Top 12 # Xem Nhiều Nhất Việc Làm Ngành Luật Hồ Chí Minh Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Athena4me.com

Tuyển Dụng, Tìm Việc Làm Trợ Lý Luật Sư Tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Lt;br / gt;- Hỗ trợ Luật sư thông qua thực hiện thủ tục pháp lý cho khách hàng.

10.000.000 – VNĐ12.000.000 VNĐ một tháng

Lt;br / gt;- Hỗ trợ phiên dịch cho bác GĐ nhà máy, kỹ sư người Nhật tại nhà máy lt;br / gt;

Lt;br / gt;- Trợ cấp đi lại, cơm trưa miễn phí….

10.000.000 – VNĐ15.000.000 VNĐ một tháng

Lt;br / gt;Tối thiểu có 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhân sự.

Du lịch, teambuilding, sự kiện….

Xây dựng và duy trì thư viện văn bản pháp luật (bao gồm bản cứng và bản mềm) của các quy định pháp luật và các tư vấn pháp lý…

Khả năng xử lý nhiều công việc.

Phòng Hành chính Nhân sự – Công ty Cổ phần Quản lý và Khai thác Tòa nhà PMC Tầng 21, Tòa nhà VNPT, 57 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa,…

Phiên dịch/ Ngoại ngữ, Hành chính – Văn phòng, Thư ký – Trợ lý.

Trợ lý cho Sếp Nhật, trao đổi các công việc hàng ngày với Sếp Nhật.

Nộp CV bằng tiếng Nhật.

Trợ giúp GĐ quản lý thời gian và kiểm soát công việc.

Sử dụng laptop cá nhân khi làm việc.

Được hưởng các chế độ BHXH, BHYT theo Luật Lao Động.

Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Luật.

Để được hỗ trợ thêm thông tin cần thiết, ứng viên vui lòng liên hệ tới phòng Nhân sự của công ty theo số điện…

# Bạn đang xem tin việc làm Nhân Viên Pháp Lý (Pháp Chế Luật) Đi Làm Ngay trong ngành Luật/Pháp lý, Hành chính/Thư ký/Trợ lý được tuyển dụng tại Hồ Chí Minh bởi…

11.000.000 – VNĐ25.000.000 VNĐ một tháng

Có nền tảng kiến thức pháp lý vững chắc, phải đặc biệt am hiểu về Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Thương mại….

Yêu cầu bằng cấp (tối thiểu):

Các chế độ khác theo quy định của Pháp luật.

Cơ hội được huấn luyện và đào tạo chuyên nghiệp để phát triển sự nghiệp trong chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất thế…

Internship Le Meridien Building, 3C Ton Đuc Thang, Ben Nghe Ward, 1 District, HCM Ho Chi Minh 11/11/2020 – 10/12/2020 Luật – Thư ký – Trợ lý.

Sự Thật Về Việc Hồ Chí Minh Gặp Luật Sư Frank Loseby

Nguyễn Hồn Việt (Danlambao)

Việc Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh là chuyện lớn! Chuyện lớn không thể giải quyết bằng một vài bài báo, chứ không nói là một vài ý kiến. Cả hai trường phái: Phái tin rằng Hồ là giả và phái tin rằng Hồ là thật đều cần bình tĩnh phân tích, không nên lúc thì nổi xung lên, rồi đuối lý lại quẳng nó đi. Như ông Bùi Tín, đầu tiên ông viết bài “Cuộc đánh tráo không thể có” sau đó vài ngày lại “Dù việc đánh tráo có hay không…” rồi im. Là một thái độ chưa đúng với một đề tài lớn như thế.

Có một số ý kiến thường bám vào việc “Hồ Chí Minh gặp Luật sư Loseby” để khẳng định Hồ chính là Nguyễn Ái Quốc là hơi vội vã, như ông Bùi Tín ở bài “Cuộc đánh tráo không thể có” đã viết:

“Xin hỏi tác giả Hồ Tuấn Hùng… Ông biết chăng, hồi năm 1960 ông Hồ Chí Minh mời vợ chồng luật sư Frank Loseby sang Hà Nội, khách vẫn nhận ra ông bạn cũ của gần 30 năm trước, đâu có phải là ai khác?”

Một ý kiến ở bài “Báo l’Humanité: Nguyễn Ái Quốc đã chết trong tù tại Hồng Kông năm 1932!” đăng trên Danlambao, Ních xanh “Song Huỳnh” viết dù hơi thô, tôi cũng xin trích ra đây để chúng ta cùng bàn luận:

“Nguồn duy nhất có thể kiểm chứng mà lợn đưa ra là một đoạn trích văn kiện ĐCS VN năm 1933: ‘đồng chí Nguyễn ái Quốc, đã bị ám sát vào giữa năm 1932 trong các nhà tù địa ngục của Hồng Công’ nhưng đó cũng không thể dùng làm bằng chứng vì rõ ràng Luật sư người Anh Francis H. Loseby và vợ ông đã tiếp xúc liên tục với Bác từ giữa 1931 đến đầu năm 1933 để biện hộ, giúp thoát ngục và sau đó sắp xếp cho Người rời Hồng Công… Trong trường hợp Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Công thì chính luật sư Loseby đã tung tin Người đã qua đời sau khi đưa tiễn để đảm bảo an toàn.”

Có một sự lý giải về câu chuyện này khá hay và đầy đủ của tác giả Phan Châu Thành trong bài viết trên Danlambao – “Có đúng đó là cuộc đánh tráo không thể có?”. Tôi xin trích:

“Câu hỏi thứ hai của ông Bùi Tín là, tại sao năm 1960 khi gặp HCM luật sư Frank Loseby vẫn nhận ra đó là “người cũ” – NAQ? Xin thưa, như đại đa số người châu Âu bình thường ông Loseby khó mà phân biệt chính xác hai người Á châu cùng tuổi cùng giới khi ông còn trẻ và minh mẫn hoàn toàn, và năm 1960 khi đến Hà Nội, luật sư Loseby đã gần 80 tuổi sau gần 30 năm cứu NAQ ở Hongkong, chắc chắn ông chỉ có một câu trả lời: HCM chính là NAQ mà ông đã gia ơn năm xưa, nhất là nay kẻ chịu ơn ông đó đã là Chủ tịch một đất nước mấy chục triệu dân. Hơn nữa, từ trước đó vài năm, từ 1956, HCM đã liên tục chuẩn bị cho ông Loseby “nhận ra” mình bằng cách viết thư tự giới thiệu lại và thăm hỏi, gửi quà (bức tranh thêu chùa Một Cột) và gửi ảnh của mình (Chủ tịch HCM) cho Loseby, thì làm sao Ls Loseby có thể có nghi ngờ gì nữa? Và khi đã không có nghi ngờ trong lòng thì đôi mắt của ông già 80 đang vinh dự là ân nhân của chủ tịch một nước làm sao có thể nhìn ra gì khác nữa? Thực ra, có thể ông HCM đã cố tình chỉ sử dụng ông già Loseby cho mục đích đó: xác nhận NAQ là HCM. Còn nếu để tỏ lòng biết ơn cứu mạng, tại sao HCM không viết thư cho Ls Loseby từ hơn chục năm trước đó, từ 1945 chả hạn?”

Hình của “2 đôi bạn” vào năm 1931 và ngày gặp lại Loseby gặp lại 30 năm sau

Vậy “Sự thật Hồ Chí Minh gặp Luật sư Loseby” là gì?

Đọc cuốn ” Vụ Án Nguyễn Ái Quốc ở Hông Kông (1931-1933) Tư liệu và hình ảnh, Nxb Chính trị Quốc gia- Bảo tàng HCM, Hà Nội 2004.” Cho biết:

1. Tài liệu đã thất lạc:

“Cho đến nay, hồ sơ gốc về việc xét xử Nguyễn Ái Quốc tại toà án Hồng Kông vẫn chưa tìm lại được. Năm 1960, sau khi thăm Việt Nam trở về Hồng Kông, Luật sư Lôdơbai đã gửi toàn bộ hồ sơ gốc vầ vụ xét sử Tống Văn Sơ cho luật sư D. N. Pơrít. Biết được Luật sư Pơrít có trong tay bộ hồ sơ đó, nhà báo Ôxtrâylia W. Bơcsét đã mượn Luật sư Pơrít với lý do để dựng một bộ phim về Hồ Chí Minh. Nhưng sau đó W. Bơcsét đã không trả lại và nói rằng bộ hồ sơ đã bị thất lạc…” (trang 113).

Lời bàn: Việc mất tài liệu gốc là chuyện có thể diễn ra, xong giả định nhà báo Ôxtrâylia W. Bơcsét đã làm thất lạc là thật, thì người có được nó cũng sẽ hiểu tầm quan trọng của nó để mà đưa nó ra… đấu giá chẳng hạn! Giờ không thấy đâu, thì việc nó đã bị tổ chức nào đó cất kỹ là khả năng nhiều và rất có thể xảy ra!

Điều cần lưu ý là rất nhiều tài liệu thuộc diện “nhạy cảm” với Hồ thì lại mất rất nhiều: (Ví như bản gốc cuốn Nhật Ký Trong Tù, bản thảo hồi ký của Diệc Lan – Con gái ông Hồ Học Lãm – Chủ tịch hội Việt Minh gốc) Nó cũng y hệt như việc mất hồ sơ bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh ở Bộ nội vụ vừa qua vậy!

2. Hồ đã… thăm dò… làm quen!

Lời kể của Luật sư Lôdơbi về Tống Văn Sơ sau khi rời khỏi Hồng Kông năm 1933:

“…Đến năm 1956 một nhà báo Anh (đảng viên đảng CS Anh) sang thăm Việt Nam về Hương Cảng đến tìm tôi trao cho tôi 1 bức thư và hai bức ảnh của Hồ Chủ Tịch, một bức gửi cho vợ chồng tôi, một bức gửi cho con gái tôi. Trong thư Hồ Chủ Tịch nói chúng tôi gửi ảnh cho Hồ Chủ Tịch. Chúng tôi gửi thư cám ơn và gửi ảnh chúng tôi cho Hồ Chủ Tịch.” (Trang 244 – Tài liệu lưu tại Cục lưu trữ Văn Phòng trung ương Đảng.)

“Từ đó, ông ấy đã gửi rất nhiều thứ cho chúng tôi…”, bà Loseby nói… Lấy từ ví sách tay, bà Loseby giở ra một trong những bưu thiếp chúc mừng năm mới mà hàng năm ông Hồ vẫn gửi cho gia đình bà…” (trang 256).

Lời bàn: Chuẩn bị dò la trước xem Luật sư Loseby có phản ứng gì không! Nếu ông thấy ngờ ngợ thì sẽ đi tiếp các bước sau! Tập dần để cho Luật sư Lôdơbi có khái niệm Tống là Nguyễn Ái Quốc, và Nguyễn Ái Quốc chính là Hồ!

3. Thư Hồ mời Luật sư Loseby sang thăm “nhân dịp Tết âm lịch…”

“…Và mời ông bà sang Hà Nội chơi nhân dịp Tết âm lịch…” (Tài liệu lưu tại Bảo tàng HCM) (Trang 245)

Lời bàn: Việc mất tài liệu gốc là chuyện có thể diễn ra, song điều cần lưu ý là thư Hồ nhờ mời Luật sư Lôdơbai sang thăm được gạch chân cụm từ “…nhân dịp tết âm lịch” (Trang 245). Từ đó ta có thể suy luận “…nhân dịp tết âm lịch” là lúc văn phòng nghĩ Tết gần hết – làm như vậy cho ít người biết, cho bí mật! Có gì sơ suất thì sửa chữa trước đi, khi thật yên tâm rồi mới mời quan khách đến chứng kiến rằng: “Người cứu sống tôi đây”!

Nó cũng tương tự như 2 lần Hồ tiếp “Chị ruột” rồi “Anh ruột” lần lượt từng người một vào lúc 11g30 phút trưa 2 ngày Chủ Nhật thì cũng là – để ta có thể suy luận là lúc đó văn phòng nghỉ hết – cho bí mật!

Sau 30 năm xa cách, bây giờ Luật sư Loseby mắt đã mờ, chân đã chậm. Lại nữa ông cha ta đã nói: “khách nhớ nhà hàng, chứ mấy khi nhà hàng nhớ khách!”

Luật sư Loseby sinh năm 1883 (tiểu sử Luật sư Loseby trang 263), vậy năm 1960 ông đã 78 tuổi! Liệu có nhớ được một người khách hàng bình thường như bao khách hàng khác sau 30 năm xa cách?

Thời điểm mời thì như thế, sau khi về thì lại xảy ra việc mất tài liệu gốc.

Liệu có mất vô tư?

Việc mất tài liệu gốc là chuyện có thể diễn ra, song điều cần lưu ý là năm 1960 mới mời Luật sư Loseby sang thăm, sau đó cử người ghi lại lời kể của Luật sư Loseby, việc ghi đó chính xác đến bao nhiêu? Giờ ta khó lường! Tuy nhiên, chỉ biết rằng sau đó bản gốc hồ sơ vụ án bị mất và sau đó 1 năm vào 1961 thì bản thảo cuốn sách “Vừa đi đường vừa kể chuyện” ra đời! Phải chăng Hồ đã mời Luật sư Loseby sang để nắm thêm thông tin về câu chuyện xử án một người gần như Nguyễn Ái Quốc đó là Tống Văn Sơ để viết và cũng là để lượng tình hình khi nhận mình là Tống Văn Sơ? Xem có thể viết ra người ta có tin được không?

Lẽ ra Luật sư Loseby đã vì “kính trọng” một khách hàng mà nay đã làm tới Chủ tịch một nước, hiển hách như vậy thì việc mình tặng lại hồ sơ vụ án cho Việt Nam là việc rất nên, vả lại cái hồ sơ đó, cũng như bao hồ sơ khác có ý nghĩa gì lớn đối với Luật sư Lôdơbai đâu!

Tại sao không tặng lại mà lại để mất?

4. Đó chỉ là vụ án “Tống Văn Sơ, Hồng Kông” – Không phải Nguyễn Ái Quốc!

Một ý kiến nữa của Nich xanh “Song Huỳnh” là:

“Nếu vẫn cho rằng Bác đã chết trong tù ở Hồng Công năm 1932 thì có hai trường hợp xảy ra: 1/ Bác đã chết trong tù ở Hồng Công, thuộc địa Anh, từ giữa năm 1932, nhưng người TQ, lúc này dưới chế độ của Quốc Dân Đảng, đã đem được Hồ Tập Chương từ TQ sang Hồng Công, lẻn vào ngục thay thế và đem cái xác ra ngoài mà không ai biết! Toàn bộ cai ngục, tòa án của người Anh cùng hai vợ chồng Luật sư Loseby, những người từng tiếp xúc gần gũi liên tục với Bác trong một năm trời hoàn toàn không biết chuyện gì xảy ra! Nếu chuyện này là thật thì người Anh từ trên xuống dưới nhất định phải là một lũ lợn.”

Xin độc giả lưu ý: Nguyễn Ái Quốc chưa chắc đã phải Tống Văn Sơ!

Theo cuốn “Nguyễn Ái Quốc & Vụ Án Hồng Kông năm 1931. Nxb Trẻ, Nguyễn Văn Khoan, 2008”

Hồ sơ lưu tại Luân Đôn – Anh: “Ngày nay, ai có dịp tới Luân đôn, thủ đô nước Anh, vào kho lưu trữ Hoàng gia tìm đến hồ sơ mang ký hiệu: “Z 225C, chúng tôi Vol II 1/40- 1240 năm 1931” sẽ hiểu rõ thêm vụ án “Tống Văn Sơ, Hồng Kông” (trang 9).

“Tống Văn Sơ khi bị bắt ở Hồng Kông 1931 và Ls Frank Loseby”. Ảnh chụp của cảnh sát Anh (1931), trang 31 cho thấy: Ảnh Tống Văn Sơ không giống Nguyễn Ái Quốc cũng chẳng giống Hồ!

– Hộ Chiếu năm 1930 cho biết: “Tống Văn Sơ, 31 tuổi”

Theo quyển: ” Nguyễn Ái Quốc & Vụ Án Hồng Kông năm 1931. Nxb Trẻ, Nguyễn Văn Khoan, 2008″:

Nhận xét: Chính Phòng sưu tầm Bảo tàng HCM đã thấy vô lý mà thốt lên rằng:“Tống Văn Sơ đã 40 tuổi, tại sao trong hộ chiếu ghi 31 tuổi?”

Hộ chiếu năm 1930 viết: “Tống Văn Sơ, 31 tuổi, công dân nước Cộng hòa Trung Hoa đến Xiêm để kinh doanh được đi lại tự do”.

Từ tất cả những điều trên, kết luận: Đó chỉ là vụ án “Tống Văn Sơ, Hồng Kông” – Không phải Nguyễn Ái Quốc!

01.09.2018

Nguyễn Hồn Việthttp://danlambaovn.blogspot.com/2018/09/su-that-ve-viec-ho-chi-minh-gap-luat-su.html

www.geocities.ws/xoathantuong

Đoàn Luật Sư Thành Phố Hồ Chí Minh: Về Với Vùng Xa :: Đoàn Luật Sư Tp. Hồ Chí Minh

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: VỀ VỚI VÙNG XA

Tờ mờ sáng ngày 29/8/2015, sân Đoàn luật sư xôn xao. Các luật sư, người tập sự hành nghề luật sư U30 (dưới 30 tuổi), U40 đến U80, một số nhân viên Văn phòng Đoàn (gọi chung là thành viên) tham gia chiến dịch luật sư tình nguyện năm 2015 hớn hở đến nhận áo đồng phục. Những cái tay bắt, mặt mừng giữa một số đồng nghiệp lâu rồi nay mới gặp lại… 05 giờ sáng, Chủ nhiệm Đoàn- Chỉ huy trưởng chiến dịch- Luật sư Nguyễn Văn Trung phát lệnh lên đường vào Chiến dịch Luật sư tình nguyện, thẳng tiến đến hai xã Vĩnh Viễn và xã Thuận Hưng thuộc huyện Long Mỹ,tỉnh Hậu Giang. Ngay sau đó, 138 thành viên cùng một màu áo xanh da trời cùng với 10 y-dược sĩ, bác sĩ Hội chữ thập đỏ quận 6 lần lượt bước lên bốn xe bus, tạm biệt thành phố thân yêu, hướng về vùng quê xa cách thành phố hơn 250 km. Bánh mì “chai hia” và triển khai kế hoạch

Đã đến giờ xuất phát, nhưng cửa hàng cung cấp bánh mì gặp trục trặc nên đã đề nghị Đoàn đợi thêm khoảng 30 phút sẽ giao hết số bánh còn thiếu. Thế nhưng, vì sợ trễ hẹn với bà con địa phương, Ban tổ chức quyết định cho xe lăn bánh.Trên xe, các thành viên Tổ xe số 3 vừa chuyện trò rôm rả, vừa thưởng thức bánh mì “chai hia”, tức bánh mì chia hai, mỗi người một nửa, uống thêm chai nước trắng. Bánh rất ngon vì có hương vị …tình! Luật sư Nguyễn Văn Trung- Chỉ huy trưởng cho biết Chiến dịch Luật sư tình nguyện năm 2015 là tên mới của chiến dịch Mùa hè xanh những năm trước để phù hợp hơn với hoạt động của Đoàn và để mọi người hiểu rõ hơn về độ tuổi tham gia là không hạn chế. “Thế nên tụi tui đã đăng ký tham gia vì không còn e ngại mình bị giới trẻ áp đảo. Chiến dịch này, thanh niên, trung niên, cao niên tương quan lực lượng”. Nhiều luật sư tuổi ngoài 40, 60 nói.

Tổ xe số 1, Tổ xe số 2, Tổ xe số 3, Tổ xe số 4 triển khai công việc khi xe đang lăn bánh. Ai tư vấn pháp luật, ai hỗ trợ các y bác sĩ, dược sĩ khám bệnh, phát thuốc, ai trao quà, ai cắt tóc… đều được phân công cụ thể. Cả bốn tổ xe đều giành thời gian luyện hát trên xe để thi trong tối hôm đó.

“Cơm Thạch Sanh” tình nghĩa

Gần tới đường vào xã, Luật sư Trần Mỹ Thoa – Phó chủ nhiệm Đoàn – người chỉ huy công tác hậu cần và một số công tác tổ chức khác kết nối điện thoại liên tục với các Tổ trưởng xe và Luật sư Lê Văn Phiến (người dẫn đường) vì theo Luật sư Thoa, dù Ban tổ chức đã đi tiền trạm hai lần nhưng nếu chủ quan, thiếu phối hợp thì dễ bị lạc đường, lạc đội hình vì đường quanh co, nhiều ngã rẽ nho nhỏ, giống nhau, càng vào sâu, đường càng hẹp dần, muốn quay trở lại phải đi rất dài và rất xa mới có chỗ quay đầu xe.

11 giờ trưa cùng ngày, cả Đoàn đến địa điểm tập kết tại hội trường xã Thuận Hưng. Nắng đang gay gắt lại chuyển nhanh sang mưa. Vừa xuống xe, Luật sư Phạm Lĩnh Sơn – Ủy viên Hội đồng khen thưởng, kỷ luật tuy tuổi 62 nhưng tới, lui rất nhanh nhẹn và với tay nghề phó nháy đã kịp thời ghi lại được nhiều hình ảnh đẹp, sống động, tự nhiên cho hoạt động của Đoàn. Ở phía này, Luật sư Nguyễn Hải Nam- Phó chủ nhiệm, Luật sư Phùng Anh Chuyên – Ủy viên Ban chủ nhiệm cùng các thành viên phụ trách xã Thuận Hưng khẩn trương khiêng các bao quà tặng vào hội trường xã. Còn ở phía khác, Luật sư Nguyễn Duy Minh- Ủy viên Ban chủ nhiệm và các thành viên phụ trách xã Vĩnh Viễn (cũng là một trong những xã nghèo nhất tỉnh Hậu Giang như xã Thuận Hưng nhưng ở xa hơn) thì lo chuyển các bao quà sang xe vận tải nhỏ để ăn trưa xong là lên đường được ngay. Thấy nhóm nấu ăn không có đủ người dọn thức ăn, nước uống, sắp xếp chỗ ngồi ăn, các thành viên vào hội trường, mỗi người một tay sắp xếp bàn ghế và tự phục vụ. Luật sư Nguyễn Văn Trung bưng trà đá đến các bàn. Luật sư Hà Hải- Ủy viên Ban chủ nhiệm, Luật sư Nguyễn Xuân Phong, người tập sự hành nghề luật sư Nguyễn Thị Kiều Anh và nhiều thành viên khác bưng bê thức ăn nhanh thoăn thoắt. Còn Luật sư Trần Mỹ Thoa làm việc với nhóm nấu ăn theo đặt hàng của Đoàn để kiểm tra tình hình các phần thức ăn, nước uống thiếu, đủ ra sao? Ngoài hành lang hội trường, Luật sư Nguyễn Bảo Trâm- Chủ tịch Hội đồng khen thưởng, kỷ luật châm nước liên tục từ bình 20 lít vào các ly nhỏ để các luật sư đồng nghiệp lấy cho nhanh…

13 giờ 30 phút, Cô Thắm Hội đồng (tức Luật sư Nguyễn Thị Hồng Thắm- Ủy viên Hội đồng khen thưởng, kỷ luật), Luật sư Lâm Thị Mai, Luật sư Nguyễn Tư Thúc, Luật sư Nguyễn Bảo Trâm, Luật sư Lý Thị Tố Mai và nhiều thành viên khác bắt đầu tư vấn pháp luật miễn phí. Tại bàn tư vấn của Luật sư Nguyễn Thị Đào, một người dân bức xúc kể 10 năm nay không làm được giấy tờ vì bị mất tờ khai đã đóng lệ phí trước bạ và không biết phải làm sao khi cán bộ cứ đòi có tờ khai này mới giải quyết hồ sơ. Nhận được sự tư vấn của Luật sư Đào là làm đơn cớ mất, yêu cầu Công an xã xác nhận rồi đến Chi cục thuế nộp đơn đề nghị cấp trích lục tờ khai này, người dân này mừng quá, cảm ơn rối rít. Luật sư Nguyễn Đỗ Cường, phụ trách chung công tác này và là Tổ trưởng Tổ xe số 3 sau khi thống kê đã cho biết: “Có 36 lượt người được tư vấn pháp luật miễn phí, trong đó chủ yếu là về thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khai di sản thừa kế. Có vụ người dân ở một tỉnh miền Trung muốn ủy quyền cho người đồng thừa kế ở xã Thuận Hưng làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đã ba năm không được giải quyết do cán bộ xã không nắm hết các quy định pháp luật. Luật sư Nguyễn Hồng Lâm đã hướng dẫn người được ủy quyền ở xã Thuận Hưng nói với người ủy quyền ở tỉnh miền Trung lập hợp đồng ủy quyền gửi về cho mình rồi ra công chứng ở Hậu Giang làm thủ tục nhận ủy quyền này và đã nhận được sự đồng tình của cán địa chính và tư pháp xã. Có một người dân sau khi được tư vấn, ngoài việc ký tên vào phiếu đề nghị tư vấn còn nắn nót viết thêm dòng chữ là rất cảm ơn sự tư vấn của Luật sư và đã hiểu rõ sau khi được tư vấn.

15 giờ, đến phần tặng quà cho hộ dân nghèo và học sinh nghèo hiếu học. Các Luật sư: Trần Mỹ Thoa, Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Thúy Lan, Lữ Thị Bạch Linh, Bùi Tấn Trung, Võ Tiến Long và một số thành viên khác tất bật đối chiếu danh sách người nhận quà và trao quà gồm đường cát, dầu ăn, sữa hộp, hạt nêm Knorr, bột ngọt cho 100 hộ nghèo, và quà là dụng cụ học sinh cho 50 học sinh nghèo hiếu học. Cảm động xiết bao khi nhìn các em học sinh nghèo hiếu học với gưong mặt ngây thơ đã hân hoan hát tặng các thành viên của Đoàn. Vui quá, các thành viên cùng hát tốp ca với các em.

Còn ở xã Vĩnh Viễn…

Các thành viên phụ trách xã này phải vất vã đi thêm 7-8 km nữa bằng xe 16 chỗ và xe tải nhẹ chở quà không mui, qua bốn cây cầu hẹp, yếu ớt mới tới nơi. Vì chỗ khám bệnh, phát thuốc miễn phí, chỗ tặng quà, chỗ tư vấn pháp luật miễn phí đều nhỏ và cách nhau cả một cái sân rộng, dài nên Luật sư Nguyễn Văn Trung, Luật sư Nguyễn Duy Minh qua lại liên tục để điều phối công việc. Luật sư U80 Trần Công Ly Tao vẫn nhanh nhẹn làm việc, pha trò. Còn Luật sư Nguyễn Thị Hồng Liên- Phó Chủ nhiệm Đoàn cắt tóc cho bảy người với các kiểu khác nhau theo sự lựa chọn của mỗi người: tém, xì tin, so le, ngang Hồng Kông … Nhiều người trong số 20 người dân đã được các Luật sư khác (Trần Hoàng Hà, Hoàng Trung Sĩ, Hồ Trung Chánh, Trần Thị Ngọc Nữ…) cắt tóc miễn phí thật thà tâm sự là mỗi lần cắt tóc ở xã là 20.000 đồng, nghe Đoàn cắt tóc miễn phí thì đến liền vì tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ.

Tối giao lưu hết mình

19 giờ khai mạc buổi giao lưu văn nghệ giữa các thành viên tham gia chiến dịch luật sư tình nguyện của Đoàn với Sở Tư pháp, Đoàn Luật sư tỉnh Hậu Giang và Đoàn Luật sư thành phố Cần Thơ tại hội trường khách sạn Bông Sen, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Khách mời tham dự có Phó chủ tịch Ủy ban nhân (UBND) tỉnh Hậu Giang- ông Đồng Văn Thanh, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Kiên Giang-luật sư Đoàn Công Thiện. Sau phần phát biểu cảm ơn của Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang và Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang, về hoạt động tích cực của các luật sư tình nguyện Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh, luật sư Chủ nhiệm Nguyễn Văn Trung đã cám ơn sự quan tâm của lãnh đạo UBND tỉnh Hậu Giang, sự phối hợp hiệu quả của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hậu Giang và cán bộ hai xã Thuận Hưng và Vĩnh Viễn. Ông Đồng Văn Thanh-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đã trao tặng Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh bức tranh mang biểu trưng của thành phố Vị Thanh, đồng thời mong muốn Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục thực hiện chiến dịch luật sư tình nguyện tại Hậu Giang trong thời gian tới.

Tiếp đến là phần thi hát của bốn tổ xe. Sau phần thi đầu tiên của Tổ xe số 1 do Luật sư Trần Vĩ Cường làm Tổ trưởng với bài “Cuộc đời vẫn đẹp sao” đầy khí thế, có nhạc trưởng hẳn hoi, MC Luật sư Trịnh Đức Duy gằn giọng hỏi: “Các tổ khác thấy sợ – chưa?”. Câu trả lời: “Chưa sợ” từ dưới sân khấu vọng lên hơi bị nhỏ. Không lẽ sợ rồi? Không phải vậy vì đến phần thi hát của Tổ xe số 2 cũng không kém phần mạnh mẽ, sôi động với bài “Hát mãi khúc quân hành”. Thấy Tổ xe số 1 và số 2 biểu diễn quá sung, Tổ xe số 3 phần vì đã chọn bài hát “Mùa hè xanh” và “Nối vòng tay lớn” có giai điệu nhẹ nhàng hơn, phần vì có một số thành viên chưa thuộc bài nên Tổ đã hội ý gấp trước khi lên sân khấu vì sợ bị rớt hạng. Tổ phân công múa minh họa chính là các Luật sư: Lại Nguyên Thị Phượng, Lý Thị Tố Mai, Võ Thị Lài, Nguyễn Bảo Trâm, các thành viên khác hát và múa tiếp sức. Múa khỏe che hát hơi bị yếu. Ai dè tiết mục này được hoan hô quá trời vì không “đụng” ai. Tổ xe số 4 do Luật sư Phùng Anh Chuyên làm tổ trưởng lại cũng ngang tài, ngang sức với ba đội xe trước với bài hát “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”. Thế nên Ban tổ chức đã quyết định trao bốn giải thưởng “ngoại hạng” cho cả bốn tổ xe.

Tiếp theo là phần trình diễn cải lương của Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang -chị Thanh Tuyền cùng một cán bộ trẻ. Phong cách phụ nữ miền Tây và giọng hát mượt mà của chị Tuyền khiến hội trường trầm lắng lại. Chủ tịch Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư thành phố Cần Thơ Nguyễn Kỳ Việt Chương tiếp nối chương trình bằng bài hát về tình yêu nhưng với phong cách trẻ trung, “lãng tử” và một tiết mục đơn ca khác cũng của Đoàn Luật sư thành phố Cần Thơ làm cho hội trường sôi động trở lại. Tiếp đến là tiếng hát sâu lắng của Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Kiên Giang-luật sư Đoàn Công Thiện với một bài hát hiện đại và một bài ca vọng cổ. Càng về cuối, chương trình giao lưu càng sôi động, phong phú với nhiều màn khiêu vũ theo đôi, theo nhóm kết hợp với hát liên khúc, hát theo nhiều thể loại: rock, cha cha cha, rumba, bolero ….. Phấn khích lên cao, khoảng trăm người đã rời chỗ ngồi và bám vai nhau vừa đi, vừa hát tập thể thành vòng tròn cực to, nối vòng tay cực lớn. Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang -Đồng Văn Thanh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang- Thanh Tuyền đã nhiệt tình hưởng ứng tham gia trong vòng tròn cùng nối vòng tay lớn. Trong khi đó trên sân khấu, các Luật sư ca sĩ nghiệp dư của Đoàn thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hậu Giang… xếp hàng đăng ký hát liên tục cho đến khi nhạc ngưng, micro tắt vì hết giờ mới thôi.

Đừng xa nhau đêm nay khi bóng đêm đang dần buông…

Là tâm trạng của nhiều thành viên sau khi kết thúc buổi giao lưu vào khoảng hơn 21 giờ. Tiếng đàn violon của Luật sư Vũ Anh Tuấn vẫn réo rắt cùng với tiếng hát của mấy thành viên dọc theo lối đi từ hội trường ra sảnh chính của khách sạn Bông Sen. Thế là mấy chục thành viên tụ họp lại, chọn góc trái của sảnh chính, ngồi bệt xuống đất thành vòng ovan hàn huyên tâm sự chuyện nghề, chuyện Đoàn, chuyện đời và đàn, hát với nhau. Dù thấm mệt nhưng Luật sư U70 Trần Mỹ Thoa vẫn góp mặt ở “tăng hai”. Các Luật sư nguyên là thẩm phán hoặc nguyên là lãnh đạo Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án nhân dân quận: Lê Thị Hùm, Trần Xuân Thủy, Trần Thị Hồng Việt, Trương Quế Phượng, Lê Thị Liễu… cũng nán lại khá lâu. Đừng xa nhau – đừng xanhau đêm nay. Thế nên gần ba giờ sáng góc trái của sảnh lớn khách sạn Bông Sen mới không còn bóng dáng thành viên chiến dịch.

Giao lưu bóng đá: Một thua, một thắng

8 giờ 30 phút sáng ngày hôm sau – 30/8/2015, các thành viên đội bóng đá của Đoàn như: Nguyễn Hồng Lâm, Phùng Anh Chuyên, Hoàng Huy Công, Cao Phúc Thuần, Kiền Tấn Tiến, Đặng Đăng Khoa, Phan Phụng Đức Duy, Nguyễn Huy Hoàng… đá giao lưu trận đầu tiên với Đội bóng đá của Đoàn Luật sư thành phố Cần Thơ, thua Đội Cần Thơ với kết quả 1/2. Được tiếp sức bằng sự cổ vũ nhiệt tình và dần quen với sân cỏ lạ nên đến trận thứ hai đá với Đội bóng đá của Đoàn Luật sư tỉnh Hậu Giang, đội Đoàn Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh đã thắng với kết quả 6/4.

Chia tay hoàng hôn

Gần 11 giờ trưa ngày 30/8/2015, các thành viên chiến dịch vẫy tay chào Hậu Giang để về lại Thành phố. Trên bốn xe, các thành viên kể chuyện nhau nghe, ôn lại kỷ niệm mới qua, trao nhau hình ảnh, địa chỉ, số điện thoại liên lạc và hẹn sẽ gặp lại nhau không chỉ qua chiến dịch mà còn qua hoạt động nghề nghiệp và các hoạt động, phong trào khác của Đoàn. Có những thành viên nhiều năm qua không biết nhau, nay đã bắt đầu tình đồng nghiệp mới. Có những đồng nghiệp mất liên lạc đã lâu, nay nối lại. Rồi có cặp đôi đang yêu nhau thấy yêu nhau hơn. Nhân tố đa tài, đầy nhiệt huyết cũng được phát hiện. …

17 giờ 30 phút cùng ngày, các thành viên chiến dịch về đến trụ sở Đoàn và chia tay nhau lúc hoàng hôn./.

CỤM ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG CHIẾN DỊCH LUẬT SƯ TÌNH NGUYỆN 2015

Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh

Giới thiệu trường

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh là trường đại học công lập nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 1234/QĐ-TTg ngày 30/03/1996 của Thủ tướng Chính phủ, là thành viên của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Ngày 10/10/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 118/2000/QĐ-TTg về việc tách Trường Đại học Luật thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh thành Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh trở thành trường đào tạo luật hàng đầu ở khu vực phía Nam, đạt chất lượng cao trong giảng dạy và nghiên cứu để góp phần xây dựng cộng đồng, phát triển đất nước và hội nhập, hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới và các quốc gia trong khu vực.

Từ năm học 2011-2012, Trường có 7 chuyên ngành đào tạo đại học (Luật Thương mại, Luật Dân sự, Luật Quốc tế, Luật Hình sự, Luật Hành chính, Quản trị – Luật và Anh văn pháp lý), 5 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ (chuyên ngành Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Kinh tế, Luật Dân sự và Tội phạm học – Điều tra tội phạm) và 3 chuyên ngành tiến sĩ (Luật Kinh tế, Luật Hình sự và Luật Hành chính – Nhà nước) với gần 12.000 học sinh, sinh viên, học viên theo học. Hàng năm, có khoảng 3.300 học sinh, sinh viên, học viên ở các trình độ trung cấp, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tốt nghiệp với nhiều chuyên ngành luật khác nhau, bổ sung một nguồn nhân lực quan trọng cho xã hội nói chung và khu vực các tỉnh phía Nam nói riêng.