Top 15 # Xem Nhiều Nhất Vận Dụng Nghị Quyết 29 Vào Dạy Học Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Athena4me.com

Vận Dụng Quan Điểm Nghị Quyết Đại Hội Xii Của Đảng Vào Giảng Dạy

TTH – Các văn kiện Đại hội XII của Đảng có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Đưa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng vào giảng dạy, học tập ở trường chính trị là yêu cầu thiết thực, quan trọng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiện nay.

Có thể nói, hầu như tất cả các quan điểm lớn của Đại hội XII đều mang trong đó những luận cứ khoa học của các bộ môn triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh… Đây là những vấn đề gắn với những nội dung chủ yếu của chương trình, giáo trình l‎ý luận chính trị – hành chính. Chính vì vậy, việc đưa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng vào giảng dạy, học tập ở trường chính trị vừa là yêu cầu thiết thực của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, vừa là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt của mỗi đảng viên, giảng viên và học viên.

Trong mỗi giờ lên lớp, giảng viên Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh luôn vận dụng quan điểm NQ Đại hội XII của Đảng. Ảnh: Anh Phong

Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đó, Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh đã tập trung thực hiện tốt công tác nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền nội dung Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, nhằm tạo sự thống nhất cao trong nhận thức, tư tưởng và hành động của mỗi cán bộ, viên chức, giảng viên và học viên về các quan điểm, chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong nghị quyết. Trên cơ sở đó, xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, đảm bảo tính thiết thực, rõ việc, rõ người, dễ hiểu và dễ triển khai; đồng thời gắn chặt chẽ với quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và nghị quyết đại hội Đảng các cấp.

Cùng với đó, Ban Giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên được tham dự đầy đủ các hội nghị nghiên cứu, học tập và quán triệt nghị quyết đại hội Đảng các cấp, tham gia các lớp tập huấn ở học viện, các viện chuyên ngành và tham dự các lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và dự nguồn của tỉnh nhằm giúp cho giảng viên nắm chắc lý luận và thực tiễn, chủ động trong liên hệ, vận dụng. Mỗi giảng viên nêu cao ý thức sâu sắc việc đưa nội dung Nghị quyết Đại hội XII của Đảng vào bài giảng là việc làm cần thiết, vừa là nhiệm vụ vừa là trách nhiệm của người giảng viên để giúp học viên kịp thời cập nhật kiến thức mới, vận dụng vào thực tiễn công tác đạt hiệu quả. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn, bản thân mỗi giảng viên tự giác học tập, nghiên cứu nghị quyết đại hội Đảng các cấp một cách đầy đủ, nghiêm túc, trách nhiệm, tránh hình thức, để nắm chắc tinh thần, nội dung của nghị quyết, từ đó góp phần liên hệ chính xác, sát với tình hình thực tiễn ở mỗi địa phương, đơn vị trong bài giảng.

Ngoài ra, trong khi giảng dạy, giảng viên bổ sung cập nhật những nội dung của giáo trình còn thiếu, lạc hậu hoặc chưa thể hiện đầy đủ, đúng theo nội dung, tinh thần của các văn kiện được Đại hội XII thông qua. Đồng thời, có sự so sánh các quan điểm, luận điểm của các nghị quyết sau so với các nghị quyết trước đó, bảo đảm tính chính xác, khoa học, có hệ thống và sát đúng nội dung, tinh thần, tư tưởng của các văn kiện, đảm bảo chuyển tải đến người học đạt được hiệu quả cao nhất; không cắt xén máy móc, phiến diện, lệch lạc trong nghiên cứu cũng như trong giảng dạy.

Qua đó, những tư tưởng cơ bản, quan điểm chỉ đạo, nội dung cốt lõi, những vấn đề mới của nghị quyết sẽ thiết thực đi vào cuộc sống, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đại hội.

Th.s Nguyễn Thị Châu

Chuyên Đề: “Vận Dụng Các Thành Tố Tích Cực Của Mô Hình Trường Học Mới Việt Nam Vào Dạy Học Chương Trình Hiện Hành.”

Chuyên đề: “Vận dụng các thành tố tích cực của mô hình trường học mới Việt Nam(VNEN) vào dạy học chương trình hiện hành.”

Năm học 2017-2018 do không đủ các điều kiện nên các trường tiểu học trên toàn huyện Nghi Xuân không thể tiếp tục triển khai dạy mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN). Không áp dụng không có nghĩa là loại bỏ, với quan điểm kế thừa tính hiệu quả của mô hình này, được sự cho phép của Sở GD-ĐT Hà Tĩnh, Phòng GD-ĐT Nghi Xuân chỉ đạo các trường tiểu học trong toàn huyện tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng : “Vận dụng các thành tố tích cực của mô hình trường học mới Việt Nam vào dạy chương trình hiện hành”

Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng vận dụng các thành tố tích cực của mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) thực chất đó là sự kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn giữa dạy học truyền thống với mục tiêu phát huy tính tích cực, năng động, độc lập, sáng tạo của học sinh. Với phương pháp này yêu cầu giáo viên không chỉ nắm vững những vấn đề cần trình bày mà còn phải rất năng động nhạy bén và sáng tạo ngay trong mỗi giờ dạy, trên cơ sở đó giáo viên có thể giúp học sinh lĩnh hội được những vấn đề cần thiết cơ bản, trọng tâm một cách tự nhiên, chủ động thông qua việc tổ chức hoạt động học tập sinh động và tạo hứng thú cho học sinh.

a) Về phương pháp:

Vận dụng phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới(VNEN) vào dạy học chương trình hiện hành là các hoạt động học tập được tổ chức, được định hướng bởi GV (hay công cụ học tập), HS không thụ động, chờ đợi mà tự lực, tích cực tham gia vào quá trình tìm kiếm, khám phá, phát hiện, chiếm lĩnh và giành lấy kiến thức, vận dụng kiến thức trong thực tiễn, qua đó HS được học tập, sáng tạo và phát triển phẩm chất, năng lực cho bản thân.

Với phương pháp “Tổ chức của giáo viên – hoạt động của học sinh”, người GV sẽ đóng vai trò là người mở đường, hướng dẫn, tổ chức HS làm việc, thường xuyên giúp đỡ từng học sinh, quan tâm đến từng cá thể trong nhóm để đánh giá kịp thời sự tiến bộ của các em. Còn học sinh giữ vai trò trung tâm, hình thành phương pháp học tập, làm việc tích cực, chủ động, sáng tạo. Mục tiêu là học sinh hình thành kỹ năng tự học và biết hợp tác, phối hợp là chính.

Tùy theo nội dung bài học, tùy theo tình hình lớp giáo viên nên điều chỉnh các hoạt động trong tiết học làm sao để hoạt động học của học sinh đạt hiệu quả nhất, không nhất thiết phải bám vào sách giáo khoa.

II. Quy trình lồng ghép, áp dụng cho một tiết học:

1. Kiểm tra bài cũ:

Lớp trưởng tổ chức kiểm tra bài các thành viên trong nhóm. Với những câu hỏi hoặc nội dung giáo viên đưa ra.

2. Giới thiệu bài mới:

Giáo viên tổ chức cho học sinh một hoạt động nhỏ (hát, trò chơi,…) để rút ra tựa bài học, giới thiệu và ghi tựa bài. Học sinh đọc tên bài học và viết vào vở.

Giáo viên nêu mục tiêu bài học.

3. Bài mới:

Giáo viên tổ chức cho học sinh tự tìm ra kiến thức kĩ năng mới. Có thể làm việc lớp, cá nhân, nhóm tùy môn và bài học.

Học sinh tự tìm tòi kiến thức bài học thông qua hướng dẫn, gợi ý của GV, đánh giá và báo cáo cho thầy cô việc tiếp thu kiến thức mới của các thành viên trong nhóm hoặc lớp.

4. Luyện tập:

Giáo viên tổ chức cho học sinh áp dụng kiến thức kỹ năng vừa học vào các bài tập thực hành, hướng dẫn học sinh tự giải các bài tập trong SGK theo yêu cầu bài tập.

5. Củng cố: Học sinh nhắc lại kiến thức cơ bản đã học.

Học sinh báo cáo với thầy cô về sự tiếp thu kiến thức kĩ năng của bài học, sự hợp tác và thái độ học tập của các thành viên trong nhóm

6. Dặn dò: Giáo viên dặn học sinh ứng dụng các kiến thức kĩ năng vừa học vào các hoạt động thực tế ở gia đình, cộng đồng. Chuẩn bị bài tiết sau.

Việc thực hiện áp dụng phương pháp dạy học VNEN vào dạy các môn học của chương trình hiện hành, giáo viên không nhất thiết là phải áp dụng vào tất cả các hoạt động trong một tiết học, giáo viên chỉ cần áp dụng ở một, hai hoạt động nào đó. Quy trình trên là quy trình chung áp dụng cho tất cả các môn học theo từng bước lên lớp hiện nay. Nhưng đối với mỗi môn học thì quy trình dạy học cũng khác nhau nên việc áp dụng cũng khác nhau. Không nhất thiết phải theo quy trình này. Điều cốt lõi là trong các hoạt động của tiết dạy giáo viên cần vận dụng hợp lí các phương pháp và hình thức dạy học để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức bài học hiệu quả.

Để đổi mới phương pháp dạy học, mỗi giáo viên phải thực hiện tốt các yêu cầu: Nắm vững nguyên tắc đổi mới phương pháp dạy học, cách thức hướng dẫn học sinh lựa chọn phương pháp học tập, coi trọng tự học và biết xây dựng các tài liệu chuyên môn phục vụ đổi mới phương pháp dạy học; biết cách tiếp nhận những thông tin phản hồi từ sự đánh giá nhận xét xây dựng của học sinh và những người xung quanh về phương pháp dạy học và giáo dục của mình; kiên trì phát huy mặt tốt, khắc phục mặt yếu, hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập và biết cách tự học, tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kĩ năng, tự đánh giá kết quả học tập; tự giác, hứng thú học tập; biết ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội./.

Tổ 4, 5-Trường Tiểu học Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh

Hoàng Thị Trang @ 22:54 01/11/2017 Số lượt xem: 9172

Chuyên Đề : Dạy Học Văn Bản Nhật Dụng

chuyên đề: dạy học văn bản nhật dụng a. đặt vấn đề. I. cơ sở lí luận. Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể lọai hoặc chỉ kiểu văn bản. Nói đến văn bản nhật dụng là nói đến tính chất, nội dung của văn bản. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống của con người trước mắt và của cộng đồng trong xã hội hiện đại như : thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy... Các văn bản nghệ thuật lấy hình thức làm tiêu chí lựa chọn thì văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại như các kiểu văn bản để biểu đạt nội dung. Văn bản nhật dụng đưa học sinh trở lại những vấn đề vừa quen thuộc vừa gần gũi hàng ngày, vừa có ý nghĩa lâu dài, trọng đại mà tất cả chúng ta đều quan tâm hướng tới. Vậy làm thế nào để học sinh thấy rõ được tính thực tiễn của văn bản nhật dụng? Đây là vấn đề đặt ra cho việc đi sâu tìm hiểu và áp dụng các phương pháp dạy học văn bản nhật dụng. II. Cơ sở thực tiễn Nhìn lại hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn chiếm 10% nhưng tác giả của SGK chỉ hướng dẫn giáo viên trong SGV những chỉ dẫn quan trọng để nhận diện văn bản nhật dụng. Trong khi trước đó, lí luận dạy học văn chưa từng đặt vấn đề về phương pháp dạy học văn bản nhật dụng. Thực trạng này cho thấy sự cần thiết phải tiếp cận với một tầm sâu hơn, có hệ thống hơn các văn bản nhật dụng cả về kiến thức và phương pháp giảng dạy, từ đó góp phần tạo thành cơ sở mang tính khoa học và khả thi đáp ứng yêu cầu dạy học có hiệu quả. Trong thực tiễn dạy học văn bản nhật dụng ở THCS hiện nay đã bộc lộ những bất cập trong kiến thức và phương pháp. Sự mơ hồ về hình thức kiểu loại văn bản nhật dụng, nhất là các hình thức phi văn học, sự lạ lẫm khi xác định mục đích của các bài học văn bản nhật dụng khác xa với bài học tác phẩm văn chương, những yêu cầu mới hơn trong việc chuẩn bị các thông tin ngoài văn bản ở cả hai phía giáo viên và học sinh, cách đa dạng hóa các hệ thống dạy học như thế nào là tương hợp với bài học văn bản nhật dụng, sử dụng như thế nào các phương pháp dạy học nhất là các phương tiện dạy học mới trong hoạt động dạy và học, tạo không khí lớp học như thế nào để tăng tính hứng thú và hiệu quả dạy học tích cực cho các bài học văn bản nhật dụng... là những vấn đề không thể bỏ qua hoặc giải quyết hời hợt. Chính vì những lí do trên mà tổ khoa học xã hội trường THCS Vạn Phúc tổ chức chuyên đề " Dạy học văn bản nhật dụng " để đưa ra hướng giải quyết một số khúc mắc trong hoạt động dạy học văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn THCS để dần dần tháo gỡ những khó khăn, giúp giáo viên hoàn thành tốt các yêu cầu, mục tiêu khi dạy học văn bản nhật dụng và học sinh nhận thức sâu sắc hơn những vấn đề từ thực tiễn cuộc sống. b. giải quyết vấn đề. Với chuyên đề này, tôi đề cập đến vấn đề phương pháp giảng dạy với 3 nội dung. I. Xác định mục tiêu dạy học. Cũng giống như những môn học khác, môn Ngữ văn giáo dục kiến thức, kĩ năng, thái độ. Ngoài ra môn Ngữ văn còn bộc lộ rõ nét hơn, phong phú hơn đó là phải hòa hợp 3 phân môn trong một chỉnh thể bài học với các mục tiêu tích hợp của nó nhưng lại vừa tách tương đối mỗi phân môn thành từng bài học đẩm bảo các mục tiêu cụ thể do dặc trưng mỗi phân môn đòi hỏi; hơn nữa, yêu cầu đọc - hiểu theo kiểu văn bản, theo các loại hình nội dung văn bản còn đòi hỏi tính định hướng rõ rệt hơn trong việc xác định mục tiêu bài học. Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể lọai hoặc chỉ kiểu văn bản, nhưng không có nghĩa chúng là các hình thức vô thể loại. Tuy nhiên sự nhìn nhận một số văn bản theo loại hình nội dung đáp ứng nhu cầu cập nhật về đề tài, gợi quan tâm chú ý của người học về những vấn đề thời sự xã hội có ý nghĩa bức thiết đối với mỗi cá nhân và cộng đồng đã khiến sự có mặt của văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS có thể chưa cần là sự hiện diện của các hiện tượng thẩm mĩ tiêu biểu, mà cần hơn là trong tư cách của các thông điệp tư tưởng được trình bày dưới dạng văn bản ngôn từ. Từ nhận thức này, ta thiết kế hoạt động dạy học văn bản nhật dụng mà trước hết là việc xác định mục tiêu của bài học. Vậy đâu là mục tiêu đặc thù của bài học văn bản nhật dụng? Có 2 mục tiêu quan trọng là trang bị kiến thức và trau dồi tư tưởng, tình cảm, thái độ. Với kiến thức, bài học văn bản nhật dụng giúp HS hiểu đúng ý nghĩa xã hội mà chủ yếu là ý nghĩa thời sự cập nhật gần gũi qua việc nắm bắt vấn đề được đề cập tới trong văn bản. Những biến chuyển của xã hội không chỉ làm thay đổi tích cực thời đại, nâng cao cuộc sống con người mà còn tạo ra vô số những tiêu cực và hiểm họa mà chính ta cần nhận thức và ứng phó không phải trên phạm vi một dân tộc, một quốc gia mà cả toàn cầu, vì sự tốt đẹp, bền vững của cộc sống trên trái đất, chẳng hạn vấn đề ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội và sức khỏe cộng đồng, vấn đề dân số, quyền sống của trẻ em, vấn đề chống chiến tranh hạt nhân bảo vệ thế giới hòa bình...Những vấn đề xã hội bức thiết đó cần được cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có hình thức tuyên truyền bằng báo chí nghị luận nhật dụng. Như vậy nội dung của văn bản nhật dụng là những vấn đề gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại, nên mục tiêu bài học văn bản nhật dụng còn là sự mở rộng nhận thức của học sinh tới đời sống xã hội và bản thân về những vấn đề được đặt ra từ văn bản. Cơ hội để lĩnh hội ccác tri thức cập nhật về nhiều vấn đề thiết thực vừa có ý nghĩa thời sự, vừa có ý nghĩa lâu dài là thế mạnh của bài học văn bản nhật dụng . Nhưng các bài học văn bản nhật dụng không khuôn lại ở việc cung cấp tri thức trong nội bộ văn bản mà còn mở rộng hiểu biết của người học theo vấn đề được đề cập trong văn bản. ý nghĩa chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên trong văn bản " Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử " có thể gợi học sinh liên tưởng tới nhiều cây cầu chớng nhân lịch sử khác trên đất nước, quê hương trong cả thời chiến tranh đánh giặc ( như cầu Nậm Rốm, cầu Hàm Rồng... ) và hòa bình xây dựng ( như cầu Thăng Long, cầu Mĩ Thuận ... ) . Văn bản " Bức thư của thủ lĩnh da đỏ " và " Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 " sẽ gợi cho học sinh liên hệ tới thực trạng báo động về môi trường sống và sức khỏa con người ở mỗi làng quê, thành phố, đất nước đang bị chính con người hủy hoại ( nạn chặt cây, gây cháy rừng, lũ lụt, ma túy, các loại rác thải chưa được xử lí gây ô nhiễm, hệ thống thoát nước ). Về đích giao tiếp, các văn bản nhật dụng chủ yếu thỏa mãn mục đích truyền thông xã hội hơn là sự thỏa mãn giao tiếp thẩm mĩ. Cho dù văn bản không nhiều văn chương đặc sắc thẩm mĩ, chẳng hạn trong văn bản " Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử " hay là " Ca Huế trên sông Hương " , nhưng các kiến thức xã hội, lịch sử va văn hóa đất nước diễn ra trên cây cầu chứng nhân và dòng sông thơ mộng trong hai bài văn này có thể đem lại cho người đọc nhỏ tuổi không chỉ hiểu biết về thủ đô Hà Nội và xứ Huế thơ mộng qua một cây cầu, một dòng sông âm nhạc nổi tiếng mà có thể khơi dậy ở họ tình yêu, niềm tự hào và ý thức giữ gìn, bảo vệ những di tích lịch sử, văn hóa của đất nước mình. Nhưng về hình thức thể hiện, các văn bản nhật dụng không nằm ngoài cách thức của PTBĐ nào đấy. Có thể nhận ra phương thức thuyết minh nổi trội trong các van bản " Ôn dịch, thuốc lá ", " Thông tin về ngày trái đất năm 2000 " nhưng ở những văn bản khác như " Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử " hay là " Ca Huế trên sông Hương " không thuần túy thuyết minh khi yếu tố miêu tả và biểu cảm đan xen. Trong khi PTBĐ biểu cảm nổi bật trong văn bản " Cổng trường mở ra ", " Mẹ tôi ", " Bức thư của thủ lĩnh da đỏ " thì tính nghị luận lại là cách biểu đạt làm thành sức truyền cảm của các văn bản khác như " Phong cách Hồ Chí Minh ", " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Như vậy dạy học văn bản nhật dụng vẫn theo nguyên tắc dựa vào các dấu hiệu hình thức để khám phá nội dung biểu đạt nhưng không phải là mục tiêu chính của bài học văn bản nhật dụng. Như vậy, cung cấp và mở rộng hiểu biết về những vấn đề gần gũi, bức thiết đang diễn ra trong đời sống xã hội hiện đại, từ đó tăng cường ý thức công dân đối với cộng đồng trong mỗi học sinh, đó sé là định hướng mục tiêu chung của các bài học văn bản nhật dụng cần được quán triệt tong dạy học phần văn bản nhật dụng trong chương trình THCS. II. Chuẩn bị 1. Kiến thức. Ví dụ: Để chuẩn bị cho bài học " Ôn dịch, thuốc lá " giáo viên cần thu thập các tư liệu về các bệnh do hút thuốc lá gây ra như tranh, ảnh, báo chí...lấy đó làm chất liệu minh họa cho bài giảng đồng thời cũng giao cho học sinh sưu tầm các tài liệu như tranh, ảnh, báo chí... 2. Phương tiện. III. Phương hướng dạy học 1. Dạy học phù hợp với phương thức biểu đạt Nhìn lại hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK THCS Tên văn bản PTBĐ Thể loại Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Động Phong Nha Cổng trường mở ra Mẹ tôi Cuộc chia tay của những con búp bê Ca Huế trên sông Hương Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 Ôn dịch, thuốc lá Bài toán dân số Phong cách Hồ Chí Minh Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Thuyết minh Biểu cảm Thuyết minh Biểu cảm Biểu cảm Tự sự Thuyết minh Thuyết minh Thuyết minh Nghị luận Thuyết minh Nghị luận Nghị luận Bút kí Bút kí Truyện ngắn Bút kí ta thấy: - Nếu gọi tên văn bản nhật dụng bằng thể loại văn học, thì ngoại trừ " Cuộc chia tay của những con búp bê ", " Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử ", " Động Phong Nha ", " Ca Huế trên sông Hương " còn lại phần lớn là các bức thư, công báo, bài báo khoa học khó gọi chúng bằng tên của thể loại. Trong khi nếu xác định hình thức của văn bản này theo PTBĐ sẽ dễ dàng nhận ra kiểu văn bản của chúng. Điều đó cho thấy dạy học văn bản nhật dụng đáp ứng mục đích và cách thức biểu đạt sẽ phù hợp hơn so với dạy học chúng theo đặc trưng thể loại văn học. + Chẳng hạn, nếu lời văn giàu tư liệu, hình ảnh và cảm xúc là những nét hình thức nổi bật của văn bản thuyết minh " Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử " thì dạy học tương ứng sẽ là nhấn vào các chi tiết miêu tả và biểu cảm. ví dụ: 1. Những cuộc chiến tranh nào đã đi qua trên cầu Long Biên? 2. Việc nhắc lại những câu thơ của Chính Hữu gắn liền với nhỡng ngày đầu năm 1947 - ngày trung đoàn thủ đô vượt cầu Long Biên đi kháng chiến đã xác nhận ý nghĩa chứng nhân nào của cầu Long Biên? 3. Số phận của cầu Long Biên trong những năm chỗng Mĩ được ghi lại như thế nào? 4. Lời văn miêu tả trong đoạn này có gì đặc biệt? 5. Từ đó, cầu Long Biên đóng vai trò chứng nhân chiến tranh như thế nào? + Nếu thuyết minh kết hợp với nghị luận, miêu tả và bộc lộ cảm xúc là đặc điểm hình thức của văn bản " Ca Huế trên sông Hương " thì vận dụng dạy học tương ứng sẽ chú ý đến phát hiện và phân tích ý nghĩa biểu đạt của các yếu tố đó trong văn bản, ví dụ : Về hình thức văn bản này kết hợp nhiều hình thức như nghị luận, chứng minh, miêu tả, biểu cảm. Hãy quan sát mỗi phần văn bản để xác định PTBĐ chính của mỗi phần. + Nếu phương thức lập luận kết hợp với biểu cảm là hình thức tồn tại của văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình " thì dạy học tương ứng sẽ theo phương hướng khám phá lí lẽ và chứng cớ thể hiện quan điểm được nêu ra trong văn bản qua đó là thái độ nhiệt tình của tác giả, ví dụ có thể tổ chức cho HS đọc hiểu phần cuối văn bản bằng hệ thống câu hổi sau: 1. Phần cuối văn bản có 2 đoạn văn. Đoạn văn nào nói về chúng ta chống vũ khí hạt nhân? Đoạn nào là thái độ của tác giả về việc này? 2. Em hiểu thế nào về " bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng " ? 3. ý tưởng của tác giả về việc " mở một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân " bao gồm những thông điệp gì? 4. Em hiểu gì về tác giả từ những thông điệp đó của ông? GV giảng tóm tắt: - Bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng đlà tiếng nói của công luận thế giới chống chiến tranh, là tiếng nói yêu chuộng hòa bình của nhân dân thế giới. - Thông điệp về một cuộc sống đẫ từng tồn tại trên trái đất và về những kẻ đã xóa bỏ cuộc sống trên trái đất này bằng vũ khí hạt nhân. - Tác giả là người yêu chuộng hòa bình, quan tâm sâu sắc đến vũ khí hạt nhân với niềm lo lắng và công phần cao độ. Dạy học văn bản nhật dụng chú ý các dấu hiệu cách thức biểu đạt này không chỉ vì sự cần thiết trong kiến thức đọc - hiểu mà còn vì yêu cầu của dạy học tích hợp trong mọi bài học ngữ văn. 2. Dạy học tích hợp. Dạy học văn bản nhật dụng cũng yêu cầu phương pháp tích hợp. Văn bản nhật dụng có thể là văn bản văn học nhưng cũng có thể là văn bản phi văn học. Dạy học văn bản nhật dụng theo đặc trưng PTBĐ của mỗi văn bản đòi hỏi phải tích hợp kiến thức, kĩ năng của cả hai phân môn Văn ( đọc - hiểu ) với Tập làm văn ( kiểu văn bản ). Ví dụ như dạy học văn bản nhật dụng " Đấu tranh cho mội thế giới hoà bình, khi chú ý đến cấu trúc văn bản có ý thức tích hợp đọc văn với đặc trưng cuă văn bản "nghị luận: 1. Câu hỏi đàm thoại: Văn bản " Đấu tranh cho mội thế giới hoà bình " nhằm thể hiện một tư tưởng nổi bật. Đó là tư tưởng nào? 2. câu hỏi trắc nghiệm: Tư tưởng ấy được biểu hiện trong hệ thống gồm 4 luận điểm. Hãy tách đoạn văn theo các luận điểm này: - Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ cuộc sống trên trái đất. - Sự tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. - Tính phi lí của chiến tranh hạt nhân. - Loài người cần đoàn kết để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân vì một thế giới hoà bình. 3. Câu hỏi đàm thoại: Tại sao đây là một bài văn nghị luận chính trị - xã hội? 4. Giảng tóm tắt: - Tư tưởng " Đấu tranh cho một thế gới hoà bình " được trình bày trong một hệ thống 4 luận điểm. - Đây là bài nghị luận chính trị - xã hội vì nội dung được trình bày là thái độ đối với vấn đề chiến tranh hạt nhân. Trong dạy học văn bản nhật dụng, gắn kết tri thức trong văn bản với các tri thức ngoài văn bản liên quân trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung văn bản cũng là một phương diện cảu dạy học tích hợp. Ví dụ 1: Trong bài " ca Huế trên sông Hương có thể hỏi câu hỏi mang nội dung tích hợp như sau : ? Ngoài dân ca Huế, em còn biét những vùng dân ca nổi tiếng nào khác trên đất nước ta cũng thể hiện nỗi lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng của tâm hồn? Hãy hát một làn điệu mà em thích? Ví dụ 2 : Trong bài " Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử " có thể hỏi câu hỏi mang nội dung tích hợp như sau : Ngoài cây cầu Long Biên, em còn biết những cây cầu nổi tiếng nào khác chứng nhân cho thời kì đổi mới trên đất nước nước ta? Hãy giới thiệu một trong các cây cầu đó? Do yêu cầu gắn với đời sống, giúp HS hoà nhập hơn nữa với đời sống nên phạm vi tích hợp nổi bật trong dạy học văn bản nhật dụng sẽ là tạo nhiều cơ hội cho HS liên hệ ý nghĩa văn bản nhật dụng được học đối với đời sống xã hội và cộng đồng và của bản thân. Ví dụ: Trong văn bản " Đấu tranh cho một thế gới hoà bình " có thể hỏi câu hỏi mang nội dung tích hợp như sau : 1. Qua phương tiện thông tin đại chúng ( đài phát thanh truyền hình, báo chí, mạng in-tơ-net ... ) , em có thêm chứng cớ nào về nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn đe dọa cuộc sống trái đất? 2. Em dự định sẽ làm gì để tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng " như đề nghị của nhà văn Gác-xi-a Mác-két? III. Dạy học tích cực. Để đáp ứng quan điểm dạy học tích cực trong văn bản nhật dụng thì giáo viên phải lựa chọn và kết hợp các biện pháp dạy học, các cách tổ chức daỵ học, các phương tiện dạy học có thể khai thác tốt nhất năng lực tự học của HS. Ví dụ 1 : Trong bài học " Ca Huế trên sông Hương " GV có thể phát qua đầu VCD một làn điệu dân ca Huế quen thuộc diền tả lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng tha thiết của tâm hồn Huế. Ví dụ 2 : Trong bài ôn dịch, thuốc lá có thể thống kê các con số nói về sự huỷ hoại của thuốc lá đến sức khoẻ con người, kết hợp thuyết minh ngắn về các tranh ảnh sưu tầm được. Trong dạy học văn bản nhật dụng, hình thức trò chơi dạy học được tạo nên nhằm vào việc xử lí nguồn tư liệu này sẽ đem lại hiệu quả tích cực cho bài học. Chẳng hạn, dạy học bằng trò chơi trong bài học " Ca Huế trên sông Hương " có thể là thi sưu tầm vẻ đẹp của văn hoá Huế; thi giới thiệu về nhã nhạc cung đình Huế - di sản văn hoá thế giới; thi hát dân ca các vùng miền. Còn trong bài học " Ôn dịch, thuốc lá " trò chơi có thể là: thi kể chuyện người thật, việc thật và công bố tư liệu đã thu thập được về tác động xấu của thuốc lá đến lối sống của con người; mỗi HS đóng một vai xã hội ( là nhà báo, tuyên truyền viên, hoạ sĩ... ) để trình bày hành động tham gia vào chiến dịch chống thuốc lá rộng khắp hiện nay ( thưởng điểm ) Ví dụ 1 : Trong bài ( Ca Huế trên sông Hương ) có thể sử dụng câu hỏi: 1. Cách biểu diễn và thưởng thức ca Huế ở miền Trung có gì giống với thưởng thức dân ca quan họ ở miền Bắc? 2. Từ tác động của ca Huế, em nghĩ gì về sứ mạnh của dân ca nói chung đối với tâm hồn con người? Học văn bản nhật dụng không nhằm cảm thụ văn chương thẩm mĩ nên giảm thiểu đọc diễn cảm và hạn chế tối đa các lời giảng bình thậm chí có thẻ vắng bóng 2 phương pháp này cũng là biểu hiện của dạy học tích cực văn bản nhật dụng. c. kết luận. Việc vận dụng sáng tạo, mềm dẻo các phương p

Để Nghị Quyết 29 Hội Nghị Tư 8 Khóa 11 Đi Vào Thực Chất

Điểm mới trong triển khai thực hiện Nghị quyết 29 của Đảng lần này là chúng ta vừa triển khai học tập vừa tổ chức thực hiện ngay những việc có thể làm. Đó là việc Bộ GD-DT được sự đồng ý của Chính phủ đã quyết định đổi mới trong thi tốt nghiệp phổ thông trung học và đang khẩn trương hoàn thiện kế hoạch tuyển sinh Đại học Cao đẳng năm học 2014-2015 với xu thế tạo điều kiện tự chủ cho các trường.

Ai cũng biết truyền thống dân tộc ta là ham học, xã hội luôn khuyến học. Hiện nay, dù đất nước còn khó khăn nhưng chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo đạt mức 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh hệ thống giáo dục và đào tạo ngoài công lập góp phần đáng kể vào phát triển giáo dục và đào tạo chung của toàn xã hội. Công tác quản lý giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến nhất định.

Tuy nhiên, chúng ta không hài lòng, cả xã hội không an tâm khi chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học và dạy nghề. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động, chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc; phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất, đặc biệt là tiêu cực mua bán văn bằng học vị.

Nền giáo dục Việt Nam, cả hình thức lẫn nội dung, quá nặng về tính chất “biểu kiến”, nghĩa là dày bề mặt mà mỏng chiều sâu nên không đáp ứng được nhu cầu phát triển và ứng dụng tri thức vào những vấn đề quốc kế dân sinh của toàn đất nước trong thời đại kinh tế thị trường và toàn cầu hóa hiện nay.

Những nguyên lý giáo dục đề ra để đối phó cấp thời với hoàn cảnh chiến tranh và tình trạng sản xuất tập thể, kinh tế bao cấp trong quá khứ – vô hình chung – vẫn còn tạo ra sức ì lớn. Do đó, chức năng sáng tạo và chủ động là xương sống của tinh thần giáo dục lành mạnh không có điều kiện phát huy. Hệ quả khó tránh khỏi là hiện tượng học từ chương, suy tôn bằng cấp, trí thức theo đuôi và tốt nghiệp thiếu khả năng ứng dụng nên không được sử dụng đúng mức.

Với nhiệm vụ dân trí – nhân lực – nhân tài, thực chất nền giáo dục của chúng ta cho dù đã có tuổi đời hơn 60 năm, với diện mạo một hệ thống giáo dục trải khắp nước, mới đáp ứng nhiệm vụ dân trí, nhưng lại không đạt hiệu quả trong xây dựng nhân cách, đạo đức và năng lực công dân, nói cách khác, là dạy người cũng như phát triển nguồn lực con người cho xã hội.

Đổi mới toàn diện giáo dục là cải cách hệ thống giáo dục, phải can đảm loại bỏ và sửa đổi tất cả những gì còn vướng mắc để giải quyết nhằm khắc phục những ưu tư và canh tân để đề ra những phương thức đúng đắn nhằm đạt những mong muốn rất cơ bản. Khuynh hướng đổi mới toàn diện giáo dục Việt Nam là một nhu cầu cấp thiết của đất nước trước những thách thức thời đại và yêu cầu chính đáng mang tính quyết định cho tương lai dân tộc.

Nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm phát huy những ưu điểm của nền giáo dục hiện nay, nhanh chóng khắc phục những yếu kém, cần đặc biệt chú ý dạy chữ đi đôi với dạy người. Quá trình thực hiện cần phát huy tính sáng tạo của mỗi cán bộ, giáo viên.

Công tác chỉ đạo ở một số cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục vẫn còn chậm đổi mới; các tiêu cực trong giáo dục vẫn còn gây bức xúc ở một số nơi; cơ sở vật chất, thiết bị trường học vẫn còn thiếu thốn, lạc hậu.

Để giải quyết tất cả những bất cập nêu trên, cần phải đổi mới mạnh mẽ nhận thức, tư duy và nhất là công tác quản lý giáo dục ở tất cả các cấp, các ngành, từ TƯ tới cơ sở ,trong đó yếu tố đời sống của những người làm công tác giáo dục phải được quan tâm đặc biệt.

Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng nhưng người gánh trọng trách lớn lao lại thuộc về những người thầy. Để dạy tốt, đào tạo được những con người mới, có tài năng, trí tuệ, phẩm chất thì thầy cũng phải luôn cố gắng, nỗ lực vươn lên, không ngừng tìm tòi, sáng tạo.

Với người thầy, chữ tâm, chữ tài phải được đặt lên hàng đầu. Trong thư gửi anh chị em giáo viên Bình dân học vụ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ngợi ca: “Anh chị em là những người vô danh anh hùng. Tuy là vô danh nhưng rất hữu ích, một phần tương lai nước nhà nằm trong sự cố gắng của anh chị em”. Những con người “vô danh anh hùng” ấy đã góp công góp sức mình cho sự phát triển, trường tồn của đất nước, đem trí tuệ gieo vào tâm hồn, suy nghĩ của thế hệ trẻ, để mai này lớn khôn các em sẽ trở thành những nhà khoa học, những cán bộ giỏi, những công dân có phẩm chất, tài năng, đóng góp vào sự phát triển, phồn vinh của đất nước. Sức mạnh của giáo dục có thể làm nên nhiều điều kỳ diệu, tạo ra những thay đổi lớn, tác động tích cực tới con người và xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Muốn phát triển văn hóa thì phải cần thầy giáo… nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục”. Vai trò vị trí người THẦY nói riêng và người làm công tác giáo dục nói chung quá lớn quá nặng nề trong đổi mới toàn diện giáo dục.

Để Nghị quyết 29 Khóa 11 trở thành hiện thực và phải là hiện thực trong tình hình hiện nay, Nhà nước cần phải có chính sách, chế độ đãi ngộ đặc biệt, cụ thể dành cho người THẦY, cộng đồng, xã hội “trải thảm” trân trọng mời gọi người THẦY từ khắp nơi để họ an tâm tin tưởng toàn tâm toàn trí cho sự nghiệp TRỒNG NGƯỜI.