Top 11 # Xem Nhiều Nhất Vấn Đề Quyền Con Người Trong Luật An Ninh Mạng Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Athena4me.com

Vấn Đề Quyền Con Người, Quyền Công Dân Được Quy Định Trong Luật An Ninh Mạng

Luật An ninh mạng gồm 07 chương, 43 điều quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý các hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, sự ra đời và những chế tài áp dụng của Luật An ninh mạng cũng chính là rào cản cho các hoạt động lợi dụng không gian mạng để chống Đảng, Nhà nước của những phần tử chống đối. Vì vậy, chúng dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để vu khống, xuyên tạc tính chất ưu việt của Luật An ninh mạng nhằm kích động, lôi kéo và kêu gọi người dân xuống đường biểu tình phản đối Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng với các luận điệu bịa đặt như: Luật An ninh mạng đang “chống lại loài người”, “bịt miệng dân chủ”, “đàn áp bất đồng chính kiến”, “tạo rào cản kinh doanh”, “tăng chi phí cho doanh nghiệp”, “thêm giấy phép con”, “lạm quyền”, “cấm sử dụng Facebook, Google”… Và khi nghiên cứu, nhận thức rõ về Luật An ninh mạng, chúng ta thấy rõ rằng: Luật An ninh mạng không có những quy định nêu trên, không tạo rào cản, không làm tăng thủ tục hành chính, không cấp giấy phép con và không cản trở hoạt động bình thường, đúng luật của các tổ chức, cá nhân mà trái lại Luật đang bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng, bởi lẽ:Thứ nhất, sự cần thiết phải ban hành Luật An ninh mạng. Trên thế giới, từ lâu, nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thức rõ về những mối đe dọa đối với an ninh mạng, coi đây là thách thức mới có tầm quan trọng và nguy hiểm cao nên đã cụ thể hóa thành các văn bản chính sách, văn bản pháp luật như luật hoặc văn bản dưới luật tại hơn 80 quốc gia, tổ chức, liên minh quốc tế như Mỹ, Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Canada, Hàn Quốc, NATO… nhằm tạo ra các thiết chế, cơ sở pháp lý chống lại các nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia từ không gian mạng; thành lập lực lượng chuyên trách về an ninh mạng, tình báo mạng, chiến tranh mạng, phòng chống khủng bố mạng và tội phạm mạng. Chỉ trong vòng 06 năm trở lại đây, đã có 23 quốc gia trên thế giới ban hành trên 40 văn bản luật về an ninh mạng. Theo thống kê, Việt Nam là nước đứng thứ 13 trong top 20 quốc gia có dân số sử dụng Internet cao nhất trên thế giới, đồng thời cũng là quốc gia nằm trong nhóm bị tấn công mạng nhiều nhất. Theo thống kê của Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin – truyền thông thì chỉ trong quý 3/2019 đã ghi nhận có 1.466 cuộc tấn công mạng. Cùng với đó, các thế lực thù địch và bọn tội phạm uôn triệt để lợi dụng những tính năng tiện ích của Internet, đặc biệt là mạng xã hội tiến hành hoạt động xâm phạm an ninh, trật tự, gây bất ổn trong dư luận. Trong khi đó, hiện nay, Việt Nam chưa có luật quy định về công tác an ninh mạng; các quy định hiện có về an toàn thông tin thông tin chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm trên không gian mạng. Chính vì vậy, việc xây dựng, ban hành Luật An ninh mạng là phù hợp với xu thế của thế giới, góp phần đắc lực trong việc triển khai bảo đảm an ninh mạng cũng như công tác phòng ngừa, đấu tranh với các hoạt động sử dụng Internet để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Luật An Ninh Mạng Bảo Đảm Quyền Con Người, Quyền Công Dân

Đại diện cơ quan soạn thảo là Bộ Công an, Trung tướng Hoàng Phước Thuận, Cục trưởng Cục An ninh mạng, đã trình bày một số nội dung nổi bật của Luật An ninh mạng.

Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua với tỉ lệ 86,86%, gồm 7 chương, 43 điều, với nội dung các chương gồm: Quy định chung; Bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng quốc gia; Phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; Hoạt động bảo vệ an ninh mạng; Bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh mạng; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Điều khoản thi hành.

Luật An ninh mạng được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng với sự tham gia đóng góp ý kiến của các bộ, ngành chức năng, hơn 30 doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin lớn trong nước, các chuyên gia, tập đoàn kinh tế viễn thông nước ngoài và ý kiến rộng rãi của quần chúng nhân dân.

Cục trưởng Cục An ninh mạng Hoàng Phước Thuận cho biết để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Chương III Luật An ninh mạng quy định đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nhằm loại bỏ các nguy cơ đe dọa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2019.

Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng là tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng; Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng; Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, làm thất bại mọi hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; sẵn sàng ngăn chặn các mối đe dọa chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia trên không gian mạng; Mọi hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh.

Đó là sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh mạng bao gồm đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung chiếm đoạt, mua bán, thu giữ, cố ý làm lộ bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Đó là hành vi cố ý xóa, làm hư hỏng, thất lạc, thay đổi thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư được truyền đưa, lưu trữ trên không gian mạng; cố ý làm thay đổi, hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa biện pháp kỹ thuật được xây dựng, áp dụng để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư; đưa lên không gian mạng những thông tin bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật.

Hành vi bị nghiêm cấm khác là cố ý nghe, ghi âm , ghi hình trái phép các cuộc đàm thoại và các hành vi khác cố ý xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư.

Điều luật cũng nghiêm cấm tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nghiêm cấm các hành vi xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; nghiêm cấm thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế, xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Các hành vi bị nghiêm cấm còn có hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, trụy lạc, tội ác; phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

Luật cũng nghiêm cấm các hành vi tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Nghiêm cấm sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử của người khác; chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

Luật cũng nghiêm cấm hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc trục lợi.

Phòng ngừa, xử lý

Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Luật quy định cụ thể những thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm: Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; gây chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước; xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.

Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng, bao gồm: kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân; kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở sự hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc gây mất ổn định về an ninh trật tự.

Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống, bao gồm: Thông tin có nội dung xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác; Thông tin bịa đặt, sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, bao gồm: Thông tin có nội dung bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác; Thông tin có nội dung bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán.

Hoạt động bảo vệ an ninh mạng quy định cụ thể việc triển khai hoat động bảo vệ an ninh mạng trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở Trung ương và địa phương; nghiên cứu phát triển an ninh mạng; bảo vệ trẻ em trên không gian mạng…

Luật cũng quy định về lực lượng bảo vệ an ninh mạng gồm lực lượng chuyên trách bố trí ở Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; lực lượng bố trí tại các bộ ngành, UBND cấp tỉnh, cơ quan tổ chức quản lý trực tiếp hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; tổ chức, cá nhân được huy động tham gia bảo vệ an ninh mạng.

Ngoài những nội dung quy định cụ thể, có bốn nội dung Luật giao cho Chính phủ quy định cụ thể, đó là: Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng; Các điều kiện về hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; Trình tự thủ tục kiểm tra an ninh mạng; Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông phải lưu trữ dữ liệu do người sử dụng tại Việt Nam tạo ra tại Việt Nam.

Tôn Giáo Với Các Vấn Đề Về Quyền Con Người

Ngày 26/11 tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Tôn giáo với các vấn đề về quyền con người” nhằm mục đích chỉ rõ quyền con người thể hiện trong giáo thuyết các tôn giáo; nêu bật việc thực hiện hoá quyền con người trong đời sống tôn giáo và đời sống xã hội của các tôn giáo trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay; bước đầu đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp nhằm phát huy giá trị quyền con người của các tôn giáo trong đời sống tôn giáo và đời sống xã hội trên cơ sở tuân thủ pháp luật và giáo luật.

Hội thảo góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam qua việc chỉ rõ những luận điểm đổi mới nhận thức về tôn giáo thể hiện trong nhiều văn kiện của Đảng thời gian gần đây, đặc biệt là Nghị quyết số 24/NQ-TW về Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới (năm 1990), Nghị quyết số 25 – NQ/TW về công tác tôn giáo (năm 2003) và Chỉ thị số 18/CT-TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác tôn giáo trong tình hình mới (năm 2018) như: đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới; phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hoá và đạo đức của tôn giáo; khai thác và phát huy nguồn lực xã hội của tôn giáo…

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Duy Bắc, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, việc nhận diện đầy đủ và cập nhật các quan điểm, nhận định, giáo thuyết của tôn giáo về quyền con người trong tương quan quyền và giới hạn quyền mà chính sách, luật pháp của các chính phủ quy định để có cái nhìn so sánh, tham chiếu, định hướng tạo nên một quan điểm chung, thống nhất về quyền con người, quyền tự do tôn giáo là một việc làm cần thiết.

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia đa tôn giáo. Không khí dân chủ và tự do tôn giáo không chỉ thể hiện trên các văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước Việt Nam mà bằng thực tế sống động đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay: sinh hoạt tôn giáo diễn ra khá sôi động; các tôn giáo đều có sự phát triển về số lượng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành; cơ sở thờ tự được xây dựng mới nhiều; các tôn giáo đều được tự do quan hệ quốc tế qua đó góp phần tạo lập vị thế, uy tín của mình đối với các tổ chức tôn giáo trên thế giới.

Các ý kiến cùng 27 bài viết tham gia Hội thảo xoay quanh các nội dung: Lý luận chung về quyền con người và quyền tự do tôn giáo; quan điểm của các tôn giáo về quyền con người; đánh giá về quyền con người và quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

Ở nhóm nội dung thứ nhất, các ý kiến nhấn mạnh vấn đề bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo. Theo đó, việc giải quyết quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam có nhiều thay đổi từ năm 1990 đến nay. Bên cạnh việc coi tự do tôn giáo là một quyền hiến định, Việt Nam đã có khung pháp luật về quyền này khá rõ ràng. Nhà nước luôn tạo điều kiện và hỗ trợ người dân thực hành quyền tự do tôn giáo.

Do vậy, các tôn giáo ở Việt Nam đang được sống đời sống tôn giáo và đời sống xã hội ngày một phấn khởi hơn, sống động hơn trong bầu không khí chung của sự đồng thuận xã hội ngày một mở rộng.

Nhóm nội dung thứ hai đi sâu phân tích sự đa diện và tổng thể quyền con người theo quan điểm của các tôn giáo lớn; các nội dung cụ thể về quyền con người trong giáo thuyết của các tôn giáo như quyền được sống và bảo đảm sự sống, quyền bình đẳng giới, quyền trong tình yêu và hôn nhân, quyền tự do cá nhân,…

Qua đó thấy rằng, dù không trực tiếp bàn đến quyền con người theo cách tiếp cận hiện đại nhưng giáo thuyết của nhiều tôn giáo đều đụng chạm đến những khía cạnh khác nhau của quyền con người. Những quan điểm đó ảnh hưởng nhất định đến cách tiếp cận và thực thi quyền con người ở một số quốc gia hiện nay.

Nhóm nội dung thứ ba chú trọng làm rõ sự tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền tự do tôn giáo là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước, không những nêu rõ trong các văn bản pháp luật mà còn được bảo đảm trên thực tế với nhiều kết quả đáng ghi nhận, được đông đảo người dân Việt Nam đồng tình và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Đồng bào các tôn giáo ngày càng nhận thức đầy đủ hơn và sâu sắc hơn về quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân, về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội, về thực hiện quyền con người không được xâm phạm lợi ích quốc gia dân tộc và lợi ích hợp pháp của người khác. Từ đó, chức sắc và tín đồ các tôn giáo luôn hướng về cộng đồng, lợi ích quốc gia; đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc, kích động, vu cáo của các thế lực xấu về quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam./.

Một Số Vấn Đề Cơ Bản Của Luật An Ninh Mạng

Một Số Vấn Đề Cơ Bản Của Luật An Ninh Mạng Tại Hội thảo và Triển lãm quốc tế về an toàn, an ninh mạng Việt Nam 2019 (Vietnam Security Summit 2019) diễn ra vào ngày 17 tháng 4 năm 2019, Bộ trưởng…

Giới thiệu Một Số Vấn Đề Cơ Bản Của Luật An Ninh Mạng

Một Số Vấn Đề Cơ Bản Của Luật An Ninh Mạng

Tại Hội thảo và Triển lãm quốc tế về an toàn, an ninh mạng Việt Nam 2019 (Vietnam Security Summit 2019) diễn ra vào ngày 17 tháng 4 năm 2019, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông đương nhiệm, ông Nguyễn Mạnh Hùng đã phát biểu:b “Cường quốc an ninh mạng thì cũng giống như cường quốc quân sự trong thế giới thực. Cùng một vạch xuất phát với tất cả các nước khác, có nguồn nhân lực an ninh mạng vào loại tốt trên thế giới, với khát vọng dân tộc hùng cường và với một giấc mơ lớn, chúng ta có thể đưa Việt Nam thành cường quốc an ninh mạng, bảo vệ Việt Nam, bảo vệ hòa bình thế giới”. Sớm đưa Việt Nam trở thành cường quốc an ninh mạng – đó không chỉ là ước mơ của cá nhân vị Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông mà của tất cả mọi người dân Việt Nam trong thời đại chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp lần thứ tư.Để hiện thực hóa khát vọng lớn nêu trên, trước hết cần xây dựng và hoàn thiện thể chế về công nghệ thông tin, an ninh, an toàn thông tin và nói rộng ra là an ninh không gian mạng. Việc Nhà nước ta ban hành Luật An ninh mạng ngày 12 tháng 6 năm 2018 có thể được xem là bước đi quan trọng, là cơ sở pháp lý cho hoạt động của lực lượng chuyên trách cũng như toàn xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng.Luật An ninh mạng được cấu trúc thành 7 chương 43 điều quy định về chính sách, nguyên tắc, hiện pháp, lực lượng, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ an ninh mạng, phòng ngừa, phát hiện ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm an ninh mạng. Để đưa các quy định của Luật An ninh mạng vào thực tiễn cuộc sống, cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi người dân về tầm quan trọng, ý nghĩa và nội dung của luật này.Với mong muốn góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ nêu trên, chúng tôi đã biên soạn cuốn sách “Một sô vấn đề cơ bản của Luật An ninh mạng” Đúng như tên gọi của sách, nội dung sách này chỉ dừng lại ở một số vấn đề cơ bản của đạo luật quan trọng này. Cuốn sách gồm 7 chương trình bày lần lượt các vấn đề sau đây:– Chương 1. Khái quát chung về Luật An ninh mạng;– Chương 2. Không gian mạng, an ninh mạng, chính sách của Nhà nước về an ninh mạng;– Chương 3. Tấn công mạng, tội phạm mạng, gián điệp mạng, khủng bố mạng, tình huống nguy hiểm về an ninh mạng và sự cố an ninh mạng;– Chương 4. Bảo vệ an ninh mạng;– Chương 5. Phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng;– Chương 6. Phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức về an ninh mạng;– Chương 7. Luật An ninh mạng và vấn đề quyền con người.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …