Top 9 # Xem Nhiều Nhất Viết Một Văn Bản Khoa Học Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Cách Để Viết Một Báo Cáo Khoa Học

ĐỐI TƯỢNG: – Các bác sỹ chưa học chứng chỉ nghiên cứu khoa học – Điều dưỡng và cử nhân điều dưỡngMỤC TIÊU: 1. Viết được 1 bài báo cáo khoa học với quy mô nhỏ 2. Trình bày được bằng Slide một báo cáo khoa học trước hội đồng nghiệm thu và hội nghị khoa học I. Chọn đề tài:Để chọn một đề tài nghiên cứu nên dựa vào các tiêu chuẩn sau:

Tính bức thiết: tại sao phải nghiên cứu đề tài này, nó mang lại lợi ích gì?

Tính trùng lắp: nếu đề tài trùng lắp với các đề tài đã nghiên cứu thì giá trị không cao.

Tính khả thi: dựa trên 3 mặt

– Tài chính

Nếu hội trường rộng lớn: chọn chữ sáng trên nền tối, như chữ màu trắng / vàng trên nền xanh đậm.

Tránh slide với chữ màu xanh lá cây và màu nền đỏ (hay chữ màu đỏ trên nền màu xanh lá cây), vì rất nhiều người bị mù màu với sự kết hợp này. Nói chung tránh chọn màu nền đỏ vì đây là loại màu “nặng” dễ làm cho mắt bị mệt và khó theo dõi. TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Trương Đình Kiệt. Thiết kế nghiên cứu. Giáo trình sau đại học. Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2000.2. Nguyễn Thanh Liêm, Đặng Phương Kiệt, Lê Bích Thủy. Cách tiến hành công trình nghiên cứu y học. Nhà xuất bản y học. Hà Nội 1997.3. Nguyễn Thanh Liêm ( Dịch và hiệu đính).Phương pháp thiết kế các nghiên cứu lâm sàng. Hulley S.P, Cummings S.R, Browner W.S, Grady D.G, Newan T.B. NXB Y học- Hà Nội. 2011.4. . Nguyễn Thanh Liêm ( Dịch và hiệu đính).Phương pháp viết và trình bày một nghiên cứu lâm sàng. Browner W.S. NXB Y học- Hà Nội. 2010.5. Nguyễn Văn Tuấn. Lâm sàng thống kê. www.ykhoa.net6. Phương pháp nghiên cứu khoa học. Giáo trình sau đại học. Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2000..

Tác giả bài viết: chúng tôi Phạm Văn Phú

Nguồn tin: Khoa Ngoại tổng hợp BVĐK tỉnh Bình Định

Các Đặc Trưng Của Một Văn Bản Khoa Học

Kế đến, hệ thống thuật ngữ này còn là tên gọi cho một biến thể ngôn ngữ được ghi nhận có hai chiều.

2.2.2. Ngữ vực

Maths: Theorem; equation; map; variable; density; diameter; constant; solution; proportion….

Regilion: Supreme Being; trinity; Lucifer; Shiva; abode of the blessed; polytheism; Brahmanism; blasphemy; Karma; Great vehicle…

b/ Thiếu kiến thức về chuyên môn (technicality). Tính chuyên môn cũng là đặc trưng quan trọng nhất của hệ thuật ngữ KH&KT. Tính chuyên môn được hiểu ở đây là mức độ chúng ta sử dụng các từ ngữ từ các ngành, nghề cụ thể theo một cách chính xác hơn. Gần đây ta thấy trên báo chí thường sử dụng từ “chim xệ cánh” thay cho một từ chỉ một bệnh trong y học là “xơ hóa cơ Delta” vốn được dùng trong giới y học. Rõ ràng xét từ góc độ chuyên môn, người dịch sẽ lúng túng với từ “phoneme” hơn là từ “sound”, với từ “pertussis” hơn là từ “whooping cough”.

c/ Tính kết hợp các ngữ vực chuyên ngành: trong tiếng Anh phổ thông việc kết hợp từ vựng thường được đoán rất dễ dàng vì chúng rất tiêu biểu và phổ biến nhưng đối với ngôn ngữ chuyên ngành, một số kết hợp như vậy có vẻ như không đặc trưng lắm trong ngôn ngữ hàng ngày nhưng lại rất phổ biến trong ngữ vực chuyên ngành. Sinclair [1] cho rằng các cụm từ “dull highlights” và “vigorous depressions” có thể nghe lạ lẫm trong tiếng Anh thường ngày, nhưng lại là những kết hợp phổ biến trong lĩnh vực nhiếp ảnh và khí tượng học. Trong thống kê các sự kết hợp như “biased error” và “tolerable error” đều phổ biến và chấp nhận được. Các kết hợp nói trên có vẻ lạ lẫm trong giao tiếp Anh ngữ hàng ngày thì chắc chắn cũng là một khó khăn cho người dịch.

d/ Tính đa nghĩa của từ khi kết hợp: Các từ có nhiều nghĩa khác nhau khi được kết hợp nhiều cách khác nhau cũng là một khó khăn cho người dịch. Từ “medicine” có 3 nghĩa: 1) y học/ ngành y; 2) thuốc uống; 3) nội khoa. Khi kết hợp với các động từ “to study” hoặc “to practise” thì mang nghĩa 1). Khi kết hợp với “to take” hoặc “to drink” thì mang nghĩa 2). Trường hợp từ “medicine” khi kết hợp với các tính ngữ “traditional/ conventional/ orthodox/ alternative…. thì nó có nghĩa là nền y học. Nếu nó đi với các từ “cough” hay ” herbal” lại có nghĩa thuốc thang, khi kết hợp với từ internal nó có nghĩa là nội khoa.

e/ Các từ kỹ thuật hướng về sự vật và các từ khoa học hướng về quan niệm thường có nhiều nghĩa ở các ngành công nghệ cũng là một vấn đề trong dịch. Từ “module” có bốn nghĩa ở các chuyên ngành khác nhau. Các từ khác như “field”, “matrix”, “force”, “power” cũng có hơn một nghĩa trong nhiều lĩnh vực.

Một Số Văn Bản Pháp Luật Trong Lĩnh Vực Khoa Học &Amp; Công Nghệ

Luật này gồm 11 chương và 81 điều, quy định về tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN; việc tổ chức thực hiện hoạt động KH&CN; biện pháp bảo đảm phát triển khoa học và công nghệ; quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN tại Việt Nam.

Trong đó nêu rõ nguyên tắc hoạt động KH&CN là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển KH&CN; Xây dựng và phát huy năng lực nội sinh về KH&CN kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam; Bảo đảm quyền tự do sáng tạo, phát huy dân chủ trong hoạt động KH&CN vì sự phát triển của đất nước;Trung thực, khách quan, đề cao đạo đức nghề nghiệp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ môi trường.

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 15/3/2014.

3. Thông tư hướng dẫn đánh giá nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước số 12/2009/TT-BKHCN (ngày 8/5/2009)

Thông tư này gồm 5 chương và 28 điều, quy định việc đánh giá nghiệm thu, công nhận kết quả, thanh lý hợp đồng và xử lý vi phạm đối với đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm có sử dụng ngân sách Nhà nước thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước, dự án KH&CN và nhiệm vụ độc lập cấp Nhà nước.

Việc đánh giá đề tài, dự án phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

– Căn cứ vào hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã được ký kết và các nội dung đánh giá được quy định tại Thông tư này.

– Đảm bảo tính dân chủ, khách quan, trung thực và chính xác.

– Tiến hành đúng quy trình, thủ tục quy định tại Thông tư này.

Việc đánh giá được thực hiện theo hai cấp gồm đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở và đánh giá nghiệm thu cấp Nhà nước. Cấp cơ sở chỉ thực hiện đánh giá kết quả đề tài, dự án thông qua hội đồng KH&CN tư vấn đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở do tổ chức chủ trì đề tài, dự án thực hiện. Cấp Nhà nước bao gồm đánh giá kết quả đề tài, dự án và đánh giá việc tổ chức thực hiện đề tài, dự án. Đánh giá kết quả đề tài, dự án được thực hiện thông qua hội đồng KH&CN tư vấn đánh giá nghiệm thu cấp Nhà nước. Đánh giá kết quả đề tài, dự án ở cấp Nhà nước chỉ thực hiện đối với các đề tài, dự án được hội đồng đánh giá cấp cơ sở xếp loại “Đạt”. Đối với các đề tài, dự án có kết quả nghiên cứu là các sản phẩm có thể đo kiểm được (kể cả phần mềm máy tính…), thì tính xác thực của các thông số kỹ thuật và tài liệu công nghệ còn được thẩm định bởi tổ chuyên gia trước khi hội đồng họp phiên đánh giá cấp Nhà nước.

Kinh phí đánh giá cấp cơ sở được lấy từ kinh phí thực hiện đề tài, dự án. Kinh phí đánh giá đề tài, dự án cấp Nhà nước được lấy từ ngân sách sự nghiệp khoa học hàng năm của Bộ KH&CN hoặc cơ quan chủ quản. Chi phí phát sinh để hoàn thiện các sản phẩm và tài liệu của đề tài, dự án theo yêu cầu của hội đồng các cấp do tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài, dự án tự trang trải.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 13/2004/QĐ-BKHCN ngày 15/5/2004 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành “Quy định đánh giá nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Nhà nước” và Quyết định số 04/2007/QĐ-BKHCN ngày 19/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá nghiệm thu đề tài KH&CN”.

4. Thông tư hướng dẫn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước số 06/2012/TT-BKHCN (ngày 12/3/2012)

Thông tư này hướng dẫn việc tổ chức xác định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo đặt hàng của Nhà nước bao gồm các đề tài nghiên cứu khoa học và dự án sản xuất thử nghiệm thuộc các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước để tuyển chọn hoặc giao trực tiếp cho các tổ chức và cá nhân thực hiện.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.

5. Thông tư quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Quốc gia sử dụng ngân sách Nhà nước Số 07/2014/TT-BKHCN (ngày 26/5/2014)

Thông tư này gồm 5 chương và 25 điều, qui định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Quốc gia sử dụng ngân sách Nhà nước dưới các hình thức đề tài khoa học và công nghệ; dự án sản xuất thử nghiệm; đề án khoa học; dự án KH&CN; chương trình KH&CN.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 7 năm 2014 và thay thế Thông tư 06/2012/TT-BKHCN ngày 12/03/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước

6. Thông tư quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp Quốc gia sử dụng NSNN số 10/2014/TT- BKHCN (ngày 30/5/2014)

Thông tư này gồm 5 chương và 21 điều, quy định việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Quốc gia sử dụng ngân sách Nhà nước bao gồm:

– Đề tài khoa học và công nghệ cấp Quốc gia;

– Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Quốc gia;

– Đề án khoa học cấp Quốc gia.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2014 và thay thế Thông tư số 08/2012/TT-BKHCN ngày 02 tháng 4 năm 2012 và Thông tư số 09/2012/TT-BKHCN ngày 02 tháng 4 năm 2012.

7. Thông tư hướng dẫn quản lý dự án khoa học và công nghệ số 11/2013/TT-BKHCN (ngày 29/3/2013).

Thông tư này gồm 5 chương và 22 điều, quy định việc xây dựng và quản lý các dự án KH&CN có sử dụng ngân sách Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất các sản phẩm trọng điểm, chủ lực, ưu tiên, mũi nhọn được Bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện, quản lý dự án KH&CN.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 5 năm 2013 và thay thế Quy định tạm thời về việc xây dựng và quản lý các Dự án KH&CN ban hành kèm theo Quyết định số 11/2005/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ KH&CN và Thông tư số 17/2010/TT-BKHCN.

9. Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN, hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước.

Thông tư này áp dụng đối với: Các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước (bao gồm đề tài nghiên cứu khoa học, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án KH&CN cấp Nhà nước, cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch Nước, Văn phòng Quốc hội, các Ban của Đảng, cơ quan Trung ương, các hội, đoàn thể, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các hoạt động phục vụ công tác quản lý các đề tài, dự án KH&CN của cơ quan có thẩm quyền.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư liên tịch số 45/2001/TTLT/BTC-BKHCNMT ngày 18/06/2001.

11. Quy chế quản lý hoạt động KHCN trong tổ hợp công ty mẹ – công ty con Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV)

Quy chế này quy định về tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN; việc tổ chức thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ; biện pháp bảo đảm phát triển khoa học và công nghệ; quản lý của TKV về khoa học và công nghệ trong tổ hợp công ty mẹ – công ty con TKV.

Quy chế này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong và ngoài TKV tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Tập đoàn các công ty TKV. Quy chế này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015.

Gợi Ý Cách Viết Một Bài Báo Khoa Học – Cổng Thông Tin Đào Tạo Sau Đại Học – Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự

Gợi ý cách viết một bài báo khoa học

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động có tổ chức và logic, do vậy viết báo cáo cũng phải có tổ chức và logic.

Bài viết nầy cung cấp các tiến trình và kỹ thuật cơ bản để thực hiện một bài báo về kết quả nghiên cứu. Hy vọng rằng các nội dung được giải thích trong bài viết có thể giúp bạn cải thiện kỹ năng trong việc viết một bài báo khoa học.

1 Viết bài báo khoa học

2 Các câu hỏi đầu tiên

Trước khi viết bài báo khoa học bạn cần tự hỏi mình các câu hỏi sau:

– Nghiên cứu của bạn đã đủ sâu chưa để viết bài báo?

– Đây là bài báo cần xuất bản để thông tin kết quả nghiên cứu cho mọi người?

3 Các đặc điểm của một bài báo khoa học tốt

– Trình bày chính xác về kết quả nghiên cứu.

– Viết rõ ràng và dễ hiểu.

– Tuân theo kiểu trình bày chuyên biệt về kiến thức khoa học.

– Không sử dụng từ ngữ khó hiểu hay thông tục.

– Không sử dụng kết quả nghiên cứu (chưa xuất bản) của người khác khi chưa được sự đồng ý (đây là một lỗi lầm rất nghiêm trọng).

4 Các phần của một bài báo

Một bài báo khoa học mẫu bao gồm các thành phần sau đây, được liệt kê theo thứ tự xuất hiện trong bài viết:

– Tựa đề (Title): Đây là tên của bài báo, cần ngắn gọn và phù hợp để chú dẫn (indexing).

– Tác giả (Authors): Liệt kê tên người thực hiện nghiên cứu và viết bài báo.

– Địa chỉ thư tín (Postal address): Địa chỉ đầy đủ của tác giả để người đọc có thể liên hệ được.

– Tóm lược (Abstract): Mô tả vắn tắt vấn đề và kết quả.

– Giới thiệu (Introduction): Cho biết vấn đề nghiên cứu là vấn đề gì và giới thiệu các thông số nghiên cứu.

– Vật liệu và phương pháp (Materials and methods): Bạn đã nghiên cứu vấn đề như thế nào, phải trình bày như thế nào để người khác có khả năng lập lại nghiên cứu của bạn.

– Kết quả (Results): Bạn đã tìm được kết quả gì, trình bày số liệu.

– Tài liệu tham khảo (References): Liệt kê các tác giả, năm xuất bản và tên tài liệu,… mà bạn đã tham khảo để phát biểu trong bài báo.

5 Các hướng dẫn cho các phần của một bài báo

5.1 Tên đề tài (Title)

Tên đề tài là phần được đọc nhiều nhất vì các lý do: các nhà nghiên cứu khác đọc nó khi lướt qua nội dung của một tạp chí và thông qua việc tìm kiếm tài liệu từ các nguồn thông tin thứ cấp thường ghi tên đề tài và tên tác giả. Tên đề tài có thể được lưu trữ trong thư mục về cơ sở dữ liệu, chú dẫn và được trích dẫn trong các bài báo khác. Tên đề tài có thể giúp các nhà nghiên cứu tìm kiếm các thông tin quan trọng. Một tên đề tài tốt cần:

– Chứa ít từ ngữ nếu có thể được. Bỏ các từ không cần thiết, thí dụ: Một số chú ý trên…., Các quan sát trên…. để làm tên đề tài được cô đọng. Nhiều tạp chí yêu cầu tối đa 25 từ.

– Tên đề tài phản ánh chính xác về nội dung bài viết và dễ hiểu, tránh dùng chữ viết tắt, công thức và từ ngữ khó hiểu. Sử dụng những từ ngữ quan trọng nhất, đặt chúng trước tiên trong tên đề tài.

– Hạn chế sử dụng động từ (verb).

– Bao gồm các từ khóa (keywords) quan trọng nếu có thể được vì chúng sẽ được sử dụng cho chú dẫn và tìm kiếm qua mạng.

– Tuân theo kiểu định dạng bài báo của nơi bạn định xuất bản.

5.2 Tác giả (Authors)

– Tên tác giả cần ghi đầy đủ, không sử dụng tên viết tắt.

– Chỉ ghi tên người thật sự là tác giả có tham gia viết bài.

– Ghi theo thứ tự tên tác giả đóng góp quan trọng trong bài báo.

– Ghi chú địa chỉ của tác giả theo định dạng của nhà xuất bản.

– Tên tác giả ghi đầu tiên là tác giả chính (senior author), thứ tự các tên tác giả tiếp theo được ghi tùy theo mức độ đóng góp quan trọng cho nghiên cứu. Người hướng dẫn, cố vấn cho nghiên cứu, và đôi khi một trưởng phòng thí nghiệm hay trưởng cơ quan nghiên cứu muốn được ghi vào nhóm tên tác giả thì vị trí thích hợp nhất là tên tác giả cuối cùng.

– Những người chỉ tiếp thu thập số liệu hoặc giúp đỡ thực hiện thí nghiệm thì ghi trong phần cảm tạ.

5.3  Tóm tắt (Abstract)

Tóm tắt cần được viết theo kiểu khẳng định hơn là kiểu mô tả, do vậy nó trình bày sự thật hơn là viết chung chung.  Một tóm lược tốt cần phải:

– Ngắn gọn, khoảng 200-250 từ (tiếng Anh), khoảng 350-400 từ (tiếng Việt, khoảng 1/2 trang A4), thông thường là một đoạn văn (paragraph).

– Tóm tắt mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp sử dụng, các kết quả chính bao gồm bất kỳ phát hiện mới nào, các kết luận chủ yếu và ý nghĩa của chúng.

– Không ghi lược khảo theo tên bảng, hình vì bảng và hình chỉ xuất hiện trong nội dung bài viết mà thôi.

– Không sử dụng các chữ viết tắt ngoại trừ chúng là những thuật ngữ tiêu chuẩn hoặc đã được giải thích.

– Không ghi tên tác giả và tài liệu tham khảo.

– Không ghi bất kỳ thông tin hoặc kết luận nào nằm ngoài nội dung bài viết.

– Không ghi các phát biểu tổng quát hoặc tóm tắt, phải ghi các kết quả tìm được một cách rõ ràng.

– Từ khóa (keywords): Các từ khóa được liệt kê độc lập bên dưới tóm tắt, khoảng 3-5 từ. Tất cả các từ khóa phải hiện diện trong phần tóm tắt.

5.4  Giới thiệu (Introduction)

Một giới thiệu tốt cần tương đối ngắn gọn, để nói tại sao người đọc cần chú ý đến bài báo, tại sao tác giả thực hiện nghiên cứu và cung cấp kiến thức cần thiết cho người đọc để hiểu và nhận xét bài báo.

– Trình bày các tính chất và phạm vi của các vấn đề đã được nghiên cứu.

– Giải thích các mục tiêu và các phương pháp nghiên cứu, khảo sát được bao gồm.

– Định nghĩa bất kỳ các thuật ngữ chuyên biệt hoặc chữ viết tắt sẽ được sử dụng sau đó trong bài viết.

– Cần phát biểu một cách logic và rõ ràng về giả thiết hoặc nguyên lý nghiên cứu.

– Phần giới thiệu không nên viết quá hai trang đánh máy.

5.5  Vật liệu và phương pháp (Materials and Methods)

Cách đơn giản nhất để viết phần nầy là trình bày theo trình tự. Bạn cần cung cấp tất cả thông tin cần thiết để những người nghiên cứu khác nhận xét được nghiên cứu của bạn hoặc có thể lập lại thí nghiệm của bạn. Các nội dung gồm có:

– Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu.

– Mô tả đầy đủ chi tiết bố trí thí nghiệm (kiểu bố trí, nghiệm thức, lập lại,…).

– Mô tả chính xác các đối tượng đã được sử dụng trong nghiên cứu (thí dụ: giống, dòng, tuổi cây,…).

– Nêu chi tiết kỹ thuật, khối lượng, nguồn gốc và phương pháp chuẩn bị các vật liệu đã được sử dụng. Nên sử dụng tên Latin, tên hóa học, khô;.

Chú ý:

– Không được mơ hồ về tên, chữ viết tắt.

– Tất cả khối lượng sử dụng phải ghi theo đơn vị tiêu chuẩn.

– Tất cả hóa chất phải được nhận biết rõ ràng để những người nghiên cứu khác có thể sử dụng lập lại thí nghiệm của bạn.

– Mỗi bước thí nghiệm phải được nêu rõ, cho biết số lần lập lại.

– Không được đưa vào bất kỳ điều gì không liên hệ đến kết quả nghiên cứu.

– Không trình bày các chi tiết không cần thiết vì có thể làm người đọc nhầm lẫn.

5.6  Kết quả (Results)

Đây là phần cốt lỏi của bài báo. Cách dễ nhất là trình bày các kết quả tương ứng theo trình tự của các mục tiêu đã được nêu trong phần giới thiệu (Introduction).

– Phát biểu đơn giản và rõ ràng.

– Báo cáo số liệu trung bình cùng với sai số chuẩn (standard error) hoặc độ lệch chuẩn (standard deviation) hay kết quả từ phân tích thống kê.

– Trình bày số liệu trong bảng hoặc hình, không trình bày lập lại số liệu trong phần viết. Chỉ nhắc lại số liệu đã được trình bày trong bảng hoặc hình đối với các số liệu quan trọng nhất. Cùng một nội dung số liệu thì chọn trình bày bằng hình hoặc bảng, không trình bày cả hai.

– Có thể trình bày số liệu không có ý nghĩa thống kê nếu như chúng có ảnh hưởng đến việc giải thích kết quả.

– Đánh số tất cả bảng và hình theo thứ tự.

– Chỉ nên trình bày những bảng và hình cần thiết, rõ ràng và có giá trị.

– Cần tránh: Số liệu lập đi lập lại; số liệu không có ý nghĩa thống kê không cần thiết; các bảng và hình không cần thiết; các từ ngữ không cần thiết.

– Không lập lại những gì đã đề cập trong phần lược khảo tài liệu.

– Liên hệ các kết quả với các câu hỏi được đặt ra trong phần giới thiệu.

– Cho thấy kết quả và giải thích phù hợp với nhau như thế nào hoặc không đồng ý như thế nào với kết quả trong các tài liệu đã công bố trước đó.

– Chỉ ra ý nghĩa của kết quả nghiên cứu.

Chú ý:

– Bám sát các mục tiêu nghiên cứu.

– Tuân theo trình tự của các mục tiêu nghiên cứu.

– Tránh các chi tiết không cần thiết hoặc lập lại thông tin từ những phần trước đó.

– Giải thích kết quả và đề nghị hàm ý hoặc ý nghĩa của chúng.

5.8  Kết luận và đề nghị (Conclusions and recommendation)

– Chọn phát biểu các kết luận quan trọng nhất với các luận cứ rõ ràng cho từng kết luận.

– Không trình bày lập lại các số liệu của kết quả.

– Đề xuất nghiên cứu trong tương lai tiếp theo kết quả đã đạt được hoặc đề nghị áp dụng kết quả nếu nghiên cứu có kết quả thật thuyết phục.

5.9  Cảm tạ (Acknowledgements)

Trong bài báo có thể có hay không có phần cảm tạ. Nếu có, trong phần nầy bạn có thể ghi lời cám ơn cơ quan hoặc cá nhân đã giúp bạn một cách có ý nghĩa trong việc thực hiện thí nghiệm. Đó có thể là nơi cung cấp kinh phí, phòng thí nghiệm cung cấp vật liệu, phương tiện nghiên cứu; có thể là người cho các lời khuyên khi thực hiện thí nghiệm, người giúp đọc và góp ý cho bài báo.

5.10 Tài liệu tham khảo (References)

Liệt kê đầy đủ các tài liệu tham khảo mà các nội dung của chúng đã được trích dẫn trong bài viết. Không ghi dư các tài liệu không được trích dẫn.

Nguồn: www.agu.edu.vn