Top 5 # Xem Nhiều Nhất Vi Phạm Luật An Toàn Giao Thông Là Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

An Toàn Giao Thông Là Gì?

An toàn giao thông là gì?

An toàn giao thông hiểu một cách nôm na là đảm bảo cho những người khi tham gia giao thông đường bộ không bị thương hoặc tử vong do tai nạn giao thông gây ra

Việt Nam là một nước có số lượng xe gắn máy vô cùng lớn khoảng 40 triệu chiếc, số lượng xe tham gia giao thông hằng ngày tại các thành vô là rất đông chính vì thế mà việc đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông luôn phải được đặt lên hằng đầu.

Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông

Việc đảm bảo an toàn giao thông luôn được đặt lên hàng đầu, tuy nhiên do sự thiếu ý thức khi tham gia giao thông của một số thành phần đã làm ảnh hưởng đến rất nhiều người, gây mất an toàn giao thông cho cả xã hội. Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông thường được phân làm hai loại:

Nguyên nhân chủ quan: xuất phát từ sự thiếu ý thức của người dân khi tham gia giao thông thể hiện qua các hành vi: điều khiển phương tiện khi đã uống rượu, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, không đội mủ bảo hiểm, lấn làn…

Nguyên nhân khách quan: do các sự cố của phương tiện hoặc các tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến người điều khiển giao thông.

Hiện tại thì nguyên nhân chủ quan đang chiếm tỉ lệ lên đến hơn 95%.

Đảm bảo an toàn giao thông mang đến những lợi ích gì?

Phải khẳng định một điều rằng đảm bảo an toàn giao thông luôn là ưu tiên hàng  đầu, rất nhiều điều luật được đưa ra cùng với hệ thống tuyên truyền nhưng mục đích cuối cùng là hướng đến an toàn giao thông, cố gắng giảm tỉ lệ tại nạn giao thông đến mức thấp nhất. Khi mà an toàn giao thông được đam bảo thì nó mang đến rất nhiều lợi ích như:

– Đảm bảo tính mạng con người, như thống kê tại nước ta hằng năm thì số lượng người chết vì tai nạn giao thông tính đến tháng 6 năm 2019 lên đến 3810 người một con số thật sự quá lớn và đi kèm với đó rất nhiều nỗi mất mát tan thương cho gia đình nhạn nhân. Bên cạnh đó con số người bị thương tật do tai nạn là 6358 người cũng rất lớn, chính vì thế mà nếu an toàn giao thông được đảm bảo tốt thì số người tử vong và bị thương sẽ được kéo giảm một cách tuyệt đối đúng như câu khẩu hiệu “An toàn giao thông là hạnh phục của mỗi gia đình và cả xã hội”

– Giảm thiệt hại về kinh tế, bên cạnh thiệt hại về mặt con người thì thiệt hại về mặt kinh tế do tai nạn giao thông gây ra là vô cùng lớn bao gồm tiền chạy chữa cho người bị nạn, tiền sữa chữa xe cộ, ùn tắt giao thông…hậu quả kinh tế do nó gây ra là vô cùng lớn

An toàn giao thông là trách nhiệm của ai?

Có thể khẳng định một điểu rằng an toàn giao thông là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người tham gia giao thông trên đường nó không là nhiệm của riêng của một cá nhân hay một tổ chức nào. Mọi người khi tham gia giao thông đều có trách nhiệm và nghĩa vụ là đảm bảo an toàn giao thông nhằm đảm bảo an toàn không chỉ cho bản thân mình mà còn cho những người đang cùng tham gia giao thông, vì thế mà mọi người cần phải tự mình nâng cao ý thức của bản thân để bảo vệ chính bản thân mình trước nhất.

Bên cạnh đó các cơ quan chức năng cần có các biện pháp nhằm nâng cao ý thức cũng như xử lý các hành vi cố tình vi phạm giao thông nhằm răng đe mọi người để mọi người cùng nhắc nhau thực hiện một cách tốt nhất.

Cách tuyên truyền an toàn giao thông hiệu quả

Ngoài các biện pháp đã được sử dụng từ lâu như căn băng rôn, truyền thanh, các bài phóng sự trên truyền hình về tình hình giao thông…thì hiện nay cảnh sát giao thông còn tiến hành các buổi dạy, trao đổi giải đáp thắc mắc cho người dân về kiến thức pháp luật cũng như những chia sẻ về an toàn giao thông khi lưu thông trên đường, đây là một phương pháp đặt biệt hiệu quả dành cho cánh tài xế và được rất nhiều người quan tâm. Bên cạnh đó là các bản tin, bài báo các hình ảnh về tai nạn giao thông cũng góp phần cảnh tỉnh những người có ý thức giao thông kém đang đem sinh mạng của mình đùa giỡn với tử thần.

Mối quan hệ giữa văn hóa giao thông và an toàn giao thông

Có thể nói giữa văn hóa giao thông và an toàn giao thông tồn tại một mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, nếu như văn hóa giao thông của mọi người được nâng cao thì khi ấy an toàn giao thông cũng sẽ được đảm bảo, kéo theo đó là tỉ lệ tai nạn giao thông giảm mang đến hạnh phục cho mọi người và xã hội. Ngược lại khi an toàn giao thông được thực hiện tốt, mọi người nghiệm chỉnh chấp hành luật an toàn đường bộ thì những người khác sẽ nhìn vào đó mà làm gương từ đây thì văn hóa giao thông cũng trở nên tốt hơn do mọi người đã thấy được lợi ích mà an toàn giao thông mang lại cho họ.

Đảm bảo an toàn giao thông là mục tiêu chung của toàn xã hội để tai nạn giao thông không còn là nỗi đau của mỗi gia đình nữa, muốn thế mọi người cần tự giác chấp hành nghiệm chỉnh luật giao thông và nhắc nhở người khác cùng thực hiện, có thế thì tại nạn giao thông mới bị kéo giảm, mang lại hạnh phục cho mọi gia đình và toàn xã hội.

Vi Phạm An Toàn Giao Thông Và Hình Thức Xử Phạt

Theo quy định tại Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính về nguyên tắc xử phạt như sau:

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:

a) Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này;

b) Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

d) Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.

Vi Phạm Pháp Luật Là Gì?

Vi phạm pháp luật là hành vi trái luật mang tính có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, căn cứ vào lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật thì vi phạm pháp luật sẽ được phân loại thành:

– Vi phạm pháp luật hình sự;

– Vi phạm pháp luật hành chính;

– Vi phạm pháp luật dân sự;

Khi tìm hiểu vấn đề này các chủ thể thường thắc mắc các chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật là gì. Trong mỗi lĩnh vực pháp luật khác nhau, các hành vi vi phạm sẽ có chế tài xử lý khác nhau.

Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật

Vậy dấu hiệu xác định vi phạm pháp luật là gì? Các hành vi được coi là vi phạm pháp luật dựa trên các dấu hiệu sau:

– Là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Các hành vi của cá nhân hay tổ chức được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động gây nguy hiểm cho xã hội.

– Là hành vi trái pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ pháp luật xác lập và bảo vệ. Mỗi lĩnh vực trong đời sống pháp luật xây dựng và bảo vệ trên sự thừa nhận của nhà nước. Chính vì thế các hành vi này xâm hại tới các quan hệ đã được thừa nhận và bảo vệ thì được coi là vi phạm pháp luật.

– Có lỗi chủ thể. Yếu tố này xác định thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình khi thực hiện. Những hành vi trái pháp luật nhưng không có lỗi của chủ thể thì cũng không bị coi là vi phạm pháp luật.

– Chủ thể phải có năng lực trách nhiệm pháp lý. Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể trước hành vi vi phạm của mình.

Năng lực trách nhiệm pháp lý được Nhà nước quy định ở độ tuổi nhất định tùy thuộc vào từng lĩnh vực pháp luật điều chỉnh. Các hành vi trái pháp luật nhưng được thực hiện bởi chủ thể không có hoặc chưa có năng lực trách nhiệm pháp lý thì không bị coi là vi phạm pháp luật.

Về cơ bản, các hành vi vi phạm pháp luật sẽ có những dấu hiệu trên. Tuy nhiên để xác định một hành vi cụ thể có vi phạm pháp luật không cần xét trực tiếp qua các bộ phận cấu thành vi phạm pháp luật bao gồm: mặt chủ quan hành vi, mặt khách quan của hành vi, chủ thể thực hiện, khách thể bị xâm hại.

Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật là gì có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định hành vi đó có thật sự vi phạm pháp luật không. Tuy nhiên việc đánh giá này cần phải thực hiện bởi các công ty tư vấn có chuyên môn và kinh nghiệm cao

Tư vấn pháp luật bởi Luật Hoàng Phi

Công ty Luật Hoàng Phi với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn và hỗ trợ pháp lý trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống như: dân sự, hình sự, hành chính,… Chúng tôi tự tin là đơn vị đi đầu trong dịch vụ tư vấn pháp luật hiện nay.

Chúng tôi sẽ xem xét và đánh giá trường hợp cụ thể của khách hàng xem có vi phạm pháp luật hay không. Qua đó sẽ tư vấn các phương hướng giải quyết tốt nhất nhằm tránh các rủi ro sau này.

Với dịch vụ tư vấn qua tổng đài của Luật Hoàng Phi Quý khách hàng nhận được thông tin chính xác đồng thời thuận tiện hơn khi khách hàng không phải mất công sức và chi phí để đi lại. Hi vọng những chia sẻ trên giúp Quý vị hiểu hơn về vi phạm pháp luật là gì. Chúng tôi xin tiếp nhận yêu cầu qua địa chỉ sau:

– Hotline hỗ trợ dịch vụ:19006557;

– Email: lienhe@luathoangphi.vn

Tác giả

Nguyễn Văn Phi

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC

1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”

Vi Phạm Luật Giao Thông Đường Bộ

Ngoài những quy định cũ về xử phạt khi vi phạm luật giao thông đường bộ đã được Bộ Giao thông vận tải công bố trước đó thì năm 2020 có một số bổ sung. Những người tham gia giao thông đường bộ cần nghiêm túc chấp hành theo quy định hiện hành mới nhất. Cùng XVN tìm hiểu và bổ sung vào kiến thức luật khi tham gia giao thông để điều khiển xe an toàn. Hiểu đúng luật mới có thể tự tin lái xe không gây tai nạn hoặc bị phạt oan sai.

Đối tượng tham gia giao thông đường bộ

Những phương tiện nào thì được coi là phương tiện tham gia giao thông đường bộ? Bao gồm phương tiện giao thông cơ giới, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ và xe máy chuyên dụng.

Đối tượng tham gia giao thông đường bộ

Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ

Người điều khiển, dẫn dắt súc vật, người đi bộ trên đường bộ

Theo đó, khi những đối tượng tham gia giao thông đường bộ trên vi phạm luật giao thông sẽ bị xử phạt theo quy định của Luật giao thông đường bộ.

Bổ sung đối với vi phạm luật giao thông đường bộ mới nhất năm 2020

Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP ban hành có hiệu lực từ 01/08/2016 cho đến năm 2020 có bổ sung thêm một số điều khoản. Ngày 30/12/2019, Chính phủ đã cho ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm luật giao thông đường bộ, đường sắt.

Trong Nghị định mới gồm 5 chương và 86 điều với những quy định bắt buộc khi tham gia giao thông. Có điều khoản xử lý vi phạm hành chính nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm luật đường bộ khi điều khiển phương tiện giao thông. Tăng 4 điều so với Nghị định cũ năm 2016 và bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2020.

Sửa đổi một số nội dung phù hợp với quy định của Luật về nồng độ cồn khi tham gia giao thông.

Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia năm 2019 nhằm đảm bảo giao thông an toàn, căn cứ chính xác vào tình hình thực tế. Siết chặt hơn đối với cả những trường hợp sử dụng, buôn bán, kinh doanh các loại đồ uống có cồn. Áp dụng xử phạt đối với người điều khiển xe đạp, xe thô sơ khi tham gia giao thông có chứa nồng độ cồn trong máu.

Điều chỉnh mức xử lý vi phạm hành chính tăng nặng hơn đối với một số hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn, gây mất an toàn giao thông.

Theo đó, chỉ cần là người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ từ xe cơ giới như: ô tô, xe máy, máy kéo, xe máy điện, xe mô tô đến xe thô sơ (xe đạp, xích lô, xe lăn, xe kéo,…).

Mọi hành vi vi phạm đều bị xử phạt tùy mức độ. Vì vậy, khi tham gia bất kì loại phương tiện giao thông nào người điều khiển phương tiện không được uống đồ uống có chứa cồn vượt quá mức cho phép.

Như trước đây, luật cho phép người điều khiển phương tiện giao thông được lái xe khi trong người có nồng độ cồn ở ngưỡng cho phép. Xe gắn máy được phép dưới ngưỡng 50mg/100ml máu hoặc 0.25mg/1 lít khí. Nhưng bắt đầu từ năm 2020, khi vi phạm luật giao thông đường bộ về nồng độ cồn bị tính xử lý khi có xuất hiện nồng độ cồn trong máu. Không có ngưỡng tối thiểu cho phép.

Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có sử dụng chất ma túy, đi không đúng phần đường, làn đường, chạy ngược chiều, quá tốc độ, lùi xe trên cao tốc,…sẽ bị xử lý nặng. Luật quy định xử lý nghiêm những hành vi vi phạm để răn đe và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Đối với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn, mức xử lý vi phạm cao nhất đối với người điều khiển xe ô tô có thể lên tới 30 – 40 triệu đồng, tước GPLX từ 22 – 24 tháng.

Đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm quy định nồng độ cồn phạt từ 6 – 8 triệu đồng, tước GPLX 22 – 24 tháng.

Đối với người điều khiển xe đạp, xe thô sơ vi phạm quy định nồng độ cồn bị phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.

Sửa đổi quy định về xử phạt trong những trường hợp hành vi vi phạm được phát hiện thông qua sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (quy định tại khoản 8 Điều 80 Nghị định)

Bổ sung quy định về việc sử dụng thông tin, hình ảnh

Luật giao thông đường bộ năm 2020 có bổ sung thêm về quy định sử dụng thông tin, hình ảnh thu được từ thiết bị ghi âm, ghi hình của cá nhân, tổ chức cung cấp. Từ đó làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm (tại khoản 11 Điều 80 Nghị định).

Bổ sung quy định về việc cơ quan đăng kiểm thông báo cho người đưa phương tiện đến kiểm định biết lỗi vi phạm.

Cơ quan đăng kiểm phải có trách nhiệm thông báo cho chủ phương tiện vi phạm luật giao thông đường bộ đến để xác định lỗi vi phạm. Chủ phương tiện nộp phạt theo quy định của pháp luật về lỗi vi phạm.

Đồng thời, thực hiện việc kiểm định theo quy định và cấp giấy chứng nhận kiểm định có thời hạn hiệu lực là 15 ngày (khoản 12 Điều 80 Nghị định).

Bổ sung quy định cụ thể về việc không cấp đổi, cấp mới giấy phép, chứng chỉ hành nghề

Luật quy định không cấp đổi, cấp mới giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho cá nhân, tổ chức trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Bao gồm cả trường hợp giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn sử dụng nhưng chưa hết thời hạn áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng (tại khoản 5 Điều 81 Nghị định).

Nghiêm cấm hành vi xúi giục, ép buộc người điều khiển giao thông uống rượu, bia

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia nghiêm cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia. Điều này không chỉ riêng áp dụng đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có nguy cơ gây tai nạn mà còn cấm đối với tất cả những đối tượng đang làm nhiệm vụ.

Qua bài viết trên, người điều khiển phương tiện giao thông có thể nắm bắt thêm một số điều luật bổ sung để kịp thời ứng xử trước mọi tình huống. Việc an toàn nhất để không vi phạm luật giao thông đường bộ mà XVN luôn hướng tới đó là không uống rượu bia khi lái xe và chỉ lái xe khi có đầy đủ giấy tờ đúng quy định.