Bài viết bởi Elizabeth Steward, Deseret News đăng ngày 26 tháng Sáu, 2012, 10:43 PM
“Họ làm tôi thật buồn nôn,” ông Tarin nói. Những kẽ chứng nhận giấy tờ không có quyền đụng đến luật di trú một cách hợp pháp. Hầu hết khi họ cố gắng làm, khách của họ đều tìm đến cửa văn phòng của ông Tarin với cái túi rỗng và mất một vài ngàn đồng, và phải đối đầu với chuyện bị trục xuất. Đây thật ra không phải là cách lừa đảo mới. Nó được gọi bằng tiếng Mễ là ‘Notarios’ và đã xuất hiện trong cộng đồng di cư hợp pháp cũng như bất hợp pháp rất lâu rồi, ngay từ khi dân di cư cần sự giúp đỡ trong vấn đề khó khăn của visa và thẽ xanh. Nhưng từ khi cải thiện di dân trở thành vấn đề nóng bỏng vài năm trở lại đây, các toà án thượng thẩm liên bang bắt đầu đầy ngập dân di cư đến để tìm cách trở thành cư dân hợp pháp bởi vì những kẻ giả mạo luật sư khiến cho họ phải đối đầu với việc bị trục xuất. Trong khi chính phủ chẳng có một con số chính thức của những người bị lừa gạt, nhưng trong một thông báo được đưa ra bởi Dịch Vụ Công Dân và Di Trú Mỹ (US Citizenship and Immigration Services) cho rằng con số này đã trở thành rất kinh khủng. Trong một nổ lực mới để bảo vệ dân ci cư khỏi những kẻ lừa đảo này, chính phủ liên bang đã ra nhiều kế hoạch để bài trừ những kẻ giả mạo là luật sư di trú. Bộ Hiến Pháp Mỹ và Ủy Ban Thương Mại Liên Bang đang làm việc với các công tố viên địa phương và các nhóm bênh vực cho dân di cư để tuyên truyền vào các cộng đồng cũng như tăng cường việc thi hành luật pháp để chống lại tệ nạn này.
“Chúng tôi rất nhiệt tình trong việc bảo vệ các di dân khỏi những kẻ xấu mà đang tìm cách bóc lột họ,” Giám Đốc Alejandro Mayorkas của Dịch Vụ Công Dân và Di Trú Mỹ (USCIS) nói. “Qua những nổ lực như liên tục với ra các cộng đồng để giáo dục họ, thi hành luật pháp, cũng như việc cộng tác với các hội viên liên bang, tiểu bang, và địa phương, chúng tôi sẽ cung cấp cho các cộng đồng sự hổ trợ cần thiết để chống lại vấn đề rất nguy hiểm này.”
Các thương mại luật pháp ngầm này hiện đang bùng nổ ở Utah sau khi Cơ Quan Lập Pháp (Legislature) đề phán cái “gói” luật di trú gây dư luận hồi tháng Ba vừa qua. Cùng với một số việc khác, pháp luật đã cho phép cảnh sát địa phương thi hành luật di trú liên bang và đề ra kế hoạch cho một chương trình cho phép di dân bất hợp pháp làm việc chính thức trong tiểu bang Utah. Hầu hết các luật này vẫn chưa được hợp thức hoá, nhưng các di dân do rất lo sợ bởi những phương sách thi hành luật pháp mới đã tìm đến các chứng nhận viên này để mong được hợp thức hoá một cách liều lỉnh, ông Tony Yapias của một nhóm đấu tranh cho di dân, Proyecto Latino de Utah, nói. Có một vài dịch vụ chứng nhận còn bán cả “Giấy Phép Làm Việc tại Utah” giả mạo với giá lên đến 2,500 đồng.
Cách Lừa Bịp
Mới đầu sự giao dịch xãy ra rất bình thường. Một di dân cần giúp đỡ trong vấn đề pháp luật, và một luật sư – hay nói đúng hơn là “luật sư giả mạo” – đứng ra giúp đỡ.
Bất đồng ngôn ngữ và sự lo sợ bị trục xuất làm cho các di dân tách rời khỏi xã hội chính huy, khiến họ trở thành con mồi tơ cho bọn lừa đảo. Sự thiếu hiểu biết là một yếu tố lớn nhất. Có rất nhiều di dân không hiểu rõ rằng mọi việc đều khác ở Mỹ. “Luật sư giả mạo thường ăn nói rất ngọt ngào và tốt bụng,” một nạn nhân của bọn lừa bịp tên Melissa nói
“Chúng nói với bạn những gì bạn muốn nghe, và sau đó bạn sẽ tin tưởng họ.”
Melissa là một công dân Mỹ và đã làm đám cưới với một di dân. Cô ta đã tìm đến một vài luật sư năm ngoái để bắt đầu việc xin thẽ xanh cho chồng cô ta. Khi một ông gọi lại bảo rằng ông ta đã được giới thiệu bởi một người cùng làm việc, không nghi ngờ gì cả. Cô ta đã đưa cho người đàn ông này 10,000 đồng theo yêu cầu của hắn. Cô ta đã tin người đàn ông này khi hắn xác định với cô rằng hồ sơ của chồng cô sẽ sớm được giải quyết.
“Tôi ngồi chờ gần một năm rưỡi, nói chuyện với hắn, khóc lóc với hắn và coi hắn là nơi nương tựa của tôi,” cô nạn nhân nói, “Tôi còn tưởng là tôi đã làm được một người bạn mới nữa chứ!”
Nhưng đến khi cô ấy nhận được tin là chồng cô ấy sẽ bị trục xuất, cô mới biết rằng hai đứa con chỉ 1 tuổi và 3 tuổi sẽ sống không có cha chúng bên cạnh.
Không phải hoàn toàn những kẻ giả mạo làm luật sư di trú tìm đến nạn nhân của họ. Họ chỉ dựng lên một cái bảng và ngồi chờ khách đến. Tuy nhiên mọi câu chuyện đều dẫn đến một kết thúc giống nhau.
“Hầu hết lời khuyên mình có thể học một di dân bất hợp pháp đang muốn được hợp pháp hoá là đừng làm gì cả,” Tarin nói. “Khi những luật sư giả mạo này điền đơn cho họ, cũng giống như họ chỉ dựng cờ đỏ lên hồ sơ mà thôi. Hầu như nó luôn luôn dẫn đến việc bị trục xuất.”
Bắt kẻ gian
Trong những năm gần đây, Tổng Chưởng Lý của Utah (Attorney General) và Hiệp Hội Luật Sư của Utah đã đóng cửa một số bọn lừa đảo này. Điển hình nhất là vụ Leticia Avila, hiện đã trốn ra khỏi nước từ năm 2009 sau khi cô bị tố là đã dụ 20 di đoán bất hợp pháp trả cho cô ta từ 2,000 đồng đến 8,000 đồng để làm giấy phép làm việc giả mạo.
Hiệp Hội Luật Sư Utah cũng vậy, Cheng nói. Cơ quan của ông cũng không tố trừ khi có một tờ tố cáo, và ngay cả khi có thật nhiều nạn nhân nữa.
“Sự trở ngại lớn nhất để dẹp bỏ những bọn này là tìm ra những nạn nhân, hoặc nạn nhân có thể để ra tố cáo chúng,” Cheng nói. “Rất nhiều di dân rất sợ nói chuyện với chính quyền. Nhưng thật ra nếu bạn bắt đầu nói chuyện với chính quyền, bạn có thể phơi bày chính mình cho việc bị trục xuất.”
Trên toàn quốc, sự khởi đầu này đã bị cho là một chiến dịch chính trị – là một câu trả lời từ chế độ Obama để đáp ứng sự phê phán đang bùng nổ từ các Cộng đồng di dân. Việc trục xuất đã đạt kỷ lục trong vòng hai năm qua và di trú đang chuẩn bị trở thành vấn đề rất lớn trong cuộc bầu cử năm 2012.
Tarin và Cheng vẫn tiếp tục hoài nghi những lời hứa của chính phủ liên bang.
Tarn, con trai của một di dân bất hợp pháp đã một lần bị bọn chứng nhận viên lừa đảo, đã có lần thưa những kẻ giả mạo luật sư những lúc nhàn rỗi. Chúng bị sợ và đã dời đi nơi khác. Sau một thời gian anh ta mới biết rằng chúng lại mở ra một dịch vụ mới ở một vùng khác mà thôi.
“Tôi bắt đầu cảm thấy giống như mình chỉ là một người làm vườn không thể trừ được cỏ dại,” anh nói, “Tôi đã gần như bỏ cuộc rồi.”