Top 5 # Xem Nhiều Nhất Văn Bản Báo Cáo Và Văn Bản Đề Nghị Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Luyện Tập Làm Văn Bản Đề Nghị Và Báo Cáo

Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

Trước khi luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo, cần ôn lại lí thuyết về hai loại văn bản này. Nội dung cơ bản cần ôn lại được thể hiện qua bảng sau:

Nhằm đề đạt nguyện vọng mong được giúp đỡ, giải quyết một việc gì đó.

Nhằm trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của cá nhân hay tập thể, để cấp trên được biết.

Nội dung văn bản

Gồm các mục sau:

– Quốc hiệu và tiêu ngữ.

– Địa điểm và thời gian làm đề nghị.

– Tên văn bản (“Giấy đề nghị”).

– Nơi nhận đề nghị.

– Người (tổ chức) đề nghị.

– Nêu sự việc, lí do và ý kiến cần đề nghị.

– Kí tên

Gồm các mục sau:

– Quốc hiệu và tiêu ngữ.

– Địa điểm và thời gian làm đề nghị.

– Tên văn bản (“Báo cáo – về…”).

– Nơi nhận báo cáo.

– Người (tổ chức) báo cáo.

– Nêu sự việc và các kết quả đã làm được.

– Kí tên

Hình thức trình bày văn bản

– Tên văn bản viết chữ cỡ to.

– Trình bày văn bản cần trang trọng, ngắn gọn, sáng sủa, cân đối.

– Cụ thể, mỗi mục ở trên cách nhau 2, 3 dòng ; không viết sát lề trang giấy ; không để khoảng trống lớn ở phần trên và phần dưới trang giấy.

Các mục cần chú ý

– Tên người (tổ chức) đề nghị

– Nơi nhận đề nghị

– Nội dung đề nghị

– Tên người (tổ chức) báo cáo

– Nơi nhận báo cáo

– Nội dung báo cáo.

II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Muốn nêu được tình huống phải làm văn bản đề nghị và báo cáo, em xem lại phần Mục đích viết văn bản đề nghị và báo cáo, đồng thời xem lại các ví dụ mẫu trong SGK. Liên hệ với tình hình của bản thân và của lớp học, từ đó, em có thể dễ dàng nêu được tình huống cần viết đề nghị và báo cáo.

Một số ví dụ:

a) Tình huống cần viết giấy đề nghị:

Giả định em là lớp trưởng, thay mặt lớp, em viết giấy đề nghị kính gửi Hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên dạy bộ môn xin được giải quyết một trong các việc sau:

– Về mùa đông, ánh sáng trong phòng học không đủ ; đề nghị bổ sung đèn chiếu sáng trong lớp học.

– Cạnh trường có một xưởng sản xuất đồ gỗ, gây tiếng ồn ảnh hưởng tới việc học của học sinh. Đề nghị nhà trường có biện pháp giải quyết.

– Sân tập dành cho môn Thể dục quá xấu ; đề nghị giáo viên dạy môn Thể dục có ý kiến với nhà trường cho học sinh được thực hành ở địa điểm khác.

– Báo cáo về tình hình đi học muộn của học sinh lớp 7A trong tháng 3 năm 2004.

3. a) Mục đích là xin nhà trường miễn học phí thì phải viết đơn. Trong đơn, HS vừa trình bày hoàn cảnh gia đình vừa đề đạt nguyện vọng của mỉnh. Ở trường hợp này, HS viết báo cáo là không phù hợp.

b) Để thầy, cô giáo nắm được những việc lớp đã làm thì HS phải viết báo cáo. Trong trường hợp này, HS viết văn bản đề nghị là không đúng.

c) Muốn nhà trường biểu dương, khen thưởng bạn H. thì phải viết văn bản đề nghị, ở đây, HS viết đơn là không phù hợp.

Mai Thu

Soạn Văn Bài: Luyện Tập Làm Văn Bản Đề Nghị Và Báo Cáo

Soạn văn bài: Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo

I. Ôn lại lí thuyết về văn bản đề nghị và báo cáo

Câu 1: Điểm khác nhau về mục đích viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo

Văn bản đề nghị: nhằm để đạt một yêu cầu, một nguyện vọng, xin được cấp trên xem xét, giải quyết.

Văn bản báo cáo: nhằm trình bày những việc đã làm và chưa làm được của một cá nhân hay một tập thể cho cấp trên biết.

Câu 2: Điểm khác nhau về nội dung văn bản đề nghị và văn bản báo cáo

Văn bản đề nghị: nêu những dự tính, những nguyện vọng của cá nhân hay tập thể cần được cấp trên xem xét. Đó là những điều chưa thực hiện, là những định hướng ở tương lai.

Văn bản báo cáo: nêu những sự kiện, sự việc đã xảy ra, có diễn biến, có kết quả làm được hoặc chưa làm được cho cấp trên biết. Đó là những điều đã qua, xảy ra trong quá khứ.

Câu 3: Điểm giống nhau và khác nhau về hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo

– Giống nhau: trình bày trang trọng, rõ ràng, sáng sủa theo số mục quy định sẵn.

– Khác nhau:

Văn bản đề nghị phải có mục chủ yếu: ai đề nghị, đề nghị ai, đề nghị điều gì.

Văn bản báo cáo phải có mục chủ yếu: báo cáo của ai, báo cáo với ai, báo cáo về việc gì, kết quả như thế nào.

Câu 4: Những sai sót cần tránh của cả hai loại văn bản:

Thiếu một trong các mục chủ yếu của mỗi loại văn bản.

Trình bày không cân đối, thiếu sáng rõ.

Thiếu số liệu, chi tiết cụ thể.

– Những mục cần chú ý là: tên văn bản, nơi nhận báo cáo (đề nghị), người báo cáo (đề nghị), nêu sự việc lí do báo cáo (đề nghị)

II. Luyện tập

Câu 1: Tình huống thường gặp trong cuộc sống phải làm văn bản đề nghị, báo cáo:

– Một số trường hợp cần viết đề nghị:

– Một số trường hợp cần viết báo cáo:

Lớp trưởng báo cáo kết quả xếp loại thi đua của lớp trong tháng.

Bí thư báo cáo về buổi sinh hoạt chi đoàn của lớp

Tình hình học tập của lớp khi kết thúc năm học.

Câu 2: Tự viết một văn bản đề nghị và một văn bản báo cáo theo tình huống đã lựa chọn.

Câu 3: Chỉ ra chỗ sai trong việc sử dụng các văn bản:

Văn bản 1: Viết báo cáo là không phù hợp, trong tình huống này phải viết đơn để trình bày hoàn cảnh gia đình và để đạt nguyện vọng của mình

Văn bản 2: Viết văn bản đề nghị là không đúng trong trường hợp này phải viết báo cáo vì cô giáo chủ nhiệm muốn biết tình hình và kết quả của lớp trong việc giúp đỡ gia đình thương bình liệt sĩ và bà mẹ Việt Nam anh hùng

Văn bản 3: Trường hợp này không thể viết đơn mà phải viết văn bản đề nghị Ban Giám hiệu nhà trường biểu dương khen thưởng cho bạn H.

Giáo Án Bài Luyện Tập Làm Văn Bản Đề Nghị Và Báo Cáo

Giáo án bài Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo

Tải word giáo án: Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

– Nắm vững những đặc điểm và cách làm văn bản đề nghị, hành chính

2. Kĩ năng

– Ứng dụng các văn bản đề nghị, báo cáo và tình huống cụ thể, nắm được cách thức làm văn bản này.

3. Thái độ

– Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống có hiệu quả.

II. Chuẩn bị tài liệu

2. Chuẩn bị của học sinh

– Chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

– Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

H: Nêu đặc điểm và cách làm một văn bản báo cáo?

3. Bài mới

– Các em đã đc học cách làm văn bản đề nghị, báo cáo.Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hành luyện tập viết văn bản đề nghị và báo cáo.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ 1. HDHS ôn tập lí thuyết:

– Gọi hs đọc 2 văn bản đề nghị và báo cáo

H: Hai văn bản trên có điểm gì giống và khác nhau về mặt hình thức, nội dung, mục đích?

CH: Cả 2 văn bản khi viết cần tránh những sai sót gì ? những mục cần chú ý trong những loại văn bản này ?

* Cả 2 văn bản khi viết cần tránh những sai sót ở mục:

– Nơi nhận đề nghị và báo cáo?

– Nơi tổ chức đề nghị và báo cáo?

– Nêu sự việc, lí do, ý kiến cần đề nghị hoặc điều cần báo cáo.

HĐ 2. HDHS luyện tập:

II. Luỵên tập

1. Bài tập 1:

2. Bài tập 3

a. Cần viết văn bản đề nghị

b. Cần viết văn bản báo cáo

c. Cần viết văn bản đề nghị

– HS nhận xét

– GV chốt các tình huống đúng

GV gọi HS đọc các tình huống trong SGK

? Chỉ ra chổ sai trong việc sử dụng các văn bản đó?

GV hướng dẫn HS về nhà viết bài tập 2. mỗi HS tự tìm ra các tình huống để viết 1 văn bản đề nghị và 1 văn bản báo cáo

4. Củng cố, luyện tập

– Làm thế nào để viết tốt một văn bản đề nghị và 1 văn bản báo cáo?

5. Hướng dẫn về nhà

– Ôn nội dung bài học, làm bài tập số 2

– Sưu tầm các văn bản đề nghị và báo cáo để tự củng cố lại kiến thức

300 BÀI GIẢNG GIÚP CON HỌC TỐT LỚP 7 CHỈ 399K

Phụ huynh đăng ký mua khóa học lớp 7 cho con, được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí. Đăng ký ngay!

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 7 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Soạn Bài Luyện Tập Làm Văn Bản Đề Nghị Và Báo Cáo (Ngắn Gọn)

1. Mục đích viết văn bản đề nghị: đề đạt nguyện vọng.

Mục đích viết văn bản báo cáo: trình bày những kết quả đã làm được.

2. Nội dung văn bản đề nghị: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì?

Nội dung văn bản báo cáo: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào?

3. Hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo giống và khác nhau là:

Giống nhau: đều trình bày một cách trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa theo một số mục quy định.

Khác nhau: Về nội dung và mục đích.

4. Cả 2 loại văn bản trên khi viết cần tránh những sai sót về chữ viết, về cách trình bày…

II. LUYỆN TẬP:

1. Tình huống thường gặp trong cuộc sống:

– Văn bản đề nghị: Cấp kinh phí đào tạo dạy nghề cho những bộ đội xuất ngũ.

– Văn bản báo cáo: Kết quả về việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở địa phương em.

2. Viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo:

a. Văn bản đề nghị.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

Hà Nội, ngày…tháng…năm…

GIẤY ĐỀ NGHỊ

Kính gửi: Ban Giám đốc Sở Lao Động -Thương binh xã hội.

Đồng kính gửi: Phòng Tài vụ, phòng Kế hoạch.

Thực hiện chỉ đạo của Ban Giám đốc Sở, Trung Tâm xúc tiến việc làm đã trình đề án Đào tạo dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ và đã được Hội đồng thẩm định của Sở thông qua. Tuy nhiên, cho đến nay , Trung Tâm vẫn chưa nhận được kinh phí để thực hiện đề án.

Nhằm tạo điều kiện cho Trung tâm thực hiện tốt đề án, Trung tâm đề nghị Ban Giám đốc Sở và các phòng chức năng duyệt cấp kinh phí theo đề án đã được thẩm định.

Rất mong Ban Giám đốc Sở và các phòng chức năng lưu ý giúp đỡ.

Xin chân thành cảm ơn!

T/M Trung tâm

Giám đốc

b. Văn bản báo cáo:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập -Tự do – Hạnh phúc.

Hà Nội, ngày…tháng…năm

BÁO CÁO

VỀ TÌNH HÌNH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT Ở XÃ X.

Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện A.

Ngày 8-10-2017, qua việc kiểm tra nơi ở của các hộ dân thuộc xã X, chúng tôi đã phát hiện khoảng trên 20 căn hộ có dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết. Nguyên nhân là do bà con không chịu vệ sinh nhà cửa, vứt rác một cách bừa bãi, đồ dùng chứa đầy nước bẩn.

Để kịp thời ngăn chặn bệnh sốt xuất huyết, chúng tôi đã ngăn chặn bệnh sốt xuất huyết để không lây lan sáng các xã khác bằng các biện pháp sau:

1. Giao cho ban Y tế cộng đồng và những người quản lý về phòng chống dịch bệnh ở xã X phải luôn luôn nhắc nhở, theo dõi, và phun thuốc chống sốt xuất huyết.

2. Tổ chức đội bảo vệ giúp các nhà bị mắc bệnh sốt xuất huyết.

Chúng tôi viết báo cáo này để UBND huyện biết tình hình và cho ý kiến chỉ đạo.

T/M UBND xã

Chủ tịch

3.

a. Viết đơn để trình bày về hoàn cảnh khó khăn và đề đạt nguyện vọng của mình.

b. Viết báo cáo.

c. Viết giấy đề nghị.

chúng tôi