Top 11 # Xem Nhiều Nhất Văn Bản Bài Thơ Sóng Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Athena4me.com

Bài Thơ Mây Và Sóng

Bài thơ: Mây và sóng (R. Ta-go)

Bài giảng: Mây và sóng – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Nội dung bài thơ Mây và sóng

I. Vài nét về tác giả

– R. Ta-go (1861-1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go (Ra-bin-đra-nát nghĩa là Thần Thái Dương, dịch tên ông sang Tiếng Việt là Tạ Cơ Thái Dương)

– Quê quán: sinh tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ, trong 1 gia đình quý tộc

– Tuy tài năng nhưng số phận Ta-go gặp nhiều bất hạnh

– Sự nghiệp sáng tác:

+ Ta- go làm thơ từ rất sớm và cũng tham gia các hoạt động chính trị và xã hội

+ Năm 14 tuổi ông được đăng bài thơ “Tặng hội đền tín đồ Ấn Độ giáo”

+ Vào năm 1913, ông trở thanh người Châu Á đầu tiên được trao Giải Nobel Văn học với tập “Thơ dâng”

+ Ta-go đã để lại cho nhân loại gia tài văn hóa đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngăn, trên 1500 bức họa và nhiều bút kí, luận văn…

+ Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng…

– Phong cách sáng tác: Đối với văn xuôi, Ta-go đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục. Về thơ ca, những tác phẩm của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng vè thủ pháp trùng điệp

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

– “Mây và sóng” được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909 và được Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non xuất bản năm 1915.

2. Bố cục: 2 phần

– Phần 1: (Từ đầu đến “xanh thẳm”): Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ

– Phần 2: (Còn lại): Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.

3 Giá trị nội dung

– Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc

– Bài thơ chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời

4 Giá trị nghệ thuật

– Sử dụng hình ảnh mang giàu chất trữ tình mang ý nghĩa biểu tượng

– Kết cấu bài thơ như một câu chuyện kể tạo ấn tượng thú vị với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé

– Nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, nhân hóa….

5 Phân tích tác phẩm I. Mở bài

– Vài nét về Ta-go: Một nhà thơ Ấn Độ tài năng với tấm lòng yêu thương đối với trẻ thơ

– Mây và sóng là một bài thơ ông viết với tấm lòng yêu trẻ thơ của mình, đồng thời gửi gắm vào đó những triết lí sâu sắc về tình mẫu tử

II. Thân bài

1. Lời mời gọi của những người trên mây và sóng

– Lời mời gọi của mây và sóng:

+ Những người trên mây: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”

+ Những người trên sóng: “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao?”

⇒ Thế giới mà mây và sóng vẽ ra là thế giới diệu kì, bí ẩn, hấp dẫn, đặc biệt là đối với trẻ thơ

– Cách đến với mây và sóng:

+ Đến với mây: đến nơi tận cùng trái đất và đưa tay lên trời

+ Đến với sóng: đến rìa biển cả và nhắm nghiền mắt lại

– Nhận xét:

+ Lời mời gọi của mây và sóng: Lời mời gọi hấp dẫn, thú vị, khơi gợi trí tò mò

+ Cách đến với mây và sóng: rất dễ thực hiện, thú vị, hấp dẫn

– Nghệ thuật: nhân hóa, sử dụng hình ảnh ẩn dụ đầy sức gợi

⇒ “mây” và “sóng” là biểu tượng cho thế giới thần tiên kì ảo mà em bé tưởng tượng ra, nhưng “mây” và “sóng” cũng là những thú vui, những cám dỗ trong cuộc sống thường ngày mà con người rất dễ bị thu hút

2. Phản ứng của em bé trước lời mời gọi

– Ban đầu: Em bé bị hấp dẫn bởi những lời mời, bằng chứng là em bé hỏi lại:

+ Với mây: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”

+ Với sóng: “Nhưng làm thế nào mình ra đó được?”

⇒Phản ứng ban đầu của em bé là có thể hiểu được vì những lời mời ấy vô cùng thú vị, dễ hấp dẫn, đặc biệt là đối với trẻ con

– Sau đó: Em bé từ chối lời mời: “Làm sao có thể rời mẹ mang đi được”

⇒ lời từ chối dễ thương nhưng đầy cảm động

– Nghệ thuật: đối thoại

⇒ Dù luyến tiệc cuộc vui, nhưng sự từ chối lời mời gọi đã thể hiện tình yêu thương mẹ thiết tha của em bé, lúc nào em cũng nghĩ đến mẹ, luôn mong muốn ở bên mẹ. Mẹ với tình yêu thương đã trở thành sức mạnh, nguồn động lực cho em bé vượt qua những cám dỗ

3. Trò chơi của em bé và mẹ

– Trò chơi của em bé và mẹ :

+ Sau khi từ chối mây: “Con là mây và mẹ là trăng. Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”

+ Sau khi từ chối sóng: “Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ”

– Đối với em bé: đó là trò chơi thú vị hơn, hay hơn vì những trò chơi ấy bắt nguồn từ tình yêu thương mẹ

⇒ Hình ảnh thiên nhiên “mây”, “sóng” ở đây tượng trưng cho con thích vui chơi, hình ảnh “trăng”, ” bến bờ kì lạ” tượng trưng cho sự dịu dàng dàng và tấm lòng bao la, tình yêu thương con không bờ bến ⇒ Lòng yêu thương mẹ bộc lộ rõ nét hơn nữa

– Hai câu thơ cuối: Hai câu thơ là lời khẳng định tình mẫu tử thiêng liêng và bất diệt, đó là tình cảm lớn lao được nâng tầm vũ trụ

– Nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh biểu tượng, điệp ngữ, câu thơ giàu hình ảnh…(đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu cho thơ Ta-go)

⇒ Hình tượng em bé hiện lên vừa có những nét ngây thơ đáng yêu đồng thời thể hiện thông minh, trí tưởng tượng phong phú và tình yêu thương mẹ thiết tha ⇒ tinh thần nhân văn của Ta-go: ngợi ca vẻ đẹp tình mẫu tử

4. Triết lí qua bài thơ

– Con người không tránh khỏi những sự thu hút, cám dỗ từ đời sống, nếu như không có điểm tựa vững chắc, con người rất dễ vướng vào những cám dỗ đó. Tình mẫu tử chính là một điểm tựa vững chắc trong đời người

– Hạnh phúc, đó không phải là những thứ quá xa vời, cũng không phải tự nhiên mà có, hạnh phúc luôn nằm ngay gần chúng ta, trong những điều giản dị hàng ngày, do chính chúng ta tạo ra

III. Kết bài

– Khái quát lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

– Liên hệ thực tế bản thân

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 9 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 9 hơn.

Bài Thơ Sóng (Xuân Quỳnh)

Bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh)

Bài giảng: Sóng (Xuân Quỳnh) – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Nội dung bài thơ Sóng

I. Đôi nét về tác giả Xuân Quỳnh

– Xuân Quỳnh sinh năm 1942, mất năm 1988, tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh

– Quê quán: La Khê, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội)

– Xuân Quỳnh xuất thân trong một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội

– Xuân Quỳnh từng là diễn viên múa của Đoàn văn công nhân dân Trung ương, là biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III

– Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước

– Năm 2007, Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

– Tác phẩm chính: Tơ tằm – Chồi biếc (in chung), Hoa dọc chiến hào, Gió Lào cát trắng, Lời ru trên mặt đất, Tự hát, Hoa cỏ may, Bầu trời trong quả trứng, truyện thơ Truyện Lưu Nguyễn

– Phong cách thơ: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằn thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường.

II. Đôi nét về tác phẩm Sóng

1. Hoàn cảnh ra đời

– Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tê ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh

– Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào

2. Bố cục (4 phần)

– Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng

– Phần 2 (2 khổ tiếp theo): Suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn và quy luật của tình yêu

– Phần 3 (3 khổ thơ tiếp theo): Nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái trong tình yêu

– Phần 4 (còn lại): Khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt

3. Giá trị nội dung

Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó cho thấy tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.

4. Giá trị nghệ thuật

– Hình tượng sóng đôi giúp nhà thơ diễn tả những cảm xúc khó nói trong tình yêu

– Thể thơ năm chữ với cách ngắt nhịp linh hoạt phù hợp trong việc diễn tả các cung bậc, sắc thái cảm xúc khác nhau

– Ngôn ngữu gần gũi, trong sáng, dung dị, tinh tế

III. Dàn ý phân tích Sóng

I. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh (tiểu sử, phong cách thơ…)

– Giới thiệu khát quát về bài thơ “Sóng” (hoàn cảnh ra đời, nội dung chính….)

II. Thân bài

1. Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng

– Thủ pháp đối lập: dữ dội – dịu em, ồn ào – lặng lẽ

→ Các cung bậc, sắc thái khác nhau của sóng cũng giống như những cung bậc tình cảm phong phú, những trạng thái đối cực phức tạp, đầy nghịch lí của người phụ nữu khi yêu

– Hình ảnh ẩn sụ, nhân hóa “Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”: khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì chật chội, nhỏ hẹp, tầm thường

→ Quan niệm mới về tình yêu: yêu là tự nhân thức, là vươn tới cái rộng lớn, cao xa

– Phép so sánh, liên tưởng “Ôi con sóng ngày xưa … Bồi hồi trong ngực trẻ”: Lời khẳng định khát vọng tình yêu cháy bỏng, mãnh liệt luôn luôn thường trực trong trái tim tuổi trẻ

2. Những suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn và quy luật của tình yêu

– Sử dụng dày đặc các câu hơi tu từ “Từ nơi nào sóng lên?”, “Gió bắt đầu từ đâu?”: thể hiện mong muốn muốn tìm được cội nguồn của tình yêu, lí giải được tình yêu, khát khao hiểu được tình yêu, hiểu được bản thân mình và hiểu được người mình yêu

– Câu trả lời “Em cũng không biết nữa”: Lời tự thú chân thành của người phụ nữ, đầy hồn nhiên, nữ tính. Tình yêu là bí ẩn, những trạng thái trong tình yêu luôn là những điều khó lí giải

3. Nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái khi yêu

– Nỗi nhớ là tình cảm chủ đạo, luôn thường trực trong trái tim những người đang yêu

+ Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian: “dưới lòng sâu… trên mặt nước…”, “ngày đêm không ngủ được”

→ Nỗi nhớ da diết, sâu đậm

+ Tồn tại trong ý thức và đi vào cả tiềm thức: “Lòng em nhớ đến anh/Cả trong mơ còn thức”

→ Cách nói cường điệu nhưng hết sức hợp nhằm tô đậm nỗi nhớ mãnh liệt của tác giả

+ Nghệ thuật nhân hóa, hóa thân vào sóng để “em” tự bộc lộ nỗi nhớ da diết, cháy bỏng của mình

– Lòng thủy chung, son sắt của người con gái trong tình yêu:

+ “Em”: phương Bắc phương Nam – “Hướng về anh một phương”

→ Lời thể thủy chung son sắt tuyệt đối

+ “sóng” : ngoài đại dương → “Con nào chẳng tới bờ”

→ quy luật tất yếu.

+ Lòng thủy chung là sức mạnh để tình yêu vượt qua mọi khó khăn, thử thách để tới với bến bờ hạnh phúc

⇒ Lời khẳng định cho cái tôi của một con người luôn vững tin ở tình yêu

4. Khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt

– Sự nhạy cảm và lo âu của tác giả về cuộc đời trước sự trôi chảy của thời gian “Cuộc đời tuy dài thế … Mây vẫn bay về xa”

– “Làm sao” gợi sự băn khoăn, khắc khoải, ước ao được hóa thành “trăm con sóng nhỏ” để muôn đời vỗ mãi vào bờ.

– Khát khao của nguời phụ nữa được hòa mình vào cuộc đời, được sống trong “biển lớn tình yêu” với mooitj tình yêu trường cửu, bất diệt với thời gian

III. Kết bài

– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

+ Nội dung: bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó cho thấy tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người

+ Nghệ thuật: hình ảnh sóng đôi sóng và em, thể thơ năm chữ, ngogn ngữu dung dị, trong sáng…

– Cảm nhận về bài thơ: bài thơ cho chúng ta thấy rõ những cung bậc cảm xúc sâu lắng, thầm kín trong tình yêu. Đó là tiếng lòng, là nhịp chảy của những trái tim đang khao khát, rạo rực yêu thương.

Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại chúng tôi

tac-gia-tac-pham-lop-12.jsp

Soạn Bài Thơ Sóng Của Tác Giả Xuân Quỳnh

BÀI LÀM

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Vài nét về tác giả:

Xuân Quỳnh (1942 – 1988) Quê ở Hà Đông – Hà Nội. Xuất thân từ gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ.

Xuân Quỳnh là diễn viên mùa của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương, là biên tập viên báo Văn nghệ, biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Ủy viên Ban Cháp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa III.

Tác phẩm chính: Thơ Tơ tằm – chồi biếc, Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào Cát Trắng (1974)…

Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mĩ.

Thơ Xuân Quỳnh vừa tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.

Năm 2001, Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Tác phẩm “Sóng”:

Bài thơ được sáng tác năm 1967

Hoàn cảnh sáng tác: Trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình).

Bài thơ được in trong tập Hoa dọc chiến hào

Bố cục bài thơ gồm 3 phần:

Phần một: Hai khổ thơ đầu: Cảnh tả thực về sóng và sự liên tưởng đến tình yêu.

Phần hai: Bốn khổ thơ tiếp theo: Tình yêu chung thủy, dạt dào và nỗi nhớ da diết của người con gái đang yêu.

Phần ba: Phần còn lại: Khát vọng được biến mình thành con sóng tình yêu của nữ tác giả.

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

Câu 1.

Âm điệu, nhịp điệu của bài thơ:

Âm điệu bài thơ khi nhẹ nhàng, êm ái, khi da diết, mạnh mẽ giống như con sóng “dữ dội và dịu êm”.

Những yếu tố tạo nên âm điệu, nhịp điệu của bài thơ:

Thứ nhất, cảnh thật của những con sóng: khi mạnh mẽ xô vào bờ, khi lại nhẹ nhàng mơn chớn bờ cát trắng.

Thứ hai, những cảm xúc của tình yêu: khi nồng nàn da diết, khi êm dịu nhẹ nhàng, khi lại hờn giận, nhớ nhung…

Thứ ba: Cảm xúc của chính tác giả. Khi viết bài thơ này, Xuân Quỳnh mới hai mươi lăm tuổi – đúng tuổi đang yêu với một tình yêu thủy chung và mạnh mẽ. Lời thơ cũng chính là lời của Xuân Quỳnh muốn gửi đến người mình yêu.

Câu 2.

Phân tích hình tượng sóng:

Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Những con sóng “dữ dội và dịu êm”, “ồn ào và lặng lẽ”, “sóng tìm ra tận bể”. Trước mắt ta là những con sóng khi mơn chớn vỗ vào bờ cát trắng, khi lại dồn dập ập vào bờ. Cũng giống như tình yêu khi nhẹ nhàng dịu êm, khi lại hờn ghen giận dỗi. Và những nỗi nhớ niềm thương, những cung bậc cảm xúc của tình yêu cũng chẳng khác những con sóng đang vỗ về trước mắt người thiếu nữ trẻ. Nếu như con sóng đang “tìm ra tận bể” thì tình yêu trong trái tim nhà thơ cũng đang bồi hồi và “đầy khát vọng” được ôm ấp, được yêu thương.

“Trước muôn trùng sóng bể,

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?”

Tình yêu không có lý do, như con sóng kia không biết “từ nơi nào sóng lên”. Chỉ biết rằng, tình yêu xuất phát từ trái tim đang nồng nàn, đang khát khao của Xuân Quỳnh. Tình yêu ấy thủy chung và mạnh mẽ, như con sóng vô tận ngàn năm vẫn vỗ vào bờ.

Hàng nghìn con sóng, sóng của biển cả, và sóng trong lòng tác giả, tất cả đang tìm vào bến bờ hạnh phúc. Nỗi nhớ của Xuân Quỳnh lan sang cả những con sóng vô tri vô giác:

“Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được”

Đến lúc này, hình ảnh sóng và người đã hòa nhập với nhau làm một. Sóng nhớ bờ, còn Xuân Quỳnh nhớ người yêu. Một nỗi nhớ thổn thức, khôn nguôi.

Con sóng nào rồi cũng sẽ tới bờ dù muôn vời cách trở, giống như tình yêu của Xuân Quỳnh, dù có phải trải qua bao nhiêu xa cách hay trắc trở đi chăng nữa, cũng vẫn sẽ đến được với nhau, đến với bến bờ hạnh phúc trong biển cả tình yêu.

Vì thế, Xuân Quỳnh đã hóa thân mình thành sóng, để mong được vỗ vào bờ hàng đêm, hàng ngày, được thỏa nỗi nhớ với người mình yêu.

Câu 3.

Mối quan hệ giữa sóng và em:

Sóng và em tuy hai mà một. Cả hai cùng chung những trạng thái cảm xúc: dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ. Dù sóng chỉ là con sóng vô tri vô giác, sóng vỗ vào bờ theo quy luật tự nhiên. Nhưng dưới cái nhìn của một con người đang khát khao tình yêu, con sóng ấy đã trở thành con sóng lòng của tác giả.

Nghệ thuật kết cấu của bài thơ:

Kết cấu bài thơ rất chặt chẽ. Các khổ thơ vừa diễn tả sóng, vừa diễn tả cảm xúc của nhà thơ. Ban đầu là tình yêu chung thủy, sau là nỗi nhớ, là khát khao được tìm về bến đỗ bên người mình yêu.

Sự tương đồng giữa người phụ nữ đang yêu và những con sóng:

Con sóng và trái tim Xuân Quỳnh đã hòa vào nhau làm một. Cả hai sẽ cùng mãi thủy chung. Vì thế, Xuân Quỳnh đã hóa thân thành một con sóng nhỏ để mong được vỗ về với bến yêu thương.

Câu 4.

Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ dang yêu. Người phụ nữ ấy có tâm hồn rất trong sáng với một tình yêu chung thủy và nồng nàn, da diết.

Dù là con gái, và đang sống trong thời còn hà khắc về chuyện yêu đương nam nữ, nhưng Xuân Quỳnh đã không ngại ngần thể hiện tình yêu của mình một cách thẳng thắn. Thậm chí, Xuân Quỳnh còn viết lên những nỗi niềm cảm xúc của mình, những nỗi khát khao được trao đi và nhận lại yêu thương của một tình yêu thực sự.

Phân Tích Bài Thơ Sóng Của Xuân Quỳnh

Sóng là một bài thơ tình yêu rất tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu. Sóng trong tác phẩm cùng tên của nhà thơ mang hình ảnh ẩn dụ . Nó là sự hóa thân của cái tôi trữ tình đầy mơ mộng của thi nhân….

Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường . Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn luôn luôn khao khát tình yêu, gắn bó hết mình với cuộc sống hàng ngày, trân trọng, nâng niu và chăm chút cho hạnh phúc đời thường. Trong các nhà thơ nữ Việt Nạm, Xuân Quỳnh xứng đáng được gọi là nhà thơ của tình yêu . Bà viết nhiều , viết hay về tình yêu nhưng có lẽ Sóng là bài thơ đặc sắc hơn cả. Bởi nó nói lên được một tâm hồn khao khát yêu đương, một tình yêu vừa hồn nhiên chân thật, vừa mãnh liệt, sôi nổi của một trái tim phụ nữ .

Tình yêu là đề tài muôn thuở của thi ca . Nhiều nhà thơ nổi tiếng đã viết về tình yêu với tất cả sự nồng nhiệt của một trái tim tuổi trẻ . Ta bắt gặp một Xuân Diệu nồng nàn, đắm say và khát khao dâng hiến cho tình yêu, một Nguyễn Bính mơ màng tìm về tình yêu đồng nội, một Anh Thơ tha thiết nhưng thẹn thùng cái duyên con gái… nhưng chỉ đến Xuân Quỳnh, cái khát vọng rất đỗi đời thường của con người đó mới được bộc bạch , mà bộc bạch một cách chân thành như chính cuộc đời nhà thơ vậy : một thứ tình yêu vừa phong phú, phức tạp, vừa thiết tha sôi nổi của một trái tim phụ nữ đang rạo rực, đang khao khát yêu đương .

Sóng trong tác phẩm cùng tên của nhà thơ mang hình ảnh ẩn dụ . Nó là sự hóa thân của cái tôi trữ tình đầy mơ mộng của thi nhân . Sóng và em tuy hai mà một, có lúc phân đôi để soi chiếu vào nhau làm nổi bật sự tương đồng, có lúc lại hòa nhập để tạo nên âm vang cộng hưởng . Và có thể nói qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã bày tỏ một tình yêu dạt dào, mênh mông và một khát vọng vĩnh hằng về tình yêu đôi lứa

Mở đầu bài thơ là trạng thái tâm lý đặc biệt của một tâm hồn đang khao khát yêu đương, đang tìm đến một tình yêu rộng lớn hơn. Xuân Quỳnh diễn tả thật cụ thể cái trạng thái khác thường, vừa phong phú vừa phức tạp trong một trái tim cồn cào khao khát tình yêu. Tính khí của người con gái đang yêu, cũng như sóng vậy thôi, vốn mang trong nó nhiều trạng thái đối cực: “Dữ dội và dịu êm, Ồn ào và lặng lẽ” … Và cũng như sóng, trái tim người con gái đang yêu không chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp, luôn vươn tới cái lớn lao để có thể đồng cảm, đồng điệu với mình “Sông không hiểu nổi mình, Sóng tìm ra tận bể” . Có thể thấy, ngay trong khổ thơ đầu tiên này một nét mới mẻ trong quan niệm về tình yêu. Người con gái khao khát yêu đương nhưng không còn nhẫn nhục, cam chịu nữa . Nếu “Sông không hiểu nổi mình” thì sóng sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó “Tìm ra tận bể”, đến với cái cao rộng, bao dung. Thật là minh bạch và cũng thật là quyết liệt !

Nỗi khát vọng tình yêu xôn xao, rạo rực trong trái tim con người, trong quan niệm của Xuân Quỳnh, là khát vọng muôn đời của nhân loại mà mãnh liệt nhất là của tuổi trẻ . Nó cũng như sóng, mãi mãi trường tồn , vĩnh hằng với thời gian. Từ ngàn xưa, con người đã đến với tình yêu và mãi mãi cứ đến với tình yêu . Với con người, tình yêu bao giờ cũng là một khát vọng bồi hồi:

Khi tình yêu đến, như một tâm lý tự nhiên và thường tình, người ta luôn có nhu cầu tự tìm hiểu và phân tích . Nhưng tình yêu là một hiện tượng tâm lý khác thường, đầy bí ẩn, không thể giải quyết được bằng lý lẽ thông thường, làm sao có thể giải đáp được câu hỏi về khởi nguồn của tình yêu, về thời điểm bắt đầu của một tình yêu. Cái điều mà trước đó đã từng là Xuân Diêu băn khoăn “Làm sao cặt được nghĩa tình yêu? ” thì nay một lần nữa Xuân Quỳnh bộc bạch một cách hồn nhiên, thật dễ thương . Tình yêu cũng như sóng biển, như gió trời vậy thôi, làm sao có thể hiểu hết được. Nó cũng tự nhiên, hồn nhiên như thiên nhiên , và cũng khó hiểu, nhiều bất ngờ như tự nhiên vậy :

Tình yêu thường cũng gắn liền với nỗi nhớ khi xa cách. Nỗi nhớ của một trái tim đang yêu được Xuân Quỳnh diễn tả thật mãnh liệt . Một nỗi nhớ thường trực cả khi thức, cả khi ngủ, bao trùm lên cả không gian . Một nỗi nhớ còn cào, da diết, không thể nào yên, không thể nào nguôi . Nó cuồn cuộn, dào dạt như những đợt sóng biển triền miên, vô hồi, vô hạn . Nhịp thơ trong suốt bài thơ này là nhịp sóng, nhưng rõ nhất, dào dạt, hăm hở, náo nức nhất , mãnh liệt nhất là ở đoan thơ này :

Và, như trên đã nói, vẫn là hình tượng song hành của sóng và em bổ sung đắp đổi cho nhau nhằm diễn tả sâu sắc hơn, ám ảnh hơn tình yêu và nỗi nhớ cùng với lòng thủy chung vô hạn của một trái tim đang rạo rực yêu thương . Nỗi nhớ được diễn tả qua hình tượng con sóng nhớ bờ ” Ngày đêm không ngủ được” vẫn chưa đủ, chưa thỏa, lại được thể hiện một lần nữa qua nỗi nhớ của nhà thơ : ” Lòng em nhớ đến anh, Cả trong mơ còn thức”. Nỗi nhớ tràn đầy lòng yêu của thi sĩ. Nỗi nhớ thường trực trong mọi không gian và thời gian, không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn len lỏi trong ý thức, xâm nhập vào cả trong giấc mơ. Những đòi hỏi, khao khát yêu đương của người con gái được bộc lộ thật mãnh liệt nhưng cũng thật giản dị : sóng chỉ khao khát tới bờ cũng như em khao khát có anh ! Tình yêu của người con gái ở đây vừa thiết tha, mãnh liệt, vừa trong sáng, giản dị, vừa thủy chung duy nhất. Qua hình tượng sóng và em . Xuân Quỳnh đã nói lên thật chân thành, táo bạo , không hề giấu giếm cái khát vọng tình yêu sôi nổi, mãnh liệt của mình, một phụ nữ, một điều hiếm thấy trong văn học Việt Nam .

Xuân Quỳnh viết bài thơ Sóng năm 1967, khi mà nhà thơ đã từng nếm trải sự đổ vỡ trong tình yêu. Song, người phụ nữ hồn hiên tha thiết yêu đời này vẫn còn ấp ủ biết bao hi vọng, vẫn phơi phới một niềm tin vào hạnh phúc trong trương lai. Vừa tự động viên, an ủi mình, tác giả vừa tin vào cái đích cuối cùng của một tình yêu lớn như con sóng nhất định sẽ “tới bờ”, “dù muôn vời cách trở”. Tương lai hạnh phúc như đang còn ở phía trước . Và vì thế, ý thức về thời gian chưa làm nhà thơ lo âu mà chỉ làm tăng thêm niềm tin tưởng:

Xuân Quỳnh vừa thổ lộ trực tiếp, vừa mượn hình tượng sóng để nói và suy nghĩ về tình yêu. Những ý nghĩ này có vẻ tự do, tản mạn, nhưng từ trong chiều sâu của thi tứ vẫn còn sự vận động nhất quán . Đó là cuộc hành trình khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la, rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thủa:

Người con gái mong muốn hòa mình vào bể đời rộng lớn , bứt mình ra khỏi những lo toan tính toán , để ngập chìm trong bể lớn tình yêu . Phải có mọt tình yêu như thế nào thì mới có được một mong muốn cao cả đến chừng ấy . Khát vọng tình yêu cũng là khát vọng sống mãnh liệt đủ đầy . Cuộc đời còn tình yêu thì cuộc đời còn tươi đẹp và đáng sống và sống trong tình yêu là một điều hạnh phúc . Xuân Quỳnh mong ước được sống mãi trong tình yêu, bất tử với tình yêu .

Sóng là một bài thơ tình yêu rất tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu. Một bài thơ vừa xinh xắn, duyên dáng, vừa mãnh liệt, sôi nổi, vừa hồn nhiên, trong sáng, vừa ý nhị sâu xa. Sau này khi đã nếm trải nhiều cay đắng trong tình yêu, giọng thơ Xuân Quỳnh không còn phơi phới bốc men say nữa, nhưng cái khát vọng tình yêu vẫn tồn tại mãi mãi trong trái tim tràn ngập yêu thương của nhà thơ .