Top 6 # Xem Nhiều Nhất Văn Bản Mẹ Tôi Được Trích Từ Đâu Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Athena4me.com

Phân Tích Những Bài Học Được Rút Ra Từ Văn Bản Mẹ Tôi

Dàn ý phân tích những bài học được rút ra từ văn bản Mẹ tôi

Mở Bài

– Giới thiệu về tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi và văn bản Mẹ tôi (trích Những tấm lòng cao cả)

– Nêu vấn đề: Văn bản đã giúp cho mỗi chúng ta nhận ra những bài học về giá trị sống sâu sắc.

Thân Bài

– Khái quát nội dung văn bản : Câu chuyện về bức thư của bố gửi En-ri-cô.

– Bài học cuộc sống sâu sắc thông qua câu chuyện:

+ Tình cảm gia đình là điều thiêng liêng và phải trân quý.( bài học thứ nhất)

+ Sự khéo léo trong ứng xử và nuôi dạy con cái của người bố. ( bài học thứ 2)

+ Phải biết nhận ra lỗi lầm của bản thân và sửa sai. (bài học thứ 3)

Kết Bài

Khẳng định giá trị nhân văn mà văn bản Mẹ tôi mang lại: đó không chỉ là những bài học mà còn là những điều khiến chúng ta phải suy ngẫm.

Phân tích những bài học được rút ra từ văn bản Mẹ tôi

Nhà văn người I-ta-li-a: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Những tấm lòng cao cả” đã cho thấy được vai trò của nhà trường và cha mẹ trong việc dạy dỗ trẻ em. Một câu chuyện nhỏ trích từ cuốn sách là văn bản “Mẹ tôi”, ở đó, tác giả khiến người đọc nhận ra được những bài trị nhân sinh sâu sắc về cuộc đời và đạo làm người.

Văn bản “Mẹ tôi” được viết dưới dạng một bức thư. Câu chuyện xoay quanh sự việc cậu bé En-ri-cô đã nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ khi nói với mẹ lúc cô giáo đến thăm nhà. Chứng kiến sự việc, bố của cậu đã viết một thức thư gửi cậu. Đó là một bức thư thật xúc động! Trong bức thư đó có cả thất vọng, cả trách mắng, cả động viên, hơn hết đó là những tâm sự chứa chan tình cảm của một người bố gửi cho đứa con trai mới chập chững vào đời. Tất cả mang lại cho người đọc nhiều suy ngẫm đáng trân quý.

Bài học thứ nhất hẳn thật dễ dàng nhận ra: tình cảm gia đình là điều thiêng liêng và phải nâng niu. Trong bức thư, bố En-ri-cô đã thể hiện sự thất vọng, đó “như một nhát dao đâm vào tim bố vậy!”. Hình ảnh En-ri-cô thiếu lễ độ với mẹ khiến người bố nhớ lại những vất vả, nhọc nhằn khi người mẹ ấy lo lắng cho En-ri-cô khi cậu ốm nặng, “người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn” . Rõ ràng, người mẹ đó có thể từ bỏ hết tôn nghiêm và tự trọng, sức lực và tính mạng để con mình khỏe mạnh, một người có thể nhận hết mọi điều tồi tệ của để con được bình an. Vậy thì, điều mà mẹ xứng đáng được nhận nhất không phải là sự vô lễ kia. Chúng ta đều hiểu rằng, cho dù mình lớn lên, trưởng thành thì trong lòng cha mẹ, chúng ta cũng chỉ là những đứa trẻ mà thôi và tình yêu thương, sự sinh và cam chịu của mẹ cha thì vẫn thế. “Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Trái tim người mẹ là vĩ đại nhất, bao la và rộng lớn nhất. Nếu dùng sự bội bạc để đối đãi sẽ làm cho trái tim đẹp đẽ ấy đau đớn, tổn thương, thế nhưng tình yêu đối với con sẽ không bao giờ thay đổi. Bố En-ri-cô đã nhấn mạnh rằng: Dù con có thành công bao nhiêu, giàu có bao nhiêu nhưng nếu làm mẹ buồn phiền thì cậu sẽ sống không thanh thản, day dứt và cắn rứt. Hơn tất cả, sự kính trọng với cha mẹ- người đã sinh ra và nuôi con trưởng thành chính là món quà đáng trân quý nhất để đền đáp những công ơn mà bố mẹ đã dành cho con.

Trong văn bản “Mẹ tôi”, ta sẽ tự đặt câu hỏi: Tại sao người bố không ngay lập tức thể hiện thái độ trực tiếp với con? Qua đó, người đọc nhận ra sự tinh tế trong việc giáo dục con cái của người bố. Ở đây, sự phẫn nộ của người bố bộc phát tuy kín đáo nhưng rất mạnh mẽ, tâm lý nhưng rất quyết liệt. Có lẽ, chính sự giáo dục đặc biệt này sẽ mang lại hiệu quả hơn cả những lời nạt nộ, răn đe hay đòn roi. Bóng dáng của người bố ấy qua cách dạy con cũng rõ rệt hơn, đó là người tràn ngập tình yêu đối với con nhưng không dung túng cho điều sai trái của con. Bố En-ri-cô lựa chọn phương pháp đánh vào nhận thức để cậu hiểu việc làm sai của mình, tuy cực kỳ bực tức trước thái độ của con nhưng ông vẫn nhẹ nhàng, bình tĩnh giúp con nhận ra và sửa đổi.

Bài học cuối cùng ta mong chờ và nhận ra có lẽ đó sẽ là thái độ của En-ri-cô. Đầu văn bản, người viết chỉ nói “tôi xúc động vô cùng”. Thế nhưng, thông qua sự xúc động đó, người ta thấy được sự ăn năn của En-ri-cô. Người viết không thể hiện một lời xin lỗi nào, nhưng có lẽ sự ân hận của cậu không chỉ qua lời nói mà còn cả hành động với người mẹ kính yêu của mình. Bởi lẽ, ai trong đời cũng phạm phải một sai lầm nào đấy, nhưng, điều cần thiết nhất là nhận ra và sửa lỗi sai đó. Đó không chỉ là bài học của En-ri-cô mà còn là bài học lớn, lan tỏa đến mỗi chúng ta.

“Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương”, đó lời từ tâm can người cha gửi đến con, cũng là lời thức tỉnh để mỗi chúng ta nhận ra được giá trị cuộc sống này. Cha mẹ, gia đình chính là điều ta cần gìn giữ và vun đắp vì đó là cội nguồn, là cốt lõi. Gia đình là nơi sinh ra ta hình hài , dưỡng dục ta nên người, cũng chính là nơi để ta trở về sau những va vấp của cuộc đời. Vậy nên, đừng làm gì thương tổn đến thứ tình cảm thiêng liêng đó và hãy trân trọng những gì mà mình đang có!

Văn bản Mẹ tôi của A-mi-xi đã mang lại những giá trị nhân văn sâu sắc, đó là những bài học về cuộc đời và cách để trở thành một con người hoàn thiện. Đó là lời khẳng định mạnh mẽ vai trò của giáo dục trong gia đình đối với sự phát triển mỗi cá nhân. Một người biết trân trọng nguồn cội, gốc gác, biết ơn người sinh thành thì ắt hẳn sẽ là một con người lương thiện.

Bài Văn Mẫu Phân Tích Những Bài Học Được Rút Ra Từ Văn Bản Mẹ Tôi

Đề bài: Phân tích những bài học được rút ra từ văn bản Mẹ tôi

Phần 1: Dàn ý phân tích những bài học được rút ra từ văn bản Mẹ tôi

Phần 2: Bài văn mẫu Phân tích những bài học được rút ra từ văn bản Mẹ tôi

Bài làm:

Nhà văn người I-ta-li-a: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Những tấm lòng cao cả” đã cho thấy được vai trò của nhà trường và cha mẹ trong việc dạy dỗ trẻ em. Một câu chuyện nhỏ trích từ cuốn sách là văn bản “Mẹ tôi”, ở đó, tác giả khiến người đọc nhận ra được những bài trị nhân sinh sâu sắc về cuộc đời và đạo làm người.

Văn bản “Mẹ tôi” được viết dưới dạng một bức thư. Câu chuyện xoay quanh sự việc cậu bé En-ri-cô đã nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ khi nói với mẹ lúc cô giáo đến thăm nhà. Chứng kiến sự việc, bố của cậu đã viết một thức thư gửi cậu. Đó là một bức thư thật xúc động! Trong bức thư đó có cả thất vọng, cả trách mắng, cả động viên, hơn hết đó là những tâm sự chứa chan tình cảm của một người bố gửi cho đứa con trai mới chập chững vào đời. Tất cả mang lại cho người đọc nhiều suy ngẫm đáng trân quý.

Bài học thứ nhất hẳn thật dễ dàng nhận ra: tình cảm gia đình là điều thiêng liêng và phải nâng niu. Trong bức thư, bố En-ri-cô đã thể hiện sự thất vọng, đó “như một nhát dao đâm vào tim bố vậy!”. Hình ảnh En-ri-cô thiếu lễ độ với mẹ khiến người bố nhớ lại những vất vả, nhọc nhằn khi người mẹ ấy lo lắng cho En-ri-cô khi cậu ốm nặng, “người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn” . Rõ ràng, người mẹ đó có thể từ bỏ hết tôn nghiêm và tự trọng, sức lực và tính mạng để con mình khỏe mạnh, một người có thể nhận hết mọi điều tồi tệ của để con được bình an. Vậy thì, điều mà mẹ xứng đáng được nhận nhất không phải là sự vô lễ kia. Chúng ta đều hiểu rằng, cho dù mình lớn lên, trưởng thành thì trong lòng cha mẹ, chúng ta cũng chỉ là những đứa trẻ mà thôi và tình yêu thương, sự sinh và cam chịu của mẹ cha thì vẫn thế. “Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Trái tim người mẹ là vĩ đại nhất, bao la và rộng lớn nhất. Nếu dùng sự bội bạc để đối đãi sẽ làm cho trái tim đẹp đẽ ấy đau đớn, tổn thương, thế nhưng tình yêu đối với con sẽ không bao giờ thay đổi. Bố En-ri-cô đã nhấn mạnh rằng: Dù con có thành công bao nhiêu, giàu có bao nhiêu nhưng nếu làm mẹ buồn phiền thì cậu sẽ sống không thanh thản, day dứt và cắn rứt. Hơn tất cả, sự kính trọng với cha mẹ- người đã sinh ra và nuôi con trưởng thành chính là món quà đáng trân quý nhất để đền đáp những công ơn mà bố mẹ đã dành cho con.

Trong văn bản “Mẹ tôi”, ta sẽ tự đặt câu hỏi: Tại sao người bố không ngay lập tức thể hiện thái độ trực tiếp với con? Qua đó, người đọc nhận ra sự tinh tế trong việc giáo dục con cái của người bố. Ở đây, sự phẫn nộ của người bố bộc phát tuy kín đáo nhưng rất mạnh mẽ, tâm lý nhưng rất quyết liệt. Có lẽ, chính sự giáo dục đặc biệt này sẽ mang lại hiệu quả hơn cả những lời nạt nộ, răn đe hay đòn roi. Bóng dáng của người bố ấy qua cách dạy con cũng rõ rệt hơn, đó là người tràn ngập tình yêu đối với con nhưng không dung túng cho điều sai trái của con. Bố En-ri-cô lựa chọn phương pháp đánh vào nhận thức để cậu hiểu việc làm sai của mình, tuy cực kỳ bực tức trước thái độ của con nhưng ông vẫn nhẹ nhàng, bình tĩnh giúp con nhận ra và sửa đổi.

Bài học cuối cùng ta mong chờ và nhận ra có lẽ đó sẽ là thái độ của En-ri-cô. Đầu văn bản, người viết chỉ nói “tôi xúc động vô cùng”. Thế nhưng, thông qua sự xúc động đó, người ta thấy được sự ăn năn của En-ri-cô. Người viết không thể hiện một lời xin lỗi nào, nhưng có lẽ sự ân hận của cậu không chỉ qua lời nói mà còn cả hành động với người mẹ kính yêu của mình. Bởi lẽ, ai trong đời cũng phạm phải một sai lầm nào đấy, nhưng, điều cần thiết nhất là nhận ra và sửa lỗi sai đó. Đó không chỉ là bài học của En-ri-cô mà còn là bài học lớn, lan tỏa đến mỗi chúng ta.

“Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương”, đó lời từ tâm can người cha gửi đến con, cũng là lời thức tỉnh để mỗi chúng ta nhận ra được giá trị cuộc sống này. Cha mẹ, gia đình chính là điều ta cần gìn giữ và vun đắp vì đó là cội nguồn, là cốt lõi. Gia đình là nơi sinh ra ta hình hài , dưỡng dục ta nên người, cũng chính là nơi để ta trở về sau những va vấp của cuộc đời. Vậy nên, đừng làm gì thương tổn đến thứ tình cảm thiêng liêng đó và hãy trân trọng những gì mà mình đang có!

Văn bản Mẹ tôi của A-mi-xi đã mang lại những giá trị nhân văn sâu sắc, đó là những bài học về cuộc đời và cách để trở thành một con người hoàn thiện. Đó là lời khẳng định mạnh mẽ vai trò của giáo dục trong gia đình đối với sự phát triển mỗi cá nhân. Một người biết trân trọng nguồn cội, gốc gác, biết ơn người sinh thành thì ắt hẳn sẽ là một con người lương thiện.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-nhung-bai-hoc-duoc-rut-ra-tu-van-ban-me-toi-47768n.aspx

Tìm Hiểu Văn Bản “Mẹ Tôi”

I. Gợi ý trả lời câu hỏi:

1. Tại sao tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”?

Đọc kỹ đoạn trích ta thấy điểm nhìn từ người bố, bộc lộ những tình cảm và thái độ đối với người mẹ. Người đọc thấy hiện lên hình tượng người mẹ cao cả lớn lao. Vì vậy tác giả lấy nhan đề “Mẹ tôi”.

2. Thái độ của người bố? Dựa vào đâu mà em biết? Lí do mà ông có thái độ đó?

Qua bức thư của người bố gửi En – ri – cô, người cha đang buồn bã và tức giận về đứa con đã thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm.

3. Những hình ảnh chi tiết nói về người mẹ? Mẹ của En – ri – cô là người như thế nào?

Qua bức thư người mẹ En – ri – cô là người thương con hết mực:

” Cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ và khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con”! Có lúc người mẹ có thể ” bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đớn đau”. “Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”.

4. Điều gì khiến En – ri – cô xúc động? Lí do?

Thái độ của người bố vừa thiết tha, vừa nghiêm khắc lại vừa chân tình. Qua đó ta thấy người mẹ của En – ri – cô ngoài lòng thương con hết mực, còn biểu hiện là người phụ nữ đôn hậu, đảm đang, cao cả và giàu lòng vị tha.

5. Tại sao người bố không trực tiếp nói với con mà lại viết thư?

Văn bản viết dễ bộc lộ cảm xúc một cách đầy đủ.

– Những tình cảm kín đáo, tế nhị nhiều khi khó nói trực tiếp được.

– Qua thư, đứa con đỡ bị tự ái, xấu hổ.

– Người cha muốn tạo điều kiện cho con đọc nhiều lần để thấm thía sâu sắc hơn.

Dưới hình thức viết thư, tác giả đã diễn đạt bằng nhiều kiểu câu rất linh hoạt khi dùng câu trần thuật, khi dùng câu cảm thán và câu nghi vấn, nhằm tôn vinh người mẹ và nhắc nhở con. 6. Nghệ thuật:

Dưới hình thức viết thư, tác giả đã diễn đạt bằng nhiều kiểu câu rất linh hoạt khi dùng câu trần thuật, khi dùng câu cảm thán và câu nghi vấn.

Đây là bức thư người cha viết cho con, khi chứng kiến đứa con có lỗi với mẹ bằng một lời nói thiếu lễ độ. Cả bài văn là sự giận dữ và dạy dỗ con theo một quan niệm rất đẹp và trong sáng: ” con hãy nhớ rằng tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”.

Đọc Hiểu Văn Bản: “Mẹ Tôi” Của Et

Đọc – hiểu văn bản: “Mẹ tôi” của Et-môn-đô-đơ A-mi-xi

I. Tác giả, tác phẩm:

1. Tác giả: Ét – môn – đô đơ A – mi – xi

– Ét – môn – đô đơ A – mi – xi (1846 – 190 8), nhà văn của nước ý.

– Tác giả của các tác phẩm: “Cuộc đời của các chiến binh”, “Những tấm lòng cao cả”, …

2. Tác phẩm

– Thể loại: Nhật dụng, hình thức viết thư.

– Xuất xứ: Trích “Những tấm lòng cao cả”.

– Đại ý: Tâm trạng của người bố khi thấy con vô lễ với mẹ trước mặt cô giáo. Đồng thời nhắc nhở chúng ta phải biết kính trọng, thương yêu, biết ơn cha mẹ của mình.

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Thái độ của người bố đối với En-ri-cô:

Bài văn ngắn gọn, chủ yếu miêu tả thái độ, tình cảm và suy nghĩ của người bố.

– Người bố buồn bã, tức giận trước sự vô lễ của En-ri-cô với mẹ.

+ Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố + Bố không thể nén cơn tức giận đối với con + Thà bố không có con còn hơn thấy con bội bạc với mẹ + Bố không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được

– Người bố đã không trực tiếp nói với con mà viết cho con một bức thư là bởi

+ Ông rất bình tĩnh, cư xử với con rất tế nhị + Người bố muốn con phải đọc kĩ, suy ngẫm, tự rút ra bài học cho bản thân + Đây cũng là cách giữ thể diện cho người bị phê bình + Thể hiện đây là người bố tinh tế, rất tâm lí và sâu sắc

– Đây là bức thư của người bố nhưng tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi” vì đây là lời kể của En-ri-cô với niềm xúc động, nỗi hối hận của En-ri-cô đối với mẹ khi đọc bức thư của bố.

* Lời khuyên của bố:

+ Phải xin lỗi mẹ.

+ Không bao giờ được thốt ra những lời nặng nề với mẹ nữa.

⇒ Lời khuyên nhủ nhẹ nhàng nhưng chân tình, nghiêm khắc. Qua cái nhìn của bố hiện lên hình ảnh, phẩm chất của người mẹ cao cả và lớn lao. Tác giả đã mô tả cũng như bộc lộ tình cảm, thái độ của bố đối với mẹ và quí trọng, tế nhị sâu sắc những gian khổ hi sinh mà mẹ dành cho con. Điểm nhìn này làm tăng tính khách quan cho sự việc và đối tượng được kể, thể hiện thái độ, tình cảm của người kể.

2. Tấm lòng của người mẹ:

Tấm lòng của người mẹ hiện lên qua cảm nhận của En-ri-cô trong bức thư:

+ Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi để trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng sẽ mất con. + Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn + Người mẹ có thể ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con

⇒ Người mẹ En-ri-cô nhân hậu, hết lòng vì con, thậm chí có thể hi sinh cả tính mạng vì con

Qua bức thư, người đọc thấy được hình tượng người mẹ cao cả, lớn lao, với tấm lòng yêu thương con vô bờ bến, sẵn sàng hi sinh tất cả cho con.

⇒ Câu chuyện cảm động về tình cảm gia đinh En-ri-cô khiến người đọc không khỏi xúc động. Tất cả các thành viên đều đã sống bằng trái tim, hành động bằng tình thương yêu vô hạn. Người mẹ hết lòng vì con, không ngại ngần gian khổ, hi sinh. Người bố điềm tĩnh, biết kiềm chế và tôn trọng con trai của mình khi con trai có lỗi với mẹ. Ông đã lựa chọn cách giải quyết con giận một cách khéo léo, khôn ngoan và hiệu quả nhất. Người con biết lắng nghe, thấu hiểu và sửa đổi. Sau lỗi lầm của En-ri-cô, tất cả đều nhận ra ở họ có một tình yêu thương gia đình tha thiết. Đối với họ, gia đình là quan trọng nhất, duy nhất và không thể nào thay thế được.

II. Luyện tập:

Câu 1: Hãy giải thích tại sao văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con nhưng tác giả lại lấy nhan đề là Mẹ tôi?

Câu 2: Tại sao người bố không nói chuyện trực tiếp vói con mà lại chọn cách viết thư cho con?

Câu 3: Qua lá thư, theo em, người bố đã giáo dục được gì cho En-ri-cô?

Câu 4: Tâm trạng và thái độ của En-ri-cô khi đọc thư bố? Theo em, tại sao En-ri -cô lại có tâm trạng và thái độ như thê?

Câu 5: Qua lời của người bố, em thấy mẹ En – ri – cô là người như thế nào?

Câu 6: Hình ảnh người mẹ trong truyện Mẹ tôi được khắc hoạ qua cái nhìn của nhân vật nào? Cách khắc hoạ nhân vật như vậy có tác dụng gì?

Câu 7: Hãy tìm một câu văn nói lên tình yêu thương sâu sắc của người mẹ đối với En- ri-cô mà em thích nhất ? Vì sao em lại chọn câu văn dó?

Câu 8: Hãy nhập vai cậu bé En-ri-cô viết một lá thư xin lỗi mẹ ngay sau khi nhận được lá thư của bố?

Câu 9: Sau khi học xong bài văn em rút ra được bài học gì cho bản thân ? Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm xúc về hình ảnh người mẹ của mình.

Câu 10: Hãy tìm một số câu thơ, ca dao, tục ngữ nói về tình cảm sâu nặng và công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái?

* Cảm nhận ý nghĩa văn bản Mẹ tôi của Ét – môn – đô đơ A – mi – xi 

Mở bài:

Mẹ là tiếng gọi thiêng liêng nhất trong vũ trụ này. Người mẹ, nơi chưa đựng đức hi sinh, tình thương yêu, lòng nhân ái, độ lượng, bao dung và vị tha vĩ đại nhất trên mặt đất này. Mẹ chính là nguồn cội của mọi sự sống. Đó cũng là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật chân chính mọi thời…

Văn bản Mẹ tôi rút ra từ tập truyện Những tấm lòng cao cả (viết năm 1886), một mốc phẩm nổi tiếng của nhà văn Et-môn-đô-đơ A-mi-xi.

Thân bài:

Nhan đề Mẹ tôi do nhà văn tự đặt nhưng nội dung văn bản lại là một bức thư của người bố gửi cho con là En-ri-cô để nói lên thái độ, tình cảm, suy nghĩ của mình. Tuy bà mẹ không trực tiếp xuất hiện trong câu chuyện nhưng đọc kĩ văn bản ta thấy các nhân vật và chi tiết đều tập trung hướng tới việc khắc hoạ hình tượng cao cả, lớn lao, đẹp đẽ của người mẹ.

Lỗi lầm của En-ri-cô

Dưới dạng một bức thư của người bố gửi cho con, đây là câu chuyện có yếu tố cốt truyện rất mờ nhạt. Cả câu chuyện chủ yếu tập trung biểu hiện tâm trạng người cha để qua đó khắc hoạ hình ảnh người mẹ. Với những bài học giàu ý nghĩa, câu chuyện này là một trong những văn bản nhật dụng có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.

Qua bức thư gửi cho con, người bố đã không nén được sự giận dữ, bực tức trước sự vô lễ của con trai mình với mẹ. Ông đã tỏ ra vô cùng xúc động và buồn bã trước những việc làm của En-ri-cô. Bằng những từ ngữ vừa sâu sắc, vừa dứt khoát, người bố đã khơi gợi những hình ảnh, những kỉ niệm hết sức cảm động về người mẹ làm cho người con vô cùng hối lỗi và ân hận.

Qua nội dung bức thư ta thấy rõ người bố dù rất yêu thương con mình nhưng ông không hề khoan nhượng trước lỗi lầm của con. Bằng sự phê phán gay gắt, thái độ vừa dứt khoát, vừa kiên quyết lại vừa ôn tồn nhắc nhở. Người bố đã khiến cho En- ri-cô thấm thìa, cảm nhân được tình yêu thương sâu sắc của cha mẹ đối với con cái và đồng thời ý thức được tình cảm thiêng liêng của con cái đối với cha mẹ.

Hình ảnh người mẹ:

Qua thái độ giận dữ, bực tức và sự buồn bã, thất vọng của người bố trước lỗi lầm của người con và thái độ trân trọng yêu quý của ông đối với mẹ En-ri-cô, hình ảnh người mẹ đã hiện lên thật rõ nét với những phẩm chất nổi bật:

Đó là một người mẹ tuyệt vời, có tình yêu con sâu nặng, thắm thiết. Bà âm thầm, lặng lẽ dành mọi điều tốt đẹp nhất cho dứa con thân yêu. Dù rất đau đớn, người mẹ vẫn thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ khi nghĩ rằng có thể mất con.

Đó là một người mẹ có đức hi sinh cao cả, lớn lao. Bà sẵn sàng hi sinh cho con tất cả, kể cả sinh mạng của mình. sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn. Bà có thể đi ăn xin để nuôi con, có thề hi sinh tính mạng đế cứu sống con…

Những phẩm chất tốt đẹp của người mẹ trong câu chuyện cũng chính là phẩm chất của nhiều bà mẹ trên thế giới này nói chung. Bởi vậy, người mẹ chính là nơi che chở, là chỗ dựa tinh thần hết sức vững vàng của người con trong suốt cuộc đời.

Hình ảnh người bố:

Hình ảnh người mẹ đã được tái hiện hết sức cảm động qua lời nói của người bố. Người mẹ với lòng yêu thương con bao la, với những phẩm chất tốt đẹp đã hiện lên thật sống động qua cái nhìn, qua lời nói vừa chân tình, vừa sâu sắc của người bố đã khiến cho câu chuyên chân thực và giàu sức truyền cảm hơn. Đồng thời qua văn bản, ta cũng thấy hình ảnh người bố dù rất yêu thương con nhưng cũng hết sức nghiêm khắc, kiên quyết không khoan nhượng đối với những lỗi lầm của con.

Người bố đã tỏ ra thấu hiểu và cảm thông đối với người con. Dù con mắc lỗi khiến mình phải tức giận và buồn lòng nhưng ông không trực tiếp gặp để mắng con hay trừng phạt một ca mà cách thô bạo mà sử dụng cách thức viết thư để bày tỏ thái độ, suy nghĩ của mình. Nếu ông trực tiếp nói với con, có thể ông sẽ không thể giữ được bình tĩnh và sẽ để xảy ra những điều đáng tiếc. Chỉ có cách viết thư thì người bố mới có thể bày tỏ hết được tất cả những tình cảm, cảm xúc, thái độ, suy nghĩ của mình một cách cặn kẽ để gười con có thể hiểu, tiếp nhận và thay đổi.

Mặt khác, với cách viết thư, không một ai khác ngoài hai bố con có thể biết được mọi chuyện. Điều này sẽ không làm tổn thương đến danh dự và lòng tự ái của người con. Phải là một người bố yêu con, hiểu con, có học vấn và đức độ mới có được cách ứng xử tâm lí, tế nhị như vậy. Điều đó cho thấy cha của En- ri-cô là một người cha có phương pháp giáo dục con rất tinh tế và hiệu quả.

Cách giáo dục con của người bố trong câu chuyện đã đem lại những bài học quý giá, và những kinh nghiệm thiết thực cho các bậc phụ huynh trong việc giáo dục con cái. Câu chuyện đã cho ta thấy được tình yêu thương sâu nặng của cha mẹ đối với con cái. Đây cũng chính là cội nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm của mỗi con người.

Qua cách giáo dục của người bố và qua hình ảnh người mẹ, truyện “Mẹ tôi” của nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi đã làm cho người đọc liên hệ đến câu chuyện “Mẹ hiền dạy con”. Người mẹ hết lòng yêu thương và quan tâm đến Mamhj Tử và có phương pháp giáo dục con rất đúng đắn, rất nghiêm khắc và kiên quyết. Chính người mẹ với lòng yêu thương con sâu sắc và cách giáo dục con đúng đắn ấy đã giúp cho Mạnh Tử tiếp nhận được những điều tốt đẹp ngay từ thuở ấu thơ và sau này trở thành một “bậc hiền triết” nổi tiếng của nhân loại.

Văn bản Mẹ tôi ca ngợi tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái, và đức hi sinh cao cả của người mẹ dành cho con. Qua đó, tác giả còn khẳng định: tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương và đức hi sinh đó.

Kết bài:

Với hình thức viết thư độc đáo, giọng điệu, lời văn sâu sắc, xúc động, hình ảnh, chi tiết giàu sức gợi cảm, người viết đã bộc lộ trực tiếp thái độ, suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc một cách chân thành.