Top 11 # Xem Nhiều Nhất Văn Phòng Luật Sư Trương Thị Hòa Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Athena4me.com

Luật Sư Trương Thị Hòa

(LSVN) – Tốt nghiệp đại học và hành nghề Luật sư đến nay đã 45 năm có lẻ, Luật sư Trương Thị Hòa được nhiều người biết đến bởi sự giản dị, mộc mạc và sự chân tình của một người Luật sư qua mỗi sự việc.

Luật Trương Thị Hòa chúc mừng Tạp chí Luật sư Việt Nam.

Trăn trở cùng nghề

Với Luật sư Trương Thị Hòa, quan điểm hành nghề với bà luôn được nhất quán, đó khi xử lý bất kỳ một vụ việc dù lớn hay nhỏ thì điều đầu tiên đó là người Luật sư phải thể hiện được tình cảm chân thật của mình với người đối diện; cái đích hướng đến của người Luật sư đó là phải hàn gắn được những rạn nứt tình cảm, xử lý mọi sự việc sao cho có lý, có tình.

Luật sư Hòa cho rằng, thành công của người Luật sư không phải là việc “chiến thắng” qua những lần tranh tụng tại phiên tòa, mà bản thân Luật sư phải làm sao để điều quan trọng nhất là làm cho khách hàng quý trọng mình. Để làm được điều đó, người Luật sư phải đối xử một cách chân thành, phải thấy vấn đề của họ là vấn đề của mình.

Mới đây, bà được biết đến là một trong những Luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong vụ án ly hôn nghìn tỉ giữa hai vợ chồng Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên. Người ta thường thấy bà xuất hiện ở tòa trong trang phục áo dài truyền thống hay những bộ vest lịch lãm. Tuy nhiên, trong cuộc sống đời thường bà vẫn thường xuất hiện tại những buổi tư vấn, trò chuyện với những người nghèo, hay những buổi làm công tác từ thiện…

Luật sư Trương Thị Hòa tham gia bào chữa vụ ly hôn của chủ Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên.

Trong quá trình hành nghề, bà luôn tâm niệm mình thuộc về những người phụ nữ nghèo, là Luật sư hơn ai hết, bà thấu hiểu nỗi khổ sở, thiệt thòi của người dân, nhất là người lao động nghèo không nắm rõ luật. Đã biết bao nhiêu trường hợp phạm tội chỉ vì không ý thức được hành động của mình phạm luật, bà quan niệm tuyên truyền pháp luật giúp được người dân nhiều hơn là bắt tay vào từng sự vụ cụ thể khi đã xảy ra chuyện đáng tiếc. Đây cũng là mục đích sống và định hướng hành nghề của bà.

Trong mỗi sự vụ, bà không chỉ giúp đỡ tư vấn miễn phí về pháp luật, mà còn đặt bản thân mình đứng vào vị trí của mỗi người để thấu hiểu từng hoàn cảnh, từ đó tư vấn và giúp đỡ cho họ. Trong suốt 45 năm hành nghề, bà chưa bao giờ từ chối hỗ trợ pháp lý cho người nghèo.

Không dừng ở việc giúp đỡ những cá nhân khó khăn, mà những tổ chức còn khó khăn như những doanh nghiệp mới khởi nghiệp. Trong giai đoạn những năm 1990, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp làm ăn nhưng không rành luật, bà chính là người đăng đàn trò chuyện pháp luật, gỡ rối về thủ tục pháp lý để giúp họ bước vào con đường kinh doanh.

Trước thực trạng tỉ lệ các vụ án ly hôn ở nước ta rất cao, đối tượng chủ yếu là những đôi vợ chồng trẻ, sau mỗi vụ việc như vậy điều để lại trong bà những trăn trở, suy tư. Cái mà bà có thể làm được đó là giúp đỡ những người yếu thế có được cuộc sống tốt nhất có thể. Với Luật sư Hòa, trong quá trình giải quyết các vụ án ly hôn bà luôn cố gắng hết sức mình để có thể hàn gắn lại hạnh phúc bị rạn nứt. Mỗi vụ việc đều có những hoàn cảnh éo le khác nhau, với những vụ án mà hạnh phúc không thể níu kéo được nữa thì đó là nỗi day dứt luôn thường trực trong tâm trí bà.

Mới đây, bà cùng chồng mình là Luật sư Phan Đăng Thanh đã cho ra mắt Bộ sách Lịch sử các chế độ báo chí ở Việt Nam gồm hai tập, do NXB Tổng hợp TP. HCM phát hành. Bộ sách này là một trong 27 cuốn sách được giải thưởng Sách Quốc gia năm 2020.

Bộ sách là công trình khoa học khảo cứu chuyên sâu dưới khía cạnh pháp quyền, cho thấy một cái nhìn toàn diện về lịch sử báo chí Việt Nam ở từng giai đoạn, kỹ thuật làm báo, tư tưởng, sự cống hiến của một số cơ quan báo chí và những cá nhân điển hình.

Bà cho rằng, viết về lịch sử báo chí Việt Nam có rất nhiều nhà nghiên cứu đã từng đề cập nhưng vẫn có nhiều khía cạnh chưa rõ ràng, tùy theo cách tiếp cận của mỗi người. Với công trình của mình, bà đã chia từng giai đoạn báo chí theo các chính sách cai trị và những quy định pháp luật được ban hành trong lịch sử. Với cách tiếp cận này sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về vai trò của báo chí với xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.

Cuốn sách cũng cho thấy trong giai đoạn hiện nay, báo điện tử đã “khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng. Hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày vào các tờ báo mạng điện tử đã chứng tỏ đây là một phương tiện thông tin đối nội, đối ngoại hiệu quả, thực hiện tốt chức năng thông tin, giáo dục, giải trí của mình”.

Cơ duyên đến với nghề Luật sư của bà cũng hết sức giản đơn, mộc mạc nhưng nó hàm chứa biết bao ý niệm cuộc đời, ghi dấu ấn sâu đậm trong trí óc của nữ sinh mới lớn. Hơn 45 năm trôi qua, Luật sư Trương Thị Hòa vẫn miệt mài trên đôi cánh của mình, chắp nối những hạnh phúc lứa đôi bị rạn vỡ, đem yêu thương đến những mảnh đời bất hạnh… Và một điều chắc chắn rằng, đôi cánh vươn sải ngót gần 5 thập kỉ kia vẫn tiếp tục tung bay trên bầu trời pháp luật bởi đó là đam mê, hạnh phúc cuộc đời, chân lý sống và nó cũng giống như ý niệm vào nghề của bà – đơn giản nhưng sâu sắc.

THANH THANH

Luật Sư Trương Thị Hòa: ‘Tôi Thuộc Về Những Phụ Nữ Nghèo’

40 năm đi nói về luật

LS Trương Thị Hòa như “người nhà” của Hội LHPN chúng tôi khi có lời mời đi nói chuyện pháp luật là hầu như bà gác lại các việc khác để tham gia. “Là LS, hơn ai hết, tôi thấu hiểu nỗi khổ sở, thiệt thòi của người dân, nhất là người lao động nghèo “mù” luật. Đã biết bao nhiêu trường hợp phạm tội chỉ vì không ý thức được hành động của mình phạm luật. Tôi quan niệm, tuyên truyền pháp luật giúp được người dân nhiều hơn là bắt tay vào từng sự vụ cụ thể khi đã xảy ra chuyện đáng tiếc”.

Sở dĩ nhiều người dân ở chúng tôi biết đến LS Hòa bởi bà thường đi nói chuyện chuyên đề pháp luật từ cấp phường, xã đến quận, huyện, thành phố. Nhắc chuyện cũ, vị nữ LS sắp bước vào tuổi thất thập hào hứng kể về giai đoạn những năm 1990, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh “bung” ra làm ăn nhưng không rành luật. Vậy là bà “đầu tắt mặt tối” trong việc đăng đàn trò chuyện pháp luật với tiểu thương, gỡ rối về thủ tục pháp lý cho quá nhiều trường hợp “xếp hàng” để thắc mắc.

Cũng vì tính bà ôn hòa, ân cần nên nhiều người tiếp xúc một lần là mến bà ngay. Sau đó, họ cứ xem bà như người thân. Từ thủ tục thành lập doanh nghiệp, đóng thuế, đến cả chuyện treo cái bảng hiệu cửa hàng hay để xe trên vỉa hè thế nào cho đúng luật, họ cũng gọi “cô Hòa”.

Nhiều “chân” trong các đoàn thể, nhiều việc ở văn phòng LS, nhưng hiện nay bà vẫn duy trì phụ trách khoảng năm buổi trò chuyện chuyên đề pháp luật/tuần. Và, những cuộc tư vấn pháp luật qua điện thoại hay người dân tìm đến văn phòng của bà thì không thể đếm hết.

Nhiều năm tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới, nhưng LS Hòa khẳng định, vấn đề cốt lõi của bình đẳng giới không nằm ở luật mà là trình độ hiểu biết của người trong cuộc. Bà vẫn thường xuyên dặn dò chị em phụ nữ rằng, mình phải hiểu sâu sắc về bình đẳng giới thì mới thực thi đúng được. Khi thực thi cũng phải có nghệ thuật. Ví như chuyện vợ chồng bình đẳng trong việc nhà. Nếu người vợ gào thét, bắt chồng rửa chén, sẽ không hiệu quả bằng người vợ khéo léo ngọt nhạt: “Anh ơi, anh phụ em một tay”.

Là phụ nữ, bà thấu hiểu nỗi khổ, sự thiệt thòi của người cùng giới nên cách tuyên truyền, tư vấn pháp luật dễ dàng được chị em lãnh hội. Một số hội viên hội LHPN vẫn thuộc lời dặn dò của bà: “Chị em cần nhớ, mười lời nói to không bằng một lời nói nhỏ. Phụ nữ có thể hùng biện, nhưng đừng bao giờ hùng hổ, có như thế mới tìm được sự bình đẳng với đàn ông”.

“Đẹp giản dị mới là tôi”

Còn nhớ, trong chuyến cùng công tác ra thăm Trường Sa năm 2013, tôi ngạc nhiên và thắc mắc khi thấy LS Trương Thị Hòa vẫn mặc áo dài, trong khi ai cũng chọn những trang phục thoải mái. Lúc đó, bà chia sẻ: “Tôi rất thích mặc áo dài vì tôi yêu nét đẹp dung dị của nó. Biết là lên tàu, ra đảo mà mặc áo dài thì vướng víu lắm, nhưng tôi không thể bỏ sở thích theo suốt cả cuộc đời mình. Đã là phụ nữ thì phải biết làm đẹp, nhưng tôi chọn sự đơn giản. Đẹp giản dị mới là tôi”.

Dù sớm thành danh và nhận được nhiều lời mời bảo vệ thân chủ trong những vụ án kinh tế lớn, nhưng trong buổi trò chuyện với phóng viên, bà chỉ kể về những người nghèo. Trước đây, khi tòa án còn chưa buộc LS phải mặc vest, bà thích được mặc một chiếc áo dài nền nã, đơn giản để sát cánh bên thân chủ nghèo khó, thân cô thế cô. Bà tâm tình: “Suốt bao năm nay tôi chọn hình ảnh giản dị như vậy để những thân chủ là phụ nữ lao động nghèo có được cảm giác gần gũi, tin cậy với LS của mình”.

Bà chia sẻ, niềm vui đơn giản của mình là mỗi ngày chứng kiến cảnh những người nghèo bước vào văn phòng của bà thì vẻ mặt căng thẳng, sau khi nghe tư vấn đã nở nụ cười nhẹ nhàng chào bà để bước ra. “Văn phòng của tôi như nơi quẳng gánh lo đi để mà vui sống vậy đó” – bà dí dỏm. Rồi ánh mắt bà sáng lên khi kể chuyện mới đây có một chị từ An Giang đón xe lên Sài Gòn để cảm ơn LS Hòa bằng một… buồng chuối. Trước đó, có chị được bồi thường thỏa đáng trong vụ giải tỏa đất ở Nhà Bè đến văn phòng biếu bà một chục trứng gà…

“Nhưng nếu gặp chuyện gì, chị em cũng gọi LS Hòa thì chắc là phiền lắm?”, tôi hỏi. Bà cười xòa: “Biết làm sao bây giờ, được mọi người thương là cái phúc của mình”.

TRẦN TRIỀU

Nguồn: phunuonline

Đạo Diễn Lê Hoàng Và Luật Sư Trương Thị Hòa Bàn Về ‘Bảo Vệ Con Ngoài Giá Thú’

Mở đầu chương trình, đạo diễn Lê Hoàng đã nêu lên một thực trạng là có những đứa con ngoài giá thú chịu nhiều thiệt thòi cả về tình cảm lẫn vật chất và mong manh về mặt pháp luật. Tuy nhiên, luật sư Trương Thị Hòa cho biết, về mặt pháp luật, con ngoài giá thú vẫn được bảo vệ quyền và nghĩa vụ đầy đủ. Bà cho biết, trong các văn bản pháp luật không có từ “con ngoài giá thú”, đó chỉ là khái niệm bình dân đời thường nói đến người con không có trong hôn nhân hợp pháp, không nằm trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng.

Ngoài ra Luật Hôn nhân gia đình quy định không được phân biệt đối xử với con trong giá thú và con ngoài giá thú. ” Quyền và nghĩa vụ của người con không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Thông thường, khi một người phụ nữ sinh con, sẽ được cấp giấy chứng sinh, rồi sau đó đi làm giấy khai sinh cho con. Nếu có giấy đăng ký kết hôn thì chồng của người phụ nữ sẽ là cha đứa trẻ. Nếu không có giấy kết hôn, thì người đàn ông phải làm giấy xác nhận con “. “- Luật sư Trương Thị Hoà cho biết.

Luật sư Trương Thị Hoà

Cũng theo luật sư Trương Thị Hoà, trường hợp người phụ nữ đăng ký kết hôn với người đàn ông này nhưng lại có con với người đàn ông khác, thì người đàn ông đó phải làm giấy nhận con. Nữ luật sư kể cũng có trường hợp người vợ chính ngăn cản không muốn ghi tên chồng của mình vào giấy khai sinh của đứa trẻ mà do chồng mình quan hệ với một phụ nữ khác. Luật sư cho biết, người vợ chính muốn ngăn cản cũng không được, vì người phụ nữ kia có quyền thưa ra tòa để xác nhận cha cho đứa trẻ. ” Trước đây, có nhiều trường hợp khai tên cha trong giấy khai sinh không đúng pháp luật, như tự ghi tên một người đàn ông vào, hoặc tự đặt tên một người đàn ông nào đó, hoặc ghi tên người cha là vô danh. Không có người đàn ông nào vô danh, chỉ là chưa ghi tên cha vào giấy khai sinh mà thôi. Người phụ nữ nên để trống chỗ ghi tên người cha “, Luật sư nói.

Nhưng đạo diễn Lê Hoàng lại đặt vấn đề, nếu người cha qua đời thì con ngoài giá thú có được chia tài sản hay không? Luật sư Trương Thị Hòa cho rằng, con trong hoặc ngoài giá thú đều được hưởng di sản của cha để lại, mỗi người một phần bằng nhau. Trong trường hợp người cha có lập di chúc chỉ cho tài sản cho con trong giá thú, thì những người con ngoài giá thú chưa thành niên cũng được bảo vệ, con thành niên nhưng có vấn đề trí não, không có khả năng lao động hoặc tài sản cũng được bảo vệ.

Đạo diễn Lê Hoàng

Đáp lại ý kiến luật sư, đạo diễn Lê Hoàng đơn cử trường hợp có một tài tử giàu có người Pháp không muốn nhận đứa con rơi khi ông còn sống. Nhưng khi ông chết đi, đứa con gái đã thuê luật sư để xác nhận cha, và người ta phải khai quật mộ ông để lấy ADN xác nhận. Đạo diễn Lê Hoàng đặt câu hỏi: “Trong trường hợp người cha không muốn nhận con, không cung cấp ADN thì người con sẽ làm gì để chứng minh?”

Luật sư Trương Thị Hòa cho biết, tòa án không thể bắt buộc một người nào đó đến thử ADN, vì vậy người nào có quyền lợi thì phải tự chứng minh, nếu chứng minh không được thì tòa sẽ bác đơn. Nhưng mặt khác, người con vẫn có quyền được yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ như tóc, máu… của người cha để giải quyết cho mình.

Đạo diễn Lê Hoàng kể, một người bạn của anh, sau khi xác nhận cha cho con, đã giúp cho con được hưởng một khối tài sản lớn từ người cha. “Xác nhận con ngoài giá thú có giá trị khủng khiếp, thay đổi cả cuộc đời một con người”, anh nói. Tuy nhiên, cũng có những người phụ nữ muốn cha nhận con không hẳn là vì tài sản, mà là vì sợ con bị tổn thương khi không có cha hợp pháp.

Trọng Thịnh

… Luật Sư Vỹ Trương …

Luật sư Vỹ Trương đã đến Hoa Kỳ như một người tỵ nạn chính trị. Ông đăng ký vào học tại Đại học Boston (Boston University) và đã được nhận học bổng Cardinal Medeiros dành cho sinh viên xuất sắc. Ông tốt nghiệp hạng danh dự cả hai ngành Cử nhân Khoa học chính trị và Cử nhân Kinh tế năm 1988. Vào năm 2001, ông nhận bằng Tiến sỹ Luật của trường Đại học Luật Northeastern (Northeastern University- School of Law)

Đến khi Tốt nghiệp trường Luật, Luật sư Vỹ Trương đã tham gia văn phòng hỗ trợ Luật thuộc ty cảnh sát trưởng nơi ông có thể cung cấp cho phạm nhân những dịch vụ pháp lý chung tại nhà tù của quận Suffolk (Suffolk County Sheriff’s Department- Inmate Legal Services). Những dich vụ pháp lý chung ông đã làm bao gồm: bảo lãnh cho phạm nhân, những buổi điều trần tạm tha, những phiên điều trần kỷ luật, và các vấn đề pháp lý của quận, chứng thực di chúc và cục tòa án gia đình.

Năm 2003, Luật sư Vỹ Trương là luật sư gốc Việt đầu tiên được bổ nhiệm vào vị trí Công tố viên (Biện lý) của quận Suffolk (Assistant District Attoney). Ông được phân công đến tòa án quận Dorchester làm việc mỗi ngày và giải quyết trên 200 vụ án mỗi năm. Ông xử lý tòan bộ các vụ án hình sự từ giai đọan buộc tội ban đầu đến giai đọan xét xử cuối cùng. Ông có kinh nghiệm phòng xử án bao gồm các vụ án về các vấn đề thanh thiếu niên, các trọng án, án nhẹ khác nhau.

Năm 2004, luật sư Vỹ Trương thành lập Văn phòng luật sư Vy H.Truong ở Dorchester, tiểu bang Massachusetts. Văn phòng cung cấp đầy đủ tất cả các dịch vụ hỗ trợ pháp lý gồm có: luật di trú, khai phá sản, bào chữa hình sự, chuyển nhượng tài sản, các giao dịch kinh doanh và các tranh chấp dân sự như là các thương tích cá nhân và các tranh chấp hợp đồng.

Luật sư Vỹ Trương có giấy phép hành nghề Luật tại tiểu bang Massachusetts và các tòa án Liên bang. Ông là thành viên của Hiệp hội Luật sư Massachusetts và Hiệp hội luật sư Hoa Kỳ. Ông họat động tích cực cho cộng đồng người Việt tai đây.