Top 7 # Xem Nhiều Nhất Tài Liệu Luật Viên Chức 2019 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Tài Liệu Ôn Thi Viên Chức Giáo Viên Năm 2022 (Tài Liệu Chuẩn)

Tài liệu ôn thi viên chức giáo viên năm 2019 là hệ thống những kiến thức chung, câu hỏi tự luận, trắc nghiệm và tình huống sử dụng cho kỳ thi tuyển viên chức giáo viên năm 2019 trên phạm vi cả nước.

Bộ Tài liệu ôn thi viên chức giáo viên năm 2019 ĐẦY ĐỦ – CHUẨN NHẤT hiện nay

Trong vài năm trở lại đây, thi công chức, viên chức nhà nước nói chung và thi viên chức giáo viên nói riêng ngày càng trở lên khó khăn hơn bởi nhiều lý do khác nhau, trong đó có cả những lý do khách quan và chủ quan. Trong số rất nhiều lý do và khó khăn nêu trên thì “” đã và đang là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm lớn của nhiều bạn đọc, đặc biệt là “Tài liệu ôn thi viên chức giáo viên”

Theo một khảo sát mới đây của chúng tôi về việc ôn thi viên chức giáo viên , phần lớn các bạn đọc đều gặp khó khăn trong việc tiếp cận tài liệu ôn thi hoặc nếu có thì tài liệu cũng không đầy đủ nhất. Hiểu được điều đó, trong những năm gần đây chúng tôi đã biên tập những cuốn Tài liệu ôn thi viên chức giáo viên năm 2019 và nhận được rất nhiều những lời đánh giá cao của bạn đọc.

Tiếp tục đồng hành với các thí sinh thi viên chức giáo viên trong năm 2019, trong những ngày đầu năm đội ngũ của chúng tôi đã nghiên cứu và biên soạn Bộ “07 quyển Tài liệu ôn thi viên chức giáo viên năm 2019” như sau:

Quyển 1 : Tài liệu Kiến Thức Chung & Chuyên ngành ôn thi viên chức giáo viên Mầm Non

04 lý do bạn NÊN lựa chọn Tài liệu ôn thi viên chức giáo viên năm 2019 của chúng tôi?

Thứ Nhất: 100% tài liệu của chúng tôi đều được cập nhật mới 100% bao gồm cả những Thông tư, Nghị định, Luật được ban hành cuối năm 2018 và có hiệu lực từ tháng 02/2019 đều được chúng tôi cập nhật và bổ sung vào tài liệu

Thứ hai: Tài liệu được hệ thống KIẾN THỨC theo từng PHẦN khác nhau để phục vụ cho việc ÔN THI được thuận lợi nhất tránh việc lặp lại hoặc gây khó khăn trong việc ÔN THI.

Thứ ba: Hệ thống câu hỏi ôn thi được BIÊN SOẠN theo các thông tư nghị định mới, CAM KẾT KHÔNG Ở ĐÂU CÓ

Thứ tư: Tài liệu được căn chỉnh CHUẨN, ĐẸP thuận lợi cho việc ôn thi.

CHI PHÍ bao nhiêu cho bộ Tài liệu ôn thi viên chức giáo viên năm 2019 này?

Giá bán: 100K/1 quyển + Phí ship hàng

Note: Phí ship cao hay thấp phụ thuộc vào địa điểm SHIP hàng

– Giao hàng trên Toàn quốc

– Nhận Tài liệu rồi Ship hàng

LÀM SAO để có thể ĐẶT MUA tài liệu ôn thi viên chức giáo viên năm 2019 được?

Hiện tại chúng tôi có 03 cách sau để bạn có thể mua được tài liệu:

Các bạn nhắn tin VÀO SĐT/ZALO: 0948.498.186 ghi rõ theo cú pháp sau: “Ho tên + Tên tài liệu muốn mua + Địa chỉ nhận tài liệu + Số điện thoại”

Coment thông tin sau dưới bài viết “Ho tên + Tên tài liệu muốn mua + Địa chỉ nhận tài liệu + Số điện thoại”

HOTLINE HỖ TRỢ: 0948.498.186 (ZALO)

Truy cập Fanpage: https://www.facebook.com/tailieuonthivienchucgiaovien247/– Để cập nhật những tin tức tuyển dụng và tài liệu ôn thi viên chức giáo viên năm 2019 mới nhất

Tài Liệu Ôn Thi Viên Chức Giáo Viên Mầm Non Năm 2022 (Chuẩn)

Tài liệu ôn thi viên chức giáo viên Mầm Non năm 2019 của Tuyển Công Chức bao gồm đầy đủ nội dung kiến thức chung, chuyên ngành và hệ thống các câu hỏi tự luận, trắc nghiệm, câu hỏi tình huống có đáp án.

Tài liệu ôn thi viên chức giáo viên Mầm Non năm 2019 mới nhất và đầy đủ nhất hiện nay.

Hiện nay với sự phát triển của công nghệ 4.0 thì không khó để bạn có thể tìm và lựa chọn được tài liệu ôn thi dành cho mình, tuy nhiên không phải bất cứ tài liệu trên mạng được sử dụng đều là những tài liệu đúng và đầy đủ nhất. Chính vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu và biên soạn 03 quyển Tài liệu ôn thi viên chức giáo viên Mầm Non năm 2019 bao gồm:

Với 03 quyển ôn thi viên chức giáo viên mầm non này của chúng tôi đã bao gồm đầy đủ nội dung kiến thức chung, kiến thức chuyên ngành và hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận và tình huống có đáp án mới nhất để các bạn ôn thi. Cụ thể như sau:

Thứ hai: Nội dung kiến thức chuyên ngành bao gồm 04 vấn đề chính trong đó nhấn mạnh đến các nội dung về Mục đích, yêu cầu của việc soạn giáo án, cấu trúc, nội dung giáo án Mầm Non, các phương pháp dạy học tích cực, Đánh giá sự phát triển của trẻ trong quá trình chăm sóc, giáo dục và Hướng dẫn xử lý tình huống sư phạm Mầm Non. Với những kiến thức này sẽ giúp bạn thuận lợi trong việc ôn thi.

Ngoài ra, trong quyển 1 chúng tôi cũng chia sẻ một số đề thi viên chức giáo viên mầm non năm 2019 mới nhất để các bạn có thể tham kharoo.

Với Quyển 2: Bộ câu hỏi Trắc nghiệm, Tự luận, Tình huống ôn thi viên chức giáo viên Mầm Non (Có đáp án) là hệ thống các câu hỏi ôn thi viên chức giáo viên mầm non năm 2019 bao gồm 02 nội dung chính:

Thứ nhất: Hệ thống câu hỏi Trắc nghiệm và Tự luận ôn thi viên chức giáo viên mầm non năm 2019. Toàn bộ hệ thống câu hỏi ôn thi giáo viên mầm non này của chúng tôi đều có đáp án đi kèm, các câu hỏi này của chúng tôi đều đã cập nhật những thông tư, nghị định và luật mới nhất được ban hành và có hiệu lực trong năm 2019.

Thứ hai: Hệ thống câu hỏi tình huống ôn thi viên chức giáo viên mầm non năm 2019 có đáp án bao gồm 60 tình huống sư phạm mầm non kèm theo là các cách giải quyết giúp bạn tự tin hơn trong việc xử lý các tình huống sư phạm Với Quyển 7: Tài liệu Tin Học và Anh Văn ôn thi viên chức Giáo Viên năm 2019 (Có đáp án) có nội dung như sau:

Đối với tài liệu tiếng anh ôn thi viên chức giáo viên năm 2019 bao gồm đầy đủ các phần sau: phần Từ Vựng, phần ngữ pháp (danh từ, mạo từ, tính từ, đại từ, trạng từ, động từ, giới từ, liên từ & 6 thì, câu so sánh, câu điều kiện, mệnh đề quan hệ, câu bị động), phần hội thoại, phần đọc hiểu, phần đề thi thử. Trong các phần đều có phần ngữ pháp và bài tập kèm theo đáp án để các bạn ôn thi.

Đối với tài liệu tin học ôn thi viên chức giáo viên năm 2019 bao gồm 4 chương đầy đủ các kiến thức để bạn thi phần tin học

Với 03 quyển tài liệu ôn thi viên chức giáo viên mầm non năm 2019 trên chúng tôi tư tin cung cấp cho bạn đầy đủ nhất những kiến thức cần thiết trước khi bước vào kỳ thi tuyển giáo viên năm 2019.

Chi phí 03 quyển tài liệu ôn thi viên chức giáo viên mầm non năm 2019

GIÁ BÁN: 100K/1 QUYỂN + PHÍ SHIP

Note: Phí ship cao hay thấp phụ thuộc vào địa điểm SHIP hàng

– Giao hàng trên TOÀN QUỐC

– NHẬN TÀI LIỆU rồi THANH TOÁN

04 lý do bạn NÊN lựa chọn Tài liệu ôn thi viên chức giáo viên mầm non năm 2019 của chúng tôi?

1. 100% tài liệu của chúng tôi đều được cập nhật mới 100% bao gồm cả những Thông tư, Nghị định, Luật được ban hành cuối năm 2018 và có hiệu lực từ tháng 02/2019 đều được chúng tôi cập nhật và bổ sung vào tài liệu

2. Tài liệu được hệ thống KIẾN THỨC theo từng PHẦN khác nhau để phục vụ cho việc ÔN THI được thuận lợi nhất tránh việc lặp lại hoặc gây khó khăn trong việc ÔN THI.

3. Hệ thống câu hỏi ôn thi được BIÊN SOẠN theo các thông tư nghị định mới, CAM KẾT KHÔNG Ở ĐÂU CÓ Tài liệu được căn chỉnh CHUẨN, ĐẸP thuận lợi cho việc ôn thi.

LÀM SAO để có thể ĐẶT MUA tài liệu ôn thi viên chức giáo viên Mầm Non năm 2019 được?

Hiện tại chúng tôi có 03 cách sau để bạn có thể mua được tài liệu:

1. Cách 1. Các bạn nhắn tin vào SĐT/ZALO: 0948.498.186 ghi rõ theo cú pháp sau: “Họ tên + Tài liệu muốn mua+ Địa chỉ nhận tài liệu + số điện thoại”

2. Cách 2. Các bạn nhắn tin VÀO FANPAGE theo đường link: https://bom.to/u76XNfollow cho chúng tôi ghi rõ theo cú pháp sau: “Họ tên + Tài liệu muốn mua+ Địa chỉ nhận tài liệu + số điện thoại”

Truy cập vào đường dẫn của bài viết sau: https://bom.to/x9Z3Bfollow rồi COMMENT dưới bài viết với nội dung sau: “Họ tên + Tài liệu muốn mua+ Địa chỉ nhận tài liệu + số điện thoại”

HOTLINE HỖ TRỢ: 0948.498.186

Truy cập Fanpage: https://www.facebook.com/tailieuonthivienchucgiaovien247/ – Để cập nhật những tin tức tuyển dụng và tài liệu ôn thi viên chức giáo viên năm 2019 mới nhất

Tài Liệu Sinh Hoạt Chi Bộ Tháng 3/2019

 

I – TÌNH HÌNH THỜI SỰ, CHÍNH TRỊ NỔI BẬT TRONG NƯỚC

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm CHDCND Lào và Vương quốc Campuchia

Từ ngày 24 – 26/2/2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có chuyến thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào và thăm cấp nhà nước Vương quốc Campuchia, theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào Bounnhang Vorachith và Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.

Trong thời gian thăm Lào (24-25/2), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào Bounnhang Vorachith; hội kiến Thủ tướng Chính phủ Thongloun Sisoulith, Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou và nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước Lào; thăm, kiểm tra tiến độ xây dựng Công trình Nhà Quốc hội Lào; thăm một số cơ sở văn hóa tại Thủ đô Vientiane…

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào Bounnhang Vorachith đã chứng kiến lễ ký kết 9 văn kiện hợp tác giữa hai nước.

Trong thời gian thăm Campuchia (từ ngày 25-26/2), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni, thăm Hoàng Thái hậu Norodom Monineath Sihanouk; hội kiến Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Say Chhum,  Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Heng Samrin, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Sen.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng đã đến thăm Đại Tăng thống Tep Vong và Đại tăng thống Bour Kry; dâng hoa tại Tượng đài tưởng niệm Thái Thượng Hoàng Norodom Sihanouk, Đài Độc lập và Đài Hữu nghị Việt Nam-Campuchia…

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã chứng kiến lễ ký kết 5 văn kiện hợp tác giữa hai nước.

Chuyến thăm đạt nhiều kết quả quan trọng và toàn diện, tạo cơ sở vững chắc và là xung lực thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào; mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài Việt Nam – Campuchia, ngày càng phát triển đi vào chiều sâu, hiệu quả và thực chất.

Lan tỏa hình ảnh Việt Nam đổi mới, yêu hòa bình

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ -Triều Tiên lần 2 được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam, trong hai ngày 27-28/2/2019 là sự kiện chính trị, đối ngoại có ý nghĩa hàng đầu trong năm 2019, thể hiện sinh động chủ trương Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế. Sự kiện góp phần quảng bá tới bạn bè quốc tế hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, thành phố vì hòa bình, điểm đến thuận lợi cho thu hút đầu tư, thương mại, du lịch và trao đổi văn hóa.

Là nước chủ nhà Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2, Việt Nam đã nỗ lực, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho Hội nghị, thể hiện rõ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Vị thế, vai trò và công tác chuẩn bị và tổ chức của nước chủ nhà Việt Nam được lãnh đạo hai nước Mỹ, Triều Tiên và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Chỉ có chưa tới 10 ngày, thời gian chuẩn bị Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên tại Hà Nội chỉ bằng gần 1/10 thời gian chuẩn bị Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2017, nhưng công tác chuẩn bị đã được hoàn tất về tất cả các mặt.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 là sự kiện quan trọng của thế giới, thu hút sự tham gia của hơn 2.600 phóng viên quốc tế từ 218 hãng thông tấn, báo chí, truyền thông quốc tế, từ gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đến Hà Nội đưa tin, hình ảnh về sự kiện. Các phóng viên quốc tế đều đánh giá rất cao công tác chuẩn bị của Việt Nam.

Việc Việt Nam nỗ lực chuẩn bị về mọi mặt, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần 2 đã thể hiện rõ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác, phát triển và là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tích cực thúc đẩy hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, là dịp thúc đẩy bước tiến mới trong quan hệ Hoa Kỳ – Triều Tiên. Từ đó nâng cao vị thế, uy tín của đất nước ta, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Dấu mốc lịch sử trong quan hệ Việt Nam – Triều Tiên

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, từ ngày 1 – 2/3/2019, Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Jong-Un đã thực hiện chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.

Diễn ra sau 60 năm kể từ chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành năm 1958, chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-Un ghi dấu mốc lịch sử trong quan hệ giữa hai Đảng, hai nước. Chuyến thăm cho thấy Việt Nam luôn coi trọng việc củng cố mối quan hệ truyền thống với Triều Tiên. Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Triều Tiên được thiết lập ngày 31/1/1950, do lãnh tụ của hai dân tộc là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kim Nhật Thành gây dựng, vun đắp. Gần 70 năm qua, quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt Nam – Triều Tiên không ngừng được củng cố, phát triển. Từ những nỗ lực đặt nền móng của lãnh tụ hai dân tộc, mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước thường xuyên được duy trì tốt đẹp thông qua các chuyến thăm của lãnh đạo hai nước; đã trao đổi hơn 50 đoàn cấp cao (từ cấp bộ trưởng trở lên).

Ngay sau khi tới Hà Nội dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên lần 2, chiều 26/2, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-Un đã tới thăm Đại sứ quán Triều Tiên tại Hà Nội. Ông nhấn mạnh, Đại sứ quán cần tích cực góp phần củng cố hơn nữa mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai Đảng và hai Nhà nước. 

Trong chuyến thăm hữu nghị chính thức ở Việt Nam, Chủ tịch Kim Jong Un đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam lần này của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-Un có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy hợp tác giữa hai Đảng, hai nước trên các lĩnh vực phù hợp với lợi ích, quy định luật pháp và cam kết quốc tế của mỗi nước, góp phần duy trì hòa bình, hợp tác, phát triển của khu vực.

II – TIN HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG ỦY KHỐI VÀ CƠ SỞ

Công bố các quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác cán bộ của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương

Ngày 4/3, tại Hà Nội, Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương đã tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Theo đó, Bộ Chính trị quyết định đồng chí Phạm Viết Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020, chỉ định đồng chí Phạm Viết Thanh tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh, nhiệm kỳ 2015-2020.

Đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, được Bộ Chính trị quyết định chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, nhiệm kỳ 2015-2020.

Hội nghị cũng đã công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chuẩn y Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, nhiệm kỳ 2015-2020 đối với đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Quyết định của Ban Bí thư về chuẩn y Ủy viên Ban Thường Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020 đối với các đồng chí: Hồ Xuân Trường, Chánh Văn phòng Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; Phạm Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam.

Hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tháng 2/2019

Ngày 27/2, tại Hà Nội, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương họp phiên thường kỳ tháng 2/2019. Tại Hội nghị, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã cho ý kiến đối với các nội dung: Tờ trình ban hành Nghị quyết về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới tại Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương”; báo cáo kết quả làm việc với Thường trực các đảng ủy cấp trên cơ sở trực thuộc Đảng ủy Khối về công tác tổ chức cán bộ; Tờ trình về việc cho ý kiến đối với nhân sự đề nghị quy hoạch cán bộ cấp chiến lược; Tờ trình về việc bổ sung Ban thường vụ và kiện toàn chức danh Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, nhiệm kỳ 2015 – 2020; Tờ trình về việc bổ nhiệm lại, bổ nhiệm cán bộ Cơ quan Đảng ủy Khối; Tờ trình về việc ban hành Đề án tinh giản biên chế Cơ quan Đảng ủy Khối, giai đoạn 2019 – 2021 và cho ý kiến một số nội dung khác.

Giao ban công tác tư tưởng và dư luận xã hội Quý I năm 2019

Ngày 21/2, Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác tư tưởng và dư luận xã hội Quý I/2019.

Theo phản ánh của đội ngũ cộng tác viên trong Đảng bộ Khối, dư luận cán bộ, đảng viên và người lao động phấn khởi trước những kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2018, các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; các chính sách an sinh xã hội được quan tâm; các hoạt động văn hóa, tuyên truyền được thực hiện tốt. Đông đảo dư luận cũng bày tỏ sự quan tâm, tin tưởng đối với các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước; về xử lý cán bộ tham nhũng, sai phạm trong công tác bổ nhiệm cán bộ.

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối đã tiếp thu đầy đủ các ý kiến của các cộng tác viên và nhấn mạnh, trong bối cảnh thông tin đa chiều, các cộng tác viên dư luận cần tiếp tục phát huy vai trò, kịp thời phản ánh trung thực, khách quan và tham mưu hướng xử lý hiệu quả các vấn đề mà dư luận quan tâm. Từ đó, giúp lãnh đạo tại Đảng ủy cơ sở cũng như Đảng ủy Khối nắm bắt, xử lý và giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc, góp phần ổn định tình hình sản xuất kinh doanh tại cơ quan, đơn vị.

Tiến tới tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Ngày 22/2, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cuộc Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã tổ chức Hội nghị mở rộng, triển khai nhiệm vụ năm 2019.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phạm Tấn Công – Phó Bí thư Thường trực, Trưởng Ban Chỉ đạo CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Đảng ủy Khối đề nghị, tiến tới tổng kết 10 năm thực hiện CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong năm 2019, Ban Chỉ đạo CVĐ của Đảng ủy Khối cũng như các đảng ủy trực thuộc cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền với các hình thức, nội dung cụ thể phù hợp với mỗi đơn vị, sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh việc kiểm tra giám sát, Ban Chỉ đạo cần làm tốt công tác biểu dương, khen thưởng để kịp thời động viên, khích lệ các đơn vị, cộng đồng doanh nghiệp có đóng góp tích cực trong triển khai thực hiện CVĐ, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng khi sử dụng hàng Việt. Cùng với việc tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau, cần tạo điều kiện, động lực, khuyến khích từng doanh nghiệp thay đổi mạnh mẽ hơn nữa thông qua tái cơ cấu doanh nghiệp, tăng năng suất lao động, tối ưu hóa nguồn lực, thay đổi công nghệ, xây dựng thương hiệu, thị trường để sản phẩm, dịch vụ ngày càng chất lượng và cạnh tranh.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước làm việc với các Tập đoàn, Tổng công ty, Ngân hàng trong Khối Doanh nghiệp Trung ương

Ngay trong những ngày làm việc đầu tiên của năm mới Kỷ Hợi 2019, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Quốc hội đã đến thăm, làm việc và có ý kiến chỉ đạo đối với việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của các Tập đoàn, Tổng công ty, Ngân hàng trong Khối Doanh nghiệp Trung ương. 

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo 5 nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng Chính sách xã hội

Thăm và làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương (NHCSXH), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, biểu dương NHCSXH đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó, đáp ứng mong mỏi của nhân dân. Thủ tướng nêu rõ, mô hình hoạt động của NHCSXH được thực tế chứng minh là phù hợp với điều kiện, cấu trúc hệ thống chính trị của nước ta, không những về hiệu quả kinh tế, khả năng tiếp cận tín dụng, sử dụng vốn mà còn có ý nghĩa chính trị – xã hội rất lớn.

Nhắc lại mục tiêu phát triển của đất nước, “không để ai bị bỏ lại phía sau”, Thủ tướng yêu cầu hệ thống NHCSXH tiếp tục đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả toàn diện các hoạt động với 5 nhiệm vụ trọng tâm:

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện tốt hoạt động tín dụng chính sách xã hội, đảm bảo cho vay thuận lợi đúng đối tượng, đúng mục đích sử dụng, công khai minh bạch, thuận lợi cho người dân.

Thứ hai, cần phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội, các địa phương giám sát thực hiện, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động.

Thứ ba, phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động cho vay để giảm chi phí, tạo điều kiện tiếp cận thuận lợi cho người vay.

Thứ năm, tiếp tục chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thống để yên tâm cống hiến, công tác.

Vietcombank cần phát huy vai trò là “địa chỉ” tin cậy của người dân và doanh nghiệp

Đó là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khi tới thăm và là việc với  tập thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Năm 2018, Vietcombank tiếp tục gặt hái thành công với những kết quả nổi bật: Tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 0,97%. Vietcombank được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt là ngân hàng đầu tiên đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Basel II, sớm hơn 1 năm so với lộ trình. Lợi nhuận năm 2018 đạt mức gần 18.400 tỷ đồng, cao nhất hệ thống ngân hàng thương mại với cơ cấu thu nhập chuyển dịch theo hướng tích cực… Bên cạnh đó, Vietcombank còn đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác xây dựng Đảng và đóng góp thực hiện các hoạt động an sinh xã hội; là một trong những ngân hàng tiên phong thực hiện tốt nhất các chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, chúc mừng những kết quả hoạt động của Vietcombank, Chủ tịch Quốc hội mong muốn, Vietcombank tiếp tục phát huy truyền thống và những giá trị tốt đẹp mà ngành ngân hàng nói chung, Vietcombank nói riêng đã đạt được trong thời gian qua để trong năm 2019 và những năm tiếp theo luôn là “địa chỉ” tin cậy để người dân và doanh nghiệp thực hiện các giao dịch ngân hàng, phục vụ các hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

Đảng ủy Khối DNTW tập trung thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong năm bứt phá 2019

Tại buổi làm việc đầu năm với Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, đồng chí Trương Thị Mai – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương ghi nhận, với sự đồng bộ, hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, các chỉ tiêu kế hoạch năm 2018 của các doanh nghiệp trong Khối đều đạt và vượt, có mức tăng trưởng cao so với năm 2017: 29/30 tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Khối sản xuất, kinh doanh có lãi, 17/30 doanh nghiệp và ngân hàng trong Khối có lợi nhuận đạt trên 1.000 tỷ đồng, 9/30 đơn vị trong Khối có mức nộp ngân sách nhà nước đạt trên 5.000 tỷ đồng. Các doanh nghiệp, ngân hàng trong Khối thể hiện rõ vai trò tham gia điều tiết vĩ mô nền kinh tế; góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh; đảm bảo việc làm, duy trì và nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần cho trên 800 nghìn lao động; tích cực thực hiện các chương trình an sinh xã hội, thực hiện Nghị quyết 30a, hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên cả nước với tổng kinh phí 1.056 tỷ đồng. 

Nhấn mạnh, năm 2019 là năm bứt phá, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, đồng chí Trưởng Ban Dân vận Trung ương tin tưởng Đảng ủy Khối DNTW sẽ chủ động, tích cực triển khai thực hiện những giải pháp phù hợp với thực tiễn của doanh nghiệp, có tính khả thi cao, bảo đảm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.

Tiếp tục đồng hành với sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Thăm, làm việc với lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ ghi nhận những nỗ lực của Agribank trong 5 năm qua với việc tái cơ cấu thành công giai đoạn I, đặc biệt là năm 2018, thời điểm ghi dấu chặng đường 30 năm phát triển.

Mặc dù trải qua không ít thăng trầm, ngay cả trong giai đoạn 5 năm tái cơ cấu vừa qua, Agribank vẫn không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và kinh doanh hiệu quả. Từ một ngân hàng có tổng tài sản 1.500 tỷ đồng, nguồn vốn 1.056 tỷ đồng, tổng dư nợ 1.126 tỷ đồng, nợ xấu trên 10%, đến nay, tổng tài sản đã cán mốc 1.300.000 tỷ đồng; vốn huy động thị trường I đạt 1.186.288 tỷ đồng, tăng 11,8%, đảm bảo các tỷ lệ an toàn và thanh khoản; dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 14,6%; dịch vụ đạt gần 5.400 tỷ đồng, tăng trưởng 21%. Nợ xấu tính theo Thông tư 02 là 1,51%. Trích lập dự phòng rủi ro của NH đạt hơn 25.000 tỷ đồng. Tổng nguồn dự phòng xử lý rủi ro còn lại gần 20.000 tỷ đồng, đủ khả năng mua trước hạn toàn bộ nợ đã bán cho VAMC; Đặc biệt thu nợ đã xử lý rủi ro đạt 11.936 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 14% tổng dư nợ đã xử lý, góp phần quan trọng vào việc tăng lợi nhuận năm 2018 của Agribank lên 7.525 tỷ đồng. 

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng năm 2018 là năm kết thúc “có hậu” với Agribank, khi các chỉ số về dư nợ tín dụng, lợi nhuận trước thuế đều tốt lên, nợ xấu nội bản giảm so với năm 2017. Agribank là ngân hàng có mạng lưới lớn nhất Việt Nam, gắn với tam nông, 70% dư nợ tín dụng trong khoảng 1 triệu tỷ đồng trực tiếp cho vay lĩnh vực tam nông – lĩnh vực chiến lược mà Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm.

Năm 2018, Agribank đã đạt được các “mốc” quan trọng như lợi nhuận 7.600 tỷ đồng, ngoài ra còn dành hơn 20.000 tỷ đồng dự phòng xử lý rủi ro, đóng góp vào thành công của ngành ngân hàng, vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tạo dư địa phát triển trong thời gian tới.

Thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu Agribank tiếp tục bảo đảm cung ứng vốn chất lượng cao cho nền kinh tế, tập trung triển khai thành công cơ cấu lại giai đoạn II. Đặc biệt, Phó Thủ tướng lưu ý sự phát triển của công nghệ, Fintech sẽ làm giảm bớt ưu thế về mạng lưới của Agribank nên ngân hàng phải cơ cấu lại bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, tăng cường ứng dụng công nghệ, nhưng vẫn phải “bám sát trận địa là nông nghiệp, nông dân, nông thôn, sát tới từng hộ nông dân, từng hợp tác xã, nông trại, trang trại”, cùng phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội, các tổ chức tài chính vi mô đẩy lùi tín dụng đen ở nông thôn.

VNPT phải tiên phong thúc đẩy chuyển đổi kinh tế số

Tại Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông Việt Nam (VNPT), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng gần 5 năm thực hiện tái cơ cấu, VNPT đã có bước chuyển mạnh mẽ, năm 2018 doanh thu đạt gần 155.000 tỷ đồng, lợi nhuận tăng 25% so với thực hiện năm 2017, tốc độ tăng trưởng 25,3%, thu nhập bình quân của người lao động lên đến 28 triệu đồng/tháng, đây là những con số rất ấn tượng.

“Vấn đề quan trọng là trong bối cảnh vừa thực hiện tái cơ cấu, vừa chịu sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, VNPT đã bước dầu thể hiện vai trò dẫn dắt trong xây dựng Chính phủ điện tử, thiết lập nền tảng hạ tầng số, thúc đẩy chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực giáo dục, y tế… Chính phủ đánh giá VNPT cơ bản đã thực hiện được vai trò dẫn dắt và đi tiên phong trong cách mạng công nghiệp 4.0 và tiên phong trong xây dựng chiến lược 4.0” – Phó Thủ tướng đánh giá và bày tỏ hy vọng giai đoạn tới VNPT sẽ là hình mẫu làm bùng nổ ứng dụng khoa học công nghệ tại Việt Nam, vươn lên trở thành nhà cung cấp hàng đầu về dịch vụ số vào năm 2025, trở thành trung tâm giao dịch số tại Đông Nam Á và châu Á vào năm 2030 theo Chiến lược phát triển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Phó Thủ tướng đề nghị VNPT bám sát các nội dung Đề án Chuyển đổi số quốc gia mà Chính phủ đang xây dựng, đóng góp cho Chính phủ, cho Bộ Thông tin và Truyền thông trong quá trình xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số tại Việt Nam, các chính sách đầu tư cho an toàn thông tin, chủ quyền số và sở hữu trí tuệ; chuẩn bị tốt các điều kiện để IPO công ty mẹ VNPT vào cuối năm 2019 một cách cẩn trọng, toàn diện, đúng quy định của pháp luật, công khai, minh bạch, chống lợi ích nhóm và đảm bảo lợi ích cao nhất của đất nước.

PVN tập trung triển khai các dự án dầu, khí trọng điểm

Thăm, làm việc với tập thể lãnh đạo, cán bộ và người lao động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu PVN phải đẩy mạnh tiến độ triển khai các dự án dầu, khí trọng điểm. Phát biểu với tập thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên Tập đoàn, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận, trong năm 2018, với nỗ lực vượt qua khó khăn, PVN đã tập trung tái cấu trúc, rà soát lại, xử lý các dự án yếu kém để tiếp tục đi vào hoạt động, nâng cao năng lực, chất lượng, năng suất, hiệu quả cạnh tranh, góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Bên cạnh những kết quả nổi bật đạt được, theo Phó Thủ tướng, còn một số khó khăn, tồn tại ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của Tập đoàn Dầu khí trong năm 2019 và những năm tiếp theo. Tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến công tác tìm kiếm thăm dò và sự phát triển chung của Tập đoàn. Nguồn lực cho đầu tư, phát triển của Tập đoàn gặp khó khăn, trong khi cơ chế để tháo gỡ khó khăn cũng chưa hiệu quả. Hầu hết các mỏ đều đã khai thác trong thời gian dài và hiện tại đang trong giai đoạn cuối dẫn tới suy giảm sản lượng tự nhiên. Do đó, theo Phó Thủ tướng, trước hết Tập đoàn PVN phải phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, bảo đảm hiệu quả các công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, bảo quản, phân phối…

Nhấn mạnh nhiệm vụ năm 2019 đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là rất nặng nề, Phó Thủ tướng tin tưởng, với truyền thống vẻ vang của ngành dầu khí Việt Nam, với những kết quả rất khích lệ của năm 2018 và khí thế mới của mùa xuân mới, nhất định Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ thực hiện nhiệm vụ 2019 với kết quả cao nhất, xứng đáng với sự trông đợi của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

III – VĂN BẢN, QUYẾT ĐỊNH MỚI

Nhiều văn bản, chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2019:

Thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước

Nghị định 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ quy định về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước có hiệu lực thi hành từ ngày 15/03/2019.

Chế độ đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài

Nghị định số 08/2019/NĐ-CP ngày 23/01/2019 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có hiệu lực từ ngày 11/03/2019.

Nghị định này quy định chế độ sinh hoạt phí, phụ cấp, trợ cấp, chế độ bảo hiểm khám, chữa bệnh, thời gian làm việc và một số chế độ khác đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc nguồn thu từ ngân sách nhà nước, phu nhân/phu quân và con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

Quy định chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước

Nghị định 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước có hiệu lực từ ngày 12/03/2019.

Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp có hiệu lực từ ngày 10/03/2019.

Bãi bỏ một số văn bản QPPL do Chính phủ ban hành

Nghị định số 12/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/03/2019.

Cụ thể, bãi bỏ toàn bộ 9 văn bản quy phạm pháp luật sau:

1- Nghị định số 48/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ quy định về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân và của doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở trong nước, ở nước ngoài.

2- Nghị định số 50/2001/NĐ-CP ngày 16/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

3- Nghị định số 164/2004/NĐ-CP ngày 14/9/2004 của Chính phủ về kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất để bảo đảm thi hành án.

4- Nghị định số 173/2004/NĐ-CP ngày 30/9/2004 của Chính phủ quy định về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự.

5- Nghị định số 10/2006/NĐ-CP ngày 17/01/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra công tác dân tộc.

6- Nghị định số 30/2006/NĐ-CP ngày 29/3/2006 của Chính phủ về thống kê khoa học và công nghệ.

7- Nghị định số 134/2007/NĐ-CP ngày 15/8/2007 của Chính phủ quy định về đơn vị đo lường chính thức.

8- Nghị định số 14/2011/NĐ-CP ngày 16/02/2011 của Chính phủ quy định về điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan.

9- Nghị quyết số 33/2008/NQ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ về thực hiện thí điểm một số thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng đối với dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp.

Ngoài ra, Nghị định cũng bãi bỏ Điều 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 21, 22, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 24 Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị.

Nhiều chính sách ưu đãi doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Nghị định 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ có hiệu lực thi hành từ ngày 20/03/2019, trong đó có nhiều chính sách ưu đãi doanh nghiệp khoa học và công nghệ như miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; ưu đãi tín dụng;…

Sửa đổi, bãi bỏ một số điều kiện kinh doanh thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước

Có hiệu lực thi hành từ ngày 20/3/2019, Nghị định số 16/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trong đó, Nghị định số 16/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; sửa đổi điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thông tin tín dụng đối với công ty thông tin tín dụng quy định tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010; sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 07/5/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt.

Điều kiện thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Có hiệu lực thi hành từ ngày 20/03/2019, Nghị định 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp.

Trong đó quy định điều kiện cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2; của trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; của trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; vốn đầu tư thành lập bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau: Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 5 tỷ đồng; đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 tỷ đồng; đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 tỷ đồng…

Quy trình trao đổi, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư

Thông tư 01/2019/TT-BNV quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư, các chức năng cơ bản của Hệ thống quản lý tài liệu điện tử trong quá trình xử lý công việc của các cơ quan, tổ chức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/3/2019.

Thông tư quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư bao gồm: quản lý văn bản điện tử đến, quản lý văn bản điện tử đi, lập và nộp lưu hồ sơ điện tử vào Lưu trữ cơ quan; chức năng cơ bản của Hệ thống quản lý tài liệu điện tử.

Từ 1/3, triển khai hồ sơ bệnh án điện tử

Thông tư 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử có hiệu lực từ 1/3/2019. Hồ sơ bệnh án điện tử bao gồm: hồ sơ bệnh án nội trú, hồ sơ bệnh án ngoại trú và các loại hồ sơ bệnh án khác. Mỗi người bệnh sẽ có một mã số quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử tại một cơ sở khám chữa bệnh. Hồ sơ bệnh án điện tử cần đáp ứng các yêu cầu như: phải ghi nhận toàn bộ nội dung thông tin (hồ sơ bệnh án giấy, lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế thay cho in phim, lưu trữ thông tin xét nghiệm thay cho việc in giấy), có chữ ký số của người chịu trách nhiệm nội dung thông tin.

Luật Số 52/2019/Qh14 Sửa Đổi Luật Cán Bộ, Công Chức Và Luật Viên Chức

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 và Luật Viên chức số 58/2010/QH12.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau:

“2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

1. Nhà nước có chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng.

2. Chính phủ quy định khung chính sách trọng dụng và đãi ngộ đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ.

3. Căn cứ vào quy định của Chính phủ, người đứng đầu cơ quan quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 39 của Luật này quyết định chế độ trọng dụng và đãi ngộ đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định chính sách trọng dụng và đãi ngộ đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do cấp tỉnh quản lý.”.

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 29 như sau:

1. Căn cứ vào kết quả đánh giá, cán bộ được xếp loại chất lượng theo các mức như sau:

a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

d) Không hoàn thành nhiệm vụ.

2. Kết quả xếp loại chất lượng cán bộ được lưu vào hồ sơ cán bộ, thông báo đến cán bộ được đánh giá và công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác.

3. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đối với cán bộ có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.”.

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 34 như sau:

“1. Căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức được phân loại theo ngạch công chức tương ứng sau đây:

a) Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;

b) Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;

c) Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;

d) Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên;

đ) Loại đối với ngạch công chức quy định tại điểm e khoản 1 Điều 42 của Luật này theo quy định của Chính phủ.”.

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 37 như sau:

1. Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Hình thức, nội dung thi tuyển, xét tuyển công chức phải phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm trong từng ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được người có phẩm chất, trình độ và năng lực.

2. Việc tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức đối với từng nhóm đối tượng sau đây:

a) Cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

b) Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học;

c) Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.

3. Ngoài hình thức tuyển dụng thông qua thi tuyển và xét tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định tiếp nhận người đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm vào làm công chức đối với trường hợp sau đây:

a) Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;

c) Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;

d) Tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với người đang là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người đang giữ chức vụ, chức danh quản lý khác theo quy định của Chính phủ trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; người được tiếp nhận phải được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm hoặc chức vụ tương đương;

đ) Người đã từng là cán bộ, công chức sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 39 như sau:

1. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức bao gồm:

a) Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước thực hiện tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;

b) Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện tuyển dụng công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý;

c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;

nhân dân cấp tỉnh tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;

đ) Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của tổ chức chính trị – xã hội tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.

2. Thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 37 của Luật này. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện theo lộ trình, bảo đảm công khai, minh bạch, thiết thực, hiệu quả.

3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.”.

7. Bổ sung điểm e vào sau điểm đ khoản 1 Điều 42 như sau:

“e) Ngạch khác theo quy định của Chính phủ.”.

8. Sửa đổi, bổ sung Điều 44 như sau:

1. Việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và được thực hiện thông qua thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.

2. Công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch cao hơn thì được đăng ký dự thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.

3. Việc thi nâng ngạch, xét nâng ngạch phải bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.

4. Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch được bổ nhiệm vào ngạch công chức cao hơn và được xem xét bố trí vào vị trí việc làm tương ứng.”.

9. Sửa đổi, bổ sung Điều 45 như sau:

1. Công chức dự thi nâng ngạch phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

b) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;

c) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ của ngạch công chức đăng ký dự thi;

d) Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu đối với từng ngạch công chức.

2. Công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thì được xét nâng ngạch công chức trong các trường hợp sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận;

b) Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.

10. Sửa đổi, bổ sung Điều 46 như sau:

1. Nội dung và hình thức thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức phải phù hợp với yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch, bảo đảm lựa chọn công chức có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo tiêu chuẩn của ngạch và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

2. Chính phủ quy định thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức phù hợp với phân cấp quản lý công chức trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị – xã hội.”.

11. Sửa đổi, bổ sung Điều 56 như sau:

1. Công chức được đánh giá theo các nội dung sau đây:

a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

c) Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

d) Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; tiến độ và chất lượng thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phải gắn với vị trí việc làm, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể;

đ) Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;

e) Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.

2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý còn được đánh giá theo các nội dung sau đây:

a) Kế hoạch làm việc và kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách. Mức xếp loại chất lượng của cá nhân không cao hơn mức xếp loại chất lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách;

b) Tiến độ, chất lượng các công việc được giao;

c) Năng lực lãnh đạo, quản lý;

d) Năng lực tập hợp, đoàn kết.

3. Thời điểm đánh giá công chức được thực hiện như sau:

a) Đánh giá hàng năm; đánh giá trước khi thực hiện xét nâng ngạch, nâng lương trước thời hạn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động; đánh giá trước khi kết thúc thời gian luân chuyển, biệt phái;

b) Căn cứ vào yêu cầu quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức quy định đánh giá công chức theo quý, tháng hoặc tuần phù hợp với đặc thù công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, định lượng bằng kết quả, sản phẩm cụ thể; kết quả đánh giá là căn cứ để thực hiện đánh giá công chức quy định tại điểm a khoản này.

4. Căn cứ vào quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức ban hành quy chế đánh giá công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.

12. Sửa đổi, bổ sung Điều 58 như sau:

1. Căn cứ vào kết quả đánh giá, công chức được xếp loại chất lượng theo các mức như sau:

a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

d) Không hoàn thành nhiệm vụ.

2. Kết quả xếp loại chất lượng công chức được lưu vào hồ sơ công chức, thông báo đến công chức được đánh giá và được thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác.

3. Việc xử lý công chức không hoàn thành nhiệm vụ được quy định như sau:

a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cho thôi việc đối với công chức có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;

b) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 02 năm không liên tiếp trong thời hạn bổ nhiệm được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì bố trí công tác khác hoặc không bổ nhiệm lại;

c) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong 03 năm có 02 năm không liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ ở vị trí việc làm đang đảm nhận thì bố trí vào vị trí việc làm có yêu cầu thấp hơn.”.

13. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 61 như sau:

“a) Trưởng Công an (áp dụng đối với xã, thị trấn chưa tổ chức công an chính quy theo quy định của Luật Công an nhân dân số 37/2018/QH14);”.

14. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 78 như sau:

“3. Cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.”.

15. Sửa đổi, bổ sung Điều 79 như sau:

2. Hình thức giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

3. Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.

16. Sửa đổi, bổ sung Điều 80 như sau:

1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.

Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:

a) 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;

b) 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

2. Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:

a) Cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;

b) Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;

c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.

3. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.

17. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 82 như sau:

“2. Cán bộ, công chức bị kỷ luật thì xử lý như sau:

a) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc hạ bậc lương thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;

b) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức giáng chức hoặc cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;

c) Hết thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.

3. Cán bộ, công chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thôi việc.”.

18. Sửa đổi, bổ sung Điều 84 như sau:

1. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Luật này đối với những người được bầu cử nhưng không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này; chế độ phụ cấp đối với người đã nghỉ hưu nhưng được bầu cử giữ chức vụ, chức danh cán bộ.

2. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Luật này đối với người làm việc trong tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện chế độ công chức đối với người làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư, hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ quản lý nhà nước.

4. Chính phủ quy định khung số lượng, chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; chế độ quản lý, sử dụng đối với đội ngũ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

5. Việc xử lý đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu được quy định như sau:

a) Mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật;

b) Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.

Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 được thực hiện theo quy định của Luật này.

Chính phủ quy định chi tiết khoản này.”.

19. Sửa đổi, bổ sung Điều 85 như sau:

Người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập được xác định là công chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành mà không còn là công chức theo quy định của Luật này và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 84 của Luật này thì tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách và áp dụng các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức cho đến hết thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ đang đảm nhiệm.”.

20. Thay thế một số cụm từ tại các điều, khoản, điểm như sau:

a) Thay thế từ “phân loại” bằng cụm từ “xếp loại chất lượng” tại khoản 4 Điều 5 và Điều 64;

b) Thay thế cụm từ “Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân” bằng cụm từ “Luật tổ chức chính quyền địa phương” tại khoản 2 Điều 21, Điều 24 và khoản 1 Điều 63;

c) Thay thế cụm từ “Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân” bằng cụm từ “Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” tại Điều 24; thay thế cụm từ “Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân” bằng cụm từ “Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” tại khoản 1 Điều 63;

d) Thay thế cụm từ “sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp” bằng cụm từ “sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an” tại điểm d khoản 1 Điều 32;

đ) Thay thế cụm từ “đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục” bằng cụm từ “đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc” tại điểm c khoản 2 Điều 36.

21. Bỏ một số cụm từ tại các điều, khoản như sau:

a) Bỏ cụm từ “các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số,” tại khoản 2 Điều 63;

b) Bỏ cụm từ “, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước” tại khoản 4 Điều 66;

c) Bỏ cụm từ “, đơn vị sự nghiệp công lập của Ủy ban nhân dân” tại khoản 5 Điều 66;

d) Bỏ cụm từ “và đơn vị sự nghiệp công lập” tại khoản 6 Điều 66;

đ) Bỏ cụm từ “đơn vị sự nghiệp công lập,” tại khoản 1 Điều 70.

22. Bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 32.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Viên chức

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 9 như sau:

“3. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều này đối với từng lĩnh vực sự nghiệp; việc chuyển đổi đơn vị sự nghiệp sang mô hình doanh nghiệp, trừ đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực y tế và giáo dục; chế độ quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo nguyên tắc bảo đảm tinh gọn, hiệu quả.”.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 như sau:

1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.

Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.

2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;

b) Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật này;

c) Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 28 như sau:

“2. Đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn, trước khi hết hạn hợp đồng làm việc 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức.

Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập còn nhu cầu, viên chức đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo định của pháp luật thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải ký kết tiếp hợp đồng làm việc với viên chức.

Trường hợp không ký kết tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải nêu rõ lý do bằng văn bản.”.

4. Bổ sung điểm e vào sau điểm đ khoản 1 Điều 29 như sau:

“e) Viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự.”.

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 41 như sau:

1. Việc đánh giá viên chức được xem xét theo các nội dung sau đây:

a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b) Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phải gắn với vị trí việc làm, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể;

c) Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;

d) Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;

đ) Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.

2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, viên chức quản lý còn được đánh giá theo các nội dung sau đây:

a) Năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;

b) Kế hoạch làm việc theo năm, quý, tháng và kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý; việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách. Mức xếp loại chất lượng của cá nhân không cao hơn mức xếp loại chất lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách.

3. Việc đánh giá viên chức được thực hiện như sau:

a) Đánh giá hàng năm; đánh giá trước khi kết thúc thời gian tập sự, ký kết tiếp hợp đồng làm việc, thay đổi vị trí việc làm; đánh giá trước khi xét khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch;

b) Căn cứ vào đặc thù công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức ban hành hoặc giao người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp sử dụng viên chức ban hành quy định đánh giá viên chức theo quý, tháng hoặc tuần phù hợp với đặc thù công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, định lượng bằng kết quả, sản phẩm cụ thể; kết quả đánh giá là căn cứ để thực hiện đánh giá viên chức quy định tại điểm a khoản này.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 45 như sau:

“1. Viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm khi đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức, hết thời hạn của hợp đồng nhưng người sử dụng lao động không ký kết tiếp hợp đồng làm việc, viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng do ốm đau, bị tai nạn theo quy định tại khoản 4 Điều 29 hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 29 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”.

7. Sửa đổi, bổ sung Điều 53 như sau:

1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì viên chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.

Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:

a) 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;

b) 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

2. Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:

a) Viên chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;

b) Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;

c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

c) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.

3. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của viên chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.

Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.

8. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 56 như sau:

“2. Viên chức bị kỷ luật thì xử lý như sau:

a) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì không thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;

b) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức cách chức thì không thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

3. Viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được bổ nhiệm, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng hoặc thôi việc.”.

9. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 58 như sau:

“1. Việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức được thực hiện như sau:

a) Việc tuyển dụng viên chức vào làm công chức phải thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

b) Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này;

10. Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 Điều 59 như sau:

“2a. Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 nhưng chưa ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn thì tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết; sau khi kết thúc thời hạn của hợp đồng làm việc đã ký kết thì được ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật.”.

11. Sửa đổi, bổ sung Điều 60 như sau:

1. Chính phủ quy định việc áp dụng Luật viên chức đối với người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

2. Chính phủ quy định việc xử lý kỷ luật đối với viên chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác.

Việc xử lý kỷ luật đối với viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 được thực hiện theo quy định của Luật này.”.

12. Thay thế một số cụm từ tại các điều, khoản, điểm như sau:

a) Thay thế cụm từ “đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng” bằng cụm từ “đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng” tại điểm b khoản 2 Điều 22;

b) Thay thế cụm từ “phân loại đánh giá” bằng cụm từ “xếp loại chất lượng” tại điểm a khoản 1 Điều 29; thay thế cụm từ “phân loại đánh giá” và từ “phân loại” bằng cụm từ “xếp loại chất lượng” tại Điều 42; thay thế từ “phân loại” bằng cụm từ “xếp loại chất lượng” tại Điều 44.

13. Bỏ một số cụm từ tại các điều, khoản như sau:

a) Bỏ cụm từ “nhưng không phải là công chức” tại khoản 1 Điều 3;

b) Bỏ cụm từ “được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ được pháp luật quy định là công chức tại đơn vị sự nghiệp công lập hoặc” tại khoản 5 Điều 28.

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2019.