Published on
1. CÁCH VIẾT BÁO CÁO MỘT BÁO CÁO KHOA HỌC Ths Nguyễn Thị Minh Lý Bộ môn Tim mạch -Trường Đại học Y Hà Nội
2. THẾ NÀO LÀ: MỘT BÁO CÁO KHOA HỌC? * Trình bày sự hiểu biết của bạn về một lĩnh vực học thuật nhất định * Là một công trình ghi lại công việc nghiên cứu bạn đã tiến hành * Là sự đóng góp vào kho cơ sở dữ liệu * Cần được đánh giá một cách hệ thống
3. XÂY DỰNG MỘT CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU
4. VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC: Bức tranh chung * Bạn định nghiên cứu gì (câu hỏi nghiên cứu) * Bạn dự định thực hiện nghiên cứu của mình bằng phương pháp gì? * Tại sao cần phải nghiên cứu vấn đề này? * Khi nào cần phải hoàn thành nghiên cứu * Bạn sẽ tiến hành nghiên cứu này ở đâu
6. VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC Mục tiêu * Lập kế hoạch cho công trình nghiên cứu của bạn. * Chỉ ra công trình của bạn có đóng góp gì cho nghiên cứu hiện tại. * Chứng tỏ bạn hiểu cách thực hiện một công trình nghiên cứu trong một khoảng thời gian cho phép. Khán giả: * Người phê bình, đồng nghiệp và những người quan tâm đến lĩnh vực bạn nghiên cứu
7. VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC * Bắt đầu càng sớm càng tốt * Đừng đợi tới khi bạn đã đọc “tất cả mọi thứ”. * Công việc viết sẽ mất nhiều thời gian hơn bạn nghĩ. * Báo cáo nghiên cứu ≠ Luận văn: * Cần phải nêu tất cả các kết quả thu được, kể cả kết quả không như mong muốn, hạn chế * Không phải tất cả các vấn đề đúng đều phù hợp (người đọc sẽ đặt câu hỏi: liệu vấn đề sẽ đi đến đâu?) * Lựa chọn thông tin để trình bày chứng tỏ bạn đã rất am hiểu vấn đề nghiên cứu
8. VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC * Sử dụng từ ngữ của riêng bạn: * Không trích dẫn quá nhiều * Khi trích dẫn, cần chỉ ra nguồn trích dẫn, phần trích dẫn cần để trong dấu ” ” * Cấu trúc rõ ràng * Không phân đề mục quá nhỏ (1.6.3.7.a) * Sự cân đối về độ dài của các phần trong báo cáo
9. VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC * Định dạng * Thống nhất * Cần viết lại nhiều lần: * Bổ sung các kết quả nghiên cứu mới thu được. * Chỉnh sửa các phần chưa hợp lí.
10. Lời khuyên chung * Nhắm vào một vấn đề hẹp * Đặt vào bối cảnh lớn hơn để thấy thành quả đó ra sao, phải làm gì tiếp trong tương lai * Nhất quán về dữ liệu, chú thích * Ngôn ngữ dễ hiểu, không tối nghĩa * Không hấp tấp khi viết
11. CẤU TRÚC MỘT BÁO CÁO KHOA HỌC * Tên Báo cáo khoa học * Tóm tắt * Dẫn nhập * Phương pháp * Kết quả * Bàn luận * Tài liệu tham khảo
14. VIẾT PHẦN TÓM TẮT * Nêu lên bức tranh chung về vấn đề nghiên cứu trong thực tế và trong nghiên cứu. * Câu hỏi nghiên cứu: mô tả những nền tảng của nghiên cứu, mô tả mục đích nghiên cứu một cách ngắn gọn, cho người đọc một cơ sở khoa học đầy đủ. * Mô tả phương pháp nghiên cứu * Kết quả chính của nghiên cứu, kể cả số liệu, trả lời câu hỏi nghiên cứu ban đầu. * Kết luận nói về ý nghĩa của kết quả nghiên cứu. Người đọc chú tâm phần này trước nên cần viết sao cho thuyết phục.
15. VIẾT PHẦN DẪN NHẬP * Định nghĩa vấn đề: Nêu lên vấn đề tồn tại, những gì đã được nghiên cứu * Tóm lược những kết quả trước đã được công bố trong y văn * Mục đích nghiên cứu này là gì?
16. NÊU LÊN VẤN ĐỀ TỒN TẠI * Trả lời câu hỏi: “Đâu là chỗ trống cần lấp đầy?” và “Vấn đề cần giải quyết là gì?” * Nêu lên tầm quan trọng của vấn đề một cách rõ ràng, cụ thể. * Giới hạn những biến số mà bạn cần đánh giá khi nêu ra câu hỏi nghiên cứu.
18. MỤC TIÊU/ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU * Chỉ ra mục tiêu nghiên cứu. * Chỉ ra đóng góp mà nghiên cứu của bạn sẽ đem lại. * Cần chỉ rõ những phạm vi mà nghiên cứu của bạn không đề cập tới.
20. VIẾT PHẦN PHƯƠNG PHÁP * Giới thiệu về phương pháp tiếp cận chung. * Sự phù hợp của cách tiếp cận này với thiết kế nghiên cứu. * Mô tả phương pháp cụ thể để thu thập số liệu. * Giải thích cách mà bạn sẽ phân tích và phiên giải kết quả. * Với các phương pháp ít quen thuộc, cần giải thích về phương pháp và lí do lựa chọn phương pháp. * Nêu ra những hạn chế có thể của nghiên cứu.
21. VIẾT PHẦN PHƯƠNG PHÁP § Quần thể mẫu nghiên cứu của công trình. Cách chọn mẫu như thế nào? Mô tả chi tiết. * Những điều tác giả dự định đánh giá: Hoạt động của một loại thuốc, kết quả của một thủ thuật, giá trị của một xét nghiệm. * Các tiêu chuẩn đánh giá được sử dụng trong nghiên cứu: Biến chứng, thời gian theo dõi, các chỉ tiêu sinh học Các kết quả được phân tích và chuẩn hoá như thế nào: các thuật toán thống kê sử dụng.
24. LƯU Ý VIẾT PHẦN KẾT QUẢ * Thì động từ * Các kết quả được quan sát trong quá khứ. * Sự chính xác * Tương thích của các số liệu trong bài viết, trong các bảng số liệu và biểu đồ. * Sự sáng sủa * Theo một trật tự hợp lý
25. VIẾT PHẦN BÀN LUẬN MỤC TIÊU 1: Mục đích nghiên cứu có đạt được hay không. * Không nhắc lại tất cả các kết quả trong phần kết quả nghiên cứu * Không đưa thêm một kết quả mới vào chương Bàn luận. * Không thay đổi số liệu đã đưa ở phần kết quả: * Kết quả là 48% không được biến thành “gần 50%” hay “khoảng một nửa”.
26. VIẾT PHẦN BÀN LUẬN MỤC TIÊU: Đánh giá chất lượng và giá trị của kết quả nghiên cứu (2) * Số lượng cá thể nghiên cứu có đủ lớn để rút ra kết luận? * Liệu có sự chệch hướng trong việc chọn đối tượng? * Phương pháp nghiên cứu đã đáp ứng tốt nhất cho vấn đề đặt ra? * Nhận định các kết quả như thế nào căn cứ theo các phương pháp được sử dụng và độ mạnh của các phép suy diễn thống kê được sử dụng.
27. VIẾT PHẦN BÀN LUẬN MỤC TIÊU: So sánh kết quả thu được với kết quả của các tác giả khác. * Tìm cách giải thích sự khác biệt * Thông báo sự đóng góp cá nhân của mình * Tính chất đại diện của mẫu thử tốt hơn, * Phương pháp thống kê phù hợp hơn. * Tránh sự công kích cá nhân.
29. VIẾT PHẦN BÀN LUẬN * Giải thích ý nghĩa những dữ liệu trình bày trong phần Kết quả * Giải thích nhưng không lặp lại số liệu trong phần Kết quả * Cho người đọc thấy công trình nghiên cứu là quan trọng và có tác động hay có đóng góp tới tri thức hiện nay, giải đáp được câu hỏi lớn của nghiên cứu. * Thể hiện một đóng góp cho khoa học.
30. CÁCH VIẾT PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO * Các quy định về cách viết tài liệu tham khảo * Hệ thống Havard * Hệ thống Vancouver * Nên tuân theo quy định của nơi bạn nộp báo cáo khoa học * Cần có sự thống nhất * Tham khảo các tài liệu trước đây
31. VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC: Lỗi thường gặp * Viết văn nói * Ý kiến cá nhân * Đây là một công trình khoa học!
32. VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC: Lỗi thường gặp * Câu phức với nhiều từ dài * Báo cáo khoa học là một công trình khoa học đơn giản, thuyết phục! * Hài hước * Cần được chú thích
33. VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC: Lỗi thường gặp * Không bao giờ bao quát được mọi khía cạnh * Bạn sẽ không bao giờ kết thúc? * Đôi khi chỉ ra được vấn đề là đủ * Người bình duyệt sẽ rất vui khi bạn chỉ ra được những giới hạn
34. VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC: Vấn đề thường gặp * Ở vài thời điểm, não bạn sẽ trở nên giống chiếc bánh mì nướng * Nghỉ giải lao * Ăn đủ ngủ khỏe, tập thể dục… * Đây chỉ là tình trạng tạm thời
36. NHỮNG ĐIỀU HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRÔNG ĐỢI * Bàn luận * Những hạn chế của nghiên cứu có được chỉ ra * Có phát hiện ra những điểm mới từ nghiên cứu? * Có tạo được mối liên kết với y văn? * Có những phát triển gì về mặt lý thuyết? * Có những dự đoán mới được thiết lập không?
37. Good Luck & Thank You!