Soạn văn mẫu hay lớp 6 bài Vượt thác
Hy vọng qua bài soạn văn mẫu bài Vượt thác mà Tuyển tập hay giới thiệu các em học sinh lớp 6 sẽ có nhiều ý tưởng mới nhằm chuẩn bị bài tốt trước khi tới lớp.
Hướng dẫn soạn văn lớp 6 bài Vượt thác I. Tác giả – tác phẩm
1. Tác giả
– Võ Quảng (1920 – 2007)
– Quê: Quảng Nam
– Bản thân là một nhà văn chuyên viết về những đề tài dành cho thiếu nhi
– Văn phong của ông nhẹ nhàng, êm ái như một bản ca dội vào lòng người đọc đặc biệt là các bạn thiếu nhi
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ: bài Vượt thác được trích từ chương XI của tập truyện Quê Nội
b. Bố cục: 3 phần
– Phần 1: đoạn đầu miêu tả bức tranh thiên nhiên trước khi đến thác
– Phần 2: tiếp đến qua khỏi thác Cổ Cò: con thuyền đi qua đoạn sông có thác dữ
– Phần 3: còn lại: thuyền đã qua khỏi thác dữ
c. Thể loại: truyện ngắn
d. Phương thức kể chuyện: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
II. Tìm hiểu chung
1. Cảnh thiên nhiên trước khi vượt thác
– Tiếp đó là những thuyền bè chở đầy thức quả, nào là mít, cau tươi dây mây…
– Rồi bao nhiêu là núi non hiện lên, những cây cổ thụ được nhân hóa nhìn trầm ngâm xuống mặt nước
2. Con thuyền đi qua đoạn sông có thác dữ
– Chỗ nước bị chặn thì văng bọt tứ tung con thuyền chỉ muốn lật hay quay đầu lại
3. Qua khỏi đoạn thác dữ
– Qua đoạn thác hiểm trở là những cây cối hiện lên
– Những đồng bằng xanh tươi trù phú, nhưng khúc sông chảy quanh co nhịp nhàng
4. Hình tượng nhân vật Dượng Hương thư
– Ngoại hình: giống như một pho tượng đúc đồng, các bắp thịt cuồn cuộn hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, giống như một hiệp sĩ của trường sơn
– Hành động: co người phóng sào, thả sào rút sào nhanh như cắt…
III. Tổng kết
– Nhà văn Võ Quảng đã mang đến cho chúng ta một hành trình vượt thác chinh phục thiên nhiên của con người vô cùng nhanh nhẹn và uy vũ. Thiên nhiên hiện lên vừa hùng vĩ hung dữ lại vừa thơ mộng trữ tình.
Bài soạn văn mẫu lớp 6 bài Vượt thác
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Theo trình tự 3 phần ở SGK thì bài văn được bố cục.
– Từ đầu đến “Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước”.
– Tiếp đó đến “Thuyền vượt qua khỏi thác Cồ Cò”.
– Phần còn lại.
Câu 2. a. Cảnh dòng sông và hai bên bờ theo từng chặng đường của con thuyền.
A1. – Thuyền lướt bon bon về phía núi rừng.
– Đến ngã ba sông trải ra những bãi dâu tiếp làng xa tít.
– Những chiếc thuyền xuôi chầm chậm chở đầy đặc sản của rừng.
– Càng ngược vườn tược càng um tùm.
– Những chòm cổ thụ mãnh liệt đứng trầm ngâm.
– Núi cao đột ngột hiện ra chắn ngang.
A2. – Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.
– Thuyền vùng vằng cứ trụt xuống rồi lên, quay đầu về chạy.
– Thuyền cố lấn lên.
– Thuyền vượt khỏi thác.
A3.- Dòng sông cứ chạy quanh co, dọc những núi cao sừng sững.
– Dọc sườn núi những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp trông xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước
– Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng mở ra.
2b. Cũng như bài ” Sông nước Cà Mau “, người miêu tả ở trên thuyền để quan sát cảnh vật. Con thuyền di động tới đâu thì cảnh vật sẽ được nhìn và miêu tả đến đó. Vị trí quan sát này rất thích hợp vì nó động chứ không tĩnh lại.
Câu 3. Cảnh con thuyền vượt thác.
a.- Thác rất dữ dội ” Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá “.
– Cả ba con sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng.
– Chiếc sào dượng Hương Thư bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ trụt xuống, quay đầu…
– Thuyền cố lấn lên rồi vượt qua được thác Cổ Cò.
b. Nhân vật dượng Hương Thư được miêu tả:
– Ngoại hình:
+ như pho tượng đồng đúc.
+ các bắp thịt cuồn cuộn.
+ hai hàm răng cắn chặt.
+ quai hàm bạnh ra.
– Hành động
+ Đánh trần đứng sau lái, co người phóng sào xuống dòng sông.
+ Ghì chặt lấy sào, lấy thế trụ lại giúp chiếc sào kia phóng xuống.
+ Thả sào, rút sào, rập ràng nhanh như cắt.
– Đánh giá chung:
+ Là hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
+ Khi vượt thác dượng Hương Thư mạnh mẽ, oai phong, hùng dũng không giống như ở nhà nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.
c. Một số so sánh đã được dùng:
+ Núi cao như đột ngột hiện ra (vật với người).
+ Nhanh như cắt (trừu tượng với cụ thể).
+ Những cây to (…) nom xa như những cụ già vung tay (vật với người).
– Hình ảnh dượng Hương Thư giống như ” hiện sĩ của Trường Sơn oai linh ” cho thấy tư thế anh hùng của người lao động trên thác nước hung hiểm của Trường Sơn hùng vĩ. Con người rất xứng tầm với thiên nhiên dữ dội.
– Hai hình ảnh:
+ Đoạn đầu: ” Dọc sông, những chòm cô thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước “.
+ Đoạn cuối: ” Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
* Đoạn đầu, hình ảnh cầy cổ thụ dễ liên hệ tới hình tượng dượng Hương Thư chuẩn bị vượt thác.
* Đoạn sau, hình ảnh cây to dễ liên tưởng tới ” Chú Hai vượt sào, ngồi thở không ra hơi “.
* Cả hai hình ảnh đều muốn nói rằng nơi sông núi, đất nước quê hương đầy hùng vĩ hiểm trở, các thế hệ người Việt Nam đều thể hiện bản lĩnh vững vàng để sống trên mảnh đất của mình.
Câu 5. Qua bài văn, em cảm nhận.
– Thiên nhiên Việt Nam đẹp một cách dữ dội, mãnh liệt
– Con người lao động Việt Nam như là hiệp sĩ anh hùng chiến đấu hằng ngày để có miếng ăn tấm áo.
II. Luyện tập
Cảnh sông nước ở hai bài đều hùng vĩ, nên thơ nhưng nó là hai miền rất khác nhau:
+ Miền cực Nam của Tố quốc nên có nhiều kênh rạch chằng chịt, có các tầng rừng đước, có phố thị trên sông.
+ Miền trung ở dãy Trường Sơn và cái thác nước phải vượt qua thật dữ dội.
Theo chúng tôi