Top 12 # Xem Nhiều Nhất Văn Bản Tự Sự Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Athena4me.com

Tóm Tắt Văn Bản Tự Sự, Tóm Tắt Văn Bản Tự Sự Là Gì?…

Tóm tắt văn bản nói chung, tóm tắt văn bản tự sự nói riêng là việc làm xuất phát từ nhu cầu thực tế. Trong cuộc sống, nhiều trường hợp chúng ta muốn thông báo ngắn gọn nội dung một sự việc, một câu chuyện nào đó đã được biết cho người khác. Khi ấy, chúng ta cần đến thao tác tóm tắt.

Để thông báo những nội dung chính của một văn bản tự sự nào đó đến người khác, chúng ta cần đến thao tác tóm tắt văn bản tự sự.

Có thể hiểu ngắn gọn: Tóm tắt văn bản tự sự là ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.

2. Cách tóm tắt văn bản tự sự a) Văn bản tóm tắt phải đảm bảo những yêu cầu nhất định – Văn bản sau đây kể lại nội dung của văn bản nào?

Vua Hùng thứ mười tám có người con gái đẹp tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén một chàng rể xứng đáng. Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cùng một lúc đến cầu hôn. Cả hai người đều có tài, vua Hùng không biết gả con cho ai, bèn ra điều kiện thách đố để dễ bề lựa chọn. Sơn Tinh thắng cuộc, cưới Mị Nương rồi đưa về núi. Thuỷ Tinh tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng bị thua. Từ đó hằng năm Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.

Gợi ý: Văn bản trên kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh;

– So sánh văn bản trên với văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và tự rút ra nhận xét về đặc điểm của văn bản tóm tắt.

– So sánh nội dung của văn bản trên với nội dung của văn bản gốc.

– So sánh về độ dài, lời văn, số lượng nhân vật, sự việc,… giữa văn bản trên với văn bản gốc.

Văn bản tóm tắt phải đảm bảo giữ được nội dung chính của văn bản gốc: nhân vật chính, sự việc chính. Lời văn của văn bản tóm tắt là lời văn của người tóm tắt; lời văn của văn bản tóm tắt phải ngắn gọn. Tóm lại, văn bản tóm tắt truyền tải trung thành nội dung (sự việc, nhân vật) chính của tác phẩm trong một dung lượng ngắn hơn nhiều so với dung lượng của văn bản gốc.

– Xác định nội dung chính cần tóm tắt:

+ Nhân vật chính;

+ Sự việc chính;

– Sắp xếp nhân vật, sự việc theo trật tự nhất định, phản ánh trung thành câu chuyện được kể trong văn bản gốc;

– Viết bằng lời văn của mình nội dung cần tóm tắt.

(2) Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.

(3) Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn.

(4) Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó.

(5) Một hôm lão xin Binh Tư một ít bả chó.

(6) Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp.

(7) Lão bỗng nhiên chết – cái chết thật dữ dội.

(8) Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.

(9) Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.

2. Trật tự sắp xếp các sự việc từ (1) đến (9) như trên đã chính xác chưa? Nếu chưa, hãy sắp xếp lại cho đúng.

Gợi ý: Một trong những thao tác quan trọng khi tóm tắt văn bản tự sự là khi đọc văn bản ta phải lưu ý ghi lại những sự việc của cốt truyện theo đúng trình tự xuất hiện của nó trong câu chuyện. Trình tự diễn biến của câu chuyện được kể chứ không phải là trình tự của các sự việc trong lời kể. Như vậy, trình tự hợp lí của các sự việc trong câu chuyện về số phận lão Hạc sẽ là (2)-(1)-(4)-(3)-(6)-(5)-(8)-(7)-(9). Nếu là trình tự sự việc theo lời kể thì mở đầu truyện đã là sự việc (4), truyện ngắn này được kể theo lời kể của ông giáo – nhân vật của truyện và theo hồi ức của lão Hạc.

3. Dựa theo trình tự các sự việc chính đã xác định được, bằng lời văn của mình, hãy viết văn bản tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc. 4. Hãy tóm tắt văn bản trích Tức nước vỡ bờ.

Gợi ý: Thực hiện theo trình tự các bước: đọc lại đoạn trích, ghi lại những nhân vật, sự việc chính và sắp xếp theo trật tự hợp lí, viết thành văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.

– Các nhân vật chính: chị Dậu, anh Dậu, cai lệ, người nhà lí trưởng.

– Các sự việc chính:

+ Chị Dậu vừa múc bát cháo lên cho chồng ăn, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói;

+ Chị Dậu khẩn thiết van xin hai tên tay sai vì chồng mình vừa ốm nặng nhưng không được mà còn bị cai lệ đánh;

+ Tức quá, chị Dậu vùng lên quật ngã cả hai tên tay sai.

Chú ý: Trong văn bản tóm tắt, cần làm nổi bật sự đối kháng giữa cai lệ và chị Dậu, sức mạnh phản kháng của chị Dậu.

5. Văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt. Em hãy thử tóm tắt hai văn bản này và cho biết tại sao lại như vậy.

Gợi ý: Hai văn bản Tôi đi học và Trong lòng mẹ tuy là văn bản tự sự nhưng giàu tính trữ tình. Đối với văn bản tự sự, sự việc là quan trọng, kể chuyện là kể những sự việc và nhân vật trong sự việc. Đối với văn bản trữ tình, tình cảm, cảm xúc là quan trọng, sự việc chỉ là cái cớ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Trong hai văn bản trên, vẫn có những sự việc và hành động của nhân vật nhưng nhà văn đã dồn nhiều vào việc diễn tả dòng cảm xúc, những suy nghĩ của nhân vật. Hơn nữa, trong lời kể, các sự việc lại xuất hiện không theo như câu chuyện xảy ra trong thực tế, thời gian liên tục đảo ngược theo mạch hồi ức của nhân vật, các sự việc của hiện tại và quá khứ đan cài, hoán đổi trình tự nên rất khó sắp xếp cho đúng mạch diễn biến. Điều này là bình thường đối với tác phẩm tự sự hiện đại, nhất lại là những tác phẩm giàu tính trữ tình.

Nghị Luận Trong Văn Bản Tự Sự

Mục đích của bài học giúp học sinh hiểu được vai trò của yêu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự

Trong văn bản tự sự, để người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, ngưòi viết (người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét, cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện mang tính triết lí.

Cách nhận diện dấu hiệu và đặc điểm của nghị luận trong văn bản tự sự.

Nghị luận thực chất là các cuộc đối thoại, trong đó người viết nêu lên những nhận xét, phán đoán, lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe, người đọc về một vấn đề, một quan điểm, tư tưởng… nào đó.

Trong văn bản nghị luận, người viết ít dùng câu văn miêu tả, câu trần thuật mà thường dùng câu khẳng định, câu phủ định, câu ghép có cặp từ hô ứng: nếu… thì; không những… mà còn; càng… càng; vì thế… cho nên;…

Trong văn nghị luận, người viết thưòng dùng các từ lập luận: tại sao, thật vậy, tuy thế; trước hết,…

II. Đọc hiểu

1. Đọc các đoạn trích dẫn trong SGK, trang 137 – 138.

2. Thực hiện các yêu cầu trong SGK, trang 138.

1. Bài tập này nêu ra ba yêu cầu:

Lời văn trong đoạn trích Lão Hạc ở mục I. 1 SGK là lời của ai?

Người ấy đang thuyết phục ai?

Thuyết phục điều gì?

Đoạn trích (a) trích từ tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao. Đây có thể coi là cuộc đối thoại ngẫm, ông giáo đối thoại với chính mình, thuyết phục mình rằng: vợ tôi không ác và vì vậy chỉ buồn chứ không nỡ giận. Và để đi đến kết luận, ông giáo đã lập luận bằng cách đưa ra những luận điểm sau:

Nêu vấn đề:Đối với những người xung quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ.

Phát triển vấn đề: Vợ tôi không phải là người ác, nhưng sở dĩ thị trở nên tàn nhẫn, ích kỉ là vì thị đã quá khổ rồi. Bởi vì:

+ Một người đau chân thì luôn chỉ nghĩ đến cái chân đau của mình.

+ Khi ngưòi ta quá khổ thì người ta không thể nghĩ đến ngưòi khác.

+ Và vì vậy, cái bản tính tốt đẹp của người ta thường dễ bị những nỗi lo lắng, buồn đáu, ích kỉ che lấp mất.

Kết thúc vấn đề: Tôi biết vậy, nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.

Có thể nói, trong đoạn trên có rất nhiều câu mang tính chất nghị luận (các câu chứa các quan hệ từ, từ hô ứng với nhau). Đó hầu hết là các câu khẳng định, ngắn gọn và rành mạch để diễn đạt những điều kiện hiển nhiên, cách lập luận đó phù hợp với tính cách của nhân vật ông giáo – một người hiểu biết, giàu tình thương, luôn suy nghĩ và trăn trở về cách sống, cách nhìn đòi.

2. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

Ở đoạn trích (b) mục 1 trong SGK, Hoạn Thư đã lập luận như thế nào mà nàng Kiều phải khen rằng: Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời?

Tóm tắt các nội dung lí lẽ trong lời lập luận của Hoạn Thư để làm sáng tỏ lời khen của Kiều.

Đoạn trích (b) trích từ tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, đoạn Kiều báo ăn báo oán. Đây là cuộc đốì thoại giữa Thuý Kiều và Hoạn Thư, với hình thức giông như một phiên toà, trong đó, Thuý Kiều là quan toà buộc tội, Hoạn Thư là bị cáo. Trong “phiên toà” này, mỗi bên đều có những lí lẽ, dẫn chứng… có sức thuyết phục đối với mọi người.

Lập luận của Thuý Kiều thể hiện ở những câu thơ đầu:

Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan! Dễ dàng là thói hồng nhan, Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.

Sau những lời chào mỉa mai là những lời đay nghiến của nàng đối với Hoạn Thư: xưa nay đàn bà có mấy ai mà lại ghê gốm, cay nghiệt như Hoạn Thư, và càng cay nghiệt lắm thì càng chuốc lấy vào mình nhiều oan trái.

Rằng: “Tôi chút phận đàn bà, Ghen tuông thi cũng người ta thường tình. Nghĩ cho khi gác viết kinh, Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo. Lòng riêng riêng những kính yêu, Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai. Trót lòng gây việc chông gai, Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”.

Chỉ bằng tám câu thơ nhưng Hoạn Thư đã đưa ra được những lập luận hết sức sắc sảo:

+ Thứ nhất: Tôi là đàn bà nên ghen tuông cũng là chuyện thường tình.

+ Thứ hai: Nhớ khi xưa ở Quan Âm Các viết kinh, tôi đã đối xử tôt với cô, và khi cô bỏ trốn, mang theo của cải của nhà tôi, tôi đã không đuổi theo.

+ Thứ ba: Tôi và cô đều lấy chung chồng, nên rất khó nhường cho nhau.

+ Thứ tư: Giờ tôi trót gây đau khổ cho cô, nên chỉ còn trông cậy vào sự khoan dung độ lượng của cô.

Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.

Cũng chính vì điều đó mà Hoạn Thư đã được Kiều tha bổng và lại còn được khen: Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời.

Khái Niệm Về Văn Bản Tự Sự Là Gì, Văn Tự Sự Là Gì, Đặc Điểm, Yêu Cầu

I. Tổng quan về văn tự sự II. Các yếu tố cần có khi làm một bài văn tự sựIII. Hướng dẫn cách làm một bài văn tự sự hay 

Văn tự sự là loại văn vô cùng quen thuộc với tất cả chúng ta. Ngay từ khi học tiểu học, ai cũng sẽ được dạy về tự sự, cách làm bài văn tự sự. Lên đến trung học cơ sở rồi trung học phổ thông, chúng ta vẫn tiếp tục học văn tự sự. Nhưng yêu cầu và cách làm bài sẽ thay đổi theo từng thời kỳ khác nhau. Tùy theo từng cấp độ mà sẽ có những hướng dẫn khác nhau về cách làm bài văn tự sự.

Đang xem: Văn bản tự sự là gì

I. Tổng quan về văn tự sự 

Để có thể làm tốt một bài văn tự sự, trước hết cần phải nắm rõ khái niệm. Đồng thời phải nhìn ra được sự khác biệt so với các thể loại văn khác như miêu tả, biểu cảm,… Chỉ sau khi đã hiểu rõ, chúng ta mới từng bước đi sâu hơn, xây dựng dàn bài phù hợp. Đầu tiên hãy tìm hiểu tổng quan về văn tự sự nhé. 

1. Văn tự sự là gì? 

Văn tự sự là loại văn vô cùng quen thuộc với tất cả chúng ta

Tự sự là cách thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc nọ nối tiếp sự việc kia. Chúng diễn ra nối tiếp nhau để dẫn đến kết quả cuối cùng là một kết thúc có ý nghĩa. 

Tự sự đem đến cho độc giả một cái nhìn khái quát nhất về toàn bộ sự việc, vấn đề, con người. Qua đó bày tỏ tâm tư, tình cảm, phản ánh toàn bộ hiện thực khách quan. 

Văn tự sự cũng chú trọng khắc họa tính cách nhân vật, nói lên nhận thức, bản chất con người. Lời văn trong tự sự chủ yếu là lời kể chuyện.

2. Văn tự sự khác miêu tả, biểu cảm ở chỗ nào?

Muốn làm được một bài văn tự sự, phải phân biệt được chúng và văn miêu tả, văn biểu cảm. Văn tự sự chủ yếu trình bày chuỗi các sự kiện để đem đến một kết thúc có ý nghĩa. Tự sự thường dùng lời kể chuyện để tái hiện toàn bộ thế giới khách quan. 

Văn miêu tả sử dùng ngôn từ giúp độc giả hình dung được sự vật, sự việc đang diễn ra. Chúng thường tái hiện lại hình dáng, màu sắc, trạng thái của sự vật, sự việc. 

Còn văn biểu cảm thì dùng ngôn từ để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật. Trong văn biểu cảm thường có các câu văn nói lên cảm xúc, thái độ của nhân vật trữ tình. 

Văn tự sự sẽ khô khan nếu chỉ thuần lời kể nên thường được thêm vào các phương thức biểu đạt khác.

II. Các yếu tố cần có khi làm một bài văn tự sự

Một bài văn tự sự hay phải đảm bảo có đầy đủ các yếu tố cần có như: cốt truyện, nhân vật, câu trần thuật, diễn biến sự việc,… Chỉ khi đảm bảo được các yếu tố cần thiết thì mới có thể làm được đúng yêu cầu. Bài viết sẽ cung cấp một ví dụ cụ thể về những yếu tố cần có khi làm một bài văn tự sự: 

“Một hôm, dì ghẻ đưa cho Tấm và Cám mỗi người một cái giỏ tre, sai ra đồng bắt tôm, bắt tép. Mụ hứa hẹn ai bắt được đầy cả giỏ tôm tép thì sẽ được thưởng một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại đã quen mò cua bắt ốc nên chẳng bao lâu đã bắt được đầy giỏ. Còn Cám vừa lười biếng lại ham chơi, đến chiều giỏ tre vẫn rỗng không” 

Một bài văn tự sự hay phải đảm bảo có đầy đủ các yếu tố cần có như: cốt truyện, nhân vật, câu trần thuật, diễn biến sự việc

Đi vào phân tích cụ thể đoạn văn trên, có thể thấy những yếu tố tự sự như:

Cốt truyện: Câu chuyện đi bắt tép của hai chị em Tấm Cám.

Đây là cốt truyện chính của đoạn văn trên. Với những tình huống được kể lại ở trên có thể khái quát về sự việc đang diễn ra. Giới thiệu sơ lược về các nhân vật, tình huống câu chuyện. 

Nhân vật: Trong đoạn văn có ba nhân vật là dì ghẻ, Tấm và Cám. 

Đây là những nhân vật chính trong sự việc được kể đến. Mỗi người đều được đề cập cụ thể như tên gọi, tính cách, việc làm,… Nhân vật sẽ thể hiện được tư tưởng của văn bản. 

Diễn biến sự việc: Hai chị em Tấm Cám đi bắt tép theo lời mụ dì ghẻ.

Sự việc ở đây được trình bày một cách cực kỳ cụ thể, sắp xếp theo trật tự nhất định. Thời gian xảy ra sự việc là vào một hôm; Địa điểm là ở nhà hai chị em và trên đồng; Nhân vật Tấm, Cám cùng thực hiện việc đi bắt tép; Nguyên nhân là do nghe theo lời mụ dì ghẻ; Diễn biến là Tấm chăm chỉ bắt tép, Cám mải mê rong chơi; Kết quả là Cám không bắt được con nào còn Tấm đã bắt được đầy cả giỏ. 

Câu văn trần thuật

Lời văn trần thuật chủ yếu kể về người, về sự việc diễn ra. Khi nói đến nhân vật sẽ nói tên, tính cách. Khi kể về sự việc sẽ kể các hành động, việc làm, kết quả. 

Ngôi kể

Có thể thấy trong đoạn văn trên, người kể là một người giấu mặt, đứng ở ngoài quan sát và kể lại sự việc. Đây là ngôi kể thứ ba, sử dụng ngôi kể này đảm bảo tính khách quan của câu chuyện. 

Việc lựa chọn ngôi kể trong văn tự sự rất quan trọng. Vì người kể chuyện có vai trò dẫn dắt, thu hút người đọc tìm hiểu về câu chuyện. 

Những yếu tố làm nên một bài văn tự sự hay

III. Hướng dẫn cách làm một bài văn tự sự hay 

Khi đã nắm chắc kiến thức về khái niệm và các yếu tố cần có, hãy bắt tay vào thực hành. Việc viết một bài văn tự sự hay sẽ vô cùng đơn giản nếu xác định được chính xác những nội dung sau:

1. Xác định được thể loại, tìm sự việc 

Không chỉ đơn thuần là kể chuyện, tự sự có rất nhiều hình thức khác nhau. Cần đọc kỹ đề bài để xác định thể loại. Có những đề yêu cầu kể lại những câu chuyện có sẵn, đây là dạng đề tương đối dễ vì chúng đã có cốt truyện cụ thể. 

Ngoài ra còn có những đề yêu cầu chúng ta kể những chuyện không có sẵn, dạng đề này đòi hỏi sự tư duy, tưởng tượng của mỗi người. Tùy theo từng dạng đề, cần phải xác định được cụ thể sự việc quan trọng, cốt truyện chính của bài. 

Không chỉ đơn thuần là kể chuyện, tự sự có rất nhiều hình thức khác nhau. Cần đọc kỹ đề bài để xác định thể loại

2. Sắp xếp các sự việc theo một trình tự nhất định. 

Bước này yêu cầu học sinh phải lập dàn ý và bố cục bài văn cụ thể. Nếu không dễ khiến bài viết dài dòng, nhàm chán, đôi khi còn lạc đề. Cần lập dàn ý cụ thể, gạch đầu dòng từng ý rồi sắp xếp theo trình tự nhất định để làm rõ câu chuyện. Có thể kể lại sự việc theo trình tự thời gian, hoặc phá cách đảo ngược thời gian. Tùy theo khả năng của mỗi người mà lựa chọn trình tự câu chuyện. 

3. Nêu cụ thể nhân vật

Phải xác định, làm nổi bật được nhân vật chính, đồng thời xây dựng hệ thống nhân vật phụ. Nhân vật phụ sẽ giúp làm nổi bật tâm tư tình cảm của nhân vật chính. Nên nói rõ ngoại hình, tính cách, xuất thân, hành động, số phận của từng nhân vật. Nhưng nếu không cần thiết cho câu chuyện có thể trình bày ngắn gọn những điểm nổi bật nhất. 

4. Lựa chọn ngôi kể 

Tùy theo yêu cầu của đề bài để lựa chọn ngôi kể cho phù hợp. Nếu đề bài không yêu cầu ngôi kể có thể chủ động lựa chọn giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Nếu muốn đảm bảo độ khách quan cho bài viết thì nên chọn ngôi thứ ba. Ngược lại muốn làm nổi bật tâm tư tình cảm của bản thân thì nên chọn ngôi thứ nhất. 

5. Kết hợp với các phương thức biểu đạt khác

Một bài văn tự sự chỉ thuần kể chuyện sẽ gây ra cảm giác nhàm chán. Do đó nên kết hợp, đan xen những phương thức biểu đạt khác như miêu tả, biểu cảm để bài văn thêm thu hút hơn. 

6. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp

Để tăng thêm sự hấp dẫn của bài văn, cần chú trọng trong việc lựa chọn ngôn từ. Tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng, cùng một sự việc có rất nhiều từ diễn tả khác nhau. Nên tăng cường đọc sách để vốn từ thêm phong phú, từ đó sẽ khiến việc viết văn dễ dàng, trôi chảy hơn. 

Tổng kết lại, có thể thấy cách làm một bài văn tự sự hay vô cùng đơn giản. Chỉ cần nắm được chính xác khái niệm, những yếu tố cần có. Sau đó thực hiện lần lượt những bước hướng dẫn làm bài như trên là được. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn học sinh trên con đường chinh phục môn Văn. 

Soạn Bài Tóm Tắt Văn Bản Tự Sự

Soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự

I- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự

1. Trong cuộc sống hằng ngày, có những văn bản tự sự chúng ta đã đọc nhưng nếu muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho người khác thì phải tóm tắt văn bản tự sự.

2. Tóm tắt văn bản tự sự:

Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự

II- Cách tóm tắt văn bản tự sự

1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt

Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh. Dựa vào sự kiện, tên nhân vật, cốt truyện để nhận ra văn bản.

– Văn bản trên đã tóm gọn được những nội dung chính của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh.

– Sự khác nhau giữa văn bản gốc với văn bản tóm tắt:

+ Văn tóm tắt có dung lượng ngắn hơn văn bản gốc.

+ Văn bản tóm tắt có số lượng sự việc, nhân vật tí hơn so với tác phẩm

– Yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:

+ Ngắn gọn, chính xác về nhân vật và sự kiện quan trọng

+ Lời văn của văn bản tóm tắt là lời văn của mình, không phải lời văn của văn bản

2. Các bước tóm tắt

Để tóm tắt được văn bản:

– Đọc toàn bộ tác phẩm, nắm được ý tưởng nội dung của tác giả

– Lựa chọn những nội dung chính cần ghi lại

+ Các sự việc chính, nhân vật chính quyết định đến câu chuyện trong tác phẩm

– Sắp xếp hợp lý nội dung chính theo trình tự hợp lý

– Diễn đạt bằng lời văn của mình những nội dung đã xác định.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: