Top 11 # Xem Nhiều Nhất Tìm Hiểu Chung Về Văn Bản Sông Núi Nước Nam Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Athena4me.com

Tìm Hiểu Chi Tiết Văn Bản: Sông Núi Nước Nam

– Lý Thường Kiệt – một danh tướng đời vua Lý Nhân Tông – là tác giả. Ông viết bài thơ để động viên tinh thần tướng sĩ trong cuộc kháng chiến chống Tống trên phòng tuyến nam sông Cầu năm 1076 – 1077. Đêm đêm cho người lẻn vào đền thơ hai anh em họ Trương, đọc vang bài thơ – như lời phán truyền.

– Theo PGS Bùi Duy Tân, thì chưa rõ tác giả, có thể là vô danh.

Sông núi nước Nam được sáng tác khoảng năm 1077, trong cuộc kháng chiến chống Tống do Lý Thường Kiệt chỉ huy dưới thời vua Lý Nhân Tông.

– Thơ Trung đại Việt Nam được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, có nhiều thể thơ: thơ Đường luật, song thất lục bát, lục bát… Trong đó, đường luật là luật thơ có từ thời Đường ở Trung Quốc; Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật là một thể thơ đường luật quy định mỗi bài có bốn câu thơ, mỗi câu có bảy tiếng, có niêm luật chặt chẽ.

– Sông núi nước Nam được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

– Phần 1: 2 câu đầu: Nước Nam là của người Nam. Điều đó được sách trời định sẵn.

– Phần 2: 2 câu cuối: Kẻ thù không được xâm phạm, nếu không sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại.

– Hai câu đầu nên lên 1 nguyên lý khách quan, tất yếu, có giá trị như lời tuyên ngôn: Nước Nam là của người Nam, điều đó đã được sách trời định sẵn, rõ ràng.

– Đế là vua, vương cũng là vua, nhưng đế được coi lớn hơn vua, chỉ có đế mới được phong vương cho vua.

– Âm điệu bài thơ hùng hồn, rắn rỏi diễn tả sự vững vàng trong tư tưởng, niềm tin sắt đá của một dân tộc có bản lĩnh, có truyền thống đấu tranh.

– Giọng thơ đanh thép, lạnh lùng.

Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta. Bài thơ có thể xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.

– Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, xúc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nước.

– Dồn nén cảm xúc trong hình thức thiên về nghị luận, trình bày ý kiến.

– Lựa chọn ngôn ngữ góp phần thể hiện giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép.

Đọc Hiểu Văn Bản: Sông Núi Nước Nam

SÔNG NÚI NƯỚC NAM (Nam quốc sơn hà)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

Bài thơ tuy làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán, nhưng lời giản dị và chắc nịch như ngạn ngữ. Với kết câu gọn, bài thơ gồm hai vấn đề :

– Hai câu đầu nêu lên một nguyên lí khách quan, tất yếu, có giá trị như lời tuyên ngôn. Nguyên lí đó là : quyền độc lập và tự quyết vốn có của dân tộc ta tự ngàn xưa.

– Hai câu sau nêu lên một nguyên lí có tính chất hệ quả của nguyên lí trên, nguyên lí hệ quả này có giá trị như một lời hịch, đó là truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân ta để bảo đảm quyền độc lập, tự quyết nói trên.

Và như vậy, bất cứ kẻ địch nào xâm phạm quyền độc lập, tự quyết đó nhất định sẽ thất bại thảm hại.

1. Quyền độc lập và tư quyết của dân tộc ta

Từ hai câu thơ :

Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

toát lên một ý chí sắt đá của một dân tộc có bản lĩnh, có truyền thống đấu tranh. Hai câu thơ có giá trị mở đầu cho một bản Tuyên ngôn Độc lập ngắn gọn của nước Đại Việt hùng cường ở thế kỉ XI.

Núi sông này thuộc quyền vua nước Nam, người đại diện cho dân tộc Việt Nam trong khuôn khổ chế độ phong kiến. Cương vực nước Nam đã rõ ràng, được ghi trong sách trời (thiên thư ) tức trong phạm vi phân dã (ở đây chỉ phân dã các sao Dực, Chẩn,…) trong sơ đồ của 28 sao trên trời (Nhị thập bát tú), không dính líu đến cương vực các nước khác.

Một nước ở ngoài ngũ phục như nước Văn Lang thì Hùng Vương có cương vực riêng theo như phân dã quy ước trong hệ thống Nhị thập bát tú ; mà bài thơ “thần” trong sách T ân đính hiệu bình Việt điện u linh đã đề cập tới :

Nam Bắc phong cương các biệt cư, Tinh phân Dực, Chẩn tại thiên thư…

và dân tộc ta có cư dân riêng, tiếng nói riêng, phong tục riêng tóm lại là một nền văn hiến riêng, như về sau Nguyễn Trãi đã nhắc lại ở phần đầu bài Bình Ngô đại cáo :

Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bấc Nam cũng khác…

Nước Đại Việt ta từ nghìn xưa đó, quê hương của trống đồng Đông Sơn nổi tiếng, của anh hùng làng Gióng kiên cường…

2. Truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta

Hai câu sau là hai câu luận và kết của bài thơ :

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

nêu lên một nguyên lí có tính chất hệ quả đối với hai câu thơ trên của bài thơ “thần” bất hủ này. Hai câu sau này vừa có ý nghĩa một lời hịch thúc đẩy quân dân ta tiến lên tiêu diệt địch, vừa có ý nghĩa tuyên ngôn cảnh cáo bọn xâm lược là : chớ có làm điều phi nghĩa, trái với lẽ phải mà chuốc lấy tai vạ !

Quả vậy, nắm được truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân ta, triều đình nhà Lí đã bình tĩnh trước âm mưu xâm lược của nhà Tống. Năm 1075, đối nội, thì triều đình cho mỏ khoa thi Tam trường đầu tiên để chọn nhân tài, đối ngoại, thì Lí Thường Kiệt cho truyền đi bài hịch gọi là Lộ bố văn cho nhân dân phía nhà Tống ở sát biên giới biết chủ trương của phía ta là chỉ trừng trị bọn chủ mưu xầm lược, “quét sạch dơ bẩn hôi tanh để cho nơi nơi được hưởng cảnh thanh bình, chứ không nhằm vào dân chúng” và bài hịch đó dọn đường cho đại quân ta tấn công vào các ổ tập kết của giặc Tống ở Khâm châu, Ung châu.

Đến năm 1076, khi quân Tống sang xâm lược nước ta, bài thơ “thần” từ thời Ngô Quyền lại dõng dạc vang lên giữa không trung, khơi dậy trong lòng toàn quân, toàn dân ta “truyền thống đấu tranh bất khuất” hàng nghìn năm của dân tộc ta. Câu thơ : Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm nêu lên một mệnh đề dưới dạng nghi vấn, để rồi câu thơ tiếp theo Nhữ đắng hành khem thủ bại hư là một mệnh đề khẳng định, trả lời câu thơ trên một cách đanh thép. […]

(Theo Bùi Văn Nguyên, Giảng văn, tập I, NXB ĐH & THCN, Hà Nội, 1982)

VĂN BẢN ĐỌC THÊM

BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

(Trích)

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có.

(Nguyễn Trãi)

Tìm Hiểu Văn Bản: Sông Nước Cà Mau

– Là nhà văn của đất rừng, sông nước, con người Cà Mau.

– Đoàn Giỏi là nhà văn đã biến đất rừng phương Nam trở thành thân thuộc, đáng yêu đối với độc giả, không chỉ là độc giả nhỏ tuổi. Những trang văn của ông thấm đượm hơi thở của sông nước, rừng cây, những câu chuyện cả thực cả kỳ bí của thiên nhiên Nam bộ hoang sơ và truyền được hơi thở ấy cho độc giả. Có được điều đó không những là nhờ tình yêu của ông đối với miền đất Nam bộ quê hương mà còn ở óc quan sát tỷ mỷ, tinh tế, lối văn kể chuyện hấp dẫn trong tác phẩm của mình.

– Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII – Rừng đước Cà Mau, truyện Đất rừng Phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi.

– Tuy là trích từ một tác phẩm truyện nhưng bài văn này có thể xem là một bài văn tả khá hoàn chỉnh về cảnh quan sông nước vùng Cà Mau.

Đoạn 3: Còn lại: Tả về chợ Năm Căn.

1. Ấn tượng ban đầu về vùng sông nước Cà Mau

– Tác giả đã tái hiện những hình ảnh rất đặc trưng của vùng Nam Bộ:

+ Sông ngòi, kênh rạch bủa răng chi chít như mạng nhện.

+ Trời xanh, nước xanh, cây xanh…

– Cùng với những hình ảnh rất Nam Bộ đó là thứ âm thanh đặc trưng: rì rào bất tận của những khu rừng, sóng biển.

– Cái hay của đoạn văn không chỉ là giúp chúng ta hình dung được một cách rõ ràng khung cảnh thiên nhiên mà là mang đến cho chúng ta cái hồn của thiên nhiên, mang đến cho chúng ta những ấn tượng thật ám ảnh về sông nước Cà Mau.

– Theo con thuyền rẽ sóng trên dòng kênh Cà Mau, chúng ta được đưa mắt ngắm nhìn khắp khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, hoang sơ mà huyền bí. Những câu văn giàu nhạc điệu như dẫn dắt chúng ta vào một cõi mộng. Thiên nhiên Cà Mau là một sự ám ảnh. Từ ám ảnh về sự chằng chịt của kênh rạch đến ám ảnh về cái màu xanh lặng lẽ điệp trùng. Con người ta cứ chìm dần, chìm dần vào trong giấc mộng ám ảnh đó mà không biết cách nào để thoát ra. Câu văn cuối khiến ta nhớ đến tiếng hát của những nàng tiên cá, thứ âm thanh ma mị mê say khiến cho người ta mất hết tri giác để chìm vào ảo giác. Cách miêu tả của tác giả quả thật là vô cùng độc đáo, vừa khen lại vừa chê, vừa thực lại vừa hư ảo đến vô cùng.

– Tên các địa danh: đặt theo đặc điểm riêng biệt của nó.

+ Thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã, phong phú.

+ Con người sống rất gần với thiên nhiên, giản dị, chất phác.

– Dòng sông: rộng hơn ngàn thước, nước đổ ầm ầm như thác, cá bơi lội hàng đàn, đen trũi như người bơi ếch.

– Rừng đước: như 2 dãy trưởng thành vô tận, màu xanh lá mạ, xanh rêu, xanh chai lọ… loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói rừng ban mai.

– Cách gọi tên màu xanh cũng cho thấy cái tâm hồn dân dã, bình dị của người dân vùng sông nước.

– Chợ Năm Căn trù phú: Khung cảnh rộng lớn; tấp nập… như bất cứ một khu chợ sầm uất nào.

– Chợ Năm Căn có những điểm độc đáo riêng mà chỉ nơi đây mới có:

+ Chợ họp ngay trên sông mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền.

+ Có sự kết hợp giữa thô sơ, giản dị và văn minh, hiện đại

+ Sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc những dân tộc: Hoa, Miên,

– Bài văn miêu tả cảnh quan sông nước Cà Mau. Cảnh thiên nhiên nơi đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ. Khung cảnh sinh hoạt của con người cũng thật trù phú, độc đáo và tấp nập.

– Miêu tả vừa bao quát vừa cụ thể, chân thực mà sống động, ấn tượng

Soạn Bài Sông Núi Nước Nam

Soạn bài Sông núi nước Nam

* Bố cục: 2 phần :

– Hai câu đầu: Nước Nam là của ngưòi Nam. Điều đó đã được sách trời định sẵn, rõ ràng.

– Hai câu cuối: Kẻ thù không được xâm phạm, nếu xâm phạm sẽ chuốc lấy bại vong.

Câu 1 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ Sông núi nước Nam được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, gồm 4 câu và bảy chữ

+ Các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 và 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối

Câu 2 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ Sông núi nước Nam được coi là bản “Tuyên ngôn Độc lập” đầu tiên của nước ta:

– Nước Nam có chủ quyền riêng, có hoàng đế trị vì

– Ranh giới, địa phận nước Nam được ghi nhận ở “sách trời” không thể chối cãi được

– Kẻ thù nếu tới xâm phạm sẽ bị đánh tơi bời

Câu 3 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Sông núi nước Nam là bài thơ thiên về biểu ý:

– Hai câu thơ đầu: Khẳng định chủ quyền độc lập, tự chủ của dân tộc

+ Nước Nam có lãnh thổ riêng, bởi đất Nam có vua Nam ở

+ Giới phận lãnh thổ của người Nam được quy định ở sách trời, điều này trở thành chân lý không thể chối cãi được (với người Việt và người Trung tôn thờ thế giới tâm linh, thì trời chính là chân lý)

– Hai câu thơ cuối: Khẳng định quyết tâm bảo vệ dân tộc trước kẻ thù ngoại bang

+ Tác giả chỉ rõ, những kẻ xâm lược là trái đạo trời, đạo làm người- “nghịch lỗ”

+ Cảnh cáo bọn giặc dã tất sẽ thất bại vì dân tộc ta sẽ quyết tâm đánh đuổi, bảo vệ chủ quyền đất nước đến cùng.

Câu 4 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Nghĩa biểu cảm của bài thơ:

– Sự khẳng định đanh thép, cảm xúc mãnh liệt, tinh thần sắt đá, ý chí quyết tâm không gì lay chuyển, khuất phục nổi

– Cảm xúc và ý chí ấy không được bộc lộ trực tiếp mà kín đáo qua hình tượng và ngôn ngữ

Câu 5 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ có giọng điệu đanh thép, hùng hồn

– Khẳng định chủ quyền thông qua “thiên thư” sách trời có nghĩa là chân lý không thể phủ nhận được

– Cảnh cáo bọn giặc khi gây ra tội ác chắc chắn sẽ phải chuốc bại vong

Luyện tập

Bài 1 (trang 65 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ nói ” Nam đế cư” mà không nói “Nam nhân cư (người Nam ở)

– Nói Nam đế cư để khẳng định sự ngang hàng giữa Việt Nam với Trung Quốc. (Trung Quốc luôn cho rằng mình là quốc gia lớn, chỉ có vua của họ mới được gọi là Thiên tử, còn các vị vua ở các nước khác chỉ được phép xưng vương)

– Khẳng định nền độc lập của quốc gia dân tộc, khi tuyên bố nước Nam do vua Nam đứng đầu

→ Ý thức, lòng tự tôn dân tộc và sức mạnh ngoan cường được khẳng định chắc chắn, đầy tự hào.

Bài 2 (trang 65 sgk ngữ văn 7 tập 1) Học thuộc bài thơ

Bài giảng: Sông núi nước Nam – Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: