Top 12 # Xem Nhiều Nhất Viết Luật Là Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Viết Học Thuật Là Gì – Từ Và Những Cụm Từ Cần Tránh Trong Viết Học Thuật

Viết học thuật là gì?

Viết học thuật là một thể loại văn viết được sử dụng ở trình độ giáo dục bậc cao (từ Đại học trở lên) và được dùng trong các lĩnh vực nghiên cứu, học thuật.

Văn viết học thuật không chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu mà còn là một thể loại văn viết được yêu cầu sử dụng trong các bài thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS, TOEFL, SAT, GRE, GMAT và trong các bài tiểu luận, khóa luận, nghiên cứu của sinh viên trong trường đại học.

Thể loại viết học thuật này đòi hỏi rất nhiều các quy chuẩn khắt khe về từ ngữ, bố cục, văn phong và cách diễn đạt. Bài nghiên cứu này sẽ tập trung vào khía cạnh từ ngữ sử dụng trong văn viết học thuật.

Những tính chất đặc trưng của văn viết học thuật

Văn viết học thuật bao gồm những nét đặc trưng sau:

Sử dụng ngôi viết thứ ba

Trong văn viết học thuật, người viết cần tránh sử dụng ngôi thứ nhất vì bài viết sẽ mang tính chủ quan, chỉ tập trung thể hiện quan điểm cá nhân của người viết. Thay vào đó, việc sử dụng ngôi thứ ba sẽ tăng tính khách quan của bài viết và cung cấp được cho người đọc cái nhìn toàn diện và khoa học hơn về vấn đề được nghiên cứu.

Rõ ràng, cụ thể

Mục đích của bài viết phải được thể hiện rõ ràng xuyên suốt bài viết. Luận điểm được đưa ra phải mang tính thống nhất, chặt chẽ, cùng làm rõ một vấn đề, quan điểm. Cụ thể, ở đầu bài viết cần phải có câu “thesis statement”, mục đích để cho người đọc hình dung được nội dung cũng như quan điểm được nêu ra trong bài viết.

Ngôn ngữ trang trọng, hình thức

Ngôn ngữ sử dụng trong bài viết phải mang tính học thuật, không sử dụng ngôn ngữ nói chuyện đời thường suồng sã, thông tục.

Lập luận dựa trên dẫn chứng cụ thể

Tất cả các luận điểm được đưa ra trong bài viết đều phải dựa vào những dẫn chứng khách quan. Không lấy dẫn chứng từ trải nghiệm cá nhân của người viết. Việc này sẽ làm tăng tính thuyết phục của bài viết và khả năng được người đọc chấp nhận cao hơn.

Đảm bảo tính khách quan

Các luận điểm được đưa ra phải được nhìn nhận từ nhiều góc độ, không mang ý kiến chủ quan, không mang tính chất tuyệt đối.

Ngữ pháp chính xác

Bài viết học thuật mục đích nhằm truyền tải, giải thích một vấn đề nào đó đến với người đọc. Chính vì vậy, các lỗi về chính tả, ngữ pháp là rất khó chấp nhận được vì làm giảm tính chuyên nghiệp của bài viết cũng như người viết. 

Những từ và cụm từ cần tránh trong viết học thuật

Viết rút gọn

Người viết tránh viết rút gọn các từ như: didn’t, can’t hoặc won’t.

Thay vào đó, hãy viết thành các từ đầy đủ như: did not, cannot hoặc will not.

Viết tắt

Thay vì viết: TV, photo hoặc app, người viết nên viết thành: television, photograph hoặc application.

Các từ ngữ thông tục sử dụng trong văn nói hàng ngày

Trong văn viết học thuật, người viết cần tránh sử dụng các thành ngữ tục ngữ (idiom), cụm động từ (phrasal verb), các biện pháp nghệ thuật (figure of speech) như nhân hóa hoặc ẩn dụ.

Ví dụ

Không dùng

Dùng

Put out

Extinguish

Let down

Disappoint

Easier said than done

More difficult in practice

Get through

Survive

Kick off

Start

Không kết thúc liệt kê

Trong văn viết học thuật, người viết tránh sử dụng: so on, so forth, etc. hoặc … khi liệt kê để tránh tạo sự mông lung, không rõ ràng. Thay vào đó, người viết hoàn thành việc liệt kê của mình bằng cách thêm and hoặc or trước đối tượng được liệt kê cuối cùng trong câu.

Ví dụ:

Không nên: In order to maintain a healthy lifestyle, people should do exercise, have a balanced diet, and so on.

Nên: In order to maintain a healthy lifestyle, people should do exercise and have a balanced diet.

Ngôn ngữ thể hiện yếu tố cá nhân

Tránh sử dụng các đại từ: I, we, my, our.

Từ ngữ gợi cảm (gây ảnh hưởng về cảm xúc cho người đọc)

Từ ngữ mang tính tuyệt đối, khuếch đại

Tránh sử dụng từ ngữ mang tính tuyệt đối: always, never, only, the most và các từ ngữ mang tính khuếch đại: very, extremely, highly, definitely, totally.

Từ ngữ mang tính phân biệt giới tính, sắc tộc, tôn giáo và chính trị

Thay vì chỉ sử dụng men hoặc women, người viết nên sử dụng person hoặc people.

Tránh dùng các danh từ có chứa yếu tố giới tính rõ ràng. Thay vì sử dụng: fishermen, policemen, mankind, người viết nên cân nhắc đổi thành: fishers, police officer, humankind.

Câu hỏi tu từ

Thông thường, câu hỏi tu từ được sử dụng khi người nghe hoặc người đọc đã biết được câu trả lời. Tuy nhiên, ở một bài viết học thuật, mục đích chính của bài viết là truyền tải những nội dung mới đến người đọc. Trong trường hợp này, người đọc chưa thể biết trước được câu trả lời. Bên cạnh đó, câu hỏi tu từ cũng làm giảm tính trang trọng của bài viết.

Tác giả: Ngô Phương Thảo – Giảng viên tại ZIM

Luận Văn Là Gì? Cách Để Viết Một Bài Luận Văn Chuyên Nghiệp

Việc làm Sinh viên mới tốt nghiệp – Thực tập

1. Luận văn là gì? – điều kiện bắt buộc để tốt nghiệp

Luận văn là khái niệm tương đương với khóa luận tốt nghiệp ở một số trường đại học, đây cũng có thể được gọi là chuyên đề. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thường thấy quen thuộc với luận văn hay luận văn tốt nghiệp hơn phải không nào?

Luận văn là gì?

Như chúng tôi đã nói, luận văn chủ yếu được áp dụng ở 2 môi trường sư phạm là đại học và sau đại học nên nhìn chung, các bạn sẽ gặp nhiều luận văn tốt nghiệp và luận văn thạc sỹ.

So với luận văn tốt nghiệp thì luận văn thạc sỹ được đánh giá cao hơn, có độ phức tạp cao hơn cũng như có quy mô lớn hơn (thường rơi vào khoảng 100 trang). Khác với luận văn tốt nghiệp chỉ là một bài báo cáo nghiên cứu dựa trên những kinh nghiệm cá nhân, kiến thức mà mình tìm hiểu được thông qua quá trình thực tập và số liệu tại bàn, luận văn thạc sỹ đòi hỏi người làm có kiến thức chuyên sâu hơn cũng như có nhiều kinh nghiệm hơn:

Luận văn thạc sỹ không phải là bài báo cáo nghiên cứu thông thường mà vấn đề nghiên cứu phải là thực tiễn, tậ trung giải quyết vấn đề đó và không được phản ánh kinh nghiệm cá nhân hay ý kiến cá nhân mà phải mang tính khách quan.

1.3. Mục đích của luận văn

Mục đích của luận văn, dù là luận văn thạc sỹ hay luận văn tốt nghiệp, chính là phản ánh kết quả học tập và nghiên cứu của người làm luận văn. Cụ thể, nó có ý nghĩa như sau:

Là công trình nghiên cứu khoa học và là thành quả lao động khoa học của sinh viên đại học hay cao học dựa trên sự độc lập, tự chủ, tìm tòi và phát huy tính sáng tạo của chính mình

Đánh giá năng lực viết luận văn và quá trình học tập của sinh viên một cách khách quan nhất

Mục đích của luận vắn

Vì luận văn được xây dựng trên ý tưởng khoa học của người viết, cũng như là công trình nghiên cứu mồ hôi nước mắt của họ nên luận văn cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

Có ý nghĩa khoa học và sát với thực tế

Nghiêm túc và đạt yêu cầu

Mạch lạc, đáng tin cậy, chuẩn xác, minh bạch, khách quan

Giọng văn khách quan và không đưa ý kiến cá nhân vào quá nhiều

Việc làm Ngân hàng – Chứng khoán – Đầu tư

2. Hướng dẫn cách viết luận văn chuyên nghiệp

2.1. Các bước để làm một bài luận văn

Để có thể viết được một bài luận văn chuẩn xác và chuyên nghiệp, các bạn cần tuân thủ chặt chẽ theo các bước cơ bản sau:

Các bước làm luận văn

2.2. Cấu trúc của một bài luận văn

Bảng giải thích các cụm từ viết tắt, chú thích bảng biểu, sơ đồ, đồ thị,… (nếu có)

Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu trong luận văn: đưa ra khung lý thuyết chung nhất hay cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu trong luận văn

Thực trạng của vấn đề nghiên cứu trong luận văn: tập trung làm rõ vấn đề nghiên cứu trong thực tế thông qua số liệu, bảng biểu, sơ đồ, mô hình, đồ thị,… bằng các phương pháp được sử dụng trong luận văn kèm nguyên nhân dẫn tới thực trạng đó

Giải pháp cho vấn đề nghiên cứu trong luận văn: đưa ra các giải pháp ngắn hạn và dài hạn dựa trên những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của đề tài luận văn

Tên đề tài tránh các tên chung chung, cùng một vài từ ngữ mang tính khái quát như (một vài, một số, chỉ, vài,…) và tên đề tài cần độc đáo, có sự sáng tạo nhưng vấn khái quát hết được nội dung của bài luận văn.

Bước 2. Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu

Tiếp đó, sinh viên phải lên kế hoạch nghiên cứu cũng như đề cương sơ bộ và đề cương chi tiết để tạo cơ sở và tiền đề cho viết luận văn.

Xây dựng kế hoạch viết luận văn kéo dài từ 3-7 tuần, bao gồm phân công nhiệm vụ (nếu làm việc nhóm), làm những việc gì, thời gian ra sao, bao giờ cần phải hoàn thành xong,… để đảm bảo tiến độ của luận văn.

Mỗi sinh viên khi làm luận văn đều được các giảng viên hướng dẫn đúng chuyên ngành của mình, vì vậy, hãy trình đề cương cho người hướng dẫn để tham khảo bởi họ là những người có kinh nghiệm, có định hướng đúng đắn cho bài luận văn của các bạn đạt được phong độ tốt nhất có thể.

Sinh viên sau đó cần sưu tầm, tìm kiếm các nguồn tài liệu chính gốc của chính phủ hoặc của các tổ chức đáng tin cậy như WTO, IMF,…để trích dẫn số liệu, bên cạnh đó phải lưu trữ lại những nguồn tiềm kiếm đó trên một danh sách để khi làm tới phần tài liệu tham khảo không bị mất nguồn và mất thời gian tìm kiếm lại.

Sau tất cả, sinh viên hãy bắt tay vào viết luận văn theo những gì mình tìm kiếm và nghiên cứu. Phần viết luận văn có thể kết hợp với phần sưu tầm tài liệu để đảm bảo tính liên kết, chặt chẽ và không mất các nguồn tài liệu có giá trị sau khi tìm kiếm được.

Đây là bước cuối cùng trong việc viết luận văn, chính là bảo vệ luận văn trước Hội đồng bằng hình thức phỏng vấn thông qua các câu hỏi vấn đáp mang tính hiểu hoặc nâng cao hơn. Trước khi bảo vệ trước Hội đồng, khuyến khích các bạn sinh viên nên viết tóm lược bài luận văn của mình một cách tổng quan nhất để nắm được nội dung và mục đích chính của luận văn.

2.4. Những lưu ý khi viết luận văn

Để bài luận văn đạt được sự chuyên nghiệp nhất và tránh những bắt bẻ về hình thức thì các bạn sinh viên cần lưu ý những điều sau:

Về nội dung: Luận văn đưa ra các thông tin phải đảm bảo không được sao chép ở bất kì đâu, nếu có chép lại phải trích dẫn nguồn rõ ràng, đảm bảo tính minh bạch, khách quan và lấy số liệu từ những nguồn chính gốc, đáng tin cậy như đã nói ở trên

Về hình thức: Luận văn phải tuân thủ chặt chẽ theo cấu trúc mà một bài luận văn cần phải có, đồng thời chú ý tới phông chữ tiêu chuẩn (Times new roman), cỡ chữ tối thiểu là 14, căn lề chuẩn, có đánh số trang và in A4 loại giấy dày 1 mặt. Ngoài ra, luận văn phải được đóng bìa có bóng kính sạch đẹp và không có bất kỳ tẩy xóa nào thì mới có thể ăn điểm ngay từ bước đầu tiên.

Ngành Luật Thương Mại Là Gì? Ngành Luật Dân Sự Là Gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành luật thương mại có thể làm cán bộ tư vấn pháp luật, cán bộ kinh doanh trong các cơ quan kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Sở Thương mại, Cục hải quan, Sở kế hoạch – Đầu tư…Hoặc làm chuyên viên ơ các cơ quan cấp huyện như Ủy ban Nhân dân, Phòng Kinh tế, Phòng thuế. Hoặc cũng có thể công tác ở các Toà án kinh tế, Viên Kiểm sát hoặc trở thành luật sư chuyên về lĩnh vực kinh tế thương mại…

Ngành luật dân sự trang bị cho sinh viên những kiến thức về chuyên ngành luật dân sự như: Hợp đồng Dân sự, Hợp đồng lao động, Thừa kế, thủ tục tố tụng dân sự, luật hôn nhân gia đình, các vấn đề về sở hữu công nghiệp . . .

Tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các công ty tư vấn pháp luật, Toà dân sự, Viện kiểm sát nhân dân, hoặc trở thành luật sư chuyên về dân sự như trang chấp nợ, đất đai, tranh chấp tài sản, hôn nhân gia đình…; làm ở các Phòng, Sở tư Pháp, cơ quan Công an, các Trung tâm tư vấn hôn nhân gia đình, các đơn vị kinh doanh bất động sản, bộ phận pháp luật ở ngân hàng.

Ngành luật hành chính là gì?

Ngành luật hành chính cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước và pháp luật, kiến thức về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về khoa học quản lý nhà nước và điều hành công sở, về công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo …

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm chuyên viên ở các Ủy ban nhân dân phường xã, các Ủy ban nhân dân quận, huyện hoặc cấp tỉnh, hoặc cơ quan khác như: Hải quan, cơ quan thuế, các cửa khẩu, sân bay. Bạn cũng có thể làm ở các Toà hành chính, Viện kiểm sát nhân dân, trở thành luật sư chuyên về lĩnh vực hành chính hoặc làm việc ở các công ty tư vấn pháp luật

Email: tuyensinh@aum.edu.vn

Luật Tục Là Gì ?

Có thể đưa một định nghĩa về Luật tục như sau: Đó là một hình thức của tri thức bản địa, tri thức địa phương, được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, qua kinh nghiệm ứng xử với môi trường và ứng xử xã hội, đã được định hình dưới nhiều dạng thức khác nhau, được truyền từ đời này sang đời khác qua trí nhớ, qua thực hành sản xuất và thực hành xã hội. Nó hướng đến việc hướng dẫn, điều chỉnh và điều hoà các quan hệ xã hội, quan hệ con người với môi trường thiên nhiên. Những chuẩn mực ấy của luật tục được cả cộng đồng thừa nhận và thực hiện, tạo nên sự thống nhất và cân bằng xã hội của mỗi cộng đồng.

Ở mỗi dân tộc có tên gọi luật tục riêng, ví như Hương ước (Việt), Hịt khỏng (Thái), Phat kđi (Êđê), Phat Ktuôi (M’nông), N’ri (Mạ)…

Một điều dễ nhận biết là Luật tục vừa mang một số yếu tố của Luật pháp, như quy định các hành vi phạm tội, các tội phạm, bằng chứng, việc xét xử và hình phạt …, lại vừa mang tính chất của lệ tục, phong tục, như các quy ước, lời răn dạy, khuyên răn mang tính đạo đức, hướng dẫn hành vi cá nhân, tạo dư luận xã hội để điều chỉnh các hành vi ấy. Như vậy, Luật tục như là hình thức phát triển cao của phong tục, tục lệ và là hình thức phát triển sơ khai, hình thức tiền luật pháp.

Với sự hiểu biết hiện nay, có thể phân chia các luật tục của các dân tộc ở Việt Nam theo các dạng tồn tại khác nhau:

– Luật tục được cố định dướng dạng lời nói vần (văn vần) được truyền miệng từ đời này sang đời khác, ví dụ như; Luật tục Êđê, M’nông, Mạ, Stiêng, Bana, Giarai.

– Luật tục đã được cố định và ghi chép bằng văn tự, đó là hương ước của người Việt, Hịt khỏng bản mường của người Thái, lệ tục của người Chăm.

– Luật tục hay Lệ tục đã tương đối định hình, những chưa cố định thành lời văn vần hay thành văn bản, mà vẫn chỉ là sự ghi nhớ và thực thi của cộng đồng. Loại này phổ biến ở hầu hết các tộc người, rất khó phân biệt nó với phong tục và lệ tục cổ truyền.

Dù tồn tại dưới hình thức nào thì hiện nay luật tục của các dân tộc cũng đang đứng trước sự mai một, phá hoại bởi thời gian và con người.

Nhiều cuốn luật tục (Hịt khỏng) của người Thái bị đốt hay mất mát, thất lạc; nhiều bộ luật truyền miệng của các dân tộc Tây Nguyên bị quên lãng, thất truyền. Nhiệm vụ của chúng ta hiện nay là phải cứu lấy di sản quý báu đó.

Tuỳ theo các tộc người, nội dung luật tục đề cập tới nhiều khía cạnh rộng hẹp khác nhau, như các quan hệ xã hội, quan hệ kinh tế, phong tục – nghi lễ, an ninh xã hội, quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên … Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi đề cập tới khía cạnh, giá trị Luật tục của các tộc người ở Tây Nguyên.

1. Là một tấm gương phản chiếu sát thực xã hội tộc người, do vậy là nguồn tư liệu gốc, quý hiếm để nghiên cứu tộc người

Luật tục đề cập đến hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống tộc người, từ môi trường thiên nhiên, việc bảo vệ môi trường đến sản xuất, quan hệ sở hữu, tổ chức và quan hệ xã hội, hôn nhân và gia đình, tín ngưỡng và phong tục, lễ nghi … Đó là các chuẩn mực ứng xử đã được hình thành và định hình trong quá trình lịch sử lâu dài của tộc người, nó được mọi người chấp nhận và tự giác tuân theo như một thói quen, một tập quán. Nó không như luật pháp nhà nước phong kiến chế định, luật pháp đó nhiều khi mang tính áp đặt đối với làng xã, để nhiều khi luật pháp với lệ làng có độ chênh theo kiểu phép vua thue lệ làng. Trong khi đó, luật tục phản ánh sát thực xã hội các tộc người.

b) Cơ cấu xã hội cơ bản các tộc người ở Tây Nguyên là làng (Plây, buôn, bon) do vậy làng bon là khung xã hội cơ bản cho việc hình thành và vận hành của luật tục. Trong luật tục, từ các quy định thưởng phạt, các lời khuyên răn … đều gắn liền với phạm vi và cơ cấu tổ chức làng bon. Và hình phạt nặng nhất đối với kẻ phạm tội là đuổi ra khỏi cộng đồng làng bon.

Trong làng bon, người thủ lĩnh và quan hệ giữa thủ lĩnh với làng bon là nhân tố quyết định sự tồn tại và ổn định của cộng đồng. Đó không phải là mối quan hệ giữa kẻ thống trị với những người bị trị như ở xã hội có giai cấp, mà là quan hệ tôn trọng, ràng buộc bởi quyền lợi và trách nhiệm giữa cộng đồng và thủ lĩnh của họ. Thủ lĩnh ở đây phải là người có đức độ và tài năng, được cả cộng đồng tôn trọng, bảo vệ, giúp đỡ, người đó phải chịu sự ràng buộc và có nghĩa vụ với các thành viên của làng bon, thậm chí làm những điều sai trái có thể bị cộng đồng trừng phạt theo luật tục. Đây là nét đẹp truyền thống mà chúng ta có thể học hỏi trong việc xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở, các quan hệ giữa người cán bộ lãnh đạo với nhân dân hiện nay.

c) Quan hệ xã hội cơ bản của làng bon là quan hệ cộng đồng. Cộng đồng ở đây với nhiều phạm vi và mức độ khác nhau nhưng chúng không hề đối lập nhau. Trong phạm vi nhỏ là cộng đồng gia tộc, mà ở các tộc người Tây Nguyên còn tồn tại tàn dư của gia tộc lớn mẫu hệ. Ngôi nhà dài với các căn phòng có kho lúa và bếp lửa cho từng đôi vợ chồng. Rộng hơn và cơ bản hơn đó là cộng đồng làng bon đan kết giữa quan hệ huyết thống và quan hệ láng giềng.

Nếu nói luật tục là hệ thống các quy ước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, thì hệ thống đó thấm đậm ý thức cộng đồng, chi phối toàn bộ các lĩnh vực xã hội, các mối quan hệ xã hội khác nhau. Có thể nói cộng đồng, ý thức cộng đồng là cái gì đó rất tự nhiên, là lẽ phải, là quy luật, ai đó làm gì trái với ý thức cộng đồng sẽ bị cộng đồng hoặc là khuyên răn, giáo dục hoặc trừng phạt.

Ý thức cộng đồng không chỉ thể hiện ở các điều trong chương nói về quan hệ cộng đồng, mà ở những mức độ khác nhau nó còn thể hiện ở các phần nói về quan hệ với thủ lĩnh, về phong tục tập quán, về sở hữu, về vi phạm thân thể, về hôn nhân và gia đình… Đó là quan hệ một vì tất cả và tất cả vì một, là quan hệ bình đẳng, tương trợ, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Đó là điều kiện đưa tới cho mọi người trong cộng đồng tư tưởng bình quân. ý thức cộng đồng, tư tưởng bình quân đó là một truyền thống, vừa là sức mạnh, động lực, nưhng mặt nào đó cũng là cái cản trở, hạn chế sự phát triển hiện nay.

d) Quan hệ cộng đồng của làng bon hình thành trên cơ sở một nền sản xuất nương rẫy còn ở trình độ lạc hậu trong môi trường tự nhiên là rừng núi hoang sơ, trên cơ sở xã hội mà công hữu về tư liệu sản xuất còn là quan hệ thống thị, xã hội đó chưa có sự phân hoá giai cấp, chưa có sự áp bức – bóc lột giữa người và người. Trong luật tục cũng như trong xã hội các tộc người Tây Nguyên thường nhắc tới một loại người là Dik. Một lần nữa xin nhắc lại rằng, Dik không phải là “nô lệ” như khái niệm của xã hội có giai cấp, mà đó chỉ là “con ở” trong một số gia đình khá giả, được người chủ đối xử khá tử tế như con cháu trong gia đình. Việc buôn bán Dik đã được luật tục ngăn cấm, coi như là một tội lỗi.

e) Trình độ sản xuất và sự phát triển xã hội như vậy đã quyết định trình độ tư duy của người Tây Nguyên. Đó là tư duy cụ thể, kinh nghiệm và mang màu sắc thần bí. Trong luật tục, các phạm trù cái thiện – ác, đúng – sai đều được quy về một cái gì đó rất cụ thể.

Mầu sắc thần bí trong tư duy là nét nổi trội đối với các tộc người còn ở trình độ phát triển thấp. Trong luật tục, mọi tội lỗi đều quy về việc xúc phạm với thần linh, khiến thần linh tức giận mà gây tai hoạ cho cộng đồng. Do vậy, trong việc xử kiện, từ hình thức nhẹ tới hình thức nặng đều có nghi lễ “rửa tội” để tẩy sạch tội lỗi, tạ lỗi với thần linh. Thậm chí, đối với một số lĩnh vực để phân biệt đúng sai, người ta phải mượn tới phương pháp thần bí, mê tín.

Luật tục còn cung cấp cho người đọc bức tranh văn hoá dân tộc người khá độc đáo và đa dạng. Hiếm có một luật tục hay tập quán pháp nào lại quy định tỉ mỉ những tập quán về làm rẫy, trồng trỉa, về chăn nuôi gia súc, săn bắn, đánh cá, tục lệ ăn uống, mặc, trang sức … Đây là những tư liệu quý để nghiên cứu bản sắc và sắc thái văn hoá tộc người.

2. Luật tục là di sản văn hoá tộc người

Ngoài giá trị tư liệu để nghiên cứu xã hội tộc người, luật tục Tây Nguyên còn có giá trị về văn hoá. Có thể nói rằng, cùng với sử thi, luật tục là di sản văn hoá quý báu và độc đáo của các tộc người Tây Nguyên đóng góp vào di sản chung của văn hoá các dân tộc Việt Nam và thế giới.

Trước hết, luật tục thật sự là một tác phẩm văn học dân gian truyền miệng có giá trị về nội dung và nghệ thuật.

Với việc sưu tầm bước đầu hiện nay, luật tục M’nông ở Đắc Nông có 215 điều với khoảng 7.000 câu. Luật tục Êđê gồm 236 điều với khoảng trên dưới 8.000 câu. Xét riêng về khối lượng, đây là một tác phẩm thuộc loại lớn, nhất là với một tác phẩm truyền miệng dân gian. Đây mới chỉ là điều tra bước đầu, trong tương lai nếu có điều kiện bổ sung thì độ dài của luật tục chắc chắn sẽ tăng lên, nội dung sẽ phong phú hơn.

Luật tục diễn đạt theo thể văn vần, số chữ trong một câu không tuân theo quy luật nhất định. Cấu tạo vần theo kiểu vần cuối câu trước hợp vần với chữ đầu hay vần lưng của câu sau. Trong luật tục cũng như trong sử thi, người ta hay sử dụng hình thức lời nói vần có nét nào đó giống như thành ngữ và tục ngữ của người Việt. Nói cách khác, đó là thứ ngôn từ nằm giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ thơ ca. Lời nói vần đã lưu tích được trong nó tri thức và trí tuệ của dân chúng.

Ngôn ngữ trong luật tục là ngôn ngữ giầu hình tượng. Họ mượn cái hình tượng của đời sống hàng ngày, của tự nhiên và của xã hội để diễn đạt các quan niệm mang tính luật pháp. Thí dụ, để nói tính khách quan của người xử kiện, luật tục M’nông mượn hình ảnh:

“Hai bên hòn đá, cá trê đứng giữa

Hai bên cây lúa, cây nêu đứng giữa,

Bên gió, bên bão, chiếc diều đứng giữa”

Cho đến nay, chúng ta chưa có thể trả lời dứt khoát luật tục Tây Nguyên hình thành và định hình vào thời kỳ nào. Tuy nhiên, một tác phẩm văn học truyền miệng được phát hiện, trong đó chứa đựng nội dung và các tri thức đa dạng về đời sống xã hội tộc người, các hình thức tư duy và ngôn ngữ biểu đạt mang sắc thái độc đáo …, xứng đáng là một di sản quý của nền văn hoá tộc người mà ngày nay chúng ta có nhiệm vụ bảo tồn và phát huy nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển dân tộc theo hướng hiện đại hoá.

3. Luật tục là một kho tàng tri thức dân gian phong phú

Có thể nói, luật tục như bộ sách bách khoa về mọi mặt của đời sống tộc người, chứa đựng những tri thức dân gian vô cùng phong phú, đúc rút ra từ kinh nghiệm sống của nhiều thế hệ. Đó là những tri thức về môi trường tự nhiên, tri thức về sản xuất nương rẫy, hái lượm, săn bắt, đánh cá, tri thức về xã hội và ứng xử giữa người với người, tri thức về đời sống văn hoá, nghi lễ, phong tục về quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên… Những tri thức này đã định hình và trở thành các nguyên tắc sống, lẽ sống của con người trong cộng đồng.

Trước nhất, luật tục là tri thức về quản lý cộng đồng của bon làng. Đó là tri thức về sự kết hợp giữa quản lý và tự quản, kết hợp giữa giáo dục và trừng phạt, kết hợp giữa ý thức cá nhân và dự luận xã hội, kết hợp giữa các nguyên tắc của tập quán pháp – một hình thức của luật pháp sơ khai – với các quan niệm về tâm linh, tín ngưỡng để giải quyết các xung đột xã hội… Đó là vốn tri thức quý báu của ông cha đã tích luỹ và truyền lại để ngày nay chúng ta có thể học hỏi, vận dụng.

Luật tục còn chứa đựng những tri thức về quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua việc luật tục xác định các quan hệ sở hữu của cộng động và cá nhân đối với các tài nguyên thiên nhiên, thông qua việc “thiêng hoá” những tài nguyên, thông qua việc nêu ra các điều luật cụ thể ngăn chặn các hành động phá hoại tài nguyên …