Top 14 # Xem Nhiều Nhất Văn Mai Hương Chống Luật An Ninh Mạng Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Athena4me.com

Văn Mai Hương Lộ Clip Nhạy Cảm Không Phải Vì Chống Luật An Ninh Mạng

Thông tin ca sỹ Văn Mai Hương bị hacker tấn công camera nhà riêng, lộ nhiều hình ảnh, clip nhạy cảm khiến dư luận một phen dậy sóng. Trong khi, người hâm mộ, đồng nghiệp tỏ ra vô cùng bức xúc trước hành vi xâm phạm đời tư đáng lên án trên và lo lắng cho cô ấy thì lại xuất hiện một số kẻ rêu rao luận điệu “ca sỹ lộ clip thay đồ vì chống Luật An ninh mạng”, thậm chí đơm đặt sự việc này “do chế độ gây ra”.

Theo như thông tin đã biết thì ngày 12/6/2018, dự thảo Luật An ninh mạng đã được thông qua với 423/466 đại biểu nhân dân có mặt tại nghị trường Quốc hội tán thành (tương đương khoảng 86,86%), khoảng 3% đại biểu không tán thành và số còn lại là không biểu quyết. Điều này cho thấy, tuy Luật An ninh mạng vẫn còn một bộ phận có ý kiến khác nhưng phần lớn đều đã được người dân đồng tình và ủng hộ thông qua những cánh tay của các đại biểu hợp pháp đại diện cho tiếng nói của nhân dân.

Ca sỹ Văn Mai Hương là một công dân Việt Nam, cô có quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến, quan điểm cá nhân của mình đối với các vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân và sự phát triển của đất nước. Mặc dù đó có thể là tiếng nói riêng rẽ, đi ngược lại với số đông nhưng vẫn được người khác tôn trọng sự khác biệt cũng giống như có khoảng 3% đại biểu Quốc hội không tán thành dự thảo Luật An ninh mạng nhưng họ vẫn được Quốc hội tôn trọng và có thống kê ra con số rõ ràng.

Trên thực tế, Luật An ninh mạng đã được hợp pháp thông qua, chính thức có hiệu lực và được triển khai vào đời sống nhân dân. Vì vậy không có lý do gì để nói “ca sỹ Văn Mai Hương bị lộ clip nhạy ảm vì chống Luật An ninh mạng”. Hơn nữa, người tung clip, hình ảnh nhạy cảm của nữ ca sĩ một tay hacker nổi tiếng, kẻ này có kênh riêng trên web đen đình đám với tên gọi HackerPTG và chuyên tung clip nhạy cảm trích xuất từ camera an ninh nhà riêng. Hiện không ai biết được danh tính người sở hữu tài khoản Hacker PTG, nhưng đây có lẽ là tội phạm công nghệ cao. Điều đáng nói, hắn đã đăng một thông báo đầy thách thức với nội dung tuyên bố sẽ biến Văn Mai Hương thành một “series truyền hình dài tập’”, mỗi ngày sẽ tung 2 video. Có thấy đây là hành vi xâm phạm đời sống cá nhân nghệ sỹ vì mục đích câu view, đánh bóng tên tuổi, phục vụ thú vui bệnh hoạn của bản thân chứ không như luận điệu của một số kẻ trên mạng hiện nay.

Thật đáng thương cho cô ca sỹ vốn thân thiện và tài năng này, có lẽ cô ấy cũng không ngờ sự cố của bản thân lại bị những kẻ mưu đồ chính trị lợi dụng như vậy. Những chiêu trò, thủ đoạn này không còn xa lạ gì nữa, bọn chúng lợi dụng tên tuổi cũng như sự cố của nữ ca sỹ Văn Mai Hương trong giới giải trí Việt để làm bàn đạp cho mục đích chính trị, đó là truyền bá, khuếch tán luận điệu xuyên tạc bản chất của Luật An ninh mạng, chống phá chế độ, thậm chí là bôi nhọ uy tín lãnh đạo và các cơ quan nhà nước. Hơn ai hết, bọn chúng hiểu nghệ sỹ có tên tuổi là những người có phạm vi lan tỏa ảnh hưởng đến công chúng rất lớn. Nếu lợi dụng được các nghệ sĩ thì đây sẽ là công cụ rêu rao luận điệu xuyên tạc nhanh và hiệu quả nhất trong quần chúng nhân dân.

Việc chính trị hóa một vấn đề vốn là sự cố đời tư của một người, đặc biệt là nghệ sỹ có tên tuổi là hành động rất tàn nhẫn. Ai đọc được dòng tin nhắn của Văn Mai Hương gửi cho người bạn “Bảo ơi em chỉ muốn chết thôi” có thể thấy cô đang khổ sở đối mặt với dư luận và sự bất ổn tâm lý ra sao. Vì vậy đừng cào xé thêm vào nỗi đau, đừng dồn cô ấy vào chân tường nữa. Mong mọi người sẽ ngừng phán tán, ngừng phán xét cũng như chấm dứt việc tiếp tay cho kẻ đứng sau hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đời tư cá nhân của người khác cũng như xuyên tạc chống phá Nhà nước. Luật An ninh mạng đã có hiệu lực, các tổ chức, cá nhân phát tán sẽ bị xử lý theo Luật định, hãy chờ xem những kẻ ấy bị trừng trị ra sao.

Đặng Trường

Văn Mai Hương Và Sự Cần Thiết Của Luật An Ninh Mạng

Dư luận mạng và sao Việt cũng dậy sóng vì tình trạng vi phạm quyền riêng tư của nghệ sĩ và có không ít người đứng ra tìm cách bảo vệ Văn Mai Hương. Bên cạnh đó, cũng không ít người vì tò mò đã đua nhau tìm xem các clip nóng. Kẻ tung clip Văn Mai Hương và người phát tán có thể bị truy cứu hình sự, nhưng trước mắt, nhiều người lo rằng sẽ còn nhiều sao Việt bị rơi vào bẫy, vì bất cứ hình ảnh cá nhân riêng tư nào của họ cũng có thể bị hack, phát tán để tống tiền hay hạ nhục…, một khi quyền riêng tư của nghệ sĩ không được quan tâm.

Cẩn phải nói rằng, bất kỳ hành vi tán phát clip riêng tư, nhạy cảm của người khác lên Internet là hành vi bị cấm và cần phải bị xử lý. Riêng về vấn đề này, Văn Mai Hương là nạn nhân và chúng ta cần lên án những kẻ xấu đã làm hại cô, để chúng không thể làm điều tương tự được nữa.

Còn về phần quan điểm, thì Văn Mai Hương sai rồi. Dù cho mỗi người một quan điểm, nhưng Văn Mai Hương mới đây đã “báo công an” xử lý vụ việc của mình, sau khi lên tiếng phản đối Luật An ninh mạng. Thể chẳng phải là tự vả vào mồm mình à!? Tôi thừa nhận đời tư của Hương bị xâm phạm, nhưng tôi khinh bỉ thể loại như Hương tự mình nhổ ra liếm lại, Hương chửi người ăn thịt chó không phải con người, lên án luật an ninh mạng và giờ đây hơn ai hết Hương cần nó bảo vệ.

Điều đó lại chứng tỏ một điều, Luật An ninh mạng là rất cần thiết, để mỗi khi có những vụ việc như thế này sẽ có công cụ xử lý kẻ vi phạm, hoặc để phòng ngừa không xảy ra những vụ việc tương tự nữa. Hương hãy ngưng chửi, hãy nhìn rõ lợi ích của nó để hiểu biết hơn, không sa vào mấy cái giọng của lũ dân chủ.

Trần Hoàng Chinh

Văn Mai Hương Có Nên Xấu Hổ Vì Đã Phản Đối Luật An Ninh Mạng: Câu Trả Lời Là “Phải”

Mấy ngày gân đây ồn ào về vụ việc phát tán clip nóng của Văn Mai Hương trên mạng xã hội, sự việc sẽ giải quyết theo chiều hướng bình thường nhưn những vụ lộ clip sex trước đây. Điều đáng nói ở đây là nạn nhân của vụ việc này là một người từng phản đối chính quyền, phản đối các đạo luật bảo vệ quyền tự do cá nhân như Luật An ninh mạng.

Trước đây, chính cô ca sĩ nhiều “tật” Văn Mai Hương đã từng đăng tải status với nội dung phản đối Luật An ninh mạng khi luật này vừa được Quốc hội thông qua với số phiếu tán thành rất cao, đồng thời chỉ trích các Cục nghiệp vụ của Ngành Công an quản lý vấn đề này. Có vẻ hành động dại dột này xuất phát từ việc muốn đú trend để thêm phần nổi tiếng bởi cô ca sĩ này chìm ngỉm từ lâu rồi.

Đến nay, clip của Văn Mai Hương do một hacker đã hack được camera của nhà ở cô ca sĩ này thu được nhiều đoạn clip nhạy cảm và phát tán trên mạng internet. Thay vì chửi bới chính quyền hay các cơ quan chức năng, Văn Mai Hương tìm đến những cơ quan chuyên trách bảo vệ không gian mạng để đề nghị gỡ bỏ clip và xử lý tin tức độc hại đối với cô. Đương nhiên việc xử lý là chuyện trách nhiệm của các cơ quan này rồi nhưng thực hiện hết trách nhiệm hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố và có đủ lý do mà không thể xử lý dứt điểm được, chẳng hạn như clip của Hoàng Thùy Linh vẫn tồn tại trên mạng internet đó thôi.

Văn Mai Hương nên cảm thấy xấu hổ vì những phát ngôn ấu trĩ trước đây của mình bởi chính quyền không làm hại cô ta mà cô ta tự bịa ra câu chuyện để đả kích, nói xấu chình quyền rồi phản đối các chủ trương, chính sách lớn của đất nước. Ca sĩ thì nên hết mình theo nghiệp ca sĩ, chứ còn lấn sân sang con đường chính trị hóa thì sự nghiệp của cô ca sĩ trẻ người non dạ này sẽ thê thảm hơn nữa.

Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua là một bước tiến lớn trong lĩnh vực lập pháp của nước ta, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý không gian mạng, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Những hành vi sử dụng hay lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đều bị ngăn chặn xử lý. Cụ thể, đối với trường hợp Văn Mai Hương có thể sử dụng Luật này để yêu cầu các nhà mạng, các website xóa bỏ hoàn toàn các clip xâm phạm quyền riêng tư nêu trên.

Luật An Ninh Mạng: “Vắc Xin” Chống Tin Giả

Các đối tượng tạo tin giả không chỉ là thanh niên, các bà mẹ bán hàng Online với mục đích câu like, mà có khi lại là người có hiểu biết, ảnh hưởng đến công chúng như một số ca sĩ có tên tuổi… Hoặc mới đây, một luật sư cũng bị xử phạt vì đưa những thông tin xúc phạm uy tín, danh dự một phóng viên bị nhiễm Covid-19 trên mạng xã hội Facebook.

Ngay tại Hà Nội, theo thống thông tin của Công an thành phố, từ ngày 31/1 -13/4, 78 trường hợp tung tin sai sự thật trên địa bàn về dịch Covid-19 lên mạng xã hội đã bị lập biên bản xử lý.

Rõ ràng mạng ảo mà hậu quả là thật. Bởi thông tin lan truyền ngay lập tức và có thể gây sợ hãi, hoảng loạn trong dư luận. Ngay như trong thời điểm ghi nhận bệnh nhân số 17 xuất hiện, nhiều tin đồn thất thiệt khiến người dân chen chúc đi mua nhu yếu phẩm, khiến hàng khan hiếm, tạo cơ hội cho các tiểu thương tăng giá các mặt hàng này. Đó mới chỉ là những hậu quả nhìn thấy được.

Việt Nam là quốc gia đang phát triển mạnh về công nghệ thông tin. Theo báo cáo Social Media Stats, vào tháng 5/2019, Việt Nam có 57,43% cư dân sử dụng Facebook, 13% người dùng Twitter, 12,81% sử dụng Youtube. Số người sử dụng Internet, các mạng xã hội ngày càng lớn sẽ tỷ lệ thuận với các vấn đề tiêu cực phức tạp phát sinh và phổ biến nhất trong số đó, là vấn nạn tin giả.

Sự ra đời của Luật An ninh mạng thực sự đã khiến cho môi trường không gian mạng trở nên văn hóa, lành mạnh hơn rất nhiều, bởi một lượng lớn thông tin có nội dung xấu, ảnh hưởng đến chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục đã bị ngăn chặn, xử lý một cách nghiêm túc, hiệu quả. Những hành vi tung tin thất thiệt vì động cơ khác nhau đều bị nghiêm trị.

Ngày 3/2/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, trong đó quy định các tổ chức, cá nhân cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật… sẽ bị xử phạt nặng. Cụ thể, Điều 101 Nghị định 15 quy định phạt tiền 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Từ khi thi hành, Luật An ninh mạng đã chứng minh không chỉ là công cụ quản lý hiệu quả của Nhà nước với an ninh mạng mà còn là chuẩn mực để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của mọi chủ thể tham gia. Điều luật này đã giúp người dân nhận thức rõ hơn về quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào các mạng xã hội, có trách nhiệm với chính thông tin mình đăng tải, phát tán đồng thời biết bảo vệ chính mình trước “nồi lẩu thông tin”.