Top 12 # Xem Nhiều Nhất Văn Phòng Luật Sư Quang Thái Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Athena4me.com

Văn Phòng Luật Sư Quang Thái

(1) Điểm b, Khoản 4, điều 63 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định: Doanh nghiệp báo cáo và thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày nhận được thông báo trong trường hợp nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của doanh nghiệp chưa thống nhất. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện theo yêu cầu tại điểm này thì sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 165 Luật Doanh nghiệp.

(2) Điểm a, Khoản 2, Điều 47, Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định: Trường hợp doanh nghiệp chỉ cập nhật, bổ sung những thông tin về số điện thoại, số fax, email, website, địa chỉ của doanh nghiệp do thay đổi về địa giới hành chính, thông tin về chứng minh nhân dân, địa chỉ của cá nhân trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp gửi Thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư này đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không phải trả phí.

(3) Điểm b, Khoản 2, Điều 47, Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định: Trường hợp doanh nghiệp chỉ cập nhật, bổ sung các thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà không làm thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp gửi Thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư này đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh bổ sung thông tin vào hồ sơ của doanh nghiệp và cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không phải trả phí.

(4) Điều 23, Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định: Trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký thuế mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế theo mẫu quy định tại Phụ lục II-6 ban hành kèm theo Thông tư này.

(5) Đề nghị Quý Doanh nghiệp khi thực hiện đính hoặc bổ sung thông tin về đăng ký doanh nghiệp mang theo thông báo “V/v rà soát, cập nhật thông tin về đăng ký doanh nghiệp” trên website https://hieudinh.dangkykinhdoanh.gov.vn/ và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,đăng ký thuế.

(6) Quý Doanh nghiệp có thể truy cập theo địa chỉ https://hieudinh.dangkykinhdoanh.gov.vn/ hoặc https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ để biết thêm thông tin chi tiết và tải các mẫu thông báo:

Thông báo cập nhật thông tin về đăng ký doanh nghiệp;

Phụ lục II-5;

Phụ lục II-6.

Văn Phòng Luật Sư Nguyễn Quang Vũ

(1) Điểm b, Khoản 4, điều 63 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định: Doanh nghiệp báo cáo và thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày nhận được thông báo trong trường hợp nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của doanh nghiệp chưa thống nhất. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện theo yêu cầu tại điểm này thì sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 165 Luật Doanh nghiệp.

(2) Điểm a, Khoản 2, Điều 47, Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định: Trường hợp doanh nghiệp chỉ cập nhật, bổ sung những thông tin về số điện thoại, số fax, email, website, địa chỉ của doanh nghiệp do thay đổi về địa giới hành chính, thông tin về chứng minh nhân dân, địa chỉ của cá nhân trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp gửi Thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư này đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không phải trả phí.

(3) Điểm b, Khoản 2, Điều 47, Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định: Trường hợp doanh nghiệp chỉ cập nhật, bổ sung các thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà không làm thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp gửi Thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư này đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh bổ sung thông tin vào hồ sơ của doanh nghiệp và cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không phải trả phí.

(4) Điều 23, Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định: Trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký thuế mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế theo mẫu quy định tại Phụ lục II-6 ban hành kèm theo Thông tư này.

(5) Đề nghị Quý Doanh nghiệp khi thực hiện đính hoặc bổ sung thông tin về đăng ký doanh nghiệp mang theo thông báo “V/v rà soát, cập nhật thông tin về đăng ký doanh nghiệp” trên website https://hieudinh.dangkykinhdoanh.gov.vn/ và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,đăng ký thuế.

(6) Quý Doanh nghiệp có thể truy cập theo địa chỉ https://hieudinh.dangkykinhdoanh.gov.vn/ hoặc https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ để biết thêm thông tin chi tiết và tải các mẫu thông báo:

Thông báo cập nhật thông tin về đăng ký doanh nghiệp;

Phụ lục II-5;

Phụ lục II-6.

Văn Phòng Luật Sư Hình Sự Giỏi Tại Thành Phố Thái Bình

Tìm được là điều rất quan trọng đối với các bị can, bị cáo, bị hại…trong các vụ án hình sự. Một luật sư hình sự giỏi sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định có bị kết án hay không, có được giảm nhẹ án…đồng thời cũng là cơ sở nhất để tình tiết của vụ án trở nên khách quan hơn và được sáng tỏ.

Công ty TGS LAW với đội ngũ luật sư hình sự giỏi đã tham gia bào chữa cho nhiều vụ án hình sự tại Thái Bình và nhiều tỉnh thành khác trong cả nước. Với nhiều vụ án lớn nhỏ và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Nhờ có sự tham gia của chúng tôi nhiều vụ án mới được làm sáng tỏ.

– Luật sư TGS sẽ hướng dẫn trình bày ngôn ngữ một cách khách quan, hợp lý với từng ngữ cảnh, thời điểm xảy ra sự việc.

– Hướng dẫn khiếu nại, kiến nghị nếu có những hành vi bức cung, nhục hình hoặc những hành vi sai lệch sự thật trong vụ án.

– Hướng dẫn người bị hại viết đơn tường trình, cung cấp chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội để đề ra yêu cầu cơ quan tổ chức xử lý đúng vụ việc, đúng tội. Cung cấp chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội gây ra và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Luật sư hình sự giỏi sẽ biết cách bào chữa ngay từ khi khởi tố bị can, làm cho bản chất vụ án sớm được sáng tỏ và phù hợp với các tình tiết của vụ án. Khiến vụ án trở nên khách quan hơn. Khi tham gia bào chữa trong các vụ án hình sự, luật sư giỏi sẽ có nhiều kiến thức, kĩ năng kết hợp với sự tư duy nhạy bén khi phân tích các vụ án.

Văn phòng luật sư TGS là một trong những văn phòng luật sư chuyên cung cấp dịch vụ luật sư hình sự giỏi hàng đầu hiện nay. Chúng tôi hiểu được những khó khăn, thắc mắc mà chính người bị can, bị hại và những thân của họ gặp phải. Luật sư là những người sẽ giúp họ lấy lại công bằng và cho họ hiểu được pháp luật luôn công minh. Tất cả đề phải được hưởng quyền bình đẳng trước pháp luật. Xử đúng người, đúng tội làm sao mà phù hợp nhất trong các vụ án hình sự.

Nếu có gì thắc mắc hay chưa hiểu rõ về luật. Bạn hãy vui lòng liên hệ Tổng đài 1900.8698 để được các luật sư Tgs tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 Hoặc truy cập Website: https://tgslaw.vn/luat-su-hinh-su

Luật sư – GĐ Nguyễn Văn Tuấn

* Nguyễn Văn Tuấn Giám đốc điều hành công ty Luật TGS.

Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hệ thống công ty.Ông là một luật sư giỏi và đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án hình sự lớn cả trong nước và ngoài nước.

Luật sư, Thạc sĩ Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Hãng Luật TGS ( Thuộc Đoàn luật sư Tp. Hà Nội)

Luật sư Hà Huy Sơn– Văn phòng luật sư TGS LAW

* Luật sư Hà Huy Sơn là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự. Trong suốt thời gian qua luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

Về Hoạt Động Bào Chữa Của Luật Sư Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Án Hình Sự, Văn Phòng Luật Sư Thái Thanh Hải

Về hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

(VBF) – Theo báo cáo của các Đoàn luật sư trong cả nước, chỉ tính trong 02 năm 2010 và 2011, các luật sư đã tham gia bào chữa trong 32234 vụ án hình sự, trong đó có 17348 vụ do thân chủ mời, 14886 vụ theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Trong năm 2012, số liệu chưa thống kê chính thức, nhưng số lượng các vụ án có luật sư tham gia ngày càng nhiều. Thực tiễn này cho thấy những đóng góp tích cực của đội ngũ luật sư trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Việc luật sư tham gia tố tụng không những bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền được bảo vệ lợi ích hợp pháp của các đương sự mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, sai lầm, hạn chế oan sai, làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động nghề luật sư, hầu hết các luật sư đều nhìn nhận rằng trong suốt quá trình tố tụng điều tra, truy tố, xét xử thì những khó khăn của luật sư tham gia trong giai đoạn điều tra được phản ánh nhiều nhất. Đặc biệt nổi cộm lên là vấn đề luật sư thường hay bị cơ quan điều tra gây khó khăn trong việc cấp Giấy chứng nhận bào chữa (GCNBC), tham gia hỏi cung bị can, tiếp cận hồ sơ vụ án gây ảnh hưởng đến quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra. Mặc dù, Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là Thông tư số 70/2011/TT-BCA ngày 10 tháng 10 năm 2011 (Thông tư 70) của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đã có những quy định cụ thể về quyền bào chữa của luật sư trong các giai đoạn tố tụng hình sự, nhưng vẫn tồn tại những hạn chế ảnh hưởng đến kết quả, chất lượng hoạt động tham gia tố tụng của luật sư, cần phải được khắc phục và tháo gỡ kịp thời.

I. Thực tiễn hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

1.      Việc cấp GCNBC cho luật sư

Theo quy định tại khoản 1 Điều 57 BLTTHS thì “người bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn”, và luật sư là một trong những đối tượng được làm người bào chữa theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 56 BLTTHS. Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 70, khi luật sư được người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ mời hoặc được Đoàn luật sư phân công theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án thì luật sư phải làm thủ tục đề nghị cấp GCNBC gửi Cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án. Sau khi được Cơ quan điều tra có thẩm quyền cấp GCNBC thì Luật sư mới bắt đầu tham gia tố tụng vụ án hình sự với tư cách là người bào chữa cho thân chủ (người bị tạm giữ, bị can,…).

Cũng theo quy định tại Điều 5 Thông tư 70, thủ tục cấp GCNBC đối với luật sư được tiến hành như sau: Luật sư đề nghị cấp GCNBC và tham gia tố tụng gửi hồ sơ (bao gồm: Bản sao có chứng thực thẻ luật sư; Giấy yêu cầu luật sư; Giấy giới thiệu; Văn bản phân công của Đoàn luật sư trong một số trường hợp) đến Cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án. Trong thời hạn 03 ngày (hoặc trong thời hạn 24 giờ đối với trường hợp tạm giữ người) kể từ khi nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, Cơ quan điều tra có thẩm quyền phải xem xét, cấp GCNBC để họ thực hiện việc bào chữa, nếu từ chối cấp GCNBC thì phải có văn bản nêu rõ lý do.

Tuy nhiên, trên thực tế ở nhiều địa phương, để được cấp GCNBC, luật sư phải xuất trình đơn yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, thẻ luật sư và cả chứng chỉ hành nghề luật sư. Trong khi đó, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thì việc có được đơn yêu cầu nhờ luật sư của họ là điều hết sức khó khăn. Còn đối với đơn yêu cầu luật sư của thân nhân người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thì phải chờ Cơ quan điều tra xác minh quan hệ, rồi hỏi ý kiến của người bị tạm giữ, bị can mới tiến hành cấp Giấy chứng nhận (điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào “thiện chí” của Cơ quan điều tra).

Thực tiễn cũng cho thấy việc cấp GCNBC trong thời hạn quy định (3 ngày) là rất hiếm mà thường luật sư không có căn cứ để khiếu nại vì toàn bộ việc giao nhận thủ tục giữa luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng đều được thực hiện thông qua trao tay trực tiếp mà không có bất kỳ một văn bản nào ghi nhận việc đã giao nhận này; còn nếu luật sư dùng biện pháp chuyển hồ sơ qua đường bưu điện  để làm chứng cứ xác định việc đã giao nộp thì cho đến khi quá thời hạn xét cấp GCNBC nếu có khiếu nại thì sẽ được trả lời là người có trách nhiệm chưa nhận được các văn bản này do … bị thất lạc ở đâu đó! Thậm chí có nơi cán bộ điều tra còn dùng biện pháp nghiệp vụ để bị can đang bị tạm giam từ chối luật sư, đó có thể chỉ là lời dọa dẫm nếu mời luật sư thì “chỉ có nặng hơn” hoặc nhiều hình thức khác o ép về tinh thần để bị can từ chối luật sư.  

2.      Luật sư tham gia lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can

Tuy nhiên, việc luật sư xin được gặp bị can đang bị tạm giam còn gặp nhiều khó khăn. Việc gặp bị can trong giai đoạn điều tra bắt buộc phải có mặt Điều tra viên nên khi luật sư đề nghị được gặp bị can thì thông thường là lần đầu không được đáp ứng, các lần hẹn sau cũng không chắc chắn gặp được vì Điều tra viên lấy lý do bận công việc đột xuất … Nhiều khi Cơ quan Điều tra không thông báo thời gian hỏi cung hoặc đã hẹn ngày nhưng sau đó lại hoãn, đôi khi hoãn nhiều lần nhằm tránh việc luật sư tham dự hỏi cung bị can. Còn việc được gặp người bị tạm giữ đối với luật sư thì chỉ là quyền trong lý thuyết mà thôi.

Luật sư để gặp được bị can đang bị tạm giam đã hết sức khó khăn rồi. Việc gặp đó còn bị hạn chế bởi sự giám sát của Điều tra viên, về thời gian và số lần gặp. Thêm nữa, khi tham gia hỏi cung bị can thì luật sư chỉ được hỏi khi Điều tra viên đồng ý và có trường hợp phải đưa câu hỏi cho Điều tra viên xem xong mới được hỏi câu đó. Trường hợp Điều tra viên không đồng ý để Luật sư hỏi người bị tạm giữ, bị can, Điều tra viên có phải nói rõ lý do vì sao không đồng ý để người bào chữa hỏi người bị tạm giữ, bị can hay không? Có lập biên bản lại việc Điều tra viên không đồng ý để Luật sư hỏi bị can không? Chính bởi quy định của pháp luật tố tụng còn lỏng lẻo, dẫn tới nhận thức chủ quan, tạo tiền đề cho Điều tra viên từ chối luật sư hỏi bị can mà không cần cho biết lý do.

Quy định luật sư chỉ được hỏi thân chủ nếu Điều tra viên đồng ý khiến luật sư luôn bị động và không thể thu thập đầy đủ thông tin cho việc gỡ tội của mình. BLTTHS hiện hành không có quy định lập biên bản (hay ghi ngay vào trong bản cung) về những câu hỏi của luật sư không được Điều tra viên đồng ý. Nên khi ra tòa, luật sư hỏi những câu hỏi đó nhằm gỡ tội và nhiều trường hợp làm cho lời khai của bị cáo thay đổi thì khó được Tòa án chấp nhận vì không thống nhất với lời khai ở Cơ quan điều tra (!)

3.      Tiếp cận hồ sơ vụ án

II. Kiến nghị giải quyết những khó khăn của luật sư trong hoạt động bào chữa ở giai đoạn điều tra

1.      Về việc cấp Giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư

“Đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo” là một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự. Điều 11 BLTTHS quy định: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa…”. Theo đó, bản thân người bị tạm giữ, bị can, bị cáo tự bào chữa hay nhờ luật sư bào chữa chỉ là hình thức thể hiện của quyền công dân. Do đó, có ý kiến cho rằng khi luật sư được nhờ thì chỉ cần ý kiến của bị can là xong, không cần phải cơ quan tố tụng cấp giấy mới được bào chữa. Kiểm sát viên Trần Ngọc Lãm (Viện Phúc thẩm 3 VKSNDTC tại chúng tôi cho rằng “…Thực tế xét xử cho thấy việc cấp giấy chứng nhận rườm rà, ảnh hưởng đến quá trình xét xử. Đã có những phiên xử phải hoãn chỉ vì lý do lãng xẹt là chờ luật sư được tòa cấp giấy cho đúng thủ tục…”[4]. Luật sư Phan Trung Hoài (Đoàn luật sư TPHCM) cũng nhận xét: “Rất phức tạp! rất nhiều luật sư kêu ca bị làm khó bởi sau khi được thân nhân bị can nhờ, họ đến đề nghị cấp giấy thì cơ quan điều tra hẹn tới hẹn lui hoặc từ chối thẳng …”. Theo luật sư Hoài thì nên bỏ luôn quy định về việc cấp GCNBC trong tố tụng hình sự, bởi “Không có lý gì khi luật sư thực hiện quyền bào chữa của công dân được Hiến pháp quy định mà lại phải đi xin xỏ các cơ quan tố tụng. Vô lý quá! Ở các nước khác không hề có thủ tục cấp giấy như chúng ta…”[5].

Trải qua thực tế trong hoạt động luật sư tham gia các vụ án hình sự, chúng tôi tán thành với ý kiến nên bỏ quy định về cấp GCNBC cho luật sư. Việc này vừa đảm bảo cho hoạt động của luật sư được thuận tiện, tránh những khó khăn, vướng mắc theo thủ tục “xin – cho” mà các luật sư gặp phải, vừa đảm bảo cho quyền bào chữa của người bị tạm giữ, của bị can, bị cáo được đi vào thực tế cuộc sống theo đúng quy định của pháp luật. Chừng nào LS vẫn còn phải chạy tới, chạy lui đến Cơ quan điều tra để “xin” được cấp GCNBC thì chừng đó quyền bào chữa của người bị tạm giữ, của bị can, bị cáo vẫn chỉ là quyền hình thức; không có ý nghĩa thực tế.

Trong trường hợp vì lý do nào đó mà vẫn giữ nguyên quy định về việc cấp GCNBC thì cần mở rộng đối tượng được mời người bào chữa, phải có quy định cụ thể người có quyền yêu cầu luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không chỉ có bản thân người đó mà còn là những người thân thích của họ cũng được quyền này (người thân thích có thể được liệt kê cụ thể). Đồng thời, cũng cần quy định rút ngắn thời gian cấp GCNBC xuống còn 01 ngày; quy định chế tài đối với người có thẩm quyền trong việc cấp GCNBC khi có những sai phạm, hành vi gây khó dễ; quy định việc cấp giấy biên nhận khi nhận hồ sơ của luật sư yêu cầu cấp GCNBC ….

2.      Về việc tham gia lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can của luật sư

Mặc dù pháp luật TTHS có quy định về quyền của luật sư trong quá trình tham gia lấy lời khai của người bị tạm giữ, hỏi cung bị can, nhưng những quy định đó lại thiếu chi tiết, chung chung, dẫn đến mỗi nơi áp dụng một kiểu. Trong khi đó, CQĐT lại luôn gây khó dễ cho luật sư nên quyền của luật sư trong giai đoạn này chỉ mang tính hình thức. Để nâng cao vai trò và đảm bảo quyền của luật sư trong giai đoạn này, chúng tôi đề nghị:

– Cần quy định việc Điều tra viên chỉ được tiến hành lấy lời khai của người bị tạm giữ, bị can khi có mặt luật sư; trừ trường hợp luật sư từ chối tham gia; hoặc khi người bị tạm giữ, bị can từ chối luật sư.

– Cần quy định bắt buộc Điều tra viên phải thông báo rõ bằng văn bản nội dung, địa điểm, thời gian tiến hành hỏi cung bị can để luật sư có thể tham gia hỏi cung bị can. Thời gian thông báo trước phải phù hợp để luật sư có thể kịp thời tham gia.

– Nên hủy bỏ quy định hạn chế thời gian tiếp xúc người bị tạm giữ, bị can của luật sư trong vòng 01 giờ đồng hồ. Quy định này là không hợp lý, vì không thể giới hạn thời gian làm việc của Luật sư trong thời gian hẹp như vậy. Quy định này nên sửa đổi theo hướng Luật sư được phép gặp mặt người bị tạm giữ, bị can trong giờ hành chính.

– Trong buổi hỏi cung, nên quy định thêm: Luật sư có quyền giải thích về mặt pháp luật và lưu ý bị can về quyền trả lời hoặc không trả lời về một vấn đề mà Điều tra viên hỏi; phản đối câu hỏi của Điều tra viên mang tính chất mớm cung, bức cung; xem xét và có ý kiến về nội dung biên bản hỏi cung ghi có đúng với nội dung trả lời của người bị tạm giữ, bị can; xác định tinh thần, sức khỏe và tâm thần của người bị tạm giữ, bị can khi hỏi cung,…

– Cần quy định rõ trách nhiệm pháp lý của CQĐT khi có những hành vi vi phạm nhằm gây khó dễ cho luật sư tham gia vụ án trong giai đoạn này.

3. Vấn đề tiếp cận hồ sơ vụ án của luật sư

Tiếp cận hồ sơ vụ án là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm cho vụ án được xét xử khách quan, bảo đảm cho hoạt động của luật sư trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ được thuận lợi và tốt nhất. Tuy nhiên, vấn đề tiếp cận hồ sơ của luật sư lại rất khó khăn. Do đó, để bảo đảm cho việc thực hiện quyền của luật sư khi tiếp cận hồ sơ vụ án chuẩn bị cho việc bào chữa, chúng tôi đề nghị:

– Luật sư cần được thông báo việc trưng cầu và kết quả giám định (thương tật, thiệt hại tài sản, vật chứng, tài chính – kế toán,…), cần được mời tham gia việc khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra (trong các vụ án hình sự giết người, cố ý gây thương tích), được thông báo thành phần và kết quả giám định pháp y.

– Cần phải mở rộng quyền thu thập chứng cứ của luật sư như yêu cầu các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu về thu thập và xác minh chứng cứ hợp pháp và chính đáng của luật sư.

– Mở rộng cho luật sư quyền tiếp cận hồ sơ vụ án, trừ những tài liệu thuộc bí mật công tác. Đồng thời, quy định trách nhiệm của luật sư trong việc tiếp cận hồ sơ vụ án, giữ bí mật hồ sơ vụ án.

Giải quyết tốt mối quan hệ giữa Luật sư với cơ quan và những người tiến hành tố tụng trong giai đoạn điều tra tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tư pháp hoạt động nhanh chóng, công khai và chính xác. Đây chính là điều kiện đảm bảo thực hiện nguyên tắc minh bạch, đúng pháp luật và dân chủ trong tố tụng hình sự. Đồng thời, đảm bảo cho luật sư tham gia tố tụng được thuận lợi, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự, qua đó đảm bảo quyền được bào chữa của người bị tạm giữ, của bị can, bị cáo và các đương sự. Hy vọng rằng trong lần sửa đổi, bổ sung tới đây, BLTTHS sẽ đề cập đầy đủ các nội dung nêu trên.

ThS, LS Phạm Thanh Bình Công ty Luật Bảo Ngọc – Hà Nội

Nguồn: Liên Đoàn luật sư Việt Nam