Top 6 # Xem Nhiều Nhất Vi Phạm Luật Pháp Là Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Vi Phạm Pháp Luật Là Gì?

Vi phạm pháp luật là hành vi trái luật mang tính có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, căn cứ vào lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật thì vi phạm pháp luật sẽ được phân loại thành:

– Vi phạm pháp luật hình sự;

– Vi phạm pháp luật hành chính;

– Vi phạm pháp luật dân sự;

Khi tìm hiểu vấn đề này các chủ thể thường thắc mắc các chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật là gì. Trong mỗi lĩnh vực pháp luật khác nhau, các hành vi vi phạm sẽ có chế tài xử lý khác nhau.

Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật

Vậy dấu hiệu xác định vi phạm pháp luật là gì? Các hành vi được coi là vi phạm pháp luật dựa trên các dấu hiệu sau:

– Là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Các hành vi của cá nhân hay tổ chức được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động gây nguy hiểm cho xã hội.

– Là hành vi trái pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ pháp luật xác lập và bảo vệ. Mỗi lĩnh vực trong đời sống pháp luật xây dựng và bảo vệ trên sự thừa nhận của nhà nước. Chính vì thế các hành vi này xâm hại tới các quan hệ đã được thừa nhận và bảo vệ thì được coi là vi phạm pháp luật.

– Có lỗi chủ thể. Yếu tố này xác định thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình khi thực hiện. Những hành vi trái pháp luật nhưng không có lỗi của chủ thể thì cũng không bị coi là vi phạm pháp luật.

– Chủ thể phải có năng lực trách nhiệm pháp lý. Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể trước hành vi vi phạm của mình.

Năng lực trách nhiệm pháp lý được Nhà nước quy định ở độ tuổi nhất định tùy thuộc vào từng lĩnh vực pháp luật điều chỉnh. Các hành vi trái pháp luật nhưng được thực hiện bởi chủ thể không có hoặc chưa có năng lực trách nhiệm pháp lý thì không bị coi là vi phạm pháp luật.

Về cơ bản, các hành vi vi phạm pháp luật sẽ có những dấu hiệu trên. Tuy nhiên để xác định một hành vi cụ thể có vi phạm pháp luật không cần xét trực tiếp qua các bộ phận cấu thành vi phạm pháp luật bao gồm: mặt chủ quan hành vi, mặt khách quan của hành vi, chủ thể thực hiện, khách thể bị xâm hại.

Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật là gì có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định hành vi đó có thật sự vi phạm pháp luật không. Tuy nhiên việc đánh giá này cần phải thực hiện bởi các công ty tư vấn có chuyên môn và kinh nghiệm cao

Tư vấn pháp luật bởi Luật Hoàng Phi

Công ty Luật Hoàng Phi với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn và hỗ trợ pháp lý trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống như: dân sự, hình sự, hành chính,… Chúng tôi tự tin là đơn vị đi đầu trong dịch vụ tư vấn pháp luật hiện nay.

Chúng tôi sẽ xem xét và đánh giá trường hợp cụ thể của khách hàng xem có vi phạm pháp luật hay không. Qua đó sẽ tư vấn các phương hướng giải quyết tốt nhất nhằm tránh các rủi ro sau này.

Với dịch vụ tư vấn qua tổng đài của Luật Hoàng Phi Quý khách hàng nhận được thông tin chính xác đồng thời thuận tiện hơn khi khách hàng không phải mất công sức và chi phí để đi lại. Hi vọng những chia sẻ trên giúp Quý vị hiểu hơn về vi phạm pháp luật là gì. Chúng tôi xin tiếp nhận yêu cầu qua địa chỉ sau:

– Hotline hỗ trợ dịch vụ:19006557;

– Email: lienhe@luathoangphi.vn

Tác giả

Nguyễn Văn Phi

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC

1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”

Vi Phạm Hợp Đồng Là Gì ? Quy Định Pháp Luật Về Vi Phạm Hợp Đồng

Vi phạm hợp đồng là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.

Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng là những nghĩa vụ đã được ghi nhận trong các điều khoản của hợp đồng hoặc được pháp luật điều chỉnh hợp đồng đó quy định.

Hành vi vi phạm hợp đồng chỉ xảy ra khi hợp đồng được giao kết hợp pháp và đã có hiệu lực pháp luật. Hợp đồng hợp pháp là hợp đồng thoả mãn các yếu tố căn bản như thể hiện sự tự do ý chí của các bên tham gia giao kết (không có dấu hiệu của ép buộc hoặc lừa dối), hợp đồng được kí kết giữa các chủ thể có đầy đủ năng lực kí kết hợp đồng. Tùy theo từng loại hợp đồng cụ thể mà điều kiện về năng lực chủ thể có thể khác nhau. Chẳng hạn, đối với những hợp đồng không nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hàng ngày, phù hợp với lứa tuổi thì người chưa thành niên có thể không được tham gia giao kết; nội dung và hợp đồng không trái pháp luật và hình thức của hợp đồng phù hợp với các quy định của pháp luật. Hợp đồng không có đầy đủ các yếu tố trên sẽ vô hiệu và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng.

Không thể coi là có hành vi vi phạm hợp đồng nếu bên thực hiện hành vi không có nghĩa vụ thực hiện hành vi đó. Chẳng hạn, trong hợp đồng mua bán hàng hoá, nếu bên bán hàng giao hàng trước thời hạn quy định, bên mua hàng có quyền không nhận và hành vi không nhận này không bị coi là hành vi vi phạm hợp đồng bởi vì bên mua hàng không có nghĩa vụ phải nhận hàng trước thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng.

Trong hệ thống pháp luật nước ta, khái niệm vi phạm hợp đồng chưa được giải thích cụ thể, tuy nhiên, nhiều đạo luật như Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật thương mại đã sử dụng thuật ngữ vi phạm hợp đồng với cách hiểu tương đối thống nhất là hành vi của bên có nghĩa vụ theo hợp đồng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình. Các đạo luật này cũng đã quy định tương đối chỉ tiết về các trường hợp vỉ phạm hợp đồng và các chế tài được áp dụng tương ứng với từng trường hợp vi phạm ấy.

Trên thế giới, vi phạm hợp đồng được hiểu tương đối thống nhất, tuy nhiên việc áp dụng các chế tài đối với bên vi phạm hợp đồng lại được thực hiện tương đối khác nhau. Trong hệ thống luật án lệ (common law) tại Anh và Hoa Kì, vi phạm hợp đồng là sự vi phạm các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng. Sự vi phạm này có thể thể hiện ở chỗ không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng hoặc gây trở ngại cho việc thực hiện hợp đồng của đối tác. Hành vi vi phạm hợp đồng có thể là hành vi không thực hiện hợp đồng hoặc từ chối những thoả thuận trong hợp đồng hoặc cả hai hành vi nói trên. Bất kì hành vi vi phạm hợp đồng nào cũng làm phát sinh quyền yêu cầu được bồi thường của bên bị vi phạm ngay cả trong trường hợp bên bị vi phạm hợp đồng không phải gánh chịu bất cứ thiệt hại mang tính chất tài sản nào. Trong pháp luật của Pháp, vi phạm hợp đồng không chỉ bao gồm hành vi không thực hiện hợp đồng mà còn gồm cả hành vi thực hiện trễ hạn hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng cũng như vi phạm các nghĩa vụ phụ hoặc những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Khi có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra thì quyền đầu tiên của bên có quyển bị vi phạm là yêu cầu bên vi phạm phải thực hiện hợp đồng (chế tài buộc thực hiện hợp đồng) hoặc có thể chọn lựa giữa chế tài buộc thực hiện hợp đồng và chế tài hủy hợp đồng (chế tài hủy hợp đồng thường được áp dụng cùng với chế tài bồi thường thiệt hại). Tuy nhiên, chế tài buộc thực hiện hợp đồng phải được lựa chọn trước, nếu cảm thấy chế tài này không thực hiện được hoặc không thoả mãn được yêu cầu của mình thì mới có thể chuyển sang chế tài hủy hợp đồng và đòi bổi thường thiệt hại. Tuy nhiên, nếu đã yêu cầu hủy hợp đồng và bồi thường thiệt hại rồi thì không thể chuyển sang chế tài buộc thực hiện hợp đồng nữa.

Vi Phạm Hành Chính Là Gì? Đặc Điểm Vi Phạm Hành Chính?

Có nhiều hành vi ứng xử trong xã hội vi phạm quy định về quản lí hành chính, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ vi phạm hành chính là gì.

Trong quá trình hoạt động thường ngày, các hành vi của chúng ta được điều chỉnh bởi các quy tắc ứng xử thuộc các lĩnh vực khác nhau như: dân sự, hình sự, hành chính.

Nhận thấy có nhiều thắc mắc của khách hàng gửi tới cho Luật Hoàng Phi về vấn đề vi phạm hành chính là gì, nên trong bài viết này chúng tôi sẽ gửi tới Quý vị những thông tin hữu ích nhất nhằm giải đáp thắc mắc trên.

Vi phạm hành chính là gì?

Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lí nhà nước với nội dung là chấp hành và điều hành, các hành vi vi phạm sẽ phải bị xử lí theo quy định pháp luật.

Đặc điểm của vi phạm hành chính?

Các hành vi này có thể được thực hiện bởi cá nhân, tổ chức vi phạm quy định theo lỗi cố ý hoặc vô ý về các quy định quản lí nhà nước mà không phải tội phạm và sẽ bị xử lí vi phạm theo quy định.

Vi phạm hành chính có bốn đặc điểm chính: tính trái quy định pháp luật xâm hại nguyên tắc quản lí nhà nước, tính có lỗi của hành vi, chịu xử lí vi phạm hành chính. Để hiểu rõ vi phạm hành chính là gì thì chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu các đặc điểm nêu trên.

– Đặc điểm vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật xâm hại các quy tắc quản lí nhà nước. Các hành vi trái pháp luật quản lí hành chính được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Sẽ không có vi phạm hành chính nếu không có hành vi trái pháp luật xâm phạm các quy tắc này.

– Tính có lỗi của hành vi vi phạm hành chính. Đây là yếu tố quan trọng trong yếu tố xác định mặt chủ quan của hành vi, thể hiện ý chí của người thực hiện. Lỗi trong vi phạm hành chính được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.

+ Lỗi cố ý thể hiện ở nhận thức của chủ thể có hành vi biết được tính chất nguy hại của hành vi của mình, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố ý thực hiện và mong muốn điều đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra.

+ Lỗi vô ý thể hiện ở chủ thể thực hiện hành vi không nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi đó mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thức được hoặc nhận thức được nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hậu quả.

– Vi phạm hành chính phải bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Luật xử lí vi phạm hành chính là khung pháp lí cơ bản điều chỉnh việc xử lí vi phạm hành chính. Trong nguồn luật này đặt ra các nguyên tắc xử lý vi phạm; các biện pháp xử lý vi phạm; các đối tượng bị xử lý vi phạm;…

Việc xử lý vi phạm hành chính được cụ thể hóa ở các văn bản pháp luật khác quy định từng lĩnh vực cụ thể khác nhau như: giao thông đường bộ; hàng hải; an ninh trật tự, an toàn xã hội; dầu khí, kinh doanh dầu khí;…

Lấy ví dụ về vi phạm hành chính

Để hiểu rõ hơn về vi phạm hành chính là gì Luật Hoàng Phi sẽ lấy một số ví dụ về vi phạm hành chính. Từ đó, có thể phần nào hiểu rõ được các hành vi vi phạm hành chính được quy định trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, các chủ thể khi tham gia vào lĩnh vực cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật.

Ví dụ về một số hành vi vi phạm hành chính như trong các lĩnh vực khác nhau như:

– Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm hoặc không cài quai đúng cách khi điều khiển xe sẽ bị phạt 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Đây là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực gia giao thông đường bộ

– Người điều khiển xe máy điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chạy quá tốc độ từ 10km/h đến dưới 20km/h sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đây là vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính giao thông đường bộ.

– Người nào đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau sẽ bị phạt tiền 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đây là hành vi vi phạm quản hành chính về lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội.

– Hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định bảo vệ môi trường của chủ đầu tư và kinh doanh hạ tầng khu chế xuất (trừ một số trường hợp được quy định pháp luật) thì sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đây là hành vi vi hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Các ví dụ trên đều mang đầy đủ các đặc điểm của hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác nhau với mức phạt tiền cụ thể. Các hành vi này có thể mang lỗi cố ý hoặc vô ý tuy nhiên đều mang mối nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến hoạt động quản lý của nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau.

Các hình thức xử lý vi phạm hành chính

Hiện nay, căn cứ theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì gồm có các hình thức xử phạt như sau:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền;

– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện đã được sử dụng để vi phạm hành chính;

– Trục xuất.

Trong đó hình phạt cảnh cáo và phạt tiền được quy định là hình phạt chính. Còn các hình phạt còn lại có thể được quy định là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung.

Do mức độ nguy hiểm của hành vi tới xã hội mà pháp luật sẽ quy định các hình phạt khác nhau đối với hành vi vi phạm hành chính. Đồng thời hình phạt sẽ được xem xét dựa trên độ tuổi nhất định, ngành nghề có tính chất chung hoặc dựa trên quốc tịch của người vi phạm.

Trong quá trình tự tìm hiểu có thắc mắc về các quy định pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính, hoặc Quý vị chưa biết rõ hành vi vi phạm của mình có mức xử phạt ra sao hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC

1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”

Mặc Gì Khi Du Lịch Dubai Để Không Bị Coi Là Vi Phạm Pháp Luật

Luật lệ chung

Nguyên tắc chung trong cách ăn mặc ở Dubai nhất định bạn phải chú ý đó là phải che kín từ vai đến đầu gối. Điều đó đồng nghĩa với việc không được mặc những quần áo “mát mẻ” hay để lộ ngực, vai, lưng, mông.

Với nữ giới hãy thận trọng với đồ bó sát, ren… Đừng nên mặc áo ba lỗ hay không có tay, cổ khoét sâu hay lộ xương quai xanh. Còn nam giới thì không được để ngực trần, không cài cúc áo, tránh mặc quần đùi , quần short.

Những trang phục bị cấm ở Dubai

Với nữ giới: tránh những chiếc váy rất ngắn, quần đùi lộ mông, đồ bó sát nhạy cảm, đồ lưới xuyên thấu trong suốt, không được để lộ đồ lót bất cứ hoàn cảnh nào. Ở nhiều nơi bạn sẽ thấy các biển quy định bắt buộc phải ăn mặc kín đáo, nếu không sẽ bị phạt tiền.

Với nam giới: không được đeo dây chuyền, khoe cơ thể ở nơi công cộng, nói không với quần lộ đầu gối

Quy định chung cho cả nam và nữ khi đến đó là tuyệt đối không mặc đồ bơi, bikini ở bất kì chỗ nào khác ngoại trừ bể bơi, bãi biển bởi đó là hành vi bất hợp pháp. Đặc biệt khỏa thân tại bãi biển bị coi là vi phạm pháp luật.

Có cần thiết phải mặc trang phục truyền thống của người Dubai không?

Trang phục truyền thống của Dubai là gì? Thông thường ở quốc gia này, nữ giới sẽ mặc áo abaya – áo choàng đen che kín gần hết các phần cơ thể, còn nam giới mặc kandura – áo vải trắng dệt từ lông cừu dài đến mắt cá chân.

Vậy nên mặc gì khi du lịch Dubai? Có nên mặc quốc phục Dubai không? Do mang đậm nét đẹp nên người dân ở đây cực kì coi trọng và tự hào về bộ trang phục truyền thống của mình. Nhiều du khách thường nghĩ rằng chỉ cần sắm các bộ đồ truyền thống là tránh được những chuẩn mực trong cách ăn mặc của người dân Dubai. Tuy nhiên việc mặc trang phục này mà không có hiểu biết về nó thì sẽ rất dễ bị người dân bản xứ lên án và bị coi là xúc phạm văn hóa đất nước này.

Những trang phục có chất liệu thoáng mát

Lưu ý quan trọng nên mặc gì khi du lịch Dubai đó là hãy chuẩn bị thêm một chiếc áo khoác cardigan bởi sẽ rất lạnh khi đến các trung tâm mua sắm, phòng ốc đầy đủ điều hòa ở Dubai. Ngoài ra sắm một số bộ trang phục giữ ấm sẽ giúp bạn cảm thấy tuyệt vời khi tham quan khu trượt tuyết Ski Dubai nằm giữa sa mạc Dubai này.

Nên mặc trang phục gì để chống muỗi ở Dubai?

Một trong những điều cần chú ý khi du lịch Dubai đó là dù ở đây là một thành phố vô cùng hiện đại và phát triển nhưng lại rất nhiều muỗi do đặc trưng điều kiện tự nhiên và khí hậu.

Một số lưu ý ăn mặc quan trọng ở Dubai

Đừng mặc những áo có in khẩu hiệu khiêu khích, phản cảm

Nam giới có thể bị bắt nếu mặc trang phục nữ giới

Không có quy định về trang phục cho trẻ em, tuy nhiên đừng để chúng trần truồng ở nơi công cộng.

Với nữ giới không nên bỏ áo trong quần hay váy bởi sẽ lộ đường cong cơ thể

Tuyệt đối không thể hiện tình cảm trai gái ( ôm, hôn, nắm tay,…) ở nơi công cộng

Gợi ý cách mix đồ chuẩn chỉnh để không bị phạt ở Dubai

– Nữ giới:

Áo dài tay, áo phông ngắn tay nhưng đừng để lộ ngực, vai

Combo cho những ngày nắng: mũ, kính râm, kem chống nắng, ô dù

Túi đeo chéo

– Nam giới:

Quần Jean hoặc quần tây kết hợp áo phông, áo sơ mi có cổ thanh lịch

Mũ nón, kính râm

Túi đeo chéo

Theo kinh nghiệm du lịch Dubai, bạn nên sắm cho mình những đôi giày phù hợp cho những mục đích tham quan khác nhau ở Dubai như một đôi giày thể thao cho sa mạc, dép xỏ ngón để đi biển, đôi giày cao gót ( đối với nữ), giày kín mũi ( với nam) để đến nhà hàng, quán bar, nhà hát sang trọng.

Hà Thao