Top 8 # Xem Nhiều Nhất Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Pháp Luật Và Đời Sống Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Hướng Dẫn Cách Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Việt Bắc

Tố Hữu đến với thơ và với cách mạng cùng lúc. Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn song hành, gắn bó và phản ánh chân thực từng chặng đường đấu tranh cách mạng gian khổ mà vinh quang của dân tộc, đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của chính nhà thơ.

– Tập thơ Từ ấy (1937-1946)

* Là chặng đường đầu tiên trong đời thơ Tố Hữu, là thời gian đánh dấu những bước giác ngộ và trưởng thành người thanh niên quyết tâm đi theo ánh sáng của Đảng.

* Tập thơ gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng

* Máu lửa: Gồm những bài thơ sáng tác trong thời kỳ mặt trận dân chủ, đó là lúc người thanh niên trẻ tuổi đang băn khoăn kiếm tìm lẽ sống thì may mắn tiếp nhận ánh sáng của Đảng, tự nguyện gắn bó và dâng hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho cách mạng. Nhà thơ đã cảm thông sâu sắc với cuộc sống của những con người lao khổ xung quanh mình, khơi dậy ở họ lòng căm giận, ý chí đấu tranh và niềm tin vào tương lai tươi sáng.

– (Từ ấy, Tiếng hát sông Hương, Lão đầy tớ)

* Xiềng xích: Là những bài thơ sáng tác trong thời gian Tố Hữu bị giam giữ tại các nhà tù của thực dân Pháp trong đó thể hiện tâm tư của 1 người chiến sỹ cách mạng trẻ tuổi tha thiết yêu đời, khao khát tự do, kiên cường giữ vững ý chí chiến đấu vượt lên trên những thử thách chốn ngục tù (Tâm tư trong tù, Trăn trối…).

* Giải phóng: Gồm những bài thơ được sáng tác từ khi Tố Hữu vượt ngục cho tới thắng lợi cuộc Cách mạng tháng 8-1945. Đó là những bài thơ tuyên truyền vận động quần chúng đấu tranh giành chính quyền, ca ngợi cách mạng và nền độc lập tự do của đất nước, khẳng định niềm tin yêu của nhân dân với chế độ mới (Hồ Chí Minh, Huế tháng tám…)

– Tập thơ Việt Bắc (1947-1954)

* Là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Pháp, là bản anh hùng ca hoành tráng về cuộc kháng chiến và con người trong kháng chiến.

* Việt Bắc đã thể hiện và ca ngợi những tình cảm lớn của con người Việt Nam trong kháng chiến: tình quân dân, tình cảm của người hậu phương với tiền tuyến, lòng kính yêu lãnh tụ, trong đó thống nhất và bao trùm tất cả là lòng yêu nước nồng nàn, sâu sắc.

– Tập thơ Gió lộng (1955 – 1961)

* Là chặng đường thơ của Tố Hữu khi đón bước vào giai đoạn mới với nhiệm vụ xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

* Qua cảm nhận của Tố Hữu, cuộc sống trên miền Bắc thực sự là ngày hội lớn, nhìn đâu cũng thấy tràn đầy sức sống và niềm vui. Đất nước đau nỗi đau chia cắt, thơ Tố Hữu là tình cảm tha thiết với miền Nam ruột thịt. Đó là nỗi nhớ thương quê hương da diết, tiếng thét căm giận ngút trời, lời ngợi ca những con người kiên trung bất khuất, niềm tin không gì lay chuyển được vào ngày mai thắng lợi, thống nhất non sông.

– Hai tập: Ra trận (1962-1971); Máu và hoa (1972-1977)

Hai tập thơ vừa là bản anh hùng ca ca ngợi đất nước và con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (Mẹ suốt, Hãy nhớ lấy lời tôi); vừa là lời kêu gọi, cổ vũ thiết tha mãnh liệt cả dân tộc ta trong cuộc chiến đấu quyết liệt, hào hứng ở cả 2 miền Nam, Bắc (Bài ca mùa xuân 1967, Bài ca mùa xuân 1968, Bài ca mùa xuân 1971); và cuối cùng, trong những bài thơ mang đậm tính chính luận và chất sử thi như Việt Nam máu và hoa, Tố Hữu đã bộc lộ những suy ngẫm phát hiện về vẻ đẹp kì diệu của dân tộc và con người Việt Nam trong thời đại mới, đồng thời thể hiện niềm vui, niềm tự hào ngày toàn thắng.

– Hai tập: Một tiếng đờn (1992); Ta với ta (1999)

Hai tập thơ đã thể hiển sự ổn định và khuynh hướng trữ tính chính trị cũng như những chuyển biến mới mẻ trong cảm hứng sáng tác của thơ Tố Hữu. Tình yêu với đất nước, với nhân dân, niềm tin vào lý tưởng cách mạng, vào cái đẹp, cái thiện, tâm huyết thiết tha với cuộc đời… vẫn là dòng cảm hứng đáng trân trọng của thơ Tố Hữu thời kỳ này. Bên cạnh đó, chứng kiến và vượt lên bao thăng trầm trải nghiệm, Tố Hữu đã thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc tìm kiếm những giá trị bền vững của cuộc đời trong những bài thơ thâm trầm và cảm hứng đời tư – thế sự.

PHONG CÁCH THƠ TỐ HỮU – Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị

+ Đó là nguyên nhân của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn rất đẹp trong thơ ông.

+ Thơ Tố Hữu luôn hướng tới lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng:

* Ngay từ đầu, cái tôi trữ tình của Tố Hữu đã là cái tôi chiến sĩ, về sau là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc.

* Lẽ sống lớn: lý tưởng đẹp nhất của mỗi con người là dấn thân đi theo cách mạng, phấn đấu vì cuộc sống tươi đẹp của dân tộc.

* Thơ Tố Hữu không đi sâu vào những tình cảm riêng tư mà tập trung đi sâu vào những tình cảm lớn, mang tính chất tiêu biểu, phổ biến của con người cách mạng: tình quân dân cá nước, tình yêu lý tưởng, tình cảm kính yêu lãnh tụ…

– Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi:

* Cảm hứng lớn nhất trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử, dân tộc, những vấn đề được nhà thơ quan tâm và phản ánh trong thơ luôn là những vấn đề lớn lao của vận mệnh cộng đồng.

* Những sự kiện lịch sử, những vấn đề chính trị quan trọng có tác động lớn tới vận mệnh dân tộc thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thực sự (Huế tháng Tám, Việt Bắc).

* Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu đã là cái “tôi” chiến sỹ, càng về sau càng xác định là cái “tôi” nhân danh Đảng, nhân danh dân tộc, cái “tôi” hòa trong cái “ta”, nhân danh cái ta. Có lẽ đó là nguyên nhân khiến thơ Tố Hữu ít thể hiện những tâm tư tình cảm riêng tư mà thường hướng tới những tình cảm lớn, lẽ sống lớn của cách mạng và con người cách mạng (Việt Bắc, Bác ơi, Tiếng ru…). Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu thường là con người đại diện cho sức mạnh, vẻ đẹp, phẩm chất, khát vọng, thường mang tầm vóc của lịch sử và thời đại (Lượm, Người con gái Việt Nam).

– Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình, ngọt ngào tha thiết.

* Giọng điệu đặc biệt này không chỉ thừa hưởng từ điệu hồn của con người xứ Huế mà còn xuất phát từ quan niệm của Tố Hữu về thơ: Thơ là chuyện đồng điệu, là tiếng nói của 1 con người đến với những người nào có có sự cảm thông trong thơ Tố Hữu, sự cảm thông thường xuất hiện trong những tâm tình, nhắn nhủ, ngọt ngào, thương mến.

– Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc trong hình thức thể hiện.

* Thơ Tố Hữu nghiêng về tính truyền thống hơn là khuynh hướng hiện đại, đổi mới. Tố Hữu đặc biệt thành công trong các thể thơ dân tộc như lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn.

* Tố Hữu thường sử dụng lối mới, cách diễn đạt, những phương thức chuyển nghĩa quen thuộc của thơ ca dân gian, thơ ông thường xuất hiện những ngôn từ giản dị, những thi liệu truyền thống trong tác phẩm của ông.

* Tố Hữu có biệt tài sử dụng từ láy, phối hợp âm, thanh, vần để tạo ra nhạc tính thể hiện cảm xúc dân tộc, tâm hồn dân tộc.

2. Tác phẩm

Vị trí – giá trị

* Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu, cũng là một trong những thành công xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

* Việt Bắc được coi là khúc hùng ca và bản tình ca về cách mạng, cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.

* Bài thơ đã thể hiện những nét tiêu biểu nhất trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.

Hoàn cảnh sáng tác

* Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, tháng 7/1954, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, tháng 10/1954, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ từ biệt căn cứ địa Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác Việt Bắc.

* Bài thơ gồm có 2 phần: Phần đầu tái hiện hình ảnh của cách mạng và kháng chiến ở Việt Bắc, phần sau gợi ra viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ca ngợi công ơn của Đảng, của Bác Hồ đối với dân tộc.

Cấu tứ chung của bài thơ

– Đoạn thơ là sản phẩm của lối xưng hô “mình-ta”, một lối xưng hô rất riêng tư và phổ thông trong ca dao dân ca.

* Trong bài thơ Việt Bắc, “mình” có thể là người ra đi (“Mình về có nhớ ta”), có khi là người ở lại (“Ta về mình có nhớ ta”); tuy nhiên “mình” cũng có lúc vừa là người đi, vừa là người ở lại trong sự hòa nhập, gắn kết “Mình đi mình có nhớ mình?” Đại từ “ta” cũng được sử dụng rất linh hoạt, độc đáo chủ yếu ở ngôi thứ nhất, nhưng nhiều khi lại dùng để chỉ chung người đi, kẻ ở với nghĩa “chúng ta” như “Rừng cây, núi đá, ta cùng đánh tây”…

* Cách xưng hô này thể hiện cuộc biệt li giữa TW Đảng – Chính phủ – Bác Hồ với nhân dân Việt Bắc, chiến khu Việt Bắc. Nhưng đây lại là một cuộc chia tay đặc biệt vì người ra đi thực chất lại là người trở về, cuối chặng đường của người đi không phải là chân trời góc bể mà là cuộc sống hòa bình… Chia tay nhưng gợi lên hy vọng về một ngày mai tươi sáng. Tình cảm của người ở lại không chỉ là sự lưu luyến bâng khuâng mà còn là sự nhắc nhớ về cội nguồn, về truyền thống, nghĩa tình.

Những Phần Mềm Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Tốt Nhất Hiện Nay

Hiện nay, việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong công việc cũng như học tập đã trở nên rất phổ biến, bản chất của sơ đồ tư duy chính là sắp xếp lại thông tin bằng các ý chính thay vì ghi chép ra từng dòng, từng chữ. Đặc biệt, các hình ảnh, màu sắc có trong sơ đồ tư duy sẽ tạo ấn tượng, kích thích bộ não của bạn nhớ tốt hơn.

1. MindMaple

2. Coggle

Coggle là ứng dụng chạy trên nền tảng web giúp bạn ra những sơ đồ vô cùng sinh động, đầy màu sắc. Sử dụng Coggle rất đơn giản, bạn chỉ cần đăng ký một tài khoản và sau đó truy cập vào nền web là có thể thoải mái dùng. Điểm cộng cho công cụ vẽ bản đồ tư duy Online này là cho phép người dùng xem sản phẩm của mình mọi lúc mọi nơi, chỉ cần một chiếc máy tính có kết nối Internet là được.

Các tính năng nổi bật của Coggle như sau:

Tạo sơ đồ tư duy với các nút và các nhánh màu sắc.

Thêm các chú thích ở đầu các nút.

Thêm hình ảnh từ máy tính, không giới hạn hình ảnh.

Tương tác với các thành viên trong nhóm.

Download về máy tính với các định dạng phổ biến như PDF, PND, TEXT hoặc .mm files (tập tin mindmap).

Link truy cập: Coggle

3. Blumind

Nếu bạn muốn một ứng dụng vẽ bản đồ tư duy đơn giản hơn nữa so với các ứng dụng ở trên thì Blumind là sự lựa chọn xứng đáng. Blumind có giao diện cực kỳ đơn giản với các tính năng cơ bản nhất của một công cụ vẽ sơ đồ tư duy thông dụng như lưu, dán, tìm kiếm,… đặt ở menu. Bên phải là nơi giúp bạn định dạng các yếu tố màu chữ, màu các nhánh,…

4. Xmind

Việc xây dựng bản đồ tư duy sẽ đơn giản hơn rất nhiều với ứng dụng Xmind, nó cũng được bình chọn là phần mềm bản đồ tư duy phổ biến nhất trên cộng đồng mạng. Không chỉ có các yếu tố quản lý, Xmind còn có khả năng nắm bắt được ý tưởng, làm rõ tư tưởng, quản lý thông tin phức tạp, và thúc đẩy đội ngũ cộng tác cho năng suất cao hơn.

5. MindArchitect

6. Novamind

Với Novamind, bạn có thể nhanh chóng tổ chức các ý tưởng và suy nghĩ bằng cách đặt chúng trong một bản đồ tương tác trực quan. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được trải nghiệm với một bản đồ về doanh nghiệp, kế hoạch bán hàng hoặc ghi chú 1 tiết học. Công cụ Novamind hiện hỗ trợ trên hệ điều hành Windows và Mac.

7. Mindomo

Không chỉ phổ biến trên nền web, Mindomo còn hỗ trợ trên cả hai hệ điều hành Android và iOS. Ứng dụng lập bản đồ tư duy Mindomo được đánh giá là đơn giản và và rất thân thiện với người dùng, nó có những chức năng rất mạnh như chia sẻ, phác thảo những dự án phức tạp,… Đây chắc chắn là ứng dụng quản lý ý tưởng và hỗ trợ công việc sáng tạo tuyệt vời cho công việc của bạn.

8. ConceptDraw Mindmap

ConceptDraw MindMap là phần mềm tạo bản đồ tư duy chuyên nghiệp trên máy tính, công cụ này có rất nhiều chức năng tiện dụng, cung cấp hình ảnh đầy màu sắc giúp bạn tổ chức các dự án và các sơ đồ theo ý muốn. Nhìn chung, ConceptDraw MindMap hỗ trợ thiết kế và xây dựng bản đồ nhanh, khoa học và hiệu quả.

9. OpenMind

Một phần mềm vẽ sơ đồ tư duy rất mạnh mà bạn không nên bỏ qua đó chính là OpenMind. Sử dụng OpenMind, bạn sẽ có những hình ảnh đầy màu sắc và sáng tạo để kết nối với tâm trí, từ đó có thể sắp xếp suy nghĩ và ý tưởng một cách dễ dàng.

10. Freeplane

Nếu là người mới tập vẽ sơ đồ tư duy thì sử dụng Freeplane là rất thích hợp, phần mềm có giao diện trực quan, tích hợp đầy đủ các chức năng cơ bản giúp bạn thể hiện ý tưởng và chia sẻ với các đồng nghiệp.

11. TheBrain

Tương tự như những phần mềm lập sơ đồ tư duy ở trên, TheBrain rất dễ sử dụng với thư viện hình ảnh phong phú đáp ứng hầu hết mọi ghi chú của bạn. Phần mềm tương thích hầu hết với các thiết bị như Window, Mac, iOS, Android,…

12. SimpleMind Desktop

Nói đến danh sách phần mềm vẽ sơ đồ tư duy tốt nhất thì chắc chắn không thể thiếu cái tên SimpleMind Desktop. Đây là một công cụ Mind Mapping có thể biến máy tính của bạn thành một thiết bị phác thảo sơ đồ tư duy, tổng hợp các ý tưởng và hoàn thành sơ đồ tư duy của bạn một cách đơn giản hơn và trực quan hơn.

13. Edraw Mindmap

Edraw Mind Map là phần mềm vẽ sơ đồ tư duy miễn phí cuối cùng mà chúng tôi muốn gợi ý tới các bạn. Ngoài công cụ phong phú, hình ảnh đầy màu sắc giúp bạn tạo ra những sơ đồ tư duy cơ bản thì bạn còn có thể tạo được những sơ đồ cao cấp như thời gian hoàn thành dự án, lập kế hoạch cuộc sống, phân tích SWOT và các bản phác thảo khác.

Sơ Đồ Tư Duy Bếp Lửa

Để nắm được các kiến thức cơ bản về tác phẩm Bếp lửa, mời các em tham khảo hệ thống kiến thức và sơ đồ tư duy Bếp lửa của Bằng Việt do Đọc Tài Liệu biên soạn. Hy vọng rằng tài liệu này giúp các em nắm nội dung bài học một cách khoa học và đầy đủ nhất.

*******

Sơ đồ tư duy Bếp lửa của Bằng Việt

Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Luận điểm 1: Những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu

Luận điểm 2: Những suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời của bà và hình tượng bếp lửa

Luận điểm 3: Nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi về người bà

Nhóm lên bếp lửa ấy, người bà đã truyền cho đứa cháu một tình yêu thương những người ruột thịt và nhắc cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩa tình, những năm tháng khó khăn mà hai bà cháu đã sống vơi nhau, những năm tháng mà hai bà cháu mình cùng chia nhau từng củ sắn, củ mì. “Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui”, “Nồi xôi gạo mới sẻ chung vui” của bà hay là lời răn dạy cháu luôn phải mở lòng ra với mọi người xung quanh, phải gắn bó với xóm làng, đừng bao giờ có một lối sống ích kỉ. “Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”. Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đầy đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp, thêm huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người.

Xem dàn ý phân tích bài thơ Bếp lửa và các bài văn mẫu phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Sơ đồ tư duy phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa

Luận điểm 1: Bà là người chịu thương chịu khó, tần tảo hi sinh

Luận điểm 2: Bà là người phụ nữ nông thôn thuần hậu nhưng có bản lĩnh vững vàng, là chỗ dựa tinh thần cho con cháu

Luận điểm 3: Bà là người yêu thương, chăm sóc và dạy cháu lên người, nhóm lên trong cháu tình yêu thương, mơ ước và khát vọng về tương lai

Bếp lửa là lời tâm sự của người cháu ở nơi xa nhớ về bà của mình với những kỉ niệm về tình bà cháu, thể hiện sự kính yêu, ngưỡng vọng và suy ngẫm sâu sắc về bà. Mạch cảm xúc của bài thơ rất tự nhiên, đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm nâng lên thành suy ngẫm: hình ảnh bếp lửa gợi về những năm tháng tuổi thơ sống bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh người bà với bao nỗi vất vả và tình yêu thương, trìu mến dành cho cháu; từ kỉ niệm, người cháu đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu cuộc đời bà, lẽ sống giản dị mà cao quý của bà và mong muốn gửi niềm nhớ thương sâu sắc về với bà.

Sơ đồ tư duy cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa

Luận điểm 1: Nỗi niềm nhớ thương về người bà tần tảo, chịu thương, chịu khó

Luận điểm 2: Những suy ngẫm về cuộc đời bà và hình tượng bếp lửa

Tình bà cháu trong Bếp lửa của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa bà trao cho cháu được cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt.

Nhà thơ Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa

I. Nhà thơ Bằng Việt

1. Tiểu sử

– Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

– Sau khi tốt nghiệp khoa Pháp lý, Đại học Tổng hợp Kiev. Liên Xô (nay là Đại học Quốc gia Kiev, thuộc Ukraina) vào năm 1965, Bằng Việt về Việt Nam, công tác tại Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam.

2. Sự nghiệp sáng tác

– Bằng Việt làm thơ từ năm 13 tuổi nhưng bài thơ đầu tiên được công bố là bài Qua Trường Sa viết năm 1961.

– Ông đã thể hiện nhiều loại thơ không vần, xuống thang rồi bắc thang, tất cả những hình thức đã có trong thơ Việt Nam và thơ thế giới.

II. Bài thơ Bếp lửa

A. Tìm hiểu chung

1. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

– Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài.

– Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.

2. Bố cục (4 phần)

– Phần 1 (ba dòng đầu): Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.

– Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.

– Phần 3 (hai khổ thơ tiếp theo): Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.

– Phần 4 (khổ cuối) : Nỗi nhớ về bà.

3. Giá trị nội dung

– Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

– Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.

B. Tìm hiểu chi tiết

a. Những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu

– Dòng hồi tưởng về bà bắt nguồn từ hình ảnh bếp lửa

+ Bếp lửa “chờn vờn sương sớm” – bếp lửa thực.

+ Bếp lửa “ấp iu nồng đượm” diễn tả sự dịu dàng, ấm áo, kiên nhẫn của người nhóm lửa.

+ Biện pháp điệp từ (điệp từ “bếp lửa”) gợi lên hình ảnh sống động lung linh nhưng hết sức thân thuộc gần gũi với người cháu.

→ Hình ảnh bếp lửa làm trỗi dậy dòng kí ức về bà và tuổi thơ.

– Kỉ niệm về tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn

+ “Đói mòn đói mỏi” người cháu thấy ám ảnh bởi nạn đối và quá khứ đau thương của dân tộc.

+ Ấn tượng về khói bếp hun nhèm mắt cháu để khi nghĩ lại “sống mũi còn cay”.

+ Dòng hồi tưởng, kỉ niệm gắn với âm thanh tiếng tu hú của chốn đồng nội: tiếng tu hú được nhắc tới 5 lần trong bài khi thẳng thốt, lúc khắc khoải, mơ hồ tất cả để gợi lên không gian mênh mông, bao la, buồn vắng đến lạnh lùng.

+ Tâm trạng của cháu vì thế cũng tha thiết, mãnh liệt hơn bởi sự đùm bọc, che chở của bà.

– Tuổi thơ khó khăn gian khổ nhưng cháu được mà yêu thương,che chở

+ “Bà dạy”, bà chăm” thể hiện sâu đậm tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương vô bờ và sự chăm chút của bà đối với cháu.

+ Ngay cả trong gian khó, hiểm nguy của chiến tranh bà vẫn vững vàng – phẩm chất cao quý của những người mẹ Việt Nam anh hùng ( Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh).

→ Qua dòng hồi tưởng về bà, những dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình chính là sự kết hợp, đan xen nhuần nhuyễn giữa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nỗi nhớ của người cháu thể hiện tình yêu thương vô hạn đối với bà.

b. Những suy ngẫm chiêm nghiệm về cuộc đời của bà cũng như hình tượng bếp lửa

Suy ngẫm về cuộc đời bà

– Từ những kỉ niệm, hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh người bà

+ Hình ảnh bếp lửa kết tinh trong hình ảnh ngọn lửa: ngọn lửa của tình yêu thương, sự hi sinh luôn ủ sẵn trong lòng bà để làm sáng lên hy vọng, ý chí.

+ Điệp ngữ “một ngọn lửa” nhấn mạnh tình yêu thương ấm áp bà dành cho cháu, người bà nhen nhóm những điều thiện lương tốt đẹp đối với cháu.

→ Hình ảnh người bà trong lòng cháu là người thắp lửa, giữ lửa và truyền lửa, truyền niềm tin, sức sống tới thế hệ tương lai.

– Sự tần tảo, hi sinh của bà thể hiện: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa” – sự chiêm nghiệm của cháu về cuộc đời bà

+ Cuộc đời bà đầy những gian truân, vất vả, lận đận trải qua nắng mưa tưởng như không bao giờ dứt.

+ Điệp từ “nhóm” lặp lại bốn lần: người bà đã nhóm lên, khơi dậy những yêu thương, kí ức và giá trị sống tốt đẹp trong lòng người cháu.

– Hình ảnh bếp lửa kết tinh thành hình ảnh ngọn lửa chất chứa niềm tin, hy vọng của bà: Người cháu như phát hiện ra điều kì diệu giữa cuộc sống đời thường “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa” – người cháu thấm nhuần được tình yêu thương và đức hi sinh của bà.

c. Nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi về người bà

– Lời tự bạch của đứa cháu khi trưởng thành, xa quê hương: người cháu vẫn cảm thấy ấm áp bởi tình yêu thương vô bờ của bà.

– Kết thúc bài thơ tác giả tự vấn “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”: niềm tin dai dẳng, nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng người cháu.

*******