Top 12 # Xem Nhiều Nhất Viết Một Đoạn Văn Về Văn Bản Cổng Trường Mở Ra Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Hãy Viết Một Đoạn Văn Ngắn Biểu Cảm Về Thế Giới Kì Diệu Qua Văn Bản Cổng Trường Mở Ra Của Lý Lan

Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”

Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.

Viết 1 Đoạn Văn Biểu Cảm Về Vai Trò Của Người Mẹ Qua Văn Bản “Cổng Trường Mở Ra”

Trong mỗi chúng ta người quan trọng nhất trong cuộc đời đó là Mẹ, mẹ đã vất vả sinh ra ta, cho ta uống những giọt sữa mát lành, ngọt ngào, và nuôi ta trưởng thành lớn khôn, dù ta có lớn đến đâu thì trong mắt mẹ ta mãi là người con bé bỏng, mẹ vẫn luôn dõi theo và lo lắng quan tâm tới ta, đúng như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:” Con dù lớn vẫn là con của mẹĐi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”Câu thơ mang ý nghĩa triết lý sâu sắc nhất trong bài thơ ” Con cò” của Chế Lan Viên, tác giả khẳng định tình mẹ là bao la và bất diệt. Đứng trước người mẹ kính yêu con dù lớn khôn đến đâu hay trưởng thành như thế nào đi nữa thì vẫn là đứa con bé thơ của mẹ, rất cần mẹ và luôn được yêu thương che chở rất nhiều.Trong cuộc sống ta không thể thiếu tình mẹ vì mẹ là người đã sinh ra ta, chín tháng mẹ mang nặng đẻ đau, mẹ nuôi nấng chăm sóc dạy dỗ chúng ta mẹ mang đến cho con biết bao nhiêu điều tuyệt vời nhất, nguồn sữa trong mát, câu hát thiết tha, những nâng đỡ, chở che, những yêu thương, vỗ về. Mẹ là bến đỗ bình yên của cuộc đời con, là niềm tin, là sức mạnh nâng bước chân con trên đường đời… Công lao của mẹ như nước trong nguồn, nước biển đông vô tận, mẹ luôn là người nâng đỡ ta khi vấp ngã, bên ta khi ta buồn, tha thứ cho ta mỗi khi ta mắc lỗi .Với những công lao to lớn như vậy mỗi chúng ta cần làm gì để đáp đền công ơn của mẹ? cuộc đời mẹ không gì vui hơn khi thấy con mình khỏe mạnh, chăm ngoan, học giỏi và hiếu thảo. Mỗi chúng ta cần rèn luyện học tập chăm ngoan để mẹ vui lòng luôn vâng lời, chăm chỉ giúp mẹ những công việc phù hợp với sức lao động của mình, đặc biệt phấn đấu học giỏi, động viên mẹ bằng những điểm 10.Khi lớn lên công thành danh toại cũng là lúc mẹ chúng ta đứng tuổi thì chúng ta cần biết chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ chu đáo. Khi ta biết công lao của mẹ và biết trân trọng mẹ cũng có nghĩa là ta đang trân trọng tình cảm trong gia đình, tình cha con, tình cảm ông bà, tình cảm anh chị em…. Đây là những thứ tình cảm bền vững trong đời sống, tinh thần của mỗi người. Tuy nhiên bên cạnh nhiều người biết đề cao trân trọng mẹ của mình thì còn có những người con cãi lại cha mẹ, ham chơi, làm những việc vi phạm pháp luật để mẹ lo lắng, đau lòng, rồi có những người con khi mẹ về già không lo phụng dưỡng mà chỉ biết kể công ” cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể – con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”. Bên cạnh những người mẹ yêu thương con cái thì cũng có những người mẹ ruồng rẫy, vứt bỏ đứa con của mình đó là hành vi xấu đáng nên án.Tóm lại câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên hoàn toàn đúng, mẹ là người rất quan trọng với tất cả chúng ta, chúng ta hãy biết quan tâm, chăm sóc và luôn làm cho mẹ vui, chúng ta còn đang là những học sinh thì hãy chăm chỉ học tập thật tốt, về nhà giúp đỡ bố mẹ những việc trong khả năng của mình.

Kết Thúc Văn Bản Cổng Trường Mở Ra Tác Giả Lý Lan Viết Đi Đi Con Bước Qua Cánh Cổng Trường Sẽ Là Một Thế Giới Kỳ Diệu Mở Ra. Từ 1 Câu Văn Em Hãy Viết 1 Đoạn Vă

Thật vậy,trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua. Có lẽ tại nơi đây nơi được gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã. Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”. Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản.Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn.Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”. Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Khép lại văn bản là bức thông điệp hướng tới mỗi người về việc luôn nhớ và trân trọng tới kỉ niệm ngày đầy tiên đi học và sự kính trọng biết ơn sự quan tâm lo lắng của cha mẹ dành cho mình, đỗng thời khẳng định vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ.

Cảm Nghĩ Của Em Về Văn Bản Cổng Trường Mở Ra

Tác phẩm Cổng trường mở ra là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Trí Lan, tác phẩm nói về việc đi học của đứa con, nhưng cùng một sự việc lại có sự bất đồng trong cảm xúc của người mẹ và đứa con của mình. Nếu người mẹ không thôi trăn trở, suy tư về ngày mai thì đứa con lại vô cùng hồn nhiên, ngây thơ. Trước việc đi học của mình, đứa trẻ chỉ háo hức như sự tò mò trước một điều gì đó mới lạ. Tìm hiểu về tác phẩm Cổng trường mở ra ta không chỉ thấy được bức tranh tâm trạng chân thực, phong phú của người mẹ mà còn cảm động trước tình cảm của người mẹ ấy dành cho đứa con nhỏ bé của mình.

Tác phẩm là bức tranh tâm trạng của người mẹ khi có con chuẩn bị bước vào lớp một, những suy nghĩ đối lập của người mẹ và đứa con cũng mang lại nhiều ấn tượng thú vị cho người đọc, mặt khác, qua đó ta còn có thể nhận thức được những đặc trưng tính cách giữa một người trưởng thành và một đứa trẻ, giữa người làm mẹ và đứa con của mình. Sự kiện đứa con đi học là một sự kiện lớn lao không chỉ đối với đứa trẻ mà đó là mối bận tâm của người mẹ.

Trước ngày khai giảng, mẹ không ngủ được, cũng chẳng thể tập trung vào việc gì ” mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc”, mẹ trằn trọc, suy tư nghĩ về ngày khai giảng đầu tiên của con và nhớ lại những hồi ức về ngày khai giảng đầu tiên của mình, nhớ về khoảnh khắc mẹ nắm tay bà ngoại bước vào cánh cổng của ngôi trường. Bao suy nghĩ triền miên khiến mẹ không thể chợp mắt, mẹ lặng lẽ ngồi ngắm nhìn đứa con đã chìm sâu vào giấc ngủ.

Đứa con lại hoàn toàn trái ngược với những suy nghĩ của mẹ, đó là một đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên như chính lứa tuổi của nó, đứa trẻ tuy cũng có những háo hức, hồi hộp trước ngày khai giảng đầu tuên của mình nhưng suy nghĩ đơn giản, hồn nhiên khiến cho đứa trẻ có thể chìm vào trong giấc ngủ một cách dễ dàng, bình yên “…cũng như một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”. Qua hình ảnh người mẹ và đứa trẻ, chúng ta cũng có thể nhận thấy những khác biệt về nhận thức ở từng lứa tuổi.

Đối với người mẹ thì đó là một sự kiện lớn lao của cuộc đời con mình, nhưng với đứa trẻ thì đó chỉ là sự háo hức mang tính bản năng tự nhiên nhất ở đứa trẻ. Thế ta mới thấy ở người lớn luôn có những suy nghĩ phức tạp, sâu sắc và có những trải nghiệm, kí ức để nhớ về. Còn với những đứa trẻ ngây thơ trong trắng thì suy nghĩ của chúng vô cùng đơn giản, hồn nhiên. Tuy nhiên, lí do người mẹ không ngủ được cũng được Lí Lan lí giải bằng những suy nghĩ sâu sắc từ tấm lòng nhân hậu, bao la của người mẹ.

Trước hết, người mẹ biết được ngày khai trường để vào lớp một là bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời của đứa con, cũng là một thời khắc quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành ở mỗi người. Mẹ đã từng trải qua thời khắc thiêng liêng đó, đã có những kí ức, những kỉ niệm khó quên, bởi vậy nên người mẹ muốn đứa con có những kỉ niệm đẹp nhất, có thể trải nghiệm cảm xúc xao xuyến, rạo rực, mong chờ mà cũng có những lo lắng trước bước ngoặt đầu tiên của cuộc đời mình.

Ngày khai giảng của con cũng làm sống dậy trong tâm thức của người mẹ những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học, đó là khi mẹ rụt rè nắm tay bà ngoại đến trường, là âm thanh tiếng đọc bài trầm bổng và sự lo lắng, ngỡ ngàng khi cánh cổng trường khép lại: “…mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng”, “…mẹ tôi âu yến nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp”.

Ngươi mẹ biết được, chờ đợi đứa con bên kia cánh cổng trường là một thế giới vô cùng tuyệt vời và thú vị, bởi ở đó đứa con sẽ trải qua bao nhiêu điều mới lạ, làm quen với một môi trường học tập hoàn toàn mới, làm quen được với những người bạn mới, có thể chủ động nắm giữ những kiến thức, dần dần trưởng thành với vốn tri thức phong phú của loài người. Đồng thời, qua việc học tập, đứa con sẽ thêm yêu quê hương, đất nước của mình.

Như vậy, tác phẩm Cổng trường mở ra nói về những suy nghĩ của người mẹ đến ngày đi học đầu tiên của đứa con. Những suy tư trăn trở về tương lai của đứa con, sống lại trong dòng hồi ức của mình. Qua đó ta cũng thấy được cả một tấm lòng yêu thương, rộng mở của người mẹ, luôn mong những điều tốt nhất cho con của mình.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM NGÀY KHAI GIẢNG NGAY KHAI GIANG KHAI TRƯỜNG CỔNG TRƯỜNG MỞ RA TÁC PHẨM CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

CÁC BẠN LIKE FANPAGE ĐỂ THEO DÕI CÁC BÀI VĂN MỚI NHẤT NHÉ!