Top 5 # Xem Nhiều Nhất Văn Bản Lớp 7 Cảnh Khuya Mới Nhất 3/2023 # Top Like
Tổng hợp danh sách các bài hay về chủ đề Văn Bản Lớp 7 Cảnh Khuya xem nhiều nhất, được cập nhật nội dung mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong các bài viết này sẽ đáp ứng được nhu cầu mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật lại nội dung Văn Bản Lớp 7 Cảnh Khuya nhằm giúp bạn nhận được thông tin mới nhanh chóng và chính xác nhất.
Soạn Văn Lớp 7 Bài Cảnh Khuya, Rằm Tháng Giêng Ngắn Gọn Hay Nhất
Soạn văn lớp 7 bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Phân tích hai câu đầu của bài thơ Cảnh khuya. Câu 3 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Hai câu thơ cuối của bài Cảnh khuya đã biểu hiện những tâm trạng gì của tác giả? Trong hai câu thơ ấy có từ nào được lặp lại và điều đó có tác dụng như thế nào đối với việc thề hiện tâm trạng của nhà thơ?
Soạn văn lớp 7 bài Chữa lỗi về quan hệ từ
Soạn văn lớp 7 trang 142 tập 1 bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng ngắn gọn hay nhất
Câu hỏi bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng tập 1 trang 142
Câu 1 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hai bài Cảnh khuya và Nguyên tiêu được làm theo thể thơ nào? Vận dụng những hiểu biết về thể thơ này qua những bài thơ Đường mà em đã học, hãy chi ra đặc điểm về số tiếng trong mỗi câu thơ, số câu của một bài, cách gieo vần, ngắt nhịp của hai bài thơ nói trên.
Câu 2 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Phân tích hai câu đầu của bài thơ Cảnh khuya.
Câu 3 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hai câu thơ cuối của bài Cảnh khuya đã biểu hiện những tâm trạng gì của tác giả? Trong hai câu thơ ấy có từ nào được lặp lại và điều đó có tác dụng như thế nào đối với việc thề hiện tâm trạng của nhà thơ?
Câu 4 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng. Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngừ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?
Câu 5 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trong bài Nguyên tiêu (phiên âm) gợi cho em nhớ tới tứ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong SGK Ngữ văn 7 tập 1?
Câu 6 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?
Câu 7 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng ở mồi bài có nét đẹp riêng như thế nào?
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng
Trả lời câu 1 soạn văn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng trang 142
Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt
– Đặc điểm:
+ Mỗi dòng có 7 chữ
+ Mỗi bài thơ có 4 câu
+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của dòng 1- 2- 4
Ngắt nhịp: Câu 1: 3/4
Câu 2 và 3 ngắt nhịp 4/3
Câu 4 ngắt nhịp 2/5
Rằm tháng giêng: Toàn bài ngắt nhịp 4/3
Trả lời câu 2 soạn văn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng trang 142
Hai câu thơ trong bài Cảnh khuya miêu tả cảnh trăng sáng
+ Tiếng suối so sánh giống như tiếng hát trong trẻo xa vọng trong đêm như tiếng hát: gợi sự ấm áp, gần gũi.
+ Hình ảnh đặc sắc trong câu thơ thứ hai gợi lên hình ảnh bức tranh với sự giao hòa của ánh trăng với cảnh vật
+ Với một từ “lồng” được sử dụng tới hai lần, nhấn mạnh vào sự hòa quyện giữa ánh trăng với dáng cây cổ thụ
→ Vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc huyền ảo, lung linh, vừa có hình ảnh lại có cả âm thanh êm ái, trong sáng.
Trả lời câu 3 soạn văn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng trang 142
Hai câu thơ cuối bài: cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên
– Người chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên Tây Bắc tươi đẹp
– Câu thơ cuối cũng khắc họa hình ảnh vị lãnh tụ trăn trở, mất ngủ vì dân, vì nước của Bác
Trả lời câu 4 soạn văn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng trang 142
– Không gian được miêu tả trong bài thơ
+ Không gian rộng lớn của dòng sông và bầu trời, tràn ngập ánh sáng của trăng.
+ Hình ảnh ánh trăng: Tiêu đề của bài thơ đã nhấn mạnh tới vẻ đẹp của đêm trăng rằng, hơn nữa đây lại là mùa trăng đầu tiên trong năm chứa sự tinh khôi.
+ Sức sống mùa xuân: sông xuân, trời xuân, nước xuân
→ Cảnh đêm trăng được miêu tả vẫn phơi phới đẹp và đầy sức sống
– Cách miêu tả:
+ Không miêu tả chi tiết cụ thể
+ Đặc tả vào sự giao hòa giữa không gian trăng với cảnh vật
– Câu thơ thứ hai đặc biệt ở chỗ:
+ Ba chữ xuân nối tiếp: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên
+ Thể hiện sự tràn đầy sức xuân và sắc xuân đang trỗi dậy, chuyển động lớn dần
Trả lời câu 5 soạn văn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng trang 142
Bài thơ Nguyên tiêu gợi nhớ đến những câu thơ trong bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế
+ Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Trương Kế nói tới hình ảnh con thuyền trên sông nước.
Sự khác nhau:
+ “Người khách” trong bài Rằm Tháng Giêng là ánh trăng bát ngát, mênh mông, đượm tình
Trả lời câu 6 soạn văn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng trang 142
Ra đời trong hoàn cảnh khó khăn khi vận mệnh đất nước đang trong tình thế hiểm nguy nhưng bài thơ Rằm tháng giêng vẫn tái hiện được phong thái ung dung của Bác
+ Phong thái ung dung khi thưởng thức vẻ đẹp của tự nhiên trong mọi hoàn cảnh
+ Hình ảnh trong cả hai bài thơ có vẻ cổ điển: con thuyền, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung
Cả hai bài thơ đều khắc họa hình ảnh người chiến sĩ Cộng sản yêu nước, hết lòng vì dân vì nước
Trả lời câu 7 soạn văn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng trang 142
Cả hai bài thơ đều viết về trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng ở mỗi bài vẻ đẹp của trăng có nét riêng biệt khác nhau
+ Trong bài cảnh khuya vẻ đẹp ánh trăng đã được nhân hóa, trăng lồng vào bóng cây cổ thụ để in hình trên mặt đất.
+ Tiếng suối trong đêm trong trẻo, vang vọng như càng làm cho trăng trở nên thơ mộng hơn.
– Rằm tháng giêng miêu tả hình ảnh trăng xuân, mang không khí và sư vị của mùa xuân
+ Cảnh dòng sông trăng, con thuyền nhỏ trong sương khói
+ Sự đặc biệt phải nói tới chính là sự chan hòa của hình ảnh ánh trăng như đong đầy trên cả con thuyền.
Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng lớp 7 tập 1 trang 143
Tìm đọc và chép lại một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên.
Sách giải soạn văn lớp 7 bài Phần Luyện Tập
Trả lời câu soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 143
Một số câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên
Ngắm trăng
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Tin thắng trận
Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận liên khu báo về
Thư Trung thu 1951
Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung…
Tags: soạn văn lớp 7, soạn văn lớp 7 tập 1, giải ngữ văn lớp 7 tập 1, soạn văn lớp 7 bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng ngắn gọn , soạn văn lớp 7 bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng siêu ngắn
Đề Cương Ôn Tập Học Kì 1 Ngữ Văn Lớp 7 Bài Cảnh Khuya Và Rằm Tháng Giêng
Tuyển tập đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn lớp 7 giúp các em ôn tập những kiến thức cơ bản cần nhớ của bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng
Đề cương học kì 1 môn Văn 7 bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng
I. Kiến thức cần nhớ
Hồ Chí Minh (19/05/1890 – 02/09/1969)
Là vị lãnh tụ tài ba vĩ đại của dân tộc Việt Nam, lại vừa là một nhà thơ xuất sắc.
Người sinh tại làng Sen Kim Liên – Nghệ An.
Xuất thân từ một gia đình nho học.
Ngay từ nhỏ đã được tiếp xúc với tư tưởng cách mạng.
Người có tấm lòng nhân hậu dễ đồng cảm xúc động, là một người yêu thiên nhiên và yêu con người.
Tác phẩm tiêu biểu: “Nhật kí trong tù”, thơ chữ hán và tập thơ chữ Nôm, văn chính luận, truyện kí.
⇒ Nhà văn lớn, Danh nhân văn hóa thế giới.
– Xuất xứ
*/ Bài thơ được sáng tác vào những năm đầu kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc.
“Cảnh khuya”: 1947.
“Rằm tháng giêng”: 1948.
– Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt (cả 2 bài)
– Dịch thơ: “Rằm tháng giêng” thể lục bát
– Bố cục
*/ “Cảnh khuya” Chia làm 2 phần
Phần 1 (2 câu thơ đầu): Cảnh khuya tại chiến khu Việt Bắc.
Phần 2 (Còn lại): Tâm trạng của nhà thơ.
*/ “Rằm tháng giêng” chia làm 2 phần
Phần 1 (2 câu thơ đầu): Cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông Việt Bắc
Phần 2 (Còn lại): Hình ảnh con người.
– Đặc điểm chung của hai bài thơ
*/ Cùng tác giả
*/ Cùng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
*/ Cùng hoàn cảnh sáng tác
*/ Cùng kết hợp miêu tả và biểu cảm trong thơ
Nội dung
Hai bài thơ miêu tả cảnh trăng ở khu Việt Bắc, tình cảm thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái lạc quan, ung dung của Bác Hồ.
Hai bài thơ có nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ điển mà bình dị tự nhiên.
II. Phân tích bài thơ a. Bức tranh thiên nhiên cảnh khuya nơi chiến khu Việt Bắc
– So sánh: Tiếng suối – tiếng hát.
→ Cảnh gần gũi với con người, trẻ trung, sống động.
– Điệp từ, nhân hoá: “lồng”
→ Lộng lẫy, nhiều đường nét, hình khối, giao hoà, giao cảm.
⇒ Có nhạc, có họa.
– So sánh, điệp từ: “Chưa ngủ”
→ Hài hoà chất nghệ sĩ và chất chiến sĩ.
– Giá trị nghệ thuật
Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại.
Lời thơ tự nhiên gợi cảm.
Sử dụng các biện pháp tu từ (so sánh, điệp từ) đạt hiệu quả cao.
Sáng tạo nhiệp điệu ở câu 1 và 4.
– Giá trị nội dung
Thể hiện sự gắn bó hòa hợp giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu
a. Cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông Việt Bắc
– Không gian: Cao rộng, bát ngát.
– Điệp từ: “Xuân”
→ Cảnh vật lộng lẫy, trong trẻo, trẻ trung, đầy sức sống.
– “Bàn việc quân”
→ Yêu quê hương, cách mạng.
– “Trăng đầy thuyền”.
→ Phong thái ung dung, lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng.
⇒ Chất thép hài hoà chất nghệ sĩ trong tâm hồn Bác.
– Giá trị nghệ thuật
Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại.
Ngôn từ tự nhiên, bình dị và gợi cảm.
Sử dụng các biện pháp (so sánh, điệp từ, liên tưởng) đạt hiệu quả cao.
– Giá trị nội dung
Cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc tràn đầy sức sông
Thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ
Giangdh (Tổng hợp)
Viết Bài Văn Biểu Cảm Về Văn Bản ‘Cảnh Khuya’ Câu Hỏi 1368124
Cảnh khuya tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí Minh được viết vào thời điểm mà cuộc chiến chống Pháp đang rất cam go, ác liệt.
Bài thơ mở đầu bằng những câu hình ảnh gợi hình gợi thanh mô tả khung cảnh núi rừng rất hay:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Hình ảnh ánh trăng có sức gợi hình cao, “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” trăng sáng chiều vào cây cổ thụ, chiếu qua những tán lá, cành cây, ánh trăng và lá cây như hòa quyện vào nhau in hình xuống mặt đất thật đẹp.
Khung cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả có xa và gần, xa là tiếng suối róc rách đang chảy, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh. Màu trắng bạc của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá.
Trong hai câu đầu tác giả chỉ tập trung hoàn toàn vào tả khung cảnh núi rừng, hai câu sau thể hiện tâm trạng của con người đó là Bác Hồ, người đang rất tâm trạng:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Trước khung cảnh thiên nhiên đẹp như vậy nhưng Bác vẫn không quên nỗi lo nước nhà, lo lắng thời cuộc khi cuộc chiến tranh đang rất ác liệt. Câu thơ như nói lên tâm trạng của Bác, Bác ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp trong đêm khuya nhưng tâm trạng vẫn hướng tới việc nước. Từ trạng thái say mê chuyển sang lo lắng đến việc dân, việc nước, Bác nhận ra mình đang là một người quan trọng, lãnh đạo nhân dân đất nước giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến trường kì.
Mặc dù câu thơ chỉ có bốn câu, hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau nói lên tâm trạng Bác nhưng trọng tâm vẫn là nói về tâm trạng Bác
Bài thơ Cảnh khuya đã cho thấy sự cảm nhận thiên nhiên tinh tế, nhạy cảm và nỗi niềm của một vị lãnh tụ vĩ đại.
Bạn đang đọc các thông tin trong chủ đề Văn Bản Lớp 7 Cảnh Khuya trên website Athena4me.com. Hy vọng những nội dung mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích đối với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!