Top 5 # Xem Nhiều Nhất Ví Dụ Về Văn Bản Biểu Cảm Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Văn Biểu Cảm Là Gì? Đặc Điểm, Ví Dụ, Các Bước, Cách Làm Văn Biểu Cảm

Biểu cảm là sự biểu lộ, thể hiện tình cảm, tư tưởng của con người nhờ ngôn ngữ hay một số phương tiện khác. Bởi lẽ trong cuộc sống, con người sẽ trải qua rất nhiều những niềm vui, nỗi buồn, có tình yêu thương nhưng cũng có lòng căm giận… Và có lẽ họ cũng muốn được bộc lộ, được chia sẻ những tình cảm, cảm xúc của mình. Thế nên, biểu cảm chính là một nhu cầu tất yếu của con người trong cuộc sống hằng ngày.

Văn biểu cảm là gì? Văn biểu cảm chính là một trong những cách thức tạo lập văn chương. Văn biểu cảm được viết ra nhằm mục đích thể hiện những tình cảm, cảm xúc cũng như cách nhìn nhận, đánh giá, quan điểm của con người đối với thế giới xung quanh, trước những đối tượng gây cảm xúc hay những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Những tình cảm có thể được biểu hiện trong văn biểu cảm thường là những tình cảm mang tính nhân văn, chẳng hạn như tình yêu đất nước, yêu thiên nhiên và con người.

Trong nhà trường, các dạng đề viết văn biểu cảm có thể cho như:

Biểu cảm về một người nào đó (người thân, bạn bè, thầy cô…).

Biểu cảm về một hiện tượng, sự vật, cảnh đẹp thiên nhiên (đêm trăng, dòng sông, dãy núi, cánh đồng, vườn cây…).

Biểu cảm về một tác phẩm hoặc nhân vật trong tác phẩm văn học…

Riêng với dạng đề biểu cảm về một tác phẩm, học sinh cần phải hiểu và cảm được những ý nghĩa, vẻ đẹp toát lên từ nội dung, nghệ thuật mà tác giả sử dụng để có cách đánh giá và bộc lộ cảm xúc vừa phù hợp, vừa ấn tượng.

Nhìn chung, đề văn biểu cảm có thể cho dưới nhiều dạng nhưng dù là được cho dưới những vấn đề biểu cảm nào thì hầu như những đề văn nói trên đều muốn hướng con người đến những tình cảm tích cực trong cuộc sống.

Đặc điểm chung của văn biểu cảm là gì?

Đối tượng trong văn biểu cảm thường là những sự vật, hiện tượng gợi ra cho chủ thể những tình cảm, cảm xúc hay suy tư. Trong văn biểu cảm, đối tượng đó có thể là con người, sự việc cũng có thể là sự vật, hiện tượng của tự nhiên.

Đời sống tâm hồn con người vốn phong phú và sinh động thế nên những nội dung biểu cảm cũng phong phú, sinh động như chính tâm hồn con người.

Cảm xúc trước thiên nhiên là một trong những nội dung rất thường gặp trong văn biểu cảm. Con người thường có hứng khởi với những cảnh đẹp của bầu trời, vầng trăng, ngọn núi hay con sông… để bày tỏ nỗi niềm, tình cảm của mình khi có dịp chiêm ngưỡng những cảnh đẹp ấy.

“Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”

Học sinh cũng có thể viết những nội dung thuộc về tình cảm tốt đẹp trong các mối quan hệ đời thường của con người. Chẳng hạn như: tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè hay lòng nhân ái trong cuộc sống cộng đồng.

“Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Trong chương trình Trung học cơ sở, có rất nhiều tác giả đã chọn cảnh đẹp thiên nhiên để bày tỏ tình cảm gắn bó, nỗi niềm của mình. Ví dụ như:

“Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”

Còn tìm về với ca dao, có thể thấy ông bà ta đã gửi gắm vào đó rất nhiều những tình cảm tốt đẹp tồn tại trong cuộc sống con người thông qua những lời nhắc nhở về việc biết trân trọng ơn nghĩa mẹ cha:

Biết nâng đỡ, sẻ chia để anh em luôn sống trong sự thuận hòa, vui vẻ:

Khi viết văn biểu cảm, học sinh có thể thể hiện những tình cảm, cảm xúc của mình theo một trong hai phương thức: trực tiếp hoặc gián tiếp.

Nếu chọn phương thức biểu cảm trực tiếp, học sinh sẽ dùng ngôn từ đời thường, giản dị để bộc lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng. Bên cạnh cách biểu lộ trực tiếp tình cảm của mình trước một đối tượng nào đó, học sinh cũng có thể gửi gắm tư tưởng, tình cảm ấy bằng việc lựa chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng. Chính những hình ảnh này sẽ giúp cho việc thể hiện tình cảm của con người trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

Dù cho sử dụng phương thức biểu cảm nào đi chăng nữa thì học sinh cũng cần thể hiện một tình cảm trong sáng và chân thật để tạo được lòng tin và sự đồng cảm của người đọc đối với bài văn biểu cảm. Có như vậy, bài văn biểu cảm mới đạt được hiệu quả và có giá trị.

Bí kíp trong các bước làm bài văn biểu cảm

Thông thường, trong đề văn biểu cảm sẽ xuất hiện yêu cầu biểu cảm và cả đối tượng biểu cảm.

VD: Chẳng hạn trong đề: “Cảm nghĩ về món quà tuổi thơ”.

Đề văn trên đã nêu lên đối tượng biểu cảm là món quà thời tuổi thơ. Yêu cầu của đề là học sinh sẽ thể hiện những suy nghĩ và cảm xúc của mình về món quà ấy.

Đề yêu cầu viết về đối tượng là “loài cây em yêu” . Mặc dù không có các từ khóa thể hiện yêu cầu biểu cảm như , nhưng trong đề trên, ta vẫn có thể xác định nó thuộc dạng đề làm bài văn biểu cảm bởi trong đề có từ .

Kết luận: Vậy để làm tốt một bài văn biểu cảm, điều đầu tiên là ta phải xác định rõ yêu cầu của đề. Nếu đề không có yêu cầu về dạng bài viết cụ thể thì sẽ có những “dấu hiệu” nhận biết để ta xác định được phương thức biểu đạt của bài.

Để tạo lập ý cho bài văn biểu cảm, học sinh có thể dựa trên sự quan sát thường ngày về đối tượng kết hợp với những hồi tưởng về quá khứ hoặc những suy nghĩ về tương lai để xác định những cảm xúc, tình cảm bản thân sẽ bộc lộ về đối tượng ấy.

Chẳng hạn với đề văn dẫn ra ở trên ( “Cảm nghĩ về món quà tuổi thơ” ), học sinh có thể xác định cảm hứng chủ đạo của mình là tình cảm dành cho món quà vì gợi ra rất nhiều những kỉ niệm của tuổi thơ. Từ cảm hứng đó, học sinh có thể cụ thể hóa thành các ý có thể viết trong bài như:

Món quà đó trông như thế nào? Bản thân có cảm nhận ra sao trước những đặc điểm đó? (Giới thiệu ngắn gọn về đặc điểm của món quà).

Vì sao em có món quà đó? Cảm xúc khi nhận được món quà là gì?.

Tình cảm của em đối với món quà ấy là gì?.

Kỉ niệm nào của tuổi thơ được gợi lên qua món quà ấy?.

Tình trạng hiện giờ của món quà ra sao?….

Lưu ý: Khi tìm ý, học sinh cần đặc biệt quan tâm đến những kỉ niệm, hình ảnh, đặc điểm của đối tượng khiến cho bản thân có cảm xúc nhiều nhất. Tuy nhiên cũng cần chọn những ý tiêu biểu, có tác dụng tạo được ấn tượng cho bài viết, chọn những ý ta có thể có nhiều cơ hội thể hiện thật sâu sắc những cảm xúc của mình. Điều này sẽ có ý nghĩa hơn là việc ta xác định thật nhiều ý để viết nhưng lại viết lan man, không tạo được sự cuốn hút.

Sau khi lựa chọn được ý sẽ trình bày cho bài viết, dựa theo bố cục của bài văn biểu cảm, học sinh sẽ lập dàn ý cho bài văn. Một bài văn biểu cảm thông thường sẽ có bố cục gồm ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.

Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần biểu cảm theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Học sinh nên tìm cách gợi cảm hứng cho việc viết bài, có thể giới thiệu hoàn cảnh (thời gian và không gian) khiến cho bản thân có nhu cầu biểu cảm về đối tượng. Khi giới thiệu, học sinh có thể nêu cảm xúc ban đầu của mình.

Chẳng hạn, với đề “Cảm nghĩ về món quà tuổi thơ” , cách mở bài có thể giới thiệu về việc tình cờ thấy lại món quà ấy (trong dịp sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, tình cờ thấy một món giống vậy ở một nơi khác…) nên những kỉ niệm tuổi thơ với món quà ấy lại ùa về.

Thân bài: Biểu lộ lần lượt các tình cảm, cảm xúc của mình đối với đối tượng.

Cũng trong đề “Cảm nghĩ về món quà tuổi thơ” , có thể lần lượt nêu lên tình cảm, cảm xúc sau đối với món quà, về:

Nguyên nhân có được món quà.

Đặc điểm của món quà (chất liệu, hình dáng, màu sắc, kích thước…).

Vai trò của món quà.

Kỉ niệm tuổi thơ của bản thân đối với món quà.

Đặc điểm bản thân thấy ấn tượng nhất về món quà.

Kết bài: Khái quát lại tình cảm, cảm xúc với đối tượng biểu cảm.

Phần viết kết bài này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bài văn biểu cả vì nó sẽ có “sứ mệnh” để lại những dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người đọc. Nếu như chỉ viết một kết thúc chỉ để đảm bảo có đủ ba phần của bố cục mà không có sự đầu tư thì bài viết rất dễ khiến người khác lãng quên, hụt hẫng.

Học sinh bắt đầu viết bài sau khi đã xây dựng bố cục hợp lí cho bài văn. Trong quá trình viết bài, cần phải bám sát đối tượng biểu cảm để thể hiện những cảm xúc, tình cảm đã định hướng trước đó.

Sau khi viết xong, học sinh rất cần đọc và sửa chữa lại bài viết để có thể sửa lại những lỗi thường gặp như chính tả, cách diễn đạt hay việc sử dụng từ ngữ, cách đặt câu để giúp cho bài viết của mình chuyển tải được liền mạch cảm xúc, tình cảm.

Để có thể viết được một bài văn biểu cảm hay quả thật không phải là điều dễ dàng. Làm được điều đó đòi hỏi học sinh cần dành thời gian rèn kĩ năng viết, trau dồi thêm vốn từ ngữ để giúp cho việc thể hiện những tình cảm, cảm xúc được hấp dẫn và đạt hiệu quả!

Các dạng văn biểu cảm và cách làm chi tiết nhất

Cách làm văn biểu cảm về người như sau:

Văn biểu cảm về người chính là dạng biểu cảm bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người viết về một người nào đó. Thường là những tình cảm tích cực như yêu thương, sự thương mến hay nỗi nhớ nhung da diết…

Các dạng biểu cảm về người điển hình như biểu cảm về người thân như ông, bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè thân thiết…

Cách làm văn biểu cảm về sự vật như sau:

Mở bài: Giới thiệu một cách khái quát về nhân vật cần biểu cảm được nhắc trong bài cùng với tình cảm dành cho nhân vật đó.

Thân bài:

Miêu tả đôi nét về nhân vật biểu cảm. Từ đó, giúp người đọc hình dung được rõ về đối tượng được giới thiệu trong bài viết.

Sau đó, bày tỏ tâm tư cùng tình cảm của mình dành cho nhân vật (có thể bày tỏ trực tiếp hay gián tiếp cũng như cả trực tiếp lẫn gián tiếp).

Phần biểu cảm, người viết có thể theo trình tự từ miêu tả đến biểu cảm hoặc có thể là qua những câu chuyện, kỉ niệm với nhân vật, từ đó bày tỏ cảm xúc của mình với nhân vật.

Kết bài:

Khẳng định, nhấn mạnh lại tình cảm của mình đối với người cần biểu cảm.

Bày tỏ quan điểm của bản thân, đồng thời đánh giá về nhân vật.

Từ khái niệm văn biểu cảm là gì, cách làm văn biểu cảm về sự vật, bạn cần nắm được đối tượng của biểu cảm sự vật. Đó có thể là hình ảnh cây cối, một dòng sông, một đồ vật, con vật… Từ đó, bạn bày tỏ tình cảm cũng như sự đánh giá của mình về sự vật được nhắc tới.

Mở bài: Giới thiệu khái quát về sự vật được đề cập tới.

Thân bài:

Miêu tả sơ qua về sự vật được miêu tả.

Đối với sự vật thường đi theo trình tự từ kể chuyện, miêu tả để bày tỏ cảm xúc của mình đối với nó.

Kết bài:

Khẳng định lại tình cảm của mình đối với sự vật được nhắc tới.

Mở rộng vấn đề: đánh giá, đưa ra nhận định hoặc kêu gọi sự đồng tình về sự vật.

Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học là gì? Đây chính là dạng đề yêu cầu người viết trình bày phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm, bài văn, bài thơ. Cụ thể là người viết cần trình bày những cảm xúc tưởng tượng, liên tưởng cũng như suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm.

Với dạng đề biểu cảm về tác phẩm văn học, dàn ý ba phần có thể triển khai như sau:

Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (có thể giới thiệu hoàn cảnh biết đến tác phẩm).

Thân bài: Những cảm nghĩ về tác phẩm:

Cảm nghĩ về nội dung: Những nội dung được thể hiện trong tác phẩm là gì? Cảm nhận ra sao về việc nội dung ấy được nêu lên trong tác phẩm?.

Cảm nghĩ về nghệ thuật: Những nội dung được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật nào? Đánh giá như thế nào về những phương diện nghệ thuật ấy?.

Kết bài: Ấn tượng, cảm nghĩ chung về tác phẩm.

Phương thức tự sự và miêu tả được dùng trong văn biểu cảm có tác dụng gợi ra hình ảnh sự vật hay hiện tượng cần biểu cảm. Qua đó sẽ giúp người viết gửi gắm cảm xúc của mình một cách chân thực và biểu đạt hơn.

Phương thức tự sự hay miêu tả cũng chỉ hỗ trợ cho việc biểu cảm, tuy nhiên không nhằm kể chuyện hay miêu tả một cách chi tiết hay cụ thể về đối tượng. Vì thế, bạn cần phân biệt rõ giữa văn biểu cảm với tự sự hay miêu tả.

Tu khoa lien quan:

Please follow and like us:

Văn Bản Nhật Dụng Là Gì? Hình Thức Và Ví Dụ Về Văn Bản Nhật Dụng

Văn bản nhật dụng được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống, tuy nhiên không phải ai cũng nắm được khái niệm văn bản nhật dụng là gì. Văn bản nhật dụng đề cập đến chức năng, đề tài, tính cập nhật của văn bản. Vì vậy, nói đến văn bản nhật dụng là thể hiện tính chất của văn bản đó. Văn bản nhật dụng có thể dùng cho mọi thể loại văn bản.

Như vậy, văn bản nhật dụng là văn bản đề cập, bàn luận, đánh giá, miêu tả, tường thuật, thuyết minh,… về các vấn đề, hiện tượng trong xã hội và cộng đồng. Một số đề tài điển hình trong văn bản nhật dụng như: môi trường, tham nhũng, ma túy, mại dâm, trẻ em, bình đẳng giới, an toàn giao thông…

Tính cập nhật trong văn bản nhật dụng là gì? Văn bản nhật dụng có tính cập nhật, kịp thời đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, thể hiện rõ đề tài và chức năng của nó. Văn bản nhật dụng cập nhật những vấn đề nóng của xã hội, đem đến cho học sinh cái nhìn tổng quát của về xã hội giúp học sinh dễ dàng hòa nhập với xã hội.

Văn bản nhật dụng phản ánh hiện thực, dù là về mặt tích cực hay tiêu cực. Qua đó giúp học sinh thâm nhập vào cuộc sống thực tế, nâng cao ý thức xã hội.

Tính văn chương của văn bản nhật dụng là gì? văn bản nhật dụng không yêu cầu cao về tính văn chương, chỉ quan trọng về cách truyền tải thông điệp sao cho người đọc dễ hình dung, thấm thía về đề tài của văn bản.

Không chỉ quan tâm đến khái niệm văn bản nhật dụng là gì, chúng ta cũng cần lưu ý đến các đặc điểm của loại văn bản này. Nhìn chung, nội dung và hình thức của văn bản nhật dụng rất đa dạng, đối với các đề tài khác nhau cần lựa chọn hình thức và phương thức biểu đạt phù hợp.

Nội dung của văn bản nhật dụng là gì?

Đề tài của các văn bản nhật dụng gắn với cuộc sống hàng ngày, những vấn đề xã hội đang quan tâm. Với các đề tài của văn bản nhật dụng, đòi hỏi người viết phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu kỹ. Như vậy mới có thể bàn luận, phân tích và kéo người đọc theo ý muốn của mình.

Những đề tài cơ bản gắn với cuộc sống con người như: thiên nhiên, con người, môi trường, văn hóa – đạo đức…Tất cả các vấn đề của văn bản được các thông tin đại chúng đề cập đến rất nhiều, được địa phương và xã hội quan tâm.

Nội dung của văn bản nhật dụng còn là nội dung chính của các chỉ thị, nghị quyết của đảng, các cơ quan nhà nước. Ví dụ như chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phòng chống tham nhũng, phát hiện và xử lý các vụ án tham nhũng hoặc là các thông báo, công của của các tổ chức quốc tế trên thế giới…

Hình thức của văn bản nhật dụng là gì?

Tự sự, miêu tả

Thuyết minh, miêu tả

Tự sự, miêu tả, biểu cảm

Nghị luận, biểu cảm

Bạn đã biết đến nội dung của văn bản nhật dụng là gì, vậy còn hình thức của văn bản nhật dụng thì sao? Theo nhận định của các chuyên gia, hình thức của văn bản nhật dụng rất đa dạng như: thư, bút ký, hồi ký, thông báo, công bố…

Phương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng cũng rất phong phú và đa dạng, không chỉ dùng một phương pháp biểu đạt mà còn kết hợp nhiều phương thức trong một văn bản, cụ thể như:

Ví Dụ Minh Hoạ ” Quản Trị Học “

Câu 7. Ví dụ minh hoạ ” quá trình đề ra quyết định quản trị ” :

Công ty Precision Interiors chuyên thiết kế và sản xuất ghế ngồi và nội thất xe cho các nhà sản xuất ô tô ở châu Âu và Bắc Mỹ. Để cạnh tranh, công ty phải liên tục cải tiến thiết kế và các vật liệu của mình nhằm nâng cao tính an toàn và tiện nghi cho hành khách với mức chi phí và độ bền phù hợp. Trên tinh thần đó, một kỹ sư trong nhóm đã làm việc với Công ty FiberFuture – một nhà cung ứng nhỏ đã phát triển thành công một vật liệu mới tên là Zebutek, có tính năng chống cháy, giảm xóc và cách âm tốt hơn tất cả các vật liệu khác đang có trên thị trường. Anh lập luận: “Nếu sử dụng vật liệu Zebutek để gia cố mui xe và lớp lót cửa, sản phẩm của chúng ta sẽ có lợi thế thật sự. Tuy Zebutek có giá thành đắt hơn loại vật liệu mà chúng ta đang dùng nhưng chắc chắn khách hàng sẽ công nhận giá trị của nó”.Tuy nhiên, quyết định chấp nhận sử dụng loại vật liệu mới này lại không đơn giản. Sẽ phải đánh đổi nhiều thứ và có không ít rủi ro. Ngoài khía cạnh lợi ích, người kỹ sư cũng đưa ra một danh sách gồm nhiều vấn đề phải xem xét:o FiberFuture là một công ty nhỏ và tương đối mới trên thị trường. Liệu công ty có khả năng cung cấp số lượng vật liệu mà chúng ta yêu cầu không? Chúng ta có thể hy vọng họ sẽ cung cấp đúng lịch trình không? Và quan trọng nhất là chất lượng có ổn định không?o Điều gì sẽ xảy ra nếu FiberFuture phá sản? Chúng ta sẽ phải vất vả tìm nhà cung ứng khác.o Các quy trình sản xuất hiện tại của chúng ta có phù hợp với Zebutek, hay phải trang bị thêm những thiết bị khác?o Khách hàng của chúng ta – các hãng ô tô – đang phải rất vất vả để giữ chi phí không tăng. Liệu họ có đồng ý khi chúng ta tính giá cao hơn cho loại vật liệu mới này không? Hay chúng ta chấp nhận khoản chi phí phụ trội đó nhằm xác lập và giữ thị phần?o Nhà cung cấp các vật liệu nội thất hiện tại của chúng ta là một đối tác đáng tin cậy và đã hợp tác trong nhiều năm qua. Mối quan hệ này sẽ ra sao nếu 20 đến 30% thương vụ sẽ được chuyển sang cho FiberFuture?o Liệu có nhà cung ứng nào khác cũng đang phát triển một loại vật liệu tương tự, hay thậm chí còn tốt hơn Zebutek?

Câu 9. Ví dụ ” minh hoạ quá trình lập kế hoạch ” :

Nguyễn Hoạch Định, chủ công ty VF Library đề nghị được vay một khoản đầu tư tương đương 42.000 USD. Khoản vay này cùng số vốn chủ sở hữu tương đương 14.000 USD của chủ công ty sẽ đủ phục vụ mua sắm thiết bị, tích trữ hàng tồn kho, thanh toán các chi phí thành lập công ty và sử dụng làm vốn lưu động nhằm đảm bảo thành công trong kinh doanh sau khi thành lập.Mô tả các hoạt động kinh doanh chínhVF Library là hiệu sách bán lẻ thành lập mới, đặt tại 2014 Đại lộ Thái Học, khu kinh doanh Tây Bắc, thành phố Thủ Đô.

VF Library bán các loại sách bìa cứng, bìa mềm và các sản phẩm ngoài sách khác phục vụ nhu cầu giáo dục, giải trí của khách hàng.

Khách hàng mục tiêu của VF Library là cán bộ, nhân viên làm việc tại khu Tây Bắc và cư dân sống trong phạm vi 1,5 km xung quanh cửa hàng. Do có một tỷ lệ cao cán bộ, công nhân viên sống trong khu vực này nên chiến lược tiếp thị của VF Library sẽ tập trung vào đối tượng khách hàng có trình độ giáo dục cao, tầng lớp cư dân có mức thu nhập từ trung bình trở lên.

Do không có hiệu sách nào khác tại khu vực này trong phạm vi bán kính 2 km nên lợi thế kinh doanh lớn nhất của VF Library chính là địa điểm kinh doanh. Các yếu tố khác bao gồm sản phẩm độc quyền, các sản phẩm có chất lượng cao, các ấn phẩm xuất bản lần đầu và các hoạt động khuyến mại khác như cung cấp bộ ảnh các tác giả, tổ chức các buổi giao lưu văn học.

Mục tiêu của VF Library là đạt được doanh thu ròng trước thuế ở mức 25.000 USD từ năm thứ 3 và sẽ thành lập thêm một của hàng sách nữa tại khu vực trung tâm Thành phố trong vòng 6 hoặc 8 năm tới.

Mục tiêu cá nhân của chủ của hàng VF Library là cùng với chồng quản lý các hoạt động của hàng sách VF Library và quản lý thêm hai đại lý khác.

Phân tích thị trường

Theo Hiệp hội các cửa hàng sách, thị trường mục tiêu của một của hàng sách tổng hợp thành công thể hiện quan hai tiêu chí:

o Có khoảng 25.000 cư dân có trình độ giáo dục tốt và có thu nhập cao,

o Có tỷ lệ cán bộ công nhân viên chuyên trách cao.

Theo các tiêu chí trên thì thị trường mục tiêu của VF Library là cán bộ, công nhân viên làm việc tại khu vực kinh doanh của Thủ Đô và cư dân sống trong phạm vi 1,5 km kể từ khu vực đó.

Phòng Thương mại và Uỷ ban Dân số đã cung cấp các thông tin về thị trường sau:

o Dân số của khu vực trung tâm Tây Bắc vào khoảng 185.000 người,

o Phòng Thương mại ước tính số cán bộ công nhân viên và cư dân sống và làm việc trong khu vực kinh doanh Tây Bắc và trong phạm vi bán kính 1,5 km từ khu vực trung tâm vào khoảng 38.000 người,

o Theo số liệu điều tra dân số, 62% dân số trong khu vực mục tiêu đã hoàn thành 12 năm học phổ thông chính thức hoặc cao hơn,

o Cũng theo số liệu điều tra dân số, 74% dân số trong khu vực mục tiêu có mức thu nhập gia đình ở mức 15.000 USD hoặc cao hơn,

o Khu vực trung tâm có tỷ lệ cán bộ, công nhân viên chuyên trách cao.

Ngoài thị trường mục tiêu tiềm năng, VF Library còn có lợi thế của một cửa hàng sách bán lẻ tổng hợp duy nhất hoạt động trong phạm vi bán kính km kể từ khu vực kinh doanh.

Các đối thủ cạnh tranh của VF Library bao gồm:

1- New library – hệ thống cửa hàng phân phối sách quốc gia dự kiến mở một đại lý mới tại khu phố cũ. Lợi thế cạnh tranh của của hàng này là quy mô và thương hiệu nổi tiếng toàn quốc. Bất lợi của New library là vị trí kinh doanh không thuận tiện đối với cư dân và cán bộ công nhân viên trong khu vực.

2- Hiệu sách (thư viện) của trường Đại học Quốc tế : Đây là thư viện tổng hợp với đối tượng phục vụ chính là sinh viên và giảng viên của trường. Do đó bất lợi chính của thư viện là các thủ tục mà hội viên phải hoàn thành. Ngoài ra, loại sách chủ yếu mà thư viện cung cấp là giáo trình, vốn không phải là sản phẩm mục tiêu của VF Library .

3- Hiệu sách Book Nook, một hiệu sách nhỏ tại ngoại vi của khu Tây Bắc chuyên bán và trao đổi sách. Lợi thế kinh doanh của cửa hàng là mức giá thấp và có địa điểm thuận tiện đối với cư dân vùng ngoại vi. Bất lợi chính của cửa hàng là chủng loại sách hạn chế.

4- Thư viện công cộng thành phố, vị trí ở cách trung tâm kinh doanh của khu Tây Bắc khoảng 1,5 km. Lợi thế kinh doanh của thư viện này là khách hàng không phải trả chi phí tham khảo các loại sách và tham dự các triển lãm, buổi chiếu phim, kể truyện.

5- Một số đối thủ cạnh tranh nhỏ khác bao trong khu vực bao gồm các cửa hàng bách hóa và cửa hàng cung cấp máy tính văn phòng. Các cửa hàng này cung cấp một số loại sản phẩm mà VF Library cung cấp.

Kế hoạch marketing

Chiến lược tổng thể

Về chiến lược tiếp thị, VF Library sẽ tập trung vào hai mảng thị trường chính: i) Những người có trình độ học vấn cao, những người có mức thu nhập từ trung bình trở lên, cán bộ công nhân viên làm việc chuyên trách tại khu vực kinh doanh Tây Bắc, và ii) cư dân sống trong phạm vi bán kính 1,5 km tính từ cửa hàng.

Chiến lược kinh doanh này được lựa chọn do đây không phải là đối tượng của các hiệu sách, các đối thủ cạnh tranh khác.

Các sản phẩm và Dịch vụ

85% các sản phẩm mà VF Library cung cấp là các loại sách, 15% còn lại là các sản phẩm ngoài sách.

Các nhà cung cấp sách được chọn lựa trong danh sách Tổng công ty phát hành sách, trong đó bao gồm danh sách (tên) các nhà xuất bản, hình thức bán hàng, số lượng, tỷ lệ chiết khấu v.v.

Các sản phẩm ngoài sách bao gồm các sản phẩm ăn theo sách được cung cấp nhằm tăng doanh số bán. Các sản phẩm này bao gồm thẻ sách, bút đánh dấu, giá sách, các loại tạp chí, bưu thiếp, văn phòng phẩm, lịch, áp phích.

Với mục tiêu cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu giáo dục, giải trí của khách hàng nên trong tương lai, VF Library sẽ cung cấp thêm một số loại trò chơi, phầm mềm máy tính, đố chữ, đĩa CD.v.v

Các dịch vụ khách hàng bao gồm gói hàng, thanh toán bằng thẻ tín dụng, chỗ đỗ xe miễn phí, tư vấn miến phí tìm kiếm các loại sách quý, hiếm cho các nhà sưu tầm.

Giá cả:

Mức chiết khấu trung bình của các cửa hàng bán lẻ là 40% cho các sản phẩm sách và 50% cho các sản phẩm ngoài sách. Để lập kế hoạch tài chính, VF Library sử dụng mức chiết khấu 40% của mức giá bán lẻ để xác định giá bán của các sản phẩm, cộng 2% phí vận chuyển. Như vậy tổng chi phí giá thành của sản phẩm là 62% của giá bán.

VF Library chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, cung ứng các đơn hàng đặc biệt với mức đặt cọc 10% giá trị hợp đồng trong thời gian 60 ngày.

Các hoạt động khuyến mại

Các hoạt động khuyến mại cũng sẽ được tổ chức vào các dịp khai giảng năm học, bán hàng tồn kho giảm giá, các ngày nghỉ, khuyến mại định kỳ vào các dịp như giảm giá tiểu thuyết trong tháng 2 nhân Ngày lễ tình yêu (Valentine), cung cấp thông tin về tiểu sử của những người Việt Nam nổi tiếng trong tháng 9 nhân dịp Quốc khánh, tiểu thuyết trinh thám trong tháng 10 nhân ngày lễ Hallowen.

Các dịp khuyến mại đặc biệt bao gồm lễ khai trương nhà mới, họp câu lạc bộ.

Chúng tôi sẽ yêu cấu khách hàng cung cấp các thông tin cá nhân để lập danh sách khách hàng, thu thập các số liệu cần thiết phục vụ công tác tiếp thị và khuyến mại. Danh sách địa chỉ của khách hàng sẽ được sử dụng để gửi thư khuyến mại và nhân các dịp đặc biệt.

Nhằm đánh giá tính phản hồi và hiệu quả của của các hoạt động tiếp thị và khuyến mại, chủ kinh doanh sẽ thiết kế hệ thống theo dõi và đánh giá.

Địa điểm kinh doanh

Theo Hiệp hội cửa hàng sách, để đảm bảo thành công thì địa điểm kinh doanh của một cửa hàng sách cần đảm bảo các yếu tố sau:

o ở vị trí đông người qua lại,

o Có chỗ đỗ xe rộng rãi, thuận tiện,

o Với doanh số bán dự kiến khoảng 150.000$ hoặc cao hơn, diện tích của cửa hàng phải vào khoảng 500 đến 700m2, trong đó khoảng 400 đến 550m2 dành cho bán hàng và trưng bày sản phẩm,

o Chi phí thuê cửa hàng không vượt quá 6% tổng doanh số bán hàng.

Căn cứ theo các tiêu chí trên, chủ kinh doanh của VF Library đã lựa chọn của hàng tại số 2014 Đại lộ Thái Học trong khu vực kinh doanh Tây Bắc so với hai điạ điểm khác là 1) khu phố cũ, và 2) toà nhà Central Plaza. Các lý do lựa chọn như sau:

o Các cửa hàng sách trong khu phố cũ phải cạnh tranh khốc liệt trong khi không có cửa hàng sách nào đặt tại khu kinh doanh Tây Bắc,

o Toà nhà Central Plaza đã được mở rộng nhưng việc đi lại vẫn chưa thuận tiện,

o Có nhiều bãi đỗ xe miễn phí gần cửa hàng,

o Cửa hàng là khu nhà có cửa sổ lớn được cải tạo, diện tích khoảng 500 m2 trong đó diện tích sử dụng bán hàng là 420 m2,

o Tiền thuê nhà hàng tháng là 750$, tương đương 6% tổng doanh số bán hàng dự kiến trong năm đầu là 150.000$ và tương đương 5% của doanh số bán năm thứ hai dự kiến đạt 180.000$. Đây là mức thuê cố định hàng tháng của hợp đồng thời hạn 2 năm. Hợp đồng này đã được kiểm tra và đồng ý của Luật sư riêng.

Các giả thuyết chính

1- Các dự báo tài chính được xây dựng dựa trên giả thuyết dân số của thị trường mục tiêu tăng ở mức khoảng 5%/ năm.2- Không có hiệu sách bán lẻ nào khác được mở tại khu kinh doanh Tây bắc.3- Hiệu sách VF Library sẽ bắt đầu kinh doanh từ ngày 2/1/2014,4- Doanh số bán hàng năm thứ nhất đạt 150.000$ và năm thứ hai đạt 180.000, tăng 20% so với năm thứ nhất.5- Chi phí giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp, chi phí hoạt động ổn định trong hai năm.Tiền lương nhân công sẽ ở mức thấp do cửa hàng chỉ hoạt động 48 giờ/tuần, trong đó chủ kinh doanh làm việc chuyên trách. Chỉ có một nhân viên làm việc bán thời gian khi mức bán hàng đạt mức thấp hoặc trung bình.6- Trong tình huống xấu nhất,dự kiến doanh số bán sẽ giảm 5%, giá vốn hàng bán và chi phí kinh doanh tăng 2%.7- Trong trường hợp thuận lợi nhất, dự kiến doanh số bán tăng 5%, giá vốn hàng bán và chi phí kinh doanh giảm 2%.8- Tại mức giá vốn là 62% của doanh số bán hàng, lượng hàng lưu kho cần đạt mức 93.000$ trong năm thứ nhất và đạt 111.600$ trong năm thứ hai.9- Với mục tiêu đạt hệ số quay vòng hàng lưu kho từ 3 đến 4 chu kỳ, lượng hàng lưu kho trung bình ước tính đạt mức từ 23.250 đến 31.000$ trong năm đầu và từ 27.900 đến 37.200$ trong năm thứ hai.10- Phương pháp hạch toán kế toán sử dụng được mô tả trong báo cáo tài chính.11- Các hoạt động mua, bán đều được thanh toán bằng tiền mặt, do đó tài khoản có và tài khoàn nợ luôn đạt mức cân bằng.12- Các hoạt động bán hàng có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng với mức phí dịch vụ 6%.13- Tổng đầu tư cho trang thiết bị là 6.000$ và được khấu hao trong vòng 5 năm theo phương pháp khấu hao đều (100$/tháng * 60 tháng)14- Mức vốn lưu động cho 6 tháng đầu tiên ước tính ở mức tương đương chi phí hoạt động. Mức vốn lưu động sẽ được bổ sung khi cần thiết.15- Để phục vụ kinh doanh, ngoài vốn tự có 14.000$ chủ kinh doanh còn vay thêm 42.000$ của ngân hàng trong thời thời hạn 7 năm, mức lãi suất 10,75%/ (mức lãi suất gốc + 2%).16- Khoản vay 42.000$ được thế chấp bằng tài sản cá nhân của chủ kinh doanh và hoạt động kinh doanh của hiệu sách, được mô tả cụ thể trong tàI liệu này.17- Trong 3 tháng đầu, chủ kinh doanh chỉ phải thanh toán mức lãi suất đến hạn cho ngân hàng. Khoản vay còn lại được thanh toán đều hàng tháng (519$/tháng) trong 6 năm 9 tháng.18- Mức lãi suất 0.895% hàng tháng (10.75%/năm) được hạch toán hàng tháng trong bảng cân đối kế toán.

Văn Bản Tiếng Anh Là Gì? Một Số Ví Dụ Câu Văn Có Sử Dụng?

Văn bản là một trong những phương tiện dùng để ghi nhận, lưu giữ và truyền đạt các thông tin từ người này sang người khác bằng những ký hiệu hay ngôn ngữ nhất định.

Hay nói cách khác văn bản là một hình thức thể hiện và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ viết trên các chất liệu khác nhau (giấy, vải, bia đá…) thể hiện ý chí của một chủ thể nhằm mục đích thông báo hoặc yêu cầu chủ thể tiếp nhận thông tin phải thực hiện một hành vi nào đó để đáp ứng nhu cầu của chủ văn bản.

Hiện nay, chưa có cách phân chia loại văn bản cụ thể, tuy nhiên, ta có thể hiểu văn bản bao gồm các loại như sau: văn kiện, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, hợp đồng, hóa đơn, chứng chỉ, bằng cấp, sec, di chúc, bia đá, điều lệ chính trị, tuyên ngôn độc lập,…

Văn bản tiếng Anh là gì?

Văn bản tiếng Anh là Text.

Trong một số trường hợp, có thể sử dụng từ Document thay thế cho từ Text.

Ngoài ra, văn bản tiếng Anh còn được định nghĩa như sau:

Text is one of the means used to record, store and communicate information from one person to another in certain symbols or languages.

In other words, text is a form of expressing and communicating information in written language on different materials (paper, cloth, stone …) expressing the will of a subject for the purpose of notification or request the recipient of information to perform a certain act to meet the needs of the text owner.

Currently, there is no way to classify specific types of documents, however, we can understand documents including the following types: documents, legal documents, administrative documents, contracts, invoices, certificates, diplomas, secs, wills, stele, political conditions, declaration of independence, …

Các từ đi liền với văn bản tiếng Anh là gì?

Thường ngày, mọi người sử dụng từ văn bản rất nhiều, từ giao tiếp thường ngày dế giao tiếp trong công việc. Khi nhắc đến từ văn bản tiếng Anh, mọi người thường sử dụng các từ ngữ đi kèm như:

– Lập văn bản có nghĩa tiếng Anh là Create a text;

– Công văn có nghĩa tiếng Anh là Documentary hoặc Archives;

– Phúc đáp công văn có nghĩa tiếng Anh là Reply to documentary;

– Văn bản pháp luật có nghĩa tiếng Anh là Legal text;

– Chủ thể có nghĩa tiếng Anh là Subject;

– Cơ quan ban hành có nghĩa tiếng Anh là Agency issued;

– Chữ viết có nghĩa tiếng Anh là Writing;

– Con số có nghĩa tiếng Anh là Numbers;

– Thông tin có nghĩa tiếng Anh là Informotion;

– Ngôn ngữ có nghĩa tiếng Anh là Language;

– Tài liệu có nghĩa tiếng Anh là Document.

Một số ví dụ câu văn có sử dụng văn bản tiếng Anh như thế nào?

Để cho Quý độc giả hiểu rõ hơn về cách dùng từ văn bản tiếng Anh, chúng tôi đưa ra một số ví dụng câu văn có sử dụng văn bản tiếng Anh như sau:

– Các cá nhân, tổ chức cần tìm hiểu cách thức lập văn bản cho đúng với hình thức, quy trình – Individuals and organizations need to find out how to properly text the form and process;

– Cá nhân, tổ chức cần phúc đáp các công văn được gửi từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền – Individuals and organizations should respond to official dispatches sent from competent state agencies;

– Di chúc là văn bản thể hiện ý chí của chủ thể về việc định đoạt tài sản sau khi chết – A will is a text that expresses the will of the subject about making a piece of property after death;

– Quốc hội, Chính phủ là những cơ quan điển hình có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật – The National Assembly and the Government are typical bodies with competence to promulgate legal documents;

– Nếu không nắm được cách phúc đáp công văn của các cơ quan có thẩm quyền, các chủ thể có thể tham khảo hoặc nhờ các cơ quan hướng dẫn trực tiếp – If you do not know how to respond to the dispatch of the competent authorities, you can consult or ask the agencies for direct guidance.