Top 11 # Xem Nhiều Nhất Tiến Luật Kinh Doanh Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Luật Nhân Quả Trong Kinh Doanh Là Gì?

Các Quy Luật cuộc sống

Tại sao lại có những người và những tổ chức thành công hơn những người và tổ chức khác? Tại sao lại có những người có nghề nghiệp tuyệt vời, chuyển từ vị trí này qua vị trí khác, hướng về phía trước và tiến lên trên, kiếm được nhiều tiền hơn, được trả lương ổn định hơn và thăng tiến nhanh hơn?

Và tại sao những người khác chuyển hết nghề này đến nghề khác, luôn luôn lo lắng về tiền bạc và cảm thấy rằng họ không được đánh giá đúng mức những đóng góp và sự lao động vất vả của họ? Tại sao có rất nhiều người, như Henry David Thoreau có lần đã viết, “sống những cuộc đời trong tuyệt vọng lặng thầm”?

Sau đó tôi bắt đầu đặt câu hỏi, Tại sao lại có những người thành công hơn những người khác?

Tôi nhận ra rằng những người xung quanh tôi, những người đang làm việc tốt hơn tôi dường như không thông minh hơn tôi hay có tính cách tốt hơn tôi. Đôi khi họ có tính cách rất khó khăn và cách ứng nhân xử thế đáng ngờ. Thỉnh thoảng các ý tưởng và ý kiến của họ không được thông minh cho lắm. Tuy nhiên họ đang làm việc rất tốt.

Khám phá vĩ đại

Bước đột phá lớn đầu tiên đối với tôi là phát hiện của tôi về nguyên tắc thuyết nhân quả của A-ri-xtot mà ngày nay chúng ta gọi là Luật Nhân quả. Vào cái thời khi mà phần lớn mọi người tin vào Chúa trên đỉnh núi Ô-lim-pi, tự làm trò cười bằng cách đùa giỡn với số phận và định mệnh con người, A-ri-xtốt đã chỉ ra một cái gì đó hoàn toàn khác biệt. Điều này mãi mãi thay đổi quan điểm của chúng ta về thế giới.

Luật Nhân quả

Mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân; với mỗi kết quả đều có một nguyên nhân cụ thể. A-ri-xtốt quả quyết rằng chúng ta sống trong một thế giới được chi phối bằng quy luật, không phải bằng sự tình cờ. Ông đã chỉ ra rằng mọi thứ xảy ra đều có lý do cho dù chúng ta có biết đến nó hay không. Ông nói rằng mọi kết quả đều có một hoặc nhiều nguyên nhân cụ thể. Mọi nguyên nhân hay hành động đều có một loại kết quả nào đó cho dù chúng ta có nhìn thấy nó và có thích nó hay không.

Đây là luật quan trọng, “Luật thép” của tư tưởng phương Tây, của triết học phương Tây. Sự tìm kiếm không ngừng những chân lý và những quan hệ nhân quả trong các sự kiện đã làm cho phương Tây phát triển về khoa học, kĩ thuật, y học triết học và thậm chí chiến tranh trong hơn hai ngàn năm. Ngày nay tiêu điểm này đang thúc đẩy những tiến bộ về khoa học và công nghệ làm thay đổi thế giới chúng ta một cách rất nhanh chóng.

Luật này nói rằng các thành tựu, của cải, hạnh phúc, thịnh vượng và sự thành công trong kinh doanh là tất cả những kết quả trực tiếp hay gián tiếp hay kết quả của những nguyên nhận hay hành động cụ thể. Điều này chỉ đơn giản có nghĩa là nếu bạn muốn biết về những thành quả hay kết quả mà bạn sẽ nhận được hoặc bạn có thể nhận được thì bạn phải tìm hiểu từ những người đã đạt được kết quả tương tự và làm theo những gì họ đã làm, bạn có thể nhận được kết quả giống như vậy.

Thành công không phải là một sự tình cờ

Thành công không phải là phép màu, cũng không phải là sự may mắn. Mọi thứ xảy ra đều có nguyên nhân, tốt hoặc xấu, tích cực hoặc tiêu cực. Khi bạn đã biết rõ bạn muốn gì, bạn chỉ cần copy những người khác, những người đã đạt được nó trước bạn, và cuối cùng thì bạn cũng sẽ đạt được những gì mà họ đã đạt được.

Điều này được đề cập đến trong Kinh thánh về Luật gieo-gặt của cái chết, Luật này nói rằng, ” Con người ta gieo cái gì , thì đó cũng là cái mà họ sẽ gặt được.”

Nhà khoa học Isaac Niu-tơn đã gọi nó là nguyên tắc thứ ba của sự vận động. Ông nói, “Luôn luôn có một phản ứng ngang bằng và ngược chiều cho mọi hành động.”

Đối với bạn và với tôi, sự diễn đạt quan trọng nhất của luật chung này là “Tư duy là nguyên nhân và điều kiện là kết quả.”

Nói theo một cách khác, ” Tư duy là sáng tạo.” Tư duy của của bạn là sức mạnh mang tính sáng tạo quan trọng nhất trong cuộc đời bạn. Bạn tạo ra toàn bộ thế giới của bạn theo cách mà bạn suy nghĩ. Tất cả mọi người và mọi tình huống trong đời bạn có ý nghĩa với bạn thế nào là do cách mà bạn suy nghĩ về họ và về chúng. Và khi bạn thay đổi suy nghĩ, bạn đã thay đổi cuộc đời bạn, nhiều khi chỉ trong tích tắc.

Nguyên tắc quan trọng nhất để thành công đối với cá nhân và đối với công việc kinh doanh chỉ đơn giản là như thế này: Bạn trở thành những gì bạn nghĩ trong phần lớn thời gian.

Đây là phát hiện vĩ đại mà tất cả các tín ngưỡng, triết lý, siêu hình học, các trường phái tư duy, và các lý thuyết tâm lý dựa vào. Nguyên tắc này có thể áp dụng cho cá nhân cũng như nhóm cá nhân và tổ chức. Bất cứ điều gì bạn nhìn thấy hay trải nghiệm là sự diễn đạt của tư duy con người ẩn giấu phía sau hiện tượng . Ralph Waldo Emerson đẫ nhận ra điều này khi ông viết, “Mọi tổ chức vĩ đại chỉ là cái bóng kéo dài của một con người đơn giản.”

Nó không phải là là những gì xảy đến với bạn nhưng cái cách thức mà bạn suy nghĩ về những gì xảy ra với bạn sẽ quyết định cách thức mà bạn cảm nhận hay phản ứng. Nó không phải là thế giới bên ngoài bạn, cái thế giới đã chép lại những điều kiện hay hoàn cảnh của bạn. Nó là cái thế giới bên trong bạn, cái thế giới đã tạo ra những hoàn cảnh của cuộc đời bạn.

Sự lựa chọn của bạn, cuộc đời bạn

Bạn luôn luôn được tự do lựa chọn. Kết quả là không ai bắt bạn phải nghĩ, cảm nhận hay cư xử theo cách mà bạn vẫn thể hiện. Dĩ nhiên là bạn chọn tình cảm và cách cư xử của mình bằng cái cách mà bạn chọn để nghĩ về thế giới xung quanh bạn và về những gì đang xảy ra với bạn.

Tiến sĩ Martin Seligman thuộc trường đại học Pennsylvania gọi cách phản ứng này là “phong cách giải thích đặc thù” của bạn. Đó là cách mà bạn giải thích hay thanh minh mọi thứ cho chính bản thân mình. Đây là yếu tố quyết định đối với việc bạn sẽ là ai và bạn sẽ trở thành gì.

Một tin tức tốt lành đó là phong cách giải thích của bạn thường mang tính uyên bác. Điều này có nghĩa là nó cũng có thể không uyên bác. Cách thức bạn giải thích các hiện tượng cho chính mình nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Bạn có thể giải thích những kinh nghiệm của mình theo một cách mà bạn cảm thấy lạc quan hơn là tức giận và thất vọng. Bạn có thể quyết định phản ứng theo cách là những phản ứng của bạn có tính chất xây dựng và có hiệu quả. Bạn luôn được tự do lựa chọn.

Những suy nghĩ và cảm xúc của bạn luôn luôn thay đổi. Chúng bị ảnh hưởng rất nhanh bởi những sự kiện xung quanh bạn. Ví dụ, khi bạn nhận được một mẩu tin tốt lành, thái độ của bạn ngay lập tức tỏa sáng và bạn cảm thấy vui vẻ tích cực hơn với tất cả mọi người và mọi việc. Ngược lại, nếu bạn nhận được tin xấu, ngay lập tức bạn sẽ trở nên bối rối, giận dữ, và nóng nảy, thậm chí nếu tin đó không chính xác hay không đúng sự thật. Căn cứ vào những trạng thái phản ứng như vậy để bạn giải thích những sự kiện cho chính bản thân mình là cách làm chết người.

Làm thế nào bạn có thể áp dụng luật này ngay lập tức

Kiểm tra những phần quan trọng trong cuộc đời bạn – gia đình bạn, sức khỏe của bạn, công việc của bạn, tình hình tài chính của bạn – và quan sát các mối quan hệ nhân quả giữa những gì bạn nghĩ, nói, cảm nhận và làm và những kết quả bạn đang đạt được. Hãy thành thật với mình.

Phân tích xem bạn thực sự suy nghĩ về bản thân mình thế nào trong mối quan hệ với loại hình cuộc sống mà bạn đang sống. Hãy tuyệt đối thành thật. Cân nhắc xem những suy nghĩ của bạn trong mỗi lĩnh vực đang gây ra , tạo ra và duy trì hoàn cảnh xung quanh bạn. Những thay đổi gì bạn có thể tạo ra trong suy nghĩ của bạn để cải thiện chất lượng một vài bộ phận trong cuộc sống của bạn?

Nhân Mã (Tổng hợp)

Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm Là Gì ? Tìm Hiểu Về Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm

Luật kinh doanh bảo hiểm là đạo luật quy định tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, được Quốc hội Khoá X, kì họp thứ 8 thông qua ngày 09.12.2000 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01.4.2001.

Ở Việt Nam, trong thời kì thực dân Pháp đô hộ, hầu hết các hoạt động kinh doanh bảo hiểm do các công tỉ bảo hiểm Pháp tiến hành.

Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, tương tự các nước xã hội chủ nghĩa khác, ở Việt Nam, hoạt động kinh doanh bảo hiểm do Nhà nước thực hiện nên được gọi là bảo hiểm nhà nước. Văn bản pháp luật đầu tiên về kinh doanh bảo hiểm là Quyết

định số 179/CP của Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 17.12.1964 quy định thành lập Công ti bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) trực thuộc Bộ Tài chính, chuyên trách hoạt động bảo hiểm nhà nước. Trong điều kiện đất nước có chiến tranh và nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, hoạt động của Bảo Việt vừa mang tính kinh doanh, vừa mang tính quản lí nhà nước. Các quy tắc bảo hiểm do Bảo Việt quy định trong một thời gian dài được áp dụng như quy phạm pháp luật.

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế kinh doanh bảo hiểm. Để thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tăng cường quản lí nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, ngày 18.12.1993 Chính phủ ban hành Nghị định số 100/CP về kinh doanh bảo hiểm. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên quy định tương đối có hệ thống về hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo hướng phát triển thị trường bảo hiểm trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 có mục đích là bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; phát triển thị trường bảo hiểm; thúc đẩy và góp phần duy trì sự phát triển một cách bền vững của nền kinh tế – xã hội; tăng cường hiệu lực quản lí của Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Phạm vi điều chỉnh của Luật kinh doanh bảo hiểm là quan hệ tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm, quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.

Luật gồm lời nói đầu, 9 chương, 189 điều, có những nội dung cơ bản sau đây: quy định nguyên tắc và phạm vi kinh doanh bảo hiểm; quy định hình thức tổ chức kinh doanh bảo hiểm, các loại sản phẩm bảo hiểm; quy định về hợp đồng kinh doanh bảo hiểm; quy định quản lí nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.

Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 là đạo luật đầu tiên đặt nền móng cho việc xây dựng pháp luật kinh doanh bảo hiểm trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Khác với Luật kinh doanh bảo hiểm của nhiều nước, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 của Việt Nam không áp dụng với các hoạt động bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện không mang tính kinh doanh. Tương tự ở nhiều nước, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 của Việt Nam áp dụng chung cho cả hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Ở một số nước, về kĩ thuật lập pháp có sự phân biệt giữa đạo luật điều chỉnh quan hệ kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và đạo luật điều chỉnh quan hệ kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. Ví dụ: Thái Lan có hai đạo luật về kinh doanh bảo hiểm: Đạo luật bảo hiểm nhân thọ năm (1992) (B.E 2535), Đạo luật bảo hiểm phi nhân thọ năm (1992) (B.E 2502).

Hộ Kinh Doanh Là Gì ? Đặc Điểm Của Hộ Kinh Doanh Cá Thể

Hộ kinh doanh là gì ? Các đặc điểm cơ bản của hộ kinh doanh cá thể theo quy định mới nhất như thế nào ? Có nên đăng ký hộ kinh doanh hay không ?

Hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp cũng không có định nghĩa cụ thể về hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh được quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

Theo khoản 1 điều 66 Nghị định 78/2016/NĐ-CP: ” Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng kýkinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”

Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

Một số đặc điểm pháp lý của Hộ kinh doanh

Các đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh bao gồm: Đối tượng đăng ký, tính chất…

Đối tượng thành lập hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam, hoặc do một nhóm người, hoặc một hộ gia đình làm chủ.

Khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về hộ kinh doanh như sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.

Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ, cá nhân đó có toàn quyền quyết định về mọi hoạt động kinh doanh của hộ. Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, mọi hoạt động kinh doanh của hộ do các thành viên trong nhóm hoặc trong hộ quyết định. Nhóm người hoặc hộ gia đình cử một người có đủ điều kiện là đại diện cho nhóm hoặc hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài.

Hoạt động sản xuất của hộ kinh doanh mang tính nghề nghiệp thường xuyên

Hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên, có quy mô nghề nghiệp ổn định thì mới cần phải đăng ký. Những hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện.

Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp

Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.

Mặc dù là chủ thể kinh doanh khá chuyên nghiệp nhưng hộ kinh doanh không có tư cách của doanh nghiệp. Hộ kinh doanh không có con dấu, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, không được thực hiện các quyền mà doanh nghiệp đang có như hoạt động xuất nhập khẩu hay áp dụng Luật phá sản khi kinh doanh thua lỗ.

Cá nhân, nhóm người hoặc các thành viên trong hộ chịu trách nhiệm vô hạn

Khi phát sinh các khoản nợ, cá nhân hoặc các thành viên phải chịu trách nhiệm trả hết nợ, không phụ thuộc vào số tài sản kinh doanh hay dân sự mà họ đang có; không phụ thuộc vào việc họ đang thực hiện hay đã chấm dứt thực hiện hoạt động kinh doanh.

Tính chịu trách nhiệm vô hạn này cũng dẫn tới quy định về việc Cá nhân đã thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại” tại khoản 3 Điều 67 Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Bởi vốn dĩ các chủ thể như chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp doanh đều phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, đây là là cách để đảm bảo trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ tài chính trong hoạt động kinh doanh của mình.

Có nên đăng ký hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh cá thể là mô hình khá phổ biến ở nước ta. Bởi lẽ đăng ký đơn giản, và áp dụng theo phương thức thuế khoán. Tuy nhiên Hộ kinh doanh cá thể vẫn bộc lộ nhiều hạn chế và tiềm ẩn rủi ro khi kinh doanh như:

– Cá nhân đã thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

– Cá nhân, nhóm người hoặc tất cả thành viên trong hộ phải chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ thuế, các khoản nợ.

– Mỗi cá nhân, nhóm cá nhân chỉ được thành lập một hộ kinh doanh. Vì vậy khi đã có hộ kinh doanh, cá nhân và nhóm cá nhân không thể lập cửa hàng, địa điểm kinh doanh thứ hai là hộ kinh doanh nữa.

– Hạn chế về việc xuất hoá đơn cho khách hàng.

Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey

Kinh Doanh Gas Cần Điều Kiện Gì?

Câu hỏi: Gia đình tôi muốn mở cửa hàng kinh doanh gas.

Xin hỏi chúng tôi phải có điều kiện gì và thực hiện thủ tục như thế nào?

Thứ nhất, về điều kiện để kinh doanh gas:

Theo quy định tại Thông tư số 15/1999/TT/BTM ngày 19/5/1999 của Bộ Thương mại, thương nhân kinh doanh gas phải có các điều kiện như sau:

Là thương nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký kinh doanh mặt hàng này, đồng thời phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Sở Thương mại (Sở Thương mại-Du lịch) quản lý địa bàn cấp.

Cửa hàng phải có thiết kế xây dựng theo qui định của Tiêu chuẩn Việt Nam- TCVN 2622:1995.

Cán bộ, nhân viên của hàng kinh doanh khí đốt hoá lỏng phải được học tập kiến thức về khí đốt hoá lỏng, được huấn luyện về phòng độc, phòng cháy, chữa cháy và được Công an tỉnh, thành phố kiểm tra, cấp chứng chỉ về phòng cháy chữa cháy.

Cán bộ, nhân viên làm việc tại cửa hàng kinh doanh khí đốt hoá lỏng phải có đủ sức khoẻ để đảm nhiệm công việc kinh doanh, được cơ quan y tế cấp quận, huyện, thị xã hoặc tương đương trở lên kiểm tra và xác nhận.

Cửa hàng kinh doanh khí đốt hoá lỏng phải có đủ các phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy theo qui định tại Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN 6223: 2996 và được cơ quan phòng cháy chữa cháy tỉnh, thành phố kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.

Thứ hai, về thủ tục: Việc kinh doanh gas phải được thực hiện theo hai bước sau:

– Gia đình chị phải thành lập cơ sở kinh doanh, có thể là Công ty, Doanh nghiệp tư nhân hoặc Hộ kinh doanh. Lựa chọn loại hình nào là tùy thuộc vào quy mô, điều kiện và hướng kinh doanh của gia định chị. Thủ tục thành lập được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, Nghị định 43/2010/NĐ-CP.

– Sau khi thành lập cơ sở kinh doanh, gia đình chị phải xin giấy phép kinh doanh gas tại Sở Công thương. Thủ tục xin giấy phép được quy định tại được quy định tại Điều 30, nghị định số 107/2009/NĐ-CP về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng và nghị định số 118/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng, cụ thể như sau:

Bước 1: Cơ sở kinh doanh gửi hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí đốt hóa lỏng tại Sở Công thương. Nộp lệ phí và nhận giấy hẹn, nếu hồ sơ hợp lệ.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

– Mẫu dùng cho hộ kinh doanh cá thể – có xác nhận của địa phương (theo mẫu)

– Mẫu dùng cho doanh nghiệp (theo mẫu)

Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh khí đốt hoá lỏng;

Bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy;

Giấy khám sức khoẻ của người trực tiếp tham gia kinh doanh;

Bản sao giấy học nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy của người trực tiếp tham gia kinh doanh;

Bản sao giấy học nghiệp vụ khí đốt hoá lỏng của người trực tiếp tham gia kinh doanh;

Lưu ý : Tất cả các bản sao đều có thị thực sao y bản chính.

Số lượng hồ sơ: 04 bộ.

Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ, Phòng Kinh tế tiến hành thẩm tra cơ sở đảm bảo các điều kiện theo quy định, phòng Kinh tế gửi biên bản thẩm tra kèm theo hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí đốt hóa lỏng, thuốc lá trình UBND thành phố để xem xét cấp giấy phép theo quy định (Tòan bộ công đọan này thời gian tối đa là 15 ngày làm việc tính từ khi nhận hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả. Cơ sở kinh doanh nhận kết quả tại Bộ phận một cửa Sở Công thương.

Liên hệ ngay để được hỗ trợ pháp lý kịp thời!

CÔNG TY LUẬT THÁI AN Đối tác pháp lý tin cậy