Top 8 # Xem Nhiều Nhất Vi Phạm Luật Cạnh Tranh Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Hành Vi Được Xem Là Vi Phạm Luật Cạnh Tranh

Sự phát triển nhanh của những ngành công nghiệp đã tạo sức ép cạnh tranh lên các doanh nghiệp và dẫn đến tình trạng vi phạm Luật Cạnh tranh. Cùng với công cuộc đối mới và chính sách mở cửa, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng trong nhiều năm qua. Kế hoạch dài hạn giúp tạo lợi thế cạnh tranh luôn được đa số các doanh nghiệp triển khai nhằm đạt được thị phần lớn so với đối thủ cùng ngành. Theo Luật Cạnh tranh 2004, nếu các doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây bị xem là vi phạm Luật Cạnh tranh.

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Trong Luật Cạnh tranh 2004, không có một điều luật nào quy định về khái niệm “thỏa thuận hạn chế cạnh tranh” mà chỉ quy định hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh này bằng cách liệt kê các hành vi thỏa thuận này tại Điều 8 bao gồm:

Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;

Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ;

Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ;

Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;

Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;

Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận;

Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

Với việc liệt kê các hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh trên cho thấy, pháp luật Việt Nam không quan tâm hình thức thỏa thuận trên được thực hiện công khai hay ngầm mà chỉ dựa vào mục đích đạt được của sự thỏa thuận.

Bán hàng hóa, cũng ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh;

Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;

Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng;

Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong điều kiện giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh;

Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới;

Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng của doanh nghiệp có vị trí độc quyền;

Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng.

Theo quy định tại Điều 16 Luật Cạnh tranh, tập trung kinh tế là hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh, bao gồm 05 hành vi sau: sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp; liên doanh giữa các doanh nghiệp và các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Theo Khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004 thì “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được hiểu là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”. Bao gồm các hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh như sau:

Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;

Xâm phạm bí mật kinh doanh;

Ép buộc trong kinh doanh;

Gièm pha doanh nghiệp khác;

Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;

Khuyến mãi nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

Phân biệt đối xử của hiệp hội;

Bán hàng đa cấp bất chính.

PHAN LAW VIETNAMHotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888Email: info@phan.vn

Hành Vi Nào Được Coi Là Vi Phạm Pháp Luật Cạnh Tranh ?

Được biết uy tín công ty Luật Việt Phong đã lâu, tôi có câu hỏi thắc mắc về những hành vi thế nào được coi là vi phạm luật cạnh tranh theo quy định của pháp luật hiện hành. Mong luật sư tư vấn cho tôi. Xin cám ơn.

Người gửi: Nguyễn Hoàng Hà ( Hưng Yên )

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

Theo quy định Luật cạnh tranh năm 2004, các hành vi được coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh bao gồm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

Điều 8, Điều 9 Luật cạnh tranh năm 2004 quy định về Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

+Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;

+Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ;

+ Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ;

+Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;

– Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

+ Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;

+ Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận;

+ Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, hành vi lạm dụng vị trí độc quyền

– Hành vị lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm – Điều 13 Luật cạnh tranh 2004

+Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh;

+ Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;

+ Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng;

+Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh;

+ Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.

– Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm ( Điều 14 Luật cạnh tranh năm 2004)

+Các hành vi quy định tại Điều 13 của Luật này;

+Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;

+Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh (tại Điều 39 Luật cạnh tranh 2004)

– Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;

– Xâm phạm bí mật kinh doanh;

– Ép buộc trong kinh doanh;

– Gièm pha doanh nghiệp khác;

– Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;

– Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

– Phân biệt đối xử của hiệp hội;

– Bán hàng đa cấp bất chính;

– Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3 của Luật này do Chính phủ quy định.

Pháp Luật Cạnh Tranh Và Chính Sách Cạnh Tranh Là Gì?

Pháp luật cạnh tranh và chính sách cạnh tranh là các quy định và các biện pháp mà Nhà nước đặt ra để kích thích cạnh tranh trên thị trường.

1.1.Khái niệm

– Áp dụng pháp luật về cạnh tranh

+ Luật cạnh tranh 2018 điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh. Việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thông báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định của Luật cạnh tranh 2018.

+ Trường hợp luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình thức tập trung kinh tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với quy định của Luật cạnh tranh 2018 thì áp dụng quy định của luật đó.

2.1.Khái niệm

Chính sách cạnh tranh bao gồm tất cả các biện pháp của Nhà nước nhằm duy trì cạnh tranh, một mặt chủ động tạo ra các tiền đề cho cạnh tranh, mở cửa thị trường, loại bỏ cá cản trở xâm nhập thị trường, mặt khác thực thi các biện pháp chống lại các chiến lược hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp.

– Tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng, minh bạch.

– Thúc đẩy cạnh tranh, bảo đảm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

– Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

– Tạo điều kiện để xã hội, người tiêu dùng tham gia quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật về cạnh tranh.

– Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường sau đây:

+ Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

+ Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;

+ Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, tổ chức xã hội – nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh.

– Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.

Pháp Luật Về Hành Vi Quảng Cáo Nhằm Cạnh Tranh Không Lành Mạnh

Published on

1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỒ THỊ DUYÊN PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI QUẢNG CÁO NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 62.38.01.07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: chúng tôi Dương Đăng Huệ Hà Nội, 2016

2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, khách quan và nghiêm túc, chưa từng được ai công bố trong trong bất kì công trình nào khác. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận án Hồ Thị Duyên

5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT THỨ TỰ TỪ VIẾT TẮT TỪ NGUYÊN NGHĨA 1 CTKLM Cạnh tranh không lành mạnh 2 CHLB Cộng hòa liên bang 3 QLCT Quản lý cạnh tranh 4 TNHH Trách nhiệm hữu hạn

31. 26 học thuyết và công trình khác nhau. Các tác giả Nguyễn Như Phát và Bùi Nguyên Khánh cho rằng, cạnh tranh lành mạnh được hiểu là cạnh tranh trung thực, công bằng, hợp pháp, hợp đạo đức, tập quán kinh doanh; là hình thức cạnh tranh trong sáng, cạnh tranh bằng tiềm năng vốn có của bản thân doanh nghiệp [71, tr.30]. Dưới góc độ luật học, cạnh tranh lành mạnh được hiểu là “Sự ganh đua một cách hợp pháp, trong sạch, đàng hoàng giữa các nhà kinh doanh trong cùng lĩnh vực, ngành nghề để chiếm lĩnh thị phần mà không sử dụng thủ đoạn mờ ám, bất chính nhằm loại bỏ đối thủ, tranh giành thị trường” [96, tr.107]. Thế nhưng, để đánh giá thế nào là trong sạch, đàng hoàng, trung thực, công bằng là không đơn giản, bởi lẽ, các quan điểm tiếp cận ở trên đều có chung nhận định, hành vi cạnh tranh lành mạnh phải hợp pháp (phù hợp với quy định của pháp luật) và chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh. Hành vi cạnh tranh lành mạnh có nội hàm rộng, khó có thể được quy định một cách cụ thể, đầy đủ [93, tr.20]. Nếu theo nguyên tắc, chủ thể kinh doanh được làm những gì pháp luật không cấm thì không thể xây dựng được khái niệm chuẩn, đúng trong mọi trường hợp. Vì vậy, pháp luật các quốc gia thường xác định hành vi CTKLM và quy định thành điều cấm [43, tr.160]. Chúng ta có thể thấy được điều này trong pháp luật của các quốc gia trên thế giới. Điều 2 Luật Chống CTKLM của Cộng hòa Liên Bang Đức (CHLB Đức) quy định cấm các hành vi thương mại không lành mạnh gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng và người tham gia thị trường khác. Nội dung từ phần 4 đến phần 7 của luật này mô tả các hành vi được coi là CTKLM [117]. Tương tự như vậy, chương 5 của Luật Chống độc quyền Nhật Bản quy định về hành vi CTKLM, không một doanh nghiệp nào được thực hiện hành vi CTKLM (Điều 19). Điều 20 của luật này mô tả các hành vi CTKLM và các chế tài được áp dụng [110]. Công ước Paris 1883 về Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng đề cập đến hành vi CTKLM [11]. Theo đó, bất kì hành động nào trái với tập quán