Top 8 # Xem Nhiều Nhất Văn Bản Bạn Đến Chơi Nhà Lớp 7 Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Athena4me.com

Bài Soạn Lớp 7: Bạn Đến Chơi Nhà

Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) thôn Vị Hạ nay thuộc xã Trung Lương, Bình Lục , Hà Nam.

Là người đỗ đầu ba kì thi: Hương, Hội, Đình nên được gọi là tam nguyên Yên Đổ

Nhà thơ lớn của dân tộc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam

2. Tác phẩm:

Xuất xứ: Bài thơ ra đời sau khi Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn ở Yên Đổ.

Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật

Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp biểu cảm.

Bố cục: 3 phần

Phần 1: câu thơ đầu – Lời chào bạn tới nhà

Phần 2: 6 câu tiếp – giãi bày hoàn cảnh

Phần 3: câu cuối – tình bạn đậm đà thắm thiết

Trả lời:

Bài thơ “bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến thuộc thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

Dựa vào bài thơ ta thấy:

Bài có 8 câu (bát cú), mỗi câu có 7 chữ (thất ngôn).

Hiệp vần : chữ cuối của các dòng 1- 2- 4- 6- 8 : nhà – xa – gà – hoa – ta (vần a).

Phép đối : câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

Bài thơ được lặp ý bằng cách dựng lên một tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đầy, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết.

Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi.

a. Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thế nào khi bạn đến chơi nhà?

b. Qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế?

c. Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ ” ta với ta” nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ ?

d. Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài “Bạn đến chơi nhà”.

Trả lời:

Em đồng ý với ý kiến trên.

a. Theo nội dung của câu thứ nhất (đã bấy lâu nay, bác tới nhà). “Bấy lâu” chỉ một khoảng thời gian đã từ lâu hai người chưa gặp lại, đến nay, bạn mới có dịp tới thăm nhà sau khi ông về ở ẩn. Do đó, Nguyễn Khuyến phải tiếp đón bạn chu đáo, nhiệt tình thân mật để thể hiện sự vui mừng khi bạn đến nhà chơi.

b. Nhưng đọc tiếp 6 câu thơ tiếp thì ta thấy tác giả đã nêu lên hoàn cảnh tiếp đãi bạn khá đặc biệt:

Trẻ đi vắng: không có người sai bảo,

Chợ xa: Không thể mua thức ăn thiết bạn,

Sản vật gia đình phong phú: cá, gà, cải, cà, bầu, mướp nhưng có mà lại như không.

Lễ nghi tiếp khách tối thiểu là miếng trầu cũng không có.

c. Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ ” ta với ta” nói lên:

Ta với ta – ta là tôi, ta là bác là hai chúng ta. Thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách. Thể hiện tình bạn chân thành, vượt qua mọi thiếu thốn về vật chất. Cái đáng quý nhất là đến với nhau bằng tấm lòng.

d. Qua cách ứng xử của nhà thơ, có thể nhận thấy, với bạn, Nguyễn Khuyến rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn thật là chu đáo. Đồng thời, chúng ta cũng thấy, trong tình bạn, Nguyễn Khuyến rất coi trọng cái tình, coi trọng sự cung kính trong tình bạn.

a. Ngôn ngữ ở bài Bạn đến chơi nhà có gì khác với ngôn ngữ ở đoạn thơ Sau phút chia li đã học?

b. So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

Trả lời:

a. Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ Bạn đến chơi nhà mang tính chất dân dã đời thường, với hầu hết là các từ thuần Việt. Giọng điệu thơ vui tươi, hóm hỉnh để nói về tình bạn thân thiết

Trong khi đó, ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích Sau phút chia li là đoạn trích được dịch ra từ chữ Hán vì thế nó mang tính trang trọng. Các địa danh được sử dụng mang tính ước lệ, tượng trưng, mẫu mực cho văn thơ trung đại. Hơn nữa, bài thơ mang sắc thái buồn của người chinh phụ tiễn chồng ra trận mạc xa xôi nên âm hưởng buồn thương.

b. Giống nhau: Cùng hình thức, cùng khép lại hai bài thơ

Khác nhau:

Tác giả với hình bóng của chính mình, chỉ cùng một người.

Nỗi cô đơn chỉ có mình với mình nơi hoang vắng.

Tác giả với bạn, tuy hai mà một.

Tình cảm chân thành, cảm động vượt trên mọi thứ vật chất.

Soạn Bài Bạn Đến Chơi Nhà Ngữ Văn 7

Soạn bài Bạn Đến Chơi Nhà Ngữ văn 7

Bài làm

Câu 1 (Sách giáo khoa trang 105 ngữ văn 7 tập 1)Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Vì sao lại xác định như vậy?

Bạn đến chơi nhà là một bài thơ độc đáo thuộc thể Đường luật thất ngôn bát cú:

+ 8 câu, mỗi câu 7 tiếng

+ Cách gieo vần: Cách gieo vần chân 1, 2, 4, 6, 8

+ Nhịp điệu của bài thơ luôn hài hòa,

Câu 2 (Sách giáo khoa trang 105 ngữ văn 7 tập 1)Bài thơ được lặp ý bằng cách dựng lên một tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn đế rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đầy, ta với ta!” nhưng thề hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết. Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi

Chúng ta có thể nhận thấy được chính bài thơ xây dựng tình huống không có gì để tiếp bạn nhưng vẫn cứ làm nổi bật được tình bạn thắm thiết, sâu đậm

– Thông qua nội dung của câu thứ nhất, cũng đã rất lâu rồi bạn mới đến chơi. Tác giả Nguyễn Khuyến phải tiếp bạn thật chu đáo, tử tế nhất.

– Người đọc nhận thấy ở sáu câu thơ tiếp theo cho thấy hoàn cảnh đặc biệt

+ Khi muốn ra chợ thì chợ xa

+ Khi muốn sai bảo trẻ thì trẻ lại không có ở nhà

+ Và nếu như muốn bắt cá thì ao sâu

+ Tác giả muốn bắt gà vườn rộng, rào thưa

+ Tất cả những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lúc này cũng lại chưa ăn được

+ Ngay cả đến miếng trầu cũng không có

– Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, nhấn mạnh sự chân tình có thể bù đắp sự thiếu thốn vật chất

c, Có thể nhận ran gay được đối với câu thơ thứ 8 với cụm từ ta với ta ý nghĩa: đó chính là không cần vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình đủ làm cho tình bạn thắm thiết và vô cùng gắn bó rồi.

+ Con người ta luôn luôn thương quý nhau ở cái tình, ăn ở đối xử với nhau.

d, Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” có thể cảm nhận được sau câu chào hỏi, tác giả cũng đã nghĩ ngay tới việc lo vật chất để có thể tiếp bạn cho xứng với tình cảm của hai người:

+ Nhà thơ Nguyễn Khuyến như cũng rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn chu đáo nhất

+ Có thể nhận thấy được chính sự coi trọng, quý mến bạn của nhà thơ

Bài 1 (Sách giáo khoa trang 106 ngữ văn 7 tập 1)

a- Ngôn ngữ ở bài Bạn đến chơi nhà có gì khác với ngôn ngữ ở đoạn thơ Sau phút chia li đã học?

b- So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

Cách sử dụng ngôn ngữ trong bài bạn đến chơi nhà là ngôn ngữ mộc mạc, giản dị đã vậy lại còn rất đời thường nữa.

– Cách sử dụng ngôn ngữ trong bài “Sau phút chia ly” được đánh giá chính là một thứ ngôn ngữ Hán mang hơi hướng văn cổ, trang trọng nhất.

– Có thể nhận thấy được cũng chính cụm từ “ta với ta” có trong bài Bạn đến chơi nhà của tác giả Nguyễn Khuyến chỉ nhà thơ và bạn mình. Còn đối với cụm từ “ta với ta” ở trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan cũng chỉ một mình bà với tình riêng của bà mà thôi.

Giải Văn đã cung cấp cho các em những kiến thức trọng tâm cần nắm vững khi học bài “Bạn đến chơi nhà”. Hi vọng đây cũng sẽ là một bài soạn ý nghĩa để giúp cho các em học tốt hơn.

Minh Nguyệt

Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Soạn bài Những câu hát than thân

Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người

Topics #Bạn đến chơi nhà #Soạn bài Bạn Đến Chơi Nhà #Soạn bài Bạn Đến Chơi Nhà Ngữ văn 7 #Soạn văn

Đọc Hiểu Văn Bản: Bạn Đến Chơi Nhà

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

Xin chú ý đây là bạn đến chơi nhà chứ không phải khách. Khách thì thường phải khách khí đôi chút, không như bạn. Bạn là những người thích chơi với nhau, thông cảm nhau, giúp đỡ nhau, kính trọng nhau, nhưng cũng xuê xoa với nhau. Có thứ bạn ngày nào ta cũng gặp, lại có thứ bạn vì hoàn cảnh lâu lắm mới thấy đến nhà. Người bạn ở đây thuộc loại sau, đặc biệt đến chơi khi nhà thơ không còn làm quan nữa.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Đã bấy lâu nay là một khoảng thời gian dài mà khi nói hẳn nhà thơ đã tính với lần đến trước. Bác là cách xưng hô vừa thân mật, vừa trân trọng (chẳng hạn : Bác già tôi cũng già rồi Biết thôi, thôi thế, thì thôi mới là, Muốn đi lại tuổi già thêm nhác, Trước ba năm gặp bác một lần – Khóc Dương Khuê). Câu thơ ở đây nghe như một lời chào, một tiếng reo vui.

Nhưng cái thời điểm bạn đến chơi lúc này mới oái oăm làm sao !

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Câu thơ báo hiệu một tình huống khó xử, nhưng cũng thể hiện tấm lòng đối với bạn : bạn lâu mới đến thăm thì việc đầu tiên là nghĩ đến chuyện thết bạn thật nhiều, thật ngon. Bốn câu thơ tiếp theo, câu nào cũng nghĩ đến các thứ có thể tiếp bạn mà không được, gần như một cuộc tổng duyệt các thứ sản vật có trong nhà :

Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Cái thú của mấy câu này là tỏ cho thấy cái gì cũng có mà không có gì, không có gì mà vẫn có. Có gà, có cá, có cải, có cà, có bầu, có mướp, có ao, có vườn, cỏ thể nói là nhà cũng phong lưu, khá giả đấy chứ! Có người nhận xét các thứ có ấy gợi lên một không khí điền viên, quê kiểng rất thân thiết, đầm ấm. Nhưng có mà chẳng có gì, bởi vì không đúng lúc, đúng thời vụ. Đến cả miếng trầu là đầu câu chuyện nhà thơ cũng không có. Cái này thì tác giả lại thừa nhận là không có, kể cũng lạ :

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Cái sự không có của tác giả đến đây là cao trào, ở làng quê, cây cau, dây trầu, miếng vỏ lảm sao lại không có, huống nữa, lại là đối với một ông đi đâu giở những cối cùng chày như Nguyễn Khuyến, thì làm sao mà không có được ? Nhưng tất cả cái sự không có ấy được cường điệu lên tới cực đại để mà nói lên cái thứ luôn luôn sẵn có để dành cho bạn : ấy là tấm lòng.

Bác đến chơi đây, ta với ta.

Ta với ta hiểu nhau, ta với ta quý nhau, ta với ta là tất cả ! Phải chăng ở đây có sự tác động của nguyên tắc hữu vô tương tác : đẩy cái vô (không) cho đến tận cùng để cái hữu (có) hiện lên với tất cả sức nặng ? Phải nói rằng khi đấy cái vô lên tận cùng thì bài thơ đã ở vào cái thế chông chênh. Cái gì cũng không có thì lấy gì để tỏ tình bạn ? Câu kết bất ngờ đã cân lại tất cả, lập lại thế cân bằng. Câu kết vì vậy có một sức nặng tình cảm rất lớn. Bài thơ tự nhiên làm ta liên tưởng tới bài Ngắm trăng trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh sau này :

Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Nhà thơ Hồ Chí Minh cũng gặp một cảnh tương tư : bạn trăng đã đến, nhưng trong tù không rượu cũng không hoa, biết làm sao đây? Giải pháp cuối cùng là tấm lòng đối với tấm lòng : người ngắm trăng, trăng ngắm người, vượt cao lên trên mọi thiêu thốn.

Thế mới biết giải pháp của Nguyễn Khuyến cũng là giải pháp muôn thuở của con người. Ví dù mâm cơm thịt cá ê hề, mà tình cảm lanh nhạt, tiếp đón chiêu lệ, thì phỏng còn có thú vị gì ? Trong bài thơ nầy, nói là chẳng có gì, nhưng tấm lòng muốn đãi bạn tất cả đã hiện lên rất rõ.

Nhưng đây là một bài thơ đùa vui. Người đọc chớ quá thật thà, nghĩ rằng nhà thơ để bạn ngồi nói chuyện suông rồi tiễn bạn ra về. Cũng đừng tưởng rằng nhà Nguyễn Khuyến rất giàu có. Rất có thể bài thơ là lời đùa vui, một chút cường điệu duyên dáng trước bữa cơm không được thinh soạn như ỷ, là lời tự khiêm để bộc bạch tấm lòng thành.

Còn có một điều lạ nữa là trong các thứ được nghĩ đến để mời bạn ở đây lại không thấy có rượu, một thứ mà từ Đỗ Phủ đến Hồ Chí Minh, và cả Nguyễn Khuyến trong các trường hợp khác không thể không nhắc đến : Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua không phải không tiền không mím ! (Khóc Dương Khuê), Rượu tiếng rằng hay… (Thu ẩm). Nhưng ai cũng biết, một bài thơ tám câu không phải cái gì cũng nói hết được, và chúng ta, những người đọc, không phải cái gì cũng hiểu hết được. Biết đâu trong mâm, rượu đã sẵn rồi !

Đặc sắc của bài thơ là lời thơ luật mà diễn đạt như lời nói thường, lời khẩu ngữ : Đã bấy lâu nay, bấc tới nhà, Trẻ thời đi vắng,-, chợ thời xa… cải chửa ra cây, cà mới nu, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa… Bác đến chơi đầy, ta với ta. Lời thơ tự nhiên như là xuất khẩu thành chương, tưởng như không có chút dụng công nào. Đặc sắc thứ hai là tạo một thế chênh vênh, sáu câu nói tới cái không có, để rồi dùng một câu kết bất ngờ cân bằng lại tất cả, biến những câu thơ về cái không có trở thành vô nghĩa, không quan trọng, và đề cao cái ta với ta ấm áp, thân tình.

(Trần Đình sử, Đọc văn – học văn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001)

VĂN BẢN ĐỌC THÊM

TỰ TRÀO

Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang Chẳng gầy, chẳng béo chỉ làng nhàng Cờ đương dở cuộc không còn nước Bạc chửa thâu canh đã chạy làng Mở miệng nói ra gàn bát sách Mềm môi chén mãi tít cung thang Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng.

(Nguyễn Khuyến)

Viết Bài Văn Biểu Cảm Văn Bản “Bạn Đến Chơi Nhà”

Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:Đã bấy lâu nay, bác tới nhàTrẻ thời đi vắng, chợ thời xaAo sâu nước cả, khôn chài cáVườn rộng rào thưa, khó đuổi gàCải chửa ra cây, cà mới nụBầu vừa rụng rốn, mướp đương hoaĐầu trò tiếp khách, trầu không cóBác đến chơi đày, ta với ta.Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:Đã bấy lâu nay, bác tới nhàCách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ – lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:Trẻ thời đi vắng, chợ thời xaCách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:Trẻ thời đi vắng, chợ thời xaAo sâu nước cả, khôn chài cáVườn rộng rào thưa, khó đuổi gàCải chửa ra cây, cà mới nụBầu vừa rụng rốn, mướp đương hoaTa hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.Đầu trò tiếp khách, trầu không cóĐến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp… những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý – tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mĩ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.Bác đến chơi đây, ta với taLần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỉ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viếtRượu ngon không có bạn hiềnKhông mua không phải không tiền không muaCâu thơ nghĩ, đắn đo muốn viếtViết đưa ai, ai biết mà đưa?Giường kia, treo những hững hờĐàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đànCó thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ… Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ Khóc Dương Khuê.Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:Từ trước bảng vàng nhà sẵn cóChẳng qua trong bác với ngoài tôi(Gửi bác Châu Cầu)Đến thăm bác, bác đang đau ốm ,Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngayBác bệnh tật, tôi yếu gầyGiao du rồi biết sau này ra sao(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử – Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.