắn thiết bị ‘lạ’ trộm thông tin hàng trăm thẻ ATM nhằm chiếm đoạt tài sản ở Nghệ An.

Nhà báo Võ Văn Tạo cho biết với việc mở cửa cho nhiều người Trung Quốc vào làm ăn và sinh sống ở Việt Nam, nhiều người dân trong nước lo ngại rằng Việt Nam sẽ là “thiên đường và miền đất hứa” cho tội phạm Trung Quốc vì khi họ “gây tội ác ở Việt Nam và không bị trừng phạt và xét xử ở Việt Nam. “Đấy là sơ hở để những kẻ có tiền án tiền sự ở Trung Quốc chạy sang Việt Nam để tiếp tục gây tội ác ở Việt Nam.”

Theo LS Lê Đình Việt, hiệp ước dẫn độ Việt-Trung sẽ thu hút nhiều người Trung Quốc sang Việt Nam phạm tội.

Nhiều người dùng Facebook trong những ngày qua cũng cho rằng “Việt Nam sẽ là thiên đường cho tội phạm Trung Quốc” sau vụ xử phạt hành chính và việc Trung Quốc đưa hiệp ước dẫn độ với Việt Nam vào thực thi.

“Tôi hy vọng nhà nước Việt Nam sớm nhận ra điều này để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời trong hệ thống luật pháp cũng như thực thi luật pháp để hạn chế tình trạng phạm tội người Trung Quốc gây tội ác ngày càng nhiều ở Việt Nam,” nhà báo Võ Văn Tạo nói.

Chơi Forex Ở Việt Nam Có Hợp Pháp Không?

Forex là một kênh đầu tư tài chính trực tuyến “hot” nhất hiện nay tại Việt Nam với số lượng người tham gia ngày càng đông và số lượng broker gia nhập vào thị trường ngày càng nhiều. Nếu như với chứng khoán, nhà đầu tư sẽ không phải lo lắng về rủi ro pháp lý của hình thức này vì thị trường chứng khoán được nhà nước bảo hộ, nhà đầu tư chứng khoán được pháp luật Việt Nam cho phép kinh doanh và bảo vệ quyền lợi, thì với forex lại hoàn toàn trái ngược.

Một điều dễ nhận thấy nhất chính là, những tin tức về thị trường chứng khoán, về nhà đầu tư chứng khoán, cổ phiếu, chứng khoán phái sinh… được phát sóng thường xuyên trên các bản tin thời sự chính thống trong khi về forex thì không. Hay kinh doanh chứng khoán thông qua các sàn giao dịch của Nhà nước thì kinh doanh forex lại thông qua các broker nước ngoài, không hề có bóng dáng của Bộ tài chính hay Chính phủ Việt Nam. Vì thế, sự hoài nghi về tính pháp lý của kênh đầu tư này là hoàn toàn có cơ sở.

Tìm hiểu:

Hoạt động của thị trường forex tại Việt Nam

Forex hay thị trường ngoại hối bắt đầu hoạt động trên thế giới vào năm 1971, là một thị trường phi tập trung toàn cầu – nơi mà các ngân hàng của các nước trao đổi tiền tệ với nhau. Chủ thể tham gia vào thị trường này bao gồm Ngân hàng Trung ương, ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư, tổ chức tín dụng, các định chế tài chính khác và nhà đầu tư bán lẻ.

Với sự phát triển của công nghệ, thị trường forex hiện nay đã cho phép những cá nhân được quyền tham gia vào mạng lưới giao dịch toàn cầu này thông qua một chủ thể trung gian, đó là nhà môi giới hay sàn forex.

Thị trường forex là thị trường tài chính lớn nhất hiện nay, khối lượng giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ đô la mỗi ngày, lợi nhuận tiềm năng vô cùng hấp dẫn. Để “chơi forex”, nhà đầu tư cần mở tài khoản tại một broker, giao dịch các cặp tiền thông qua việc đặt các lệnh mua (nếu dự đoán giá tăng) hoặc lệnh bán (nếu dự đoán giá giảm) và lợi nhuận/thua lỗ được tính dựa trên sự chênh lệch giá tại thời điểm đặt lệnh và đóng lệnh. Đây chính xác là hình thức giao dịch ký quỹ thông qua tài khoản trực tuyến và lợi nhuận ròng được định giá liên tục theo sự biến động của giá cả trên thị trường.

Khác với chứng khoán, forex cung cấp môi trường giao dịch thuận lợi hơn rất nhiều cho nhà đầu tư như: thị trường hoạt động 24/5, trader giao dịch bất kể thời điểm nào trong ngày; tính thanh khoản cao, dễ dàng mua bán; được đầu tư với số vốn thấp nhờ tính chất đòn bẩy; chỉ cần một chiếc điện thoại có kết nối internet là đã được “chơi forex”…

Ở nước ta, forex bắt đầu gia nhập vào thị trường Việt Nam từ hơn 10 năm trước và trở thành kênh đầu tư hấp dẫn nhất hiện nay. Tuy nhiên, đây là hình thức đầu tư mang tính đặc thù của lĩnh vực tài chính, đòi hỏi người tham gia phải có kiến thức nhất định về công nghệ, về tài chính quốc tế nên Chính phủ nước ta chỉ cho phép các tổ chức tín dụng như ngân hàng, quỹ đầu tư… được tham gia giao dịch trên thị trường này.

Trong khi trên thế giới, các sàn forex được sự chấp thuận và điều chỉnh bởi luật pháp các nước, được kiểm soát bởi các cơ quan quản lý ngoại hối uy tín, các cá nhân được tham gia vào thị trường với tư cách nhà đầu tư, nhà giao dịch thì tại Việt Nam lại bị hạn chế về những vấn đề này.

Những quy định của pháp luật về Forex tại Việt Nam

Hiện nay, hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam chịu sự điều chỉnh của các văn bản luật pháp sau:

Pháp lệnh ngoại hối.

Nghị định 88/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (Nghị định này thay thế Nghị định 96/2014 và có hiệu lực từ ngày 31/12/2019).

Luật Các tổ chức tín dụng.

Thông tư số 20/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép.

Luật xử lý vi phạm hành chính.

Trong đó, Điều 36 Pháp lệnh ngoại hối về Nguyên tắc kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối:

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phạm vi kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác.

Xem đầy đủ Pháp lệnh ngoại hối TẠI ĐÂY

Điều 23. Mục 7. Chương II của Nghị định 88/2019/NĐ-CP: xử lý vi phạm các quy định về hoạt động ngoại hối:

Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);

b) Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);

c) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;

b) Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;

c) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.

Và các khung hình phạt từ 20,000,000 đến 250,000,000, các hình thức phạt bổ sung khác dành cho những hành vi vi phạm hoạt động ngoại hối nghiêm trọng hơn.

Xem đầy đủ TẠI ĐÂY

Điều 2. Thông tư 20/2011/TT-NHNN: quy định về đối tượng được mua bán, trao đổi ngoại tệ:

a) Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài;

b) Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài.

Đối với các mục đích hợp pháp khác quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối, cá nhân có thể mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép tùy theo khả năng cân đối nguồn ngoại tệ tiền mặt của tổ chức tín dụng.

Cá nhân là người nước ngoài có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.

Cá nhân bán ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép và Đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.

Xem Thông tư đầy đủ TẠI ĐÂY

Vậy thì, Chơi forex tại Việt Nam có phạm pháp hay không?

Thứ nhất, đối với các broker Việt Nam

Theo Pháp lệnh ngoại hối được trích dẫn ở trên thì những tổ chức kinh doanh ngoại hối khi chưa được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước bằng văn bản đều là hành vi trái pháp luật. Chính vì vậy, các sàn forex Việt Nam đều là những sàn chui, hoạt động phạm pháp.

Đối với những sàn forex chui này, nếu bị “tóm” sẽ phải chịu xử phạt hành chính rất nặng, lên đến 250 triệu đồng. Nếu là sàn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư với số tiền chiếm đoạt lớn sẽ quy sang tội danh hình sự.

Thứ hai, đối với các trader, nhà đầu tư Việt

Cũng theo Pháp lệnh ngoại hối, việc kinh doanh, trao đổi ngoại tệ chỉ được thực hiện bởi các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác được chỉ định bởi Ngân hàng Nhà nước. Các cá nhân mua bán, trao đổi ngoại tệ phải phù hợp với những mục đích được nêu rõ trong Thông tư 20/2011/TT-NHNN như đã trình bày ở trên. Trong khi đó, hoạt động đầu tư forex của nhà đầu tư cá nhân lại nằm ngoài những mục đích này, chính vì vậy, trader Việt khi “chơi forex” vừa phạm pháp vừa không được luật pháp Việt Nam bảo hộ trong trường hợp rủi ro xảy ra giữa nhà đầu tư và nhà môi giới.

Ngoài rủi ro pháp lý thì trader Việt còn gặp phải những rủi ro đến từ nhà môi giới và thị trường.

Trên thị trường có hàng trăm sàn forex đang hoạt động thì cũng đã có đến hơn một nửa trong số đó là những broker dỏm, không được cấp phép bởi các cơ quan quản lý forex uy tín, nhà đầu tư mở tài khoản tại những sàn này có nguy cơ bị lừa đảo, bị ôm lệnh, dẫn đến thua lỗ và mất tiền.

Chính vì thế, nếu vẫn mạo hiểm tham gia vào kênh đầu tư hấp dẫn này, các bạn nên lựa chọn một broker uy tín, được cấp phép bởi những cơ quan quản lý tài chính hàng đầu thế giới để được những cơ quan, tổ chức đó bảo hộ trong trường hợp xảy ra tranh chấp với broker.

Thị trường forex biến động không ngừng và chịu tác động của nhiều yếu tố kinh tế, tài chính khác nhau, nếu không có kiến thức giao dịch, sự am hiểu về tài chính quốc tế, nhà đầu tư sẽ nhanh chóng thua lỗ. Đây là lý do mà có đến 90% trader Việt thất bại khi “chơi forex”.

Với rủi ro về tính pháp lý tại Việt Nam, các bạn, những người đang có ý định tham gia vào thị trường này nên xem xét thật kỹ lưỡng trước khi ra quyết định có nên “chơi forex” hay không? Hãy cân nhắc giữa lý do nên chơi forex và những rủi ro mà bạn sẽ phải đối mặt để có quyết định chính xác nhất đối với bản thân mình.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG.