Top 5 # Xem Nhiều Nhất Văn Bản Áp Dụng Pháp Luật Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Văn Bản Áp Dụng Pháp Luật Và Đặc Điểm Của Văn Bản Áp Dụng Pháp Luật

Văn bản áp dụng pháp luật và đặc điểm của văn bản áp dụng pháp luật? Văn bản áp dụng pháp luật là gì? Văn bản áp dụng pháp luật có đặc điểm gì?

1. Khái niệm văn bản áp dụng pháp luật

Văn bản áp dụng pháp luật được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau nên sẽ được định nghĩa một cách khái quát và tổng quan nhất.

Xét văn bản áp dụng pháp luật dưới góc độ lý luận chung về Nhà nước và pháp luật thì loại Văn bản áp dụng pháp luật này được xác định cụ thể đó là loại là văn bản pháp lý có nội dung, tính chất của văn bản mang tính cá biệt, mang nội dung có tính chất quyền lực mà được lập, xác lập dựa trên yêu cầu vụ việc mà các chủ thể có thẩm quyền (cơ quan nhà nước; nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền) đưa ra quyết định ban hành dựa trên cơ sở pháp luật, pháp lý thực hiện theo trình tự, thủ tục mà luật định nhằm điều chỉnh cá biệt đối với các tổ chức, cá nhân cụ thể đã xác định được danh tính cụ thể và trong những trường hợp cụ thể.

Nghiên cứu khác mà xét dưới góc độ xây dựng văn bản pháp luật thì loại văn bản áp dụng pháp luật được hiểu như sau: Văn bản áp dụng pháp luật được xác định là văn bản do các chủ thể có đủ tư cách về thẩm quyền ban hành theo hình thức cũng như các nội dung trình tự thủ tục do pháp luật quy định, nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật thành những mệnh lệnh cụ thể, áp dụng một lần đối với cá nhân, tổ chức nhất định.

2. Đặc điểm của văn bản pháp luật

Từ khái niệm trên, có thể thấy văn bản áp dụng pháp luật có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, văn bản áp dụng pháp luật ban hành ra dưới dạng quy định do những cơ quan nhà nước, cá nhân hoặc tổ chức xã hội được nhà nước ủy quyền áp dụng pháp luật ban hành và được bảo đảm thực hiện trong trường hợp cần thiết bằng cưỡng chế nhà nước. Chỉ những chủ thể có có thẩm quyền về những nội dung trong văn bản do pháp luật quy định mới có thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật. Nếu văn bản áp dụng pháp luật mà nội dung ban hành xác định về nội dung được ban hành bởi cá nhân hay tổ chức mà pháp luật không quy định về thẩm quyền ban hành thuộc cá nhân hay cơ quan tổ chức ban hành đó thì văn bản áp dụng pháp luật đó không có hiệu lực pháp luật.

Thứ hai, văn bản áp dụng pháp luật được thể hiện trong những hình thức pháp lí dưới các dang hình thức nhất định nhất định như : bản án, quyết định, lệnh,…

Hình thức của văn bản pháp luật bao gồm tên gọi và thể thức của văn bản pháp luật. Đối với văn bản áp dụng pháp luật thì tên gọi do pháp luật quy định, tùy thuộc vào tính chất công việc mà văn bản áp dụng pháp luật có tên gọi khác nhau, đồng thời thông qua tên gọi của văn bản áp dụng pháp luật ta có thể nhận biết được cơ quan nào có thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật đó.

Thứ ba, văn bản áp dụng pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục mà đã được bên nội dung trong quy định pháp luật. Thủ tục xây dựng văn bản áp dụng pháp luật sẽ bao bao gồm một số hoạt động có nội dung chuyên môn như: về hình thức soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật, về vấn đề trình, sau đó được thông qua đối với văn bản áp dụng pháp luật, ban hành văn bản áp dụng pháp luật. Điều này đề cập đến với nội dung xuất phát từ mục đích ban hành văn bản áp dụng pháp luật đó là giải quyết về vấn đề, công việc cụ thể do vậy mỗi một hoạt động chuyên môn trên không yêu cầu, đòi hỏi nhiều chủ thể tham gia, và văn bản áp dụng pháp luật này được tiến hành trong khoảng thời gian ngắn.

Thứ tư, văn bản áp dụng pháp luật có tính chất áp dụng khá cá biệt, các văn bản áp dụng pháp luật thì xác định sẽ được áp dụng một lần đối với tổ chức, cá nhân. Khác với văn bản quy phạm pháp luật có nội dung chứa đựng các quy phạm pháp luật (các quy tắc xử sự chung) và các văn bản quy phạm pháp luật thì sẽ được áp dụng nhiều lần trên thực tiễn thì nội dung của văn bản áp dụng pháp luật lại chứa đựng các mệnh lệnh cụ thể đối với những đối tượng đã được xác định trong văn bản, được áp dụng một lần đối với tổ chức, cá nhân. Nội dung của văn bản áp dụng pháp luật chỉ rõ cụ thể cá nhân nào, tổ chức nào phải thực hiện hành vi gì.

3. Thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật

Thứ năm, văn bản áp dụng pháp luật phải hợp pháp và phù hợp với thực tế, phải phù hợp với luật và dựa trên những quy định của pháp luật cụ thể. Bất cứ văn bản pháp luật nào được ban hành cũng đều phải đảm bảo tính hợp pháp và phù hợp với thực tế. Nội dung của văn bản áp dụng pháp luật được thể hiện ở việc các mệnh lệnh đưa ra phải phù hợp với các quy phạm pháp luật về nội dung và mục đích điều chỉnh, nếu không có sự phù hợp trên thì văn bản áp dụng pháp luật có thể bị đình chỉ hoặc hủy bỏ. Văn bản áp dụng pháp luật được ban hành không những phải hợp pháp mà còn phải phù hợp với thực tế, nếu không phù hợp với thực tế thì nó khó có thể được thi hành hoặc thi hành mà không mang lại kết quả cao.

Văn bản áp dụng pháp luật được lập, ban hành thuộc về thẩm quyền quyết định của những cá nhân có thẩm quyền ban hành và cơ quan có thẩm quyền ban hành. Tuy nhiên trên thực tế pháp luật hiện nay thì có thể thấy những văn bản áp dụng pháp luật này thường do các cá nhân có thẩm quyền ban hành loại văn bản trên.

– Đối với nội dung về hình thức thì chủ yếu được thể hiện dưới các hình thức văn bản như quyết định, hay dưới hình thức bản án, hay dưới hình thức các lệnh…

– Đối với nội dung về tên gọi thì hiện nay lại chưa được pháp điển hóa tập trung đối với nội dung về tên gọi của loại văn bản áp dụng pháp luật.

5. Cơ sở ban hành, trình tự ban hành văn bản áp dụng pháp luật

– Trong khi văn bản quy phạm pháp luật thì ta có thể thấy về vấn đề phạm vi áp dụng thì văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với tất cả các đối tượng thuộc đối tượng điều chỉnh trong phạm vi toàn quốc hoặc áp dụng đối với một đơn vị hành chính đã được chỉ định trong văn bản. Tuy nhiên đối với văn bản áp dụng pháp luật thì loại văn bản này lại chỉ có hiệu lực áp dụng với những đối tượng cụ thể, hoặc một số đối tượng đã xác định rõ danh tính, chỉ định đích danh trong văn bản áp dụng pháp luật đó (ví dụ: bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án đã tuyên, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án đã ra quyết định…)

– Văn bản áp dụng pháp luật thường có hiệu lực trong khoảng thời gian không dài, và thường áp dụng theo vụ việc (ví dụ: bảng giá đất tại mỗi địa phương thường hết hạn vào cuối năm tài chính đó là ngày 31/12 hàng năm).

– Trình tự ban hành văn bản áp dụng pháp luật hiện nay không có bất cứ một trình tự áp dụng theo luật định nào. Tuy nhiên thì xác định văn bản quy phạm pháp luật hiện nay lại được ban hành một cách trình tự và đúng thủ tục mà luật đã định cụ thể tại Luật xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

– Đối với vấn đề hủy bỏ, hay sửa đổi văn bản áp dụng pháp luật thì thường do các cơ quan tổ chức, hay cá nhân ban hành ra các văn bản áp dụng pháp luật này ra quyết định hủy bỏ hoặc sửa đổi.

Xin trân thành cảm ơn!

Nguyên Tắc Áp Dụng Văn Bản Pháp Luật

Hiện tại ở Việt Nam, các loại văn bản pháp luật quá nhiều như một rừng luật. Vậy quy định về văn bản pháp luật và việc áp dụng văn bản pháp luật như thế nào? Các trường hợp nhiều văn bản cùng một nội dung và có mâu thuẫn với nhau thì áp dụng ra sao? Theo hướng dẫn của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 giải thích:

Các văn bản ở trên được gọi là văn bản quy phạm pháp luật, đôi khi một số trường hợp các văn bản này sẽ có mâu thuẫn với nhau. Việc áp dụng được quy định rõ tại điều 156 luật này:

Điều 156. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.5. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.

Theo đó có một số lưu ý sau đây khi áp dụng văn bản quy phạm pháp luật– Về hiệu lực thi hành văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có quy định hiệu lực trở về trước, thì áp dụng theo quy định đó.– Khi lựa chọn văn bản để áp dụng: Nếu nhiều văn bản cùng quy định một vấn đề nhưng có sự khác nhau thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Nếu hiệu lực ngang nhau và do cùng một cơ quan ban hành thì áp dụng văn bản được ban hành sau

Áp Dụng Văn Bản Pháp Luật Nào Lúc ‘Giao Thời’?

Văn bản hướng dẫn cần được ban hành kịp thời

Điều 8 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 có nêu: “Văn bản quy định chi tiết phải quy định cụ thể, không lặp lại quy định của văn bản được quy định chi tiết và phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết”.

Nếu điều này được tuân thủ thì sẽ hạn chế được các khoảng trống của pháp luật trong quá trình phải chờ văn bản hướng dẫn, đồng thời những văn bản hướng dẫn mới sẽ thay thế ngay những văn bản cũ.

Vừa qua, tôi có nhận được hai yêu cầu tư vấn về việc áp dụng văn bản pháp luật nào cho chính xác.

Một là câu hỏi của bà L.T.K. về trường hợp hủy bỏ quyết định tuyển dụng công chức đối với người tập sự bị xử lý kỷ luật xảy ra tháng 4-2010 thì áp dụng quy định nào. Vì theo quy định tại điều 20 nghị định 117/2003/NĐ-CP (thi hành pháp lệnh cán bộ, công chức 1998) thì người đứng đầu cơ quan quản lý công chức có quyền hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với người tập sự bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.

Sau đó pháp lệnh này bị thay thế bởi Luật cán bộ, công chức (có hiệu lực từ ngày 1-1-2010). Nghị định 24/2010/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1-5-2010) hướng dẫn thi hành Luật cán bộ, công chức thì quy định người đứng đầu cơ quan quản lý công chức có quyền hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với người tập sự bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên.

Tháng 4-2010 là “giao thời” vì pháp lệnh cán bộ, công chức đã hết hiệu lực, còn nghị định 24 lại chưa có hiệu lực.

Hai là thắc mắc của ông H.V.Y.: thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT ngày 14-7-2005 (thi hành nghị định 55/2001/NĐ-CP) quy định về điều kiện kinh doanh đại lý Internet, có các yêu cầu: người quản lý phòng máy phải có trình độ tối thiểu là A tin học, có sơ đồ hệ thống máy tính, có sổ tập hợp các quy định của Nhà nước về Internet. Sau đó nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28-8-2008 thay thế nghị định 55 lại không quy định các yêu cầu như trên. Như vậy thông tư 02 có còn hiệu lực áp dụng không?

Pháp luật bỏ ngỏ

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 có quy định rõ: “Văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của văn bản hết hiệu lực cũng đồng thời hết hiệu lực cùng với văn bản đó, trừ trường hợp được giữ lại toàn bộ hoặc một phần vì còn phù hợp với các quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới”. Đây là một trong những quy định phù hợp với thực tiễn hiện nay của Việt Nam nhưng đến Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 thì bị bỏ đi.

Điều 81 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 chỉ quy định một văn bản sẽ hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần khi ở vào một trong ba trường hợp sau: (1) Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản; (2) Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó; (3) Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy cũng không rõ một nghị định có hết hiệu lực không khi luật được nghị định này hướng dẫn hết hiệu lực. Ngược lại, pháp luật hiện hành cũng không có quy định nào về trường hợp một văn bản luật hết hiệu lực nhưng các nghị định hay thông tư hướng dẫn thi hành vẫn còn được áp dụng.

Khó cho người dân

Với sự phân tích như trên, rõ ràng không có một câu trả lời chính xác cho bà K. và ông Y.. Đến thời điểm hiện nay, các nghị định hướng dẫn thi hành Luật cán bộ, công chức vẫn chưa được ban hành đủ, do vậy nghị định hướng dẫn thi hành pháp lệnh cán bộ, công chức trước đây vẫn còn đang được áp dụng nếu không trái với các quy định mới, chẳng hạn như nghị định 35/2005/NĐ-CP về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức vẫn có hiệu lực một phần.

Đối với trường hợp ông Y., có thể áp dụng nguyên tắc: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”. Do đó sẽ áp dụng nghị định 97 thay cho thông tư 02.

Sự bỏ ngỏ có thể tạo ra sự tùy tiện vì sẽ có tình trạng không biết rõ văn bản nào có thể áp dụng tiếp và văn bản nào hết hiệu lực. Thêm vào đó là cảm nhận chủ quan của cơ quan có thẩm quyền khi tự họ xác định phần văn bản nào còn, phần văn bản nào hết hiệu lực. Ví dụ sau khi Bộ luật dân sự 2005 thay thế Bộ luật dân sự 1995 thì có nhiều văn bản hướng dẫn của Bộ luật dân sự 1995 vẫn tiếp tục được áp dụng nhưng không có sự thống nhất vì tùy thuộc nhiều vào cảm nhận của cơ quan áp dụng pháp luật.

Như vậy, pháp luật hiện nay bỏ trống vấn đề này nên tạo sự áp dụng không thống nhất ở các cơ quan nhà nước và khó khăn cho người dân vì không thể biết chính xác văn bản nào sẽ điều chỉnh vấn đề mình quan tâm.

Phân Biệt Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Với Văn Bản Áp Dụng Pháp Luật?

Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật với văn bản áp dụng pháp luật như thế nào? Xin cảm ơn.

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này. (Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015).

Văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời sống và bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước.

Phạm vi áp dụng là đối với tất cả các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh

Phạm vi áp dụng chỉ có hiệu lực đối với một hoặc một số đối tượng được xác định đối tượng cụ thể trong văn bản

Thời gian có hiệu lực lâu dài, theo mức độ ổn định của phạm vi và đối tương điều chỉnh;

Thời gian có hiệu lực ngắn, theo vụ việc

Cơ sở ban hành dựa trên Hiến pháp, Luật và các văn bản quy phạm pháp luật của chủ thể có thẩm quyền ban hành cấp trên. Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của luật;

Cơ sở ban hành thường dựa vào ít nhất một văn bản quy phạm pháp luật hoặc dựa vào văn bản áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền. Văn bản áp dụng pháp luật hiện tại không là nguồn của luật.

Tên gọi, hình thức và chủ thể ban hành

Tên gọi, hình thức và chủ thể ban hành được xác định là một trong 15 loại văn bản do các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theoĐiều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 ban hành, và có thể thấy thường do tập thể ban hành nhiều hơn;

Chưa được pháp điển hóa tập trung về tên gọi và hình thức thể hiện; các văn bản này được ban hành bởi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, nhưng thường là cá nhân ban hành nhiều hơn.

chúng tôi