chúng tôi độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam
Xem có chú thích thay đổi nội dung
LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CƯ TRÚ Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú số 81/2006/QH11.
Điều 1 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú:
1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 8 Điều 8 và bổ sung khoản 10 và khoản 11 vào Điều 8 như sau:
“10. Giải quyết cho đăng ký cư trú khi biết rõ người được cấp đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó”
“11. Đồng ý cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó”.
2. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương: 1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên; 2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột; c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột; e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột; 3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp; 4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình; 5. Trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố; b) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân; c) Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản; 6. Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô.”
3. Khoản 1 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.”
4. Khoản 4 Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau: “4. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an. Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa là hai mươi bốn tháng. Trong thời hạn ba mươi ngày trước ngày hết thời hạn tạm trú, công dân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú để làm thủ tục gia hạn. Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật này. Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại.”
5. Khoản 2 Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Đại diện gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn; trường hợp người đến lưu trú tại nhà ở của gia đình, nhà ở tập thể mà chủ gia đình, nhà ở tập thể đó không đăng ký thường trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại hoặc qua mạng Internet, mạng máy tính. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo địa điểm, địa chỉ mạng Internet, địa chỉ mạng máy tính, số điện thoại nơi tiếp nhận thông báo lưu trú cho nhân dân biết.”
Điều 2 Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2013.
CHỦ TỊCH QUÔC HỘI
Nguyễn Sinh Hùng
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú của Quốc hội, số 36/2013/QH13
Cơ quan ban hành:
Quốc hội
Số công báo:
Đã biết
Số hiệu:
36/2013/QH13
Ngày đăng công báo:
Đã biết
Loại văn bản:
Luật
Người ký:
Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:
20/06/2013
Ngày hết hiệu lực:
Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết
Tình trạng hiệu lực:
Đã biết
Lĩnh vực:
Hành chính , Tư pháp-Hộ tịch
Tạm trú 2 năm mới được đăng ký thường trú
Ngày 20/06/2013, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú, số 36/2013/QH13, trong đó đáng chú ý là quy định về đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương. Nếu như trước đây, Luật Cư trú số 81/2008/QH11 quy định một trong những trường hợp được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương là: Công dân có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên; thì Luật sửa đổi, bổ sung này đã điều chỉnh như sau: Công dân có chỗ ở hợp pháp, nếu đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ 01 năm trở lên; nếu đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố từ 02 năm trở lên. Bên cạnh đó, trong trường hợp công dân đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ nhà của cá nhân, tổ chức, ngoài việc đáp ứng điều kiện được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản, thì còn phải đảm bảo diện tích bình quân của chỗ ở đó theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố và có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân. Một điều chỉnh đáng chú ý khác của Luật này là quy định đại diện gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người đến lưu trú phải có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn (thay vì quy định người đến cư trú từ đủ 14 tuổi trở lên thì đại diện gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ mới cần thông báo). Đồng thời, Luật này cũng bổ sung thêm quy định về trường hợp chủ gia đình, nhà ở tập thể không đăng ký thường trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm đến thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014.
Từ ngày 01/7/2021, Luật này hết hiệu lực bởi Luật Cư trú 2020.
chúng tôi độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam
THE PRESIDENT
Order No. 09/2013/L-CTN of June 28, 2013, on the promulgation of law
THE PRESIDENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Pursuant to Articles 103 and 106 of the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001, of the Xth National Assembly, the 10th session;
PROMULGATES:
the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Residence
which was passed on June 20, 2013, by the XIIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 5 th session.-
President of the Socialist Republic of Vietnam TRUONG TAN SANG
Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Residence
(No. 36/2013/QH13)
Article 1. To amend and supplement a number of articles of the Law on Residence
1. To amend and supplement Clause 8, Article 8, and supplement Clauses 10 and 11 to Article 8 as follows:
“8. Hiring, leasing, forging, modifying or falsifying household registration books, temporary residence books or other papers related to residence; using forged residence papers; providing false information and documents on residence; falsifying conditions for registration of permanent residence.”
“10. Settling the registration of residence when clearly knowing that the person who is granted the registration of residence does not live in that domicile.
11. Allowing another person to register residence at one’s domicile for self-seeking purpose or in reality, the person registering residence does not live in that domicile.”
2. To amend and supplement Article 20 as follows:
“Article 20. Conditions for registration of permanent residence in centrally run cities
Citizens falling in one of the following cases may register their permanent residence in centrally run cities:
1. Having a lawful domicile; and having temporarily resided for at least one year in a centrally run city, if registering permanent residence in a rural district or town of such city, and having temporarily resided for at least two years in a centrally run city, if registering permanent residence in an urban district or a ward of such city;
2. Obtaining the consent of the person who possesses the household registration book to have their names entered in such book if falling into one of the following cases:
a/ Wife returns to live with her husband; husband returns to live with his wife; child returns to live with his/her father, mother; father, mother returns to live with his/her child;
b/ Person who is beyond the working age, has retired or left his/her job for loss of working capacity or quit his/her job returns to live with his/her sibling;
c/ Person who is disabled, loses working capacity or suffers a mental disease or another ailment which deprives him/her of the capacity to perceive or control his/her acts returns to live with his/her sibling, aunt, uncle or guardian;
d/ Minor whose parents are deceased or whose parents are incapable of nurturing him/her returns to live with his/her paternal grandparents, maternal grandparents, sibling, aunt, uncle or guardian;
dd/ Single adult returns to live with his/her paternal or maternal grandparents, sibling, aunt or uncle;
e/ Paternal or maternal grandparent returns to live with his/her grandchild.
3. Being transferred or recruited to work in an agency or organization, salaried from the state budget or working under a contract with an unspecified term and having a lawful domicile;
4. Having previously registered permanent residence in a centrally run city and now returning to live in this city at a lawful domicile;
5. For citizens specified in Clauses 1, 3 and 4 of this Article, if registering permanent residence at lawful domiciles that are leased, lent or allowed for free-of-charge stay by individuals or organizations, the following conditions must be fully met:
a/ Ensuring the average area condition set by the municipal People’s Council;
b/ Obtaining the certification by the commune, district or township People’s Committee of the average area condition;
c/ Possessing a written consent of the lessor or lender or the individual or organization allowing free-of-charge stay;
6. The registration of permanent residence in inner areas of Hanoi complies with Clause 4, Article 19 of the Law on the Capital City .”
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên chúng tôi bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.