Top 14 # Xem Nhiều Nhất Văn Bản 3450 Evn Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Athena4me.com

Văn Bản Ban Hành Từ Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (Evn)

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa ban hành văn bản gửi các Tổng công ty Điện lực và Công ty Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin, hướng dẫn thực hiện đối với các dự án điện mặt trời trên mái nhà (Văn bản số: 1532/EVN-KD, ngày 27 tháng 3 năm 2019).

Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin giới thiệu nguyên văn nội dung của văn bản hướng dẫn:

Thực hiện Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, Quyết định số 02/2019/QĐ- TTg ngày 08/01/2019 sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 11 /2017 QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 16/2017/TT-BCT ngày 12/9/2017 của Bộ Công Thương quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời (gọi tắt là Thông tư 16/2017/TT-BCT), Thông tư số 05/2019/TT-BCT ngày 11/3/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2017/TT-BCT (gọi tắt là Thông tư 05/2019/TT-BCT), EVN yêu cầu các đơn vị thực hiện mua bán điện đối với các dự án điện mặt trời trên mái nhà (dự án ĐMTMN) như sau:

I. Các Tổng công ty Điện lực:

1. Xác định dự án ĐMTMN:

Dự án ĐMTMN là dự án điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà hoặc gắn với công trình xây dựng do tổ chức hoặc cá nhân làm chủ đầu tư có đấu nối và bán điện lên lưới điện của EVN; Các dự án điện mặt trời lắp đặt trên mặt đất, mặt nước… không gắn với mái nhà hoặc công trình xây dựng không thuộc phạm vi hướng dẫn của văn bản này.

2. Cơ chế mua bán điện và giá mua điện của dự án ĐMTMN:

– Các dự án ĐMTMN được thực hiện cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt của công tơ điện đo đếm hai chiều.

– Giá mua điện:

+ Trước ngày 01/01/2018, giá mua điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) là 2.086 đồng/kWh (tương đương với 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 10/4/2017 là 22.316 đồng/USD).

+ Từ ngày 01/01/2018 đến 31/12/2018, giá mua điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) 2.096 đồng/kWh (tương đương với 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày 31/12/2017 là 22.425 đồng/USD).

+ Từ ngày 01/01/2019 đến 31/12/2019, giá mua điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) 2.134 đồng/kWh (tương đương với 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày 31/12/2018 là 22.825 đồng/USD).

+ Kể từ năm 2020 và các năm tiếp theo, giá mua điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) được xác định theo từng năm và được tính bằng tiền Việt Nam đồng tương đương với 9.35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày cuối cùng của năm trước.

3. Phân cấp ký kết và thực hiện Hợp đồng mua điện từ các dự án ĐMTMN:

– Các Tổng công ty Điện lực (TCTĐL) uỷ quyền cho Công ty Điện lực/Điện lực (CTĐL/ĐL) được ký kết và thực hiện Hợp đồng mua bán điện (HĐMBĐ) từ các dự án ĐMTMN đấu nối vào lưới điện thuộc phạm vi quản lý của đơn vị theo Quyết định số 67/QĐ-EVN ngày 28/02/2018 của Hội đồng thành viên EVN.

– Các TCTĐL/CTĐL theo dõi, kiểm soát chặt chẽ công suất lắp đặt của các dự án ĐMTMN đấu nối vào lưới điện nhằm đảm bảo tránh tình trạng gây quá tải đường dây, máy biến áp (MBA) phân phối.

– TCTĐL/CTĐL thực hiện tư vấn cho chủ đầu tư lựa chọn lắp đặt tấm pin quang điện, bộ chuyển đổi điện một chiều thành xoay chiều (bộ inverter) thuộc dự án ĐMTMN có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có giấy chứng nhận xuất xưởng/chứng nhận chất lượng thiết bị của nhà sản xuất, thiết bị có hiệu suất, tuổi thọ và thời gian bảo hành cao để đảm bảo hiệu quả đầu tư. Khuyến khích chủ đầu tư lắp đặt bộ inverter có khả năng hoạt động ở cả chế độ bám lưới và chế độ độc lập với lưới khi lưới điện bị mất điện (hybrid inverter), hệ thống tích trữ điện (nếu cần thiết) để sử dụng lượng điện phát ra từ dự án ĐMTMN của khách hàng khi lưới điện bị quá tải phải sa thải phụ tải hoặc bị sự cố mất điện.

4. Trình tự, thủ tục đấu nối và mua điện từ các dự án ĐMTMN:

Trình tự, thủ tục đấu nối và mua điện từ các dự án ĐMTMN thực hiện theo lưu đồ tại Phụ lục I, đính kèm. Cụ thể như sau:

a. Đăng ký nhu cầu lắp đặt ĐMTMN của chủ đầu tư:

– TCTĐL/CTĐL thực hiện phổ biến và khuyến nghị các chủ đẩu tư thực hiện đăng ký nhu cầu lắp đặt ĐMTMN với TCTĐL/CTĐL trước khi thực hiện đầu tư để được khảo sát về khả năng đấu nối vào lưới điện của dự án, nhằm đảm bảo hiệu quả khi đầu tư dự án.

– Khi đăng ký nhu cầu, chủ đầu tư cần cung cấp thông tin ban đầu về địa điểm và công suất dự kiến lắp đặt của dự án ĐMTMN, mà khách hàng sử dụng điện (nếu là khách hàng đang mua điện của EVN) để tiện liên hệ và khảo sát đấu nối.

– TCTĐL/CTĐL tổ chức tiếp nhận đăng ký nhu cầu lắp đặt ĐMTMN của chủ đầu tư qua Trung tâm CSKH bằng các hình thức: điện thoại, email, Zalo, Chat box,…).

b. Khảo sát và thỏa thuận đấu nối:

– Nguyên tắc thỏa thuận đấu nối: Tổng công suất lắp đặt của các dự án ĐMTMN đấu nối vào lưới điện trung, hạ áp phải đảm bảo không được vượt quá công suất định mức của đường dây, MBA phân phối trung, hạ áp.

– Trường hợp tổng công suất lắp đặt của các dự án ĐMTMN đấu nối vào lưới điện (kể cả dự án đang khảo sát) nhỏ hơn công suất định mức của đường dây, MBA phân phối hạ áp. CTĐL/ĐL thống nhất với chủ đầu tư về công suất lắp đặt và phương án đấu nối như sau:

+ Dự án có công suất lắp đặt

– Trường hợp tổng công suất lắp đặt của các dự án ĐMTMN lớn hơn công suất định mức của đường dây. MBA phân phối hạ áp:

+ CTĐL/ĐL có văn bản thông báo về khả năng quá tải của đường dây, MBA phân phối hạ áp và thỏa thuận chủ đầu tư giảm công suất lắp đặt của dự án hoặc xây dựng đường dây, MBA nâng áp để được đấu nối vào lưới điện trung áp gần nhất.

+ Trình tự, thủ tục thỏa thuận đấu nối dự án ĐMTMN vào lưới điện trung áp thực hiện theo quy định từ Điều 43 đến Điều 51 của Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ Công Thương quy định hộ thống điện phân phối (gọi tắt là Thông tư số 39/2015/TT-BCT).

– Trường hợp lưới điện hiện hữu chưa đáp ứng về công suất đấu nối của dự án ĐMTMN, CTĐL/ĐL có văn bản thông báo cho chủ đầu tư về việc lưới điện không còn khả năng tiếp nhận công suất phát lên lưới điện của dự án.

c. Gửi hồ sơ đề nghị bán điện từ dự án ĐMTMN:

Trước 03 ngày so với ngày dự kiến hoàn thành lắp đặt dự án, chủ đầu tư gửi một bộ hồ sơ đề nghị bán điện cho CTĐL/ĐL như sau:

– Giấy đề nghị bán điện (biểu mẫu BM.0I đính kèm);

– Hồ sơ kỹ thuật (nếu có): Tài liệu kỹ thuật về tấm pin quang điện, bộ inverter; giấy chứng nhận xuất xưởng/chứng nhận chất lượng thiết bị của nhà sản xuất; các biên bản thí nghiệm các thông số kỹ thuật đáp ứng quy định hiện hành bởi một đơn vị có đủ năng lực.

d. Kiểm tra các thông số kỹ thuật và lắp đặt công tơ đo đếm 2 chiều cho dự án ĐMTMN:

– Trong vòng 03 ngày kể từ sau ngày tiếp nhận giấy đề nghị bán điện từ dự án ĐMTMN của chủ đẩu tư. CTĐL/ĐL phải hoàn thành việc kiểm tra các thông số kỹ thuật của dự án và ký kết hợp đồng mua bán điện với chủ đầu tư.

– Khuyến khích chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện thí nghiệm bởi một đơn vị có đủ năng lực và cung cấp cho CTĐL/ĐL các kết quả thí nghiệm hệ thống điện mặt trời của khách hàng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Phụ lục 2 (đính kèm). Trường hợp chủ đầu tư không cung cấp được kết quả thí nghiệm đáp ứng các yêu câu kỹ thuật theo quy định, căn cứ tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất, CTĐL/ĐL phối hợp với chủ đầu tư kiểm tra các thiết bị của dự án, lập biên bản kiểm tra và ghi nhận kết quả như sau:

+ Đồng ý mua điện nếu dự án ĐMTMN của chủ đầu tư đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

+ Không đồng ý mua điện nếu dự án ĐMTMN của chủ dầu tư không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định. Để bán được điện cho EVN, chủ đầu tư phải khắc phục, sửa chữa dự án ĐMTMN đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

– Lắp đặt công tơ đo đếm 2 chiều cho dự án ĐMTMN:

+ Đối với chủ đầu tư đã có hợp đồng mua điện tại địa điểm lắp đặt dự án: Ngay sau khi kiểm tra và đồng ý mua điện, CTĐL/ĐL thực hiện thay thế công tơ đo đếm 01 chiều bằng công tơ đo đếm 02 chiều và ký hợp đồng mua điện từ dự án với chủ đầu tư. Trường hợp phải chuyển đổi điểm đấu nối với lưới điện hạ áp từ 01 pha sang 03 pha để đấu nối dự án ĐMTMN, chủ đầu tư chịu trách nhiệm nâng cấp dây dẫn sau công tơ, CTDL/ĐL chịu trách nhiệm nâng cấp dây dẫn từ công tơ đến điểm đấu nối và công tơ.

+ Đối với chủ đầu tư chưa có hợp đồng mua điện tại địa điểm lắp đặt dự án (khách hàng đề nghị cấp điện mới): Ngay sau khi kiểm tra và đồng ý mua điện, CTĐL/ĐL thực hiện lắp đặt công tơ đo đếm 02 chiều và ký hợp đồng mua điện từ dự án của chủ đầu tư, đồng thời với hợp đồng bán diện cho chủ đầu tư sử dụng tại địa điểm lắp đặt dự án.

– Trong quá trình vận hành dự án ĐMTMN của chủ đầu tư. CTĐL/ĐL có trách nhiệm kiểm tra, giám sát vận hành và xử lý theo quy định tại Điều 52 Thông tư số 39/2015/TT-BCT và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

c. Ký kết mua, bán điện với chủ đầu tư dự án ĐMTMN:

– Hợp đồng mua điện từ dự án ĐMTMN của chủ đầu tư: Thực hiện theo mẫu tại Thông tư số 05/2019/TT-BCT, với các thỏa thuận cụ thể như sau:

+ Ngày vận hành thương mại: Là ngày hai bên ký biên bản chốt chỉ số công tơ thực hiện giao nhận điện năng của dự án. Đối với các dự án đã đưa vào vận hành trước thời điểm ban hành văn băn này, ngày vận hành thương mại của dự án là ngày hai bên ký Biên bàn thỏa thuận tạm thời về việc xác nhận chỉ số công tơ và điện năng giao nhận của dự án (theo Văn bản số 1337/EVN-KD ngày 21/3/2018).

+ Ghi chỉ số công tơ: 01 lần/tháng cùng với kỳ ghi chỉ số công tơ chiều mua điện từ lưới của chủ đầu tư. Đối với chủ đầu tư là khách hàng sử dụng điện ghi chỉ số công tơ nhiều kỳ/tháng, ghi chỉ số công tơ chiều bán điện lên lưới cùng với kỳ ghi chỉ số công tơ cuối cùng trong tháng.

– Hợp đồng bán điện từ lưới điện cho chủ đầu tư chưa có hợp đồng mua điện tại địa điểm lắp đặt dự án (khách hàng đề nghị cấp điện mới): Thực hiện ký mới theo mẫu tại bộ Quy trình kinh doanh điện năng của EVN căn cứ vào mục đích sử dụng điện của chủ đầu tư. Đối với chủ đầu tư đã có hợp đồng mua điện tại địa điểm lắp đặt dự án, thực hiện theo hợp đồng đã ký kết trước đó.

5. Thanh toán tiền điện:

– Tiền điện thanh toán bằng đồng Việt Nam (VNĐ) được xác định cho từng năm và được tính đến hàng đơn vị đồng (không làm tròn số).

– Hình thức thanh toán bằng chuyển khoản. Phí chuyển khoản do chủ đầu tư chịu.

– Giá trị thanh toán:

+ Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp có phát hành hóa đơn: Hằng tháng CTĐL/ĐL thực hiện nhận hóa đơn. Kiểm tra và thanh toán tiền điện theo hóa đơn do chủ đầu tư phát hành theo quy định.

+ Đối với chủ đầu tư là hộ gia đình, cá nhân không phát hành hóa đơn: Hàng tháng, bộ phận kinh doanh của CTĐL/ĐL thực hiện lập bảng kê thanh toán tiền điện trên hệ thống CMIS, trình lãnh đạo đơn vị phê duyệt và chuyển sang bộ phận tài chính kế toán để thanh toán tiền điện cho chủ đầu tư. Tiền thanh toán không bao gồm thuế GTGT. Sau thời điểm kết thúc hàng năm hoặc sau khi kết thúc hợp đồng mua điện từ dự án, căn cứ “Biên bản xác nhận chỉ số công tơ, điện giao nhận và tiền điện thanh toán” (theo biểu mẫu BM.02 đính kèm) hai bên sẽ thực hiện quyết toán tiền thuế GTGT theo quy định (nếu có).

– Phương pháp xác định thuế GTGT đối với chủ đầu tư thực hiện theo hướng dẫn tại Văn bản 1534/BTC-CST ngày 31/01/2019 của Bộ Tài chính (đính kèm).

6. Ghi nhận sản lượng và hạch toán chi phí mua điện:

– Điện mua từ các dự án ĐMTMN được ghi nhận vào sản lượng điện mua tại các TCTĐL (theo biểu mẫu BM.03 đính kèm).

– Chi phí mua điện từ các dự án ĐMTMN được ghi nhận vào chi phi mua điện của các TCTĐL.

– Hàng năm, EVN sẽ tính toán chi phí mua điện từ các dự án ĐMTMN của TCTĐL trên cơ sở sản lượng điện mua kế hoạch giao và giá điện theo các quy định hiện hành để tính giá bán buôn điện.

– Chi phí mua điện từ các dự án ĐMTMN đưa vào tính giá bán buôn điện năm kế hoạch sẽ được xem xét đối chiếu số kế hoạch với số liệu thực hiện quyết toán để bù trừ chênh lệch chi phí (nếu cần) trong tính toán giá bán buôn điện hàng năm.

II. Công ty Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin:

– Trước ngày 31/3/2019, hoàn thiện phân hệ Quản lý điện mặt trời trên mái nhà trên chương trình CM1S 3.0 và tổ chức hướng dẫn các TCTĐL thực hiện đảm bảo các tính năng quản lý theo dõi, khai thác thông tin và thanh toán tiền cho các chủ đầu tư có dự án ĐMTMN bán điện cho EVN.

– Bổ sung tính năng vào cổng thông tin điều hành công tác KD&DVKH của Tập đoàn để quản lý và theo dõi việc mua bán điện từ các dự án ĐMTMN. Hoàn thành trước 31/3/2019.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam yêu cầu các đơn vị căn cứ hướng dẫn tại văn bản này khẩn trương triển khai thực hiện và báo cáo Tập đoàn các vướng mắc phát sinh (nếu có). Văn bản này thay thế cho Văn bản số 1337/EVN-KD ngày 21/3/2018 và Văn bản số 5113/EVN-KD ngày 09/10/2018 của Tập đoàn.

Nguồn: TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Chia sẻ:

Nhiều Vướng Mắc Về Điện Mặt Trời Mái Nhà, Evn Tiếp Tục Có Văn Bản Đề Nghị Bộ Công Thương Hướng Dẫn Cụ Thể

– Việc xác định ” tấm pin quang điện lắp đặt trên mái nhà” theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg cũng gặp khó khăn do hình thức “mái nhà” rất đa dạng về hình thức tấm mái (mái tôn, mái nhựa, tấm lấy sáng, bạt nilon, lưới hoặc bản thân tấm pin thay thế mái nhà…), cách thức lợp mái (trên/dưới xà gồ…) trong khi các quy định để xác định thế nào là mái nhà chưa cụ thể.

Nhiều dự án lắp đặt trên khung giá đỡ nằm trên đất vườn, đất nông nghiệp theo mô hình kinh tế trang trại, có mục đích chính là để sản xuất điện mặt trời nhằm hưởng giá bán điện dành cho ĐMTMN. Một số công trình dùng chính tấm pin làm mái che và lắp đặt cách nhau một khoảng hở để lấy ánh sáng cho phù hợp với vật nuôi, cây trồng bên dưới, sau đó có lắp bổ sung các tấm lợp bên dưới xà gồ để được công nhận là ĐMTMN.

Do các hướng dẫn để xác định là dự án ĐMTMN chưa rõ ràng như trên, các Tổng công ty Điện lực/Công ty Điện lực (TCTĐL/CTĐL) rất khó khăn trong việc xác định để áp dụng đúng giá mua bán điện theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg.

1. Thực tế có một số hệ thống ĐMTMN được đầu tư theo cụm có tổng công suất trên 01 MW (mỗi dự án < 01 MW) tại cùng 01 địa điểm (trên cùng một mảnh đất hoặc mái nhà khu công nghiệp) của 01 chủ đầu tư và đấu nối tại 01 điểm hoặc nhiều điểm. Trường hợp này có được xem là ĐMTMN để ký hợp đồng mua bán điện với chủ đầu tư không và có cần Giấy phép hoạt động điện lực không?

2. Trường hợp một chủ đầu tư có nhu cầu mua lại cụm hệ thống ĐMTMN nằm liền kề nhau trên cùng mảnh đất, có tổng công suất trên 01 MW. Vậy sau khi chuyển nhượng, chủ đầu tư có phải bổ sung Giấy phép hoạt động điện lực không?

3. Đối với trường hợp chủ đầu tư tận dụng mái nhà của văn phòng làm việc, nhà điều hành, nhà bếp, nhà nghỉ, nhà để xe của nhân viên, nhà xưởng, nhà kho chứa vật liệu,… trong khuôn viên dự án ĐMT, nhà máy thủy điện, nhiệt điện để đầu tư năng lượng mặt trời mái nhà và đề nghị lắp công tơ riêng, ký hợp đồng mua điện cho các phần lắp thêm như hệ thống ĐMTMN. Trường hợp này có được thực hiện mua bán điện riêng không?

5. Quy định khác nhau của các địa phương về quản lý thuế, hóa đơn với các đối tượng không phải doanh nghiệp (hộ dân, công sở, trường học…); về quản lý xây dựng, đất đai… cũng gây lúng túng cho các CTĐL khi thực hiện các hướng dẫn về ĐMTMN, ví dụ:

– Phòng Quản lý đô thị thuộc UBND Quận Tân Phú – TP. Hồ Chí Minh không cho phát triển ĐMTMN trên các công trình nhà ở riêng lẻ trong khi chờ Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn, quy định về xây dựng và an toàn của hệ thống ĐMTMN.

– Sở Xây dựng tỉnh Hậu Giang yêu cầu các hệ thống ĐMTMN trên các nhà xưởng khu công nghiệp phải có thẩm tra phê duyệt thiết kế.

– Ban Quản lý (BQL) các khu công nghiệp tỉnh Đắk Nông, Khánh Hòa yêu cầu báo cáo xin ý kiến BQL trước khi thỏa thuận đấu nối hoặc ký hợp đồng mua bán điện của các dự án ĐMTMN trong khu công nghiệp;

– UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu Công ty Điện lực chỉ thoả thuận với các hệ thống ĐMTMN khi đã có điểm đấu nối hiện hữu tại thời điểm thỏa thuận. Tại cụm có 2 công trình trở lên thì khi thỏa thuận đấu nối cho công trình thứ 2 trở đi phải có cột điện hiện hữu của công trình trước đó.

7. Vướng mắc về kỹ thuật:

– Thông tư 39/2015/TT-BCT và Thông tư 30/2019/TT-BCT chỉ quy định yêu cầu kỹ thuật đối với nhà máy điện mặt trời đấu nối lưới điện trung áp trở lên và hệ thống điện mặt trời đấu nối lưới điện hạ áp, chưa có quy định yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống ĐMTMN đấu nối lưới điện trung áp. Nếu các hệ thống ĐMTMN đấu nối lưới điện trung áp phải áp dụng yêu cầu kỹ thuật đối với nhà máy điện mặt trời đấu nối vào lưới điện trung áp trở lên theo các Thông tư nêu trên thì sẽ không khả thi và rất khó khăn cho chủ đầu tư.

– Tiêu chuẩn kỹ thuật về ĐMTMN: Hiện nay chưa có quy định của cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các vật tư thiết bị của hệ thống ĐMT để đảm bảo hiệu suất, chất lượng điện năng cũng như quy chuẩn về an toàn cho công trình xây dựng, phòng chống cháy nổ cho hệ thống ĐMTMN.

– Chưa có quy định cụ thể về lắp đặt thiết bị đóng cắt, thiết bị bảo vệ, nối đất, chống sét cho công trình, điều khoản giám sát, ngừng/giảm công suất phát của dự án ĐMTMN theo lệnh của chỉ huy điều độ trong trường hợp sự cố hoặc quá tải lưới điện.

Các kiến nghị từ EVN đối với Bộ Công Thương

Để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, nhất là đối với điện mặt trời mái nhà, EVN kiến nghị và đề xuất Bộ Công Thương một số nội dung sau:

1. Xem xét, hướng dẫn các tiêu chí xác định cụ thể để phân biệt giữa hệ thống điện mặt trời mái nhà và hệ thống điện mặt trời nối lưới, tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác định giá mua bán điện đối với các hệ thống điện mặt trời theo đúng Quyết định 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

2. Các hệ thống điện mặt trời công suất đến 01 MW, đấu nối vào cấp điện áp dưới 35 kV, có các tấm pin mặt trời lắp trên hệ thống khung giá đỡ (có mái hoặc không có mái), lắp đặt một phần trên mái nhà, một phần trên đất; các hệ thống điện mặt trời lắp trên mái nhà xưởng trong KCN vừa mua điện của EVN để sử dụng vừa bán điện lên lưới của EVN qua máy biến áp 110 kV được ghi nhận là ĐMTMN để khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển ĐMTMN và EVN sẽ thực hiện ký hợp đồng, thanh toán tiền mua điện cho các chủ đầu tư theo Quyết định 13/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

3. Đối với mô hình trang trại nông nghiệp kết hợp điện mặt trời với công suất ≤ 01 MW thì được công nhận là ĐMTMN.

5. Cho phép Tổng Công ty Điện lực/Công ty Điện lực chỉ thỏa thuận đấu nối và ký hợp đồng mua bán điện đối với các hệ thống ĐMTMN mà không gây quá tải trạm biến áp 110 kV khu vực.

6. Bổ sung quy định yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống ĐMTMN đấu nối lưới điện trung áp trong các Thông tư 39/2015/TT-BCT và Thông tư 30/2019/TT-BCT cho phù hợp với thực tế, đảm bảo khả thi cho các chủ đầu tư.

7. Chỉ đạo các Sở Công Thương thống nhất quy định, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia lắp đặt ĐMTMN.

Các nhà đầu tư điện mặt trời mái nhà rất mong muốn các vướng mắc đã nêu cũng như một số đề xuất kiến nghị của EVN sớm được Bộ Công Thương giải quyết và hướng dẫn cụ thể, ngoài ra cũng phát huy tác dụng tăng cường nguồn điện trong giai đoạn sắp đến, phù hợp với chủ trương khuyến khích của Chính phủ phát triển năng lượng tái tạo.

Ban Hành Quy Chế Quản Lý Tài Chính Của Evn

Không huy động vốn để đầu tư vào chứng khoán, ngân hàng

Nghị định quy định vốn vủa EVN bao gồm vốn do Nhà nước đầu tư tại EVN, vốn do EVN tự huy động và các loại vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

EVN được quyền chủ động sử dụng số vốn nhà nước đầu tư, các loại vốn khác, các quỹ do EVN quản lý vào hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN theo quy định; quản lý sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn có hiệu quả; báo cáo theo đúng quy định cho chủ sở hữu, Bộ Tài chính về việc doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không đảm bảo khả năng thanh toán, không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do chủ sở hữu giao hoặc trường hợp sai phạm khác để thực hiện giám sát theo quy định.

EVN được quyền huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để đáp ứng nhu cầu vốn của EVN và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn huy động, hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi vay cho chủ nợ mà EVN đã cam kết.

Việc huy động vốn của EVN phải đảm bảo hệ số nợ phải trả (bao gồm cả các khoản bảo lãnh vay vốn đối với công ty con của EVN) trên vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của EVN tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn không vượt quá 3 lần.

Hình thức huy động vốn của EVN gồm: Phát hành trái phiếu doanh nghiệp; vay vốn của các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính khác, của cá nhân, tổ chức ngoài doanh nghiệp; vay vốn của người lao động và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.

Nghị định nêu rõ EVN không được huy động vốn để đầu tư vào các lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư, bất động sản, tài chính.

EVN không được nhận góp vốn từ doanh nghiệp cấp II, III

Nghị định cũng nêu rõ: EVN được quyền sử dụng vốn của EVN để đầu tư ra ngoài EVN thuộc các ngành nghề kinh doanh được quy định trong Điều lệ tổ chức hoạt động của EVN. Việc đầu tư vốn ra ngoài EVN phải tuân thủ các quy định của pháp luật và đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập và không làm thay đổi mục tiêu hoạt động của EVN.

EVN không được nhận đầu tư, góp vốn từ các công ty con của EVN (doanh nghiệp cấp II), từ các công ty con của doanh nghiệp cấp II (doanh nghiệp cấp III).

Evn Triển Khai Các Giải Pháp Hỗ Trợ Điện Mặt Trời Mái Nhà

Theo đó, EVN quy định, đối với các hệ thống ĐMTMN đấu nối lưới trung áp, các Công ty Điện lực phải thực hiện xong thoả thuận đấu nối với chủ đầu tư trong 2 ngày làm việc.

Trong quá trình thực hiện, EVN chỉ đạo các đơn vị trực thuộc không được phép yêu cầu các thủ tục, giấy tờ không thuộc thẩm quyền của đơn vị, gây khó khăn cho các nhà đầu tư và khách hàng như giấy phép xây dựng, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường,…

Với những khu vực đầy tải, quá tải, EVN chỉ đạo các Tổng công ty Điện lực/Công ty Điện lực đẩy nhanh tiến độ các công trình đầu tư cải tạo, nâng cấp lưới trung áp trong năm 2020, nhằm tạo điều kiện và khuyến khích tối đa cho các nhà đầu tư tham gia phát triển ĐMTMN. Riêng các hệ thống ĐMTMN có công suất nhỏ hơn 100kWp, phải thực hiện đấu nối cho tất cả các công trình khi chủ đầu tư đăng ký.

EVN cũng đề nghị các Tổng công ty điện lực/Công ty Điện lực đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương, nhằm khuyến khích tất cả nhà đầu tư và khách hàng sử dụng điện tham gia phát triển ĐMTMN, đặc biệt các hệ thống có công suất phù hợp với mức độ sử dụng điện của khách hàng.

Đối với các hệ thống điện mặt trời chưa xác định là ĐMTMN hay điện mặt trời nối lưới, tại văn bản số 4651, EVN yêu cầu các Tổng công ty Điện lực/Công ty Điện lực hướng dẫn khách hàng có sự điều chỉnh để đảm bảo đủ điều kiện hoạt động bán điện và xác định giá bán điện cho EVN theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ

Ngoài ra, EVN mới đây cũng vừa có văn bản kiến nghị Bộ Công Thương, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo xem xét, sớm hướng dẫn các tiêu chí xác định cụ thể để phân biệt giữa hệ thống ĐMTMN và ĐMT nối lưới, nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị các chủ đầu tư về việc chưa thể thực hiện ký hợp đồng mua bán điện và thanh toán tiền điện với ngành Điện.

Văn Thanh