Top 14 # Xem Nhiều Nhất Văn Lớp 10 Văn Bản Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Athena4me.com

Soạn Bài Văn Bản Văn Học (Văn Lớp 10)

Soạn bài văn bản Văn Học (văn lớp 10)

1. Văn bản văn học là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tư tưởng và tình cảm, thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người (nội dung).

2. Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mỹ cao, sử dụng nhiều phép tu từ. Văn bản văn học thường hàm súc, gợi nhiều liên tưởng, tưởng tượng (hình thức).

3. Mỗi văn bản văn học đều thuộc về một thể loại nhất định, và theo những qui ước, cách thức của thể loại đó (cách thức thể hiện).

II/ Cấu trúc của văn bản văn học 1. Tầng ngôn từ – từ âm đến ngữ nghĩa

Đọc văn bản, ta phải hiểu rõ ngữ nghĩa của từ, từ nghĩa tường minh đến nghĩa hàm ẩn, từ nghĩa đen đến nghĩa bóng. Cùng với ngữ nghĩa phải chú ý đến ngữ âm.

2. Tầng hình tượng

Hình tượng được sáng tạo trong văn bản nhờ những chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng mà có sự khác nhau.

3. Tầng hàm nghĩa

Đọc tác phẩm văn học, ta đi từ tầng ngôn từ đến tầng hình tượng, dần dần ta tìm ra tầng hàm nghĩa. Tầng hàm nghĩa là cái đích của văn bản văn học. 

III/ Từ văn bản đến tác phẩm văn học

Văn bản là hệ thống ký hiệu tồn tại khách quan. Khi hệ thống kí hiệu được đánh thức bởi hoạt động đọc (tiếp nhận) thì lúc ấy văn bản mới trở thành tác phẩm văn học.

LUYỆN TẬP THỰC HÀNH 1. Những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học:

– Văn bản văn học phải phản ánh và khám phá hiện thực khách quan, tư tưởng tình cậm con người và phải có giá trị thẩm mĩ.

– Văn bản văn học phải mới lạ về nội dung và độc dáo về nghệ thuật.

– Văn bản văn học phải giúp người đọc khám phá những chân lí.

2. Nói: hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học là bởi vì tầng ngôn từ là phương tiện để đi đến tầng hình tượng và cuối cùng là tầng hàm nghĩa.

3. Phân tích hình tượng bánh trôi nước trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.

Từ các từ ngữ “vừa trắng vừa tròn, bảy nổi ba chìm, tấm lòng son”, ta tiếp nhận hình tượng chiếc bánh trôi nước chính là ẩn dụ cho người phụ nữ đẹp (vừa trắng vừa tròn) nhưng cuộc đời trôi nổi, bấp bênh (bảy nổi ba chìm); dù vậy họ vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp của mình (tấm lòng son).

4. Hàm nghĩa của văn bản văn học là ý nghĩa sâu xa ẩn sau lớp nghĩa đen của ngôn từ và hình tượng thẩm mĩ.

– Lá lành đùm lá rách – hàm nghĩa của câu tục ngữ là chỉ sự cưu mang đùm bọc lẫn nhau của con người.

Hàm nghĩa của câu ca dao là sự hối hận, nuối tiếc của cô gái vì đã trao gởi tình yêu không đúng chỗ.

5. Văn bản Nơi dựa

a) Hai đoạn có câu trúc câu, hình tượng tương tự nhau:

– Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.

– Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

b) Những hình tượng người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già gợi lên cho chúng ta suy nghĩ về những điểm tựa của cuộc đời. Thì ra nơi dựa đâu chỉ là bức tường thành vững chãi mà nơi dựa còn là những tình cảm cao dẹp của tình mẫu tử, những tình yêu thương con người dành cho nhau. Và chỗ dựa tinh thần còn quan trọng hơn chỗ dựa vật chất.

a) Các câu thơ:

Kỷ niệm trong tôi Rơi Như tiếng sỏi trong lòng giếng cạn. Riêng những câu thơ còn xanh. Riêng những bài hát còn xanh.

Hàm chứa ý nghĩa: Kỷ niệm rồi sẽ mất đi, chỉ có câu thơ và tiếng hát là còn mãi mãi. Tình yêu cũng mãi chứa đầy trong tâm khảm. Nghệ thuật nếu đi được vào lòng người sẽ tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian. Và tình yêu cũng thế.

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao muốn nói với chúng ta rằng: thời gian sẽ xoá nhoà tất cả, chỉ có nghệ thuật và kỷ niệm tình yêu là có sức sống lâu bền.

7. Văn bản Mình và ta.

a) Quan niệm của Chế Lan Viên về người đọc và nhà văn:

Theo Chế Lan Viên, giữa người người đọc (mình) và người viết (ta) có mối liên hệ mật thiết, mối liên hệ ấy là sự đồng cảm, đồng điệu về tâm hồn giữa người đọc với người viết: Mình là ta đấy thôi, ta vẫn. gửi cho mình. Đi từ trái tim thì mới đến được trái tim, từ tâm hồn mới đến được tâm hồn. Tác phẩm văn học là tiếng nói của trái tim, của tâm hồn người viết, bởi vậy nó sẽ tìm đến với trái tim, tâm hồn người đọc. Đó chính là nơi gặp gỡ của nhà văn và dộc giả: Sâu thẳm mình ư? Lại là ta đấy. Văn học phản ánh cái cá thể, riêng biệt, nhưng đồng thời cũng là cái chung, phổ quát. Điều đó khiến cho người đọc cảm thấy được chia sẻ động viên… khi đến với tác phẩm. Khi tôi viết về tôi, chính là tôi nói về anh đấy (Vích-to Huy-go).

b) Quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc:

Nhà văn như gói tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ… của mình vào đống tro ngôn ngữ, chỉ khi nào được người đọc tiếp nhận thì đống tro ấy mới bùng cháy lên thành ngọn lửa, để mở ra thế giới hình tượng phong phú sinh động mà nó đang ngủ yên trong ngôn từ: “Ta gửi tro, minh nhen thành ngọn lửa”. Không chỉ có thế, nhà văn cung cấp chất liệu, hình ảnh, người đọc phải bằng trí tưởng tượng của mình làm sống dậy cả một thế giới mà nhà văn chỉ phác thảo vài ba nét, rồi phân tích, tổng hợp chất liệu ấy thành hình tượng thì mới nhận thức đầy đủ thế giới nghệ thuật có chiều sâu tư tưởng, và vẻ đẹp thẩm mĩ: “Gửi viên đá con, mình dựng lại nên thành”-. Bài thơ anh, anh làm một nửa thôi,

Còn một nửa để mùa thu làm lấy. (Chế Lan Viên)

Nguồn: chúng tôi

Bài Soạn Lớp 10: Văn Bản

(1) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

(Tục ngữ)

(2) Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa. Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

(3) LỜI KÊU GỌI TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN

Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định sẽ về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm! Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946

a) Văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) trong mỗi văn bản như thế nào?

b) Mỗi văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản như thế nào?

c) Ở những văn bản có nhiều câu (các văn bản 2 và 3), nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu, từng đoạn như thế nào? Đặc biệt ở văn bản (3), văn bản còn được tổ chức theo kết cấu ba phần như thế nào?

d) Về hình thức, văn bản (3) có dấu hiệu mở đầu và kết thúc như thế nào?

e) Mỗi văn bản trên được tạo ra nhằm mục đích gì?

Trả lời:

a)

Các văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Các văn bản trên được tạo ra để đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin, bày tỏ cảm xúc của cá nhân, truyền đạt các kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn đời sống từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Số câu trong mỗi văn bản không giống nhau: văn bản (1) chỉ có 1 câu, văn bản (2) có 4 câu, văn bản (3) có nhiều câu, nhiều đoạn.

b)

Các văn bản trên đề cập tới các vấn đề:

Văn bản (1) truyền đạt kinh nghiệm của người xưa về việc lựa chọn và kết bạn vì sự tác động của bạn đến mình có thể tiếp diễn theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.

Văn bản (2) lời giãi bày, tâm sự của người phụ nữ trong xã hội phong kiến về thân phận hẩm hiu, khốn cùng của mình.

Các vấn đề ấy được triển khai một cách thống nhất trong văn bản. Các câu trong văn bản có dung lượng dài (văn bản 2 và 3) có sự liên kết với nhau về mặt nghĩa hoặc về mặt hình thức.

c)

Ở văn bản (2), mỗi cặp câu lục bát tạo thành một ý và các ý này được trình bày theo thứ tự “sự việc” (hai sự so sánh, ví von). Hai cặp câu này vừa liên kết với nhau bằng ý nghĩa, vừa liên kết với nhau bằng phép lặp từ (thân em).

Ở văn bản (3), dấu hiệu về sự mạch lạc còn được nhận ra qua hình thức kết cấu 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.

Mở bài: Gồm phần tiêu đề và câu “Hỡi đồng bào toàn quốc!”.

Thân bài: tiếp theo đến “… thắng lợi nhất định về dân tộc ta!”.

Kết bài: Phần còn lại.

d)

Văn bản (3) là một văn bản chính luận được trình bày dưới dạng “lời kêu gọi”. Thế nên, nó có dấu hiệu hình thức riêng. Phần mở đầu của văn bản gồm tiêu đề và một lời hô gọi (Hỡi đồng bào toàn quốc !) để dẫn dắt người đọc vào phần nội dung, để gây sự chú ý và tạo ra sự “đồng cảm” cho cuộc giao tiếp.

Phần kết thúc là hai khẩu hiệu (cũng là hai lời hiệu triệu) để khích lệ ý chí và lòng yêu nước của “quốc dân đồng bào”.

e)

Mục đích của việc tạo lập:

Văn bản (1) là nhằm cung cấp cho người đọc một kinh nghiệm sống (ảnh hưởng của môi trường sống, của những người mà chúng ta thường xuyên giao tiếp đến việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân).

Văn bản (2) nói lên sự thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến (họ không tự quyết định được thân phận và cuộc sống tương lai của mình mà phải chờ đợi vào sự rủi may)

Văn bản (3) là kêu gọi toàn dân đứng lên chống lại cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp.

– Từ ngữ được sử dụng trong mỗi văn bản thuộc loại nào (từ ngữ thông thường trong cuộc sống hay từ ngữ thuộc lĩnh vực chính trị)?

– Cách thức thể nội dung như thế nào (thông qua hình ảnh hay thể hiện trực tiếp bằng lí lẽ, lập luận)?

2. So sánh các văn bản 2,3 (ở mục I) với:

– Một bài học trong sách giáo khoa thuộc môn học khác (Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,…)

– Một đơn xin nghỉ học hoặc một tờ giấy khai sinh

Từ sự so sánh các văn bản trên, hãy rút ra nhận xét về những phương diện sau:

a) Phạm vi sử dụng của mỗi loại văn bản trong hoạt động giao tiếp xã hội.

b) Mục đích giao tiếp cơ bản của mỗi loại văn bản.

c) Lớp từ ngữ tiêng được sử dụng trong mỗi loại văn bản.

d) Cách kết câu và trình bày ở mỗi loại văn bản.

Trả lời:

1.

Vấn đề được đề cập tới trong ba văn bản: Văn bản 1 là truyền đạt một kinh nghiệm sống; văn bản 2 nói về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa; văn bản 3 bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực chính trị

Ở văn bản 1, 2 từ ngữ được sử dụng trong văn bản là những từ ngữ quen thuộc trong đời sống hàng ngày cùng những hình ảnh mang tính ẩn dụ như mực – đèn, đen – sáng; hạt mưa sa – giếng – vườn hoa – đài các – ruộng cày

Ở văn bản 3 từ ngữ được sử dụng trong văn bản là những từ ngữ thuộc lĩnh vực chính trị được thể hiện một cách trực tiếp bằng những lí lẽ, lập luận như kháng chiến, hòa bình, độc lập, nô lệ. Tổ quốc,…

2.

a) Phạm vi sử dụng của các văn bản:

Văn bản 2 sử dụng trong lĩnh vực giao tiếp nghệ thuật

Văn bản 3 sử dụng trong lĩnh vực giao tiếp chính trị

Các bài học trong sách giáo khoa Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,…được sử dụng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học

Đơn xin nghỉ học hoặc giấy khai sinh được sử dụng trong giao tiếp hành chính.

b) Mục đích giao tiếp

Văn bản (2) nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

Văn bản (3) nhằm kêu gọi, hiệu triệu toàn dân đứng lên kháng chiến.

Các văn bản trong SGK nhằm truyền thụ các kiến thức khoa học ở nhiều lĩnh vực.

c.

Văn bản (2) dùng các từ ngữ thông thường, giàu hình ảnh và liên tưởng nghệ thuật.

Văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ chính trị xã hội.

Các văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ, thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khoa học.

Văn bản đơn từ hoặc giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính.

d. Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản:

Văn bản (2) có kết cấu của ca dao, sử dụng thể thơ lục bát.

Văn bản (3) có kết cấu ba phần rõ ràng mạch lạc.

Mỗi văn bản trong SGK cũng có kết cấu rõ ràng, chặt chẽ với các phần, các mục…

Đơn và giấy khai sinh, kết cấu và cách trình bày đều theo mẫu thường được in sẵn chỉ cần điền vào đó các nội dung.

Soạn Văn Lớp 10 Bài Văn Bản, Sgk Ngữ Văn 10 Tập 1

Mỗi văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong loại hoạt động nào?Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào?

1. Mỗi văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong loại hoạt động nào?Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào?

Mỗi văn bản được tạo ra:

– Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

– Đáp ứng nhu cầu trao đổi kinh nghiệm sống, trao đổi tình cảm và thông tin chính trị – xã hội.

– Dung lượng có thể là một câu, hơn một câu, hoặc một số lượng câu khá lớn.

2. Mỗi văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản như thế nào?

Mỗi văn bản trên đề cập đến:

– Văn bản 1: hoàn cảnh sống có thể tác động đến nhân cách con người theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.

– Văn bản 2: thân phận đáng thương của người phụ nữ trong xã hội cũ: hạnh phúc không phải do họ tự định đoạt, mà phụ thuộc vào sự may rủi.

– Văn bản 3: kêu gọi cả cộng đồng thống nhất ý chí và hành động để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Các vấn đề trong văn bản được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản.

– Văn bản 1: văn bản có tính hoàn chỉnh về nội dung, nhằm thực hiện mục đích giao tiếp khuyên răn con người.

– Văn bản 2: văn bản có tính hoàn chỉnh về nội dung nói lên thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

3. Ở những văn bản có nhiều câu (các văn bản 2 và 3), nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu, từng đoạn như thế nào? Đặc biệt ở văn bản 3, văn bản còn được tổ chức theo kết cấu 3 phần như thế nào?

Văn bản 2: Nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu:

-” Thân em như hạt mưa rào “: ví von thân phận người phụ nữ như hạt mưa.

– ” Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa “: từ việc giới thiệu hạt mưa ở câu trên, câu dưới nói đến hạt mưa rơi vào những địa điểm khác nhau, có nơi tầm thường, có nơi lại tràn đầy hương sắc của đất trời. Hai câu được kết nối chặt chẽ qua từ “hạt” được lặp lại, và có sự phát triển về nội dung ở câu thơ thứ hai.

– ” Thân em như hạt mưa sa “: tiếp tục ví von thân em như hạt mưa khác, nhưng cùng chung nội dung nói về thân phận người phụ nữ nên câu thơ không bị lạc giọng.

– ” Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày “: câu thứ tư lại nói về thân phận hạt mưa bị phân chia rơi vào nơi vất vả hay giàu sang, hạnh phúc. Tiếp tục được liên kết với câu trên bằng từ “hạt”, và phát triển nội dung của câu ba.

Văn bản 3: Nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua ba phần:

– Mở bài: (từ đầu đến “nhất định không chịu làm nô lệ”) : nêu lí do của lời kêu gọi.

– Thân bài: (tiếp theo đến “Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”) : nêu nhiệm vụ cụ thể của mỗi công dân yêu nước.

– Kết bài: (phần còn lại): khẳng định quyết tâm chiến đấu và sự tất thắng của cuộc chiến đấu chính nghĩa.

4. Về hình thức, văn bản 3 có dấu hiệu mở đầu và kết thúc như thế nào?

– Mở đầu: tiêu đề “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”

– Kết thúc: dấu ngắt câu (!).

5. Mỗi văn bản trên được tạo ra nhằm mục đích gì?

– Văn bản 1: khuyên răn con người nên lựa chọn môi trường, bạn bè để sống tốt.

– Văn bản 2: tâm sự về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời lên án các thế lực chà đạp lên người phụ nữ.

– Văn bản 3: kêu gọi thống nhất ý chí và hành động của cộng đồng để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

II. CÁC LOẠI VĂN BẢN 1. So sánh các văn bản 1,2 với văn bản 3 về các phương diện: 2. So sánh các văn bản 2,3 với: Nhận xét:

Soạn Văn Lớp 10, Soạn Bài Ngữ Văn Lớp 10, Giáo Án, Văn Mẫu Lớp 10 Hay

Soạn văn lớp 10 hay là tài liệu với tổng hợp những bài soạn ngữ văn lớp 10 tập 1 và tập 2 đầy đủ và chi tiết nhất. Các bạn học sinh có thể dựa vào tài liệu soạn văn 10 này và soạn bài cũng như nắm bắt được những kiến thức cốt lõi của tiết học để chuẩn bị sẵn sàng cho bài giảng trên lớp. Những bài soạn văn 10 được sắp xếp theo đúng với trình tự giảng dạy cũng như chương trình sách giáo khoa, chính vì thế ngữ văn 10 bài 1 đến bài 4 và những bài khác đều được trình bày soạn theo sgk giúp các em dễ dàng tìm hiểu và học tập nhất.

Mẫu soạn văn lớp 10, các bài văn mẫu lớp 10 hay nhất

Trong soạn văn lớp 10 hay bao gồm từ những bài soạn văn bản chi tiết như soạn văn 10 bài chiến thắng Mtao Mxây, soạn văn 10 tấm cám, soạn văn 10 bài khái quát văn học dân gian vn, những bài khái quát văn học dân gian vn, soạn văn 10 bài tổng quan văn học Việt Nam cùng với những bài soạn văn nâng cao tập 1 dành cho các em học sinh lớp 10 đều được trình bày và soạn cụ thể nhất. Dựa vào những bài soạn ngữ văn 10 này các bạn hoàn toàn có thể trang bị cho mình những kiến thức cũng như củng cố và rèn luyện kỹ năng làm văn của mình qua hướng dẫn dễ dàng và hiệu quả hơn.

Tài liệu soạn văn lớp 10 hay bao gồm cả kiến thức cho chương trình cơ bản và nâng cao chính vì thế để học tốt ngữ văn 10 các bạn học sinh cần tìm hiểu và nắm rõ chương trình học của mình, chuẩn bị bài kỹ lưỡng tại nhà bằng tài liệu văn mẫu lớp 10. Cùng với việc soạn bài ngữ văn lớp 10 thì các bạn cũng nên tìm hiểu chi tiết những hướng dẫn và cách viết văn cụ thể cho từng thể loại để tiến hành làm văn nhanh chóng và đúng chuẩn. Bên cạnh đó các tài liệu giải bài tập văn lớp 10 cũng có rất nhiều bạn hãy lựa chọn và ứng dụng cho nhu càu học tập của mình đạt kết quả cao hơn.

Soạn văn lớp 10 hay không chỉ là tài liệu hữu ích dành cho các em học sinh, với tài liệu này các thầy cô giáo cũng có thể sử dụng cho nhu cầu giảng dạy của mình như làm giáo án, tài liệu hướng dẫn hỗ trợ học tốt ngữ văn 10 nâng cao tập 1 và tập 2. Thông qua những tài liệu này các thầy cô cũng đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp với các em học sinh, qua đó đem lại cho các em những kiến thức để học môn ngữ văn tốt nhất.