1. Tiền đề ra đời ngành kinh tế quốc tế
Từ sau đổi mới, Việt Nam đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với các nước trên thế giới, chính vì thế nó đã nảy sinh ra nhu cầu về một nguồn lao động có chất lượng cao.
Đặc biệt là đội ngũ lao động trẻ sở hữu kiến thức và hiểu biết sâu rộng, vững vàng chuyên về lĩnh vực kinh tế quốc tế. Họ cần có khả năng ngoại ngữ vượt trội, cách phân tích chính sách và các kĩ năng trong quan hệ đối ngoại để có thể đảm đương hiệu quả các vị trí, chức trách quan trọng mà yêu cầu của xã hội đang đặt ra khi đất nước đang phát triển.
Từ khi Việt Nam chính thức gia nhập vào tổ chức WTO do sự tác động của xu thế toàn cầu hóa thúc đẩy đến mặt phát triển của kinh tế quốc tế. Nước ta đã tăng cường giao lưu, buôn bán và thông thương với nhiều quốc gia trong khu vực. Ngành ngoại thương từ đây đã trở thành ngành quan trọng, là yếu tố tiền đề tác động chính đến sự phát triển của quốc gia.
Các mặt hàng xuất khẩu gồm có nông sản, thực phẩm và các loại khoáng sản thô. Còn nhập chủ yếu là các thiết bị, máy móc điện tử, hàng hóa tiêu dùng, sản phẩm của công nghiệp nặng,… Vì thế cán cân xuất nhập khẩu chưa được thực sự cân bằng đòi hỏi sự can thiệp của chính phủ để tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa nội địa, giảm nhập siêu và tạo đòn bẩy cho kinh tế. Do đó, ngành kinh tế quốc tế trong những năm tiếp theo dự kiến sẽ có nhiều sự thay đổi và có các kế hoạch định hướng cụ thể.
Ngành kinh tế quốc tế được sinh ra dựa trên sự giao thoa giữa thương mại và ngoại ngữ. Đây là ngành nghề được nhiều người quan tâm nhất trong thời gian gần đây.
Kinh tế quốc tế được coi là lĩnh vực thu hút nhiều người hơn cả vì nó có cơ hội phát triển, thăng tiến cao trong công việc. Do nhu cầu tuyển dụng cao nên nguồn nhân lực hiện nay đang thiếu trầm trọng và không đáp ứng đủ nhu cầu tuyển dụng.
Với ngành này, các sinh viên ngoài kinh tế thì cần có khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng Anh để có thể kết nối, hợp tác với quốc tế.
Việc làm Quản trị kinh doanh
2. Cùng Timviec365 tìm hiểu về ngành kinh tế quốc tế
Ngành kinh tế quốc tế hiện nay đang là một trong những ngành học HOT nhất ở nước ta. Nhu cầu tuyển dụng của nguồn nhân lực ngành này luôn cần thiết. Vậy nên nó kéo theo cơ hội cho sinh viên khi theo học ngành này cũng rộng mở vô cùng.
2.1. Kinh tế quốc tế là gì?
Kinh tế quốc tế là một bộ môn thuộc khối khoa học và chuyên ngành kinh tế học nhưng đi sâu vào nghiên cứu sự liên kết giữa các vùng quốc gia. Lĩnh vực này khá năng động và mang tính rộng mở toàn cầu về các chiến thuật kế hoạch của hoạt động kinh doanh.
2.2. Kinh tế quốc tế học gì?
Khi theo học kinh tế quốc tế, các sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh, cách giải quyết tranh chấp thương mại, các chính sách đối ngoại đang được hiện hành, nghiên cứu phương pháp mở rộng quy mô kinh tế sang thị trường nước ngoài, các yếu tố phát triển nền kinh tế trong xu hướng hiện tại và tổng quan vấn đề hội nhập kinh tế thời đại mới.
Theo đó, sinh viên còn được trang bị về kiến thức luật quốc tế, quản trị nguồn nhân lực quốc tế, môi trường kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu, phân tích thị trường, kĩ năng giao tiếp tiếng Anh thương mại, đàm phán quốc tế và một số nghiệp vụ khác như thực hiện thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương,…
2.3. Ngành kinh tế quốc tế ra trường làm gì?
Tương lai cơ hội cho ngành nghề kinh tế quốc tế vô cùng rộng mở và sáng lạn cùng nhiều lựa chọn hấp dẫn. Bạn có thể tìm việc làm tại Đồng Nai và rất nhiều tỉnh thành khác với các công việc như:
– Chuyên gia hoạch định tài chính quốc tế: tham gia xây dựng và triển khai các mô hình theo dõi hoạt động tài chính quốc tế; phân tích số liệu thị trường; đánh giá tính hiệu quả của mô hình và đề xuất thay đổi cách vận hành.
– Chuyên gia marketing quốc tế: áp dụng các kiến thức marketing để lên kế hoạch chiến thuật quảng bá sản phẩm, đánh giá độ hiệu quả công việc.
– Chuyên gia tư vấn đầu tư quốc tế: nghiên cứu, quan sát tình hình kinh tế cũng như sự thay đổi về chính sách, cơ cấu của các nước và tư vấn cho các nhà đầu tư nên lựa chọn đầu tư tại đâu.
– Chuyên gia xúc tiến thương mại: là đại diện thương mại để tạo ra cầu nối liên kết hợp tác và phát triển kinh tế giữa hai nền quốc gia khác nhau.
– Nhân viên cước cảng biển, hàng không: công việc này sẽ làm về chi phí cước tại các hải quân, cảng biển và sân bay nội địa cũng như quốc tế trên toàn nước. Công việc này hiện này có rất nhiều trên tìm việc hàng hải của trang chúng tôi
– Giáo viên: giảng dạy về kinh tế quốc tế tại các trường đại học đào tạo lĩnh vực này.
2.4. Một số kĩ năng, phẩm chất cần thiết để thành công với lĩnh vực kinh tế quốc tế
Để đảm bảo thành công với chuyên ngành khá thú vị này, bạn cần có những điều sau:
– Am hiểu các kiến thức về kinh tế và kinh doanh
– Có chuyên môn kinh tế cao
– Nhanh nhạy và nắm bắt thông tin về kinh tế toàn cầu chính xác
– Tháo vát, năng động và có trách nhiệm cao về công việc
– Có khả năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục
– Trình độ tiếng Anh tốt
Hiện nay ngành kinh tế học có rất nhiều trên trang việc làm daklak của chúng tôi Tham khảo ngay để không bỏ lỡ mất cơ hội việc làm hấp dẫn nhất mà bạn mong chờ bấy lâu nay.
2.5. Ngành kinh tế quốc tế học trường nào?
Với nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực thì hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành kinh tế quốc tế. Các bạn có thể tham khảo một số trường sau:
– Đại học kinh tế quốc dân (Hà Nội)
– Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội
– Học viện ngoại giao (Hà Nội)
– Đại học Ngoại thương (Hà Nội)
– Đại học Thương mại (Hà Nội)
– Đại học Ngân hàng (Tp. Hồ Chí Minh)
Việc làm Thương mại điện tử
3. Phân biệt ngành kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế
Sự khác nhau giữa kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế
Theo đó, bản chất chính của ngành kinh doanh quốc tế là thuộc về nhóm ngành kinh doanh. Ngành này chủ yếu sẽ cung cấp người học các kiến thức chuyên môn chung về quản trị kinh doanh và kinh doanh quốc tế như là đầu tư quốc tế, xây dựng chiến lược kinh doanh quốc tế, cung ứng vận tải quốc tế, đầu tư quốc tế,…
Về công việc tương lai, cử nhân kinh doanh quốc tế đều có thể tim viec làm các công việc tương tự với vị trí của ngành kinh tế cơ bản. Vì bản chất hai khối ngành này đều có những môn học gần giống nhau.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kinh doanh quốc tế có thể làm việc tại những địa điểm cụ thể sau:
– Các phòng kinh doanh, phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu
– Các đơn vị sản xuất kinh doanh
– Công ty thương mại, công ty xuất nhập khẩu
– Văn phòng đại diện, đơn vị dịch vụ, đại lý vận tải tàu biển, hàng không, bảo hiểm, ngân hàng ngoại thương
– Tập đoàn đa quốc gia, công ty kiểm toán quốc tế, công ty phân phối
– Hiệp hội ngành nghề cũng như các tổ chức nghiên cứu, trường ĐH trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế.
– Trường đại học Ngoại thương (Hà Nội).
– Đại học Kinh tế (TP. Hồ Chí Minh).
– Đại học Kinh tế Tài chính (TP. Hồ Chí Minh).
– Khoa quốc tế (ĐHQGHN).