--- Bài mới hơn ---
Những Loại Phụ Cấp Lương Cho Người Lao Động Hiện Nay
Mẫu Quyết Định Phụ Cấp Tiền Điện Thoại, Xăng Xe, Tiền Ăn 2022
Phụ Cấp Lương Theo Quy Định Luật Lao Động Bao Gồm Những Khoản Nào ?
Phụ Cấp Lương Là Gì? Những Khoản Nào Được Coi Là Phụ Cấp Lương?
Phụ Cấp Có Được Tính Vào Lương Tăng Ca Không ? Cách Tính Tiền Phụ Cấp
UỶ BAN NHÂN DÂN
HUYỆN VŨ QUANG
Số: 02 / 2014 /QĐ-UBND
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN
Căn cứ Luật T ổ chức HĐND&UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND&UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009; Nghị định số 14/2012/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2012 và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
Căn cứ Quyết định số 55/2013/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành Quy định nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
Xét đề ngh ị của Trưởng phòng Nội vụ huyện,
Điều 1. Ban hành kèm theo q uyết định này : Q uy chế nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối v ới cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Phòng Nội vụ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo đúng quy định.
Chánh V ăn phòng HĐND-UBND huyện, Trưởng phòng Nội vụ, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện; Chủ tịch UBND c ác xã, thị trấn căn cứ quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
– Sở Nội vụ;
– Lưu: VT/UBND.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Hà Văn Trọng
UỶ BAN NHÂN DÂN
HUYỆN VŨ QUANG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:
– Công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập xếp lương theo bả ng lương chuyên môn, nghiệp vụ.
– Cán bộ cấp xã quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 và công chức cấp xã quy định tại Điểm 3 Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (sau đây gọi là Nghị định số 92/2009/NĐ-CP).
b ) Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định hiện hành của pháp luật.
c ) Những người xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định thuộc chỉ tiêu biên chế được ngân sách nhà nước cấp kinh phí trong các hội có tính chất đặc thù quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định hội có tính chất đặc thù.
2. Đối tượng không áp dụng:
a) Cán bộ thuộc diện xếp lương theo bảng lương chức vụ đã được xếp lương theo nhiệm kỳ.
b) Cán bộ cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP.
c) Công chức cấp xã chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP.
Điều 2. Chế độ nâng bậc lương thường xuyên
Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Quy chế này, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong c hức danh nghề nghiệp viên chức hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong suốt thời gian giữ bậc lương như sau:
1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:
a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:
– Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;
– Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.
b) Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:
– Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
c) Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:
– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;
– Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;
– Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điểm này (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.
2. Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:
a) Đối với cán bộ, công chức:
– Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;
– Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức do vi phạm các quy định về kỷ luật, kỷ cương hành chính theo Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 03/11/2011 của UBND tỉnh ; vi phạm các quy định về an toàn giao thông ; vi phạm các quy định về Dân số – KHHGĐ; vi phạm các nội dung theo quy định số 19-QĐ/TW ngày 03/01/2012 của Bộ Chính trị về những điều Đảng viên không được làm.
b) Đối với viên chức và người lao động:
– Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
3. Thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên:
Trong thời gian giữ bậc lương hiện giữ, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này như sau:
a) Kéo dài 12 tháng (một năm) đối với các trường hợp:
– Cán bộ bị kỷ luật cách chức;
– Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức;
– Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.
b) Kéo dài 06 (sáu) tháng đối với các trường hợp:
– Cán bộ, công chức bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo;
– Viên chức và người lao động bị kỷ luật cảnh cáo;
– Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 (sáu) tháng.
c) Kéo dài 03 (ba) tháng đối với các trường hợp:
– V iên chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách.
d) Trường hợp vừa không hoàn thành nhiệm vụ được giao vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên là tổng các thời gian bị kéo dài quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.
đ) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đảng viên bị kỷ luật Đảng thì thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Quy định số 181-QĐ/TW ngày 30 tháng 3 năm 2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Việc kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên được căn cứ vào hình thức xử lý kỷ luật do cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quyết định theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền là oan, sai sau khi bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam, bị kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức) thì thời gian này được tính lại các chế độ về nâng bậc lương thường xuyên như sau:
a) Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam do oan, sai được tính lại vào thời gian để xét nâng bậc lương;
b) Không thực hiện kéo dài thời gian xét nâng bậc lương đối với các hình thức kỷ luật do oan, sai;
c) Được truy lĩnh tiền lương, truy nộp bảo hiểm xã hội (bao gồm cả phần bảo hiểm xã hội do cơ quan, đơn vị đóng) theo các bậc lương đã được tính lại.
Điều 3. Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn
1. Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ:
a) Điều kiện và chế độ được hưởng:
Cán bộ, công chức , viên chức , người lao động quy định tạ i Khoản 1, Điều 1 của Quy chế này được xét nâng bậc lương trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau:
– Chỉ tiêu nâng bậc lương trước thời hạn của năm nào thì thực hiện theo năm đó. Trường hợp đơn vị không thực hiện hết chỉ tiêu trong việc nâng bậc lương trước thời hạn trong năm thì chỉ tiêu còn không được tính vào năm sau.
b) Tỷ lệ nâng bậc lương trước thời hạn:
Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong một cơ quan, đơn vị được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ trong một năm không vượt quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được trả lương của cơ quan, đơn vị tính bình quân cả năm.
c) Cách tính số người thuộc tỷ lệ được nâng bậc lương trước thời hạn:
– Cứ mỗi 10 người trong danh sách trả lương (không tính số dư ra dưới 10 người sau khi lấy tổng số người trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị chia cho 10), cơ quan, đơn vị được xác định có 01 người được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc.
– Căn cứ vào cách tính nêu trên, vào quý IV hằng năm, cơ quan, đơn vị (bao gồm cả cơ quan, đơn vị có dưới 10 người trong danh sách trả lương) có văn bản báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để theo dõi và kiểm tra về số người trong tỷ lệ được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc của năm sau liền kề và số dư ra dưới 10 người của cơ quan, đơn vị mình.
– Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp căn cứ vào tổng số người trong danh sách trả lương dư ra dưới 10 người (bao gồm cả cơ quan, đơn vị có dưới 10 người trong danh sách trả lương) theo báo cáo của các cơ quan, đơn vị trực thuộc và số người trong danh sách trả lương được cấp có thẩm quyền cho tăng thêm trong năm ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc để giao thêm số người được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc ngoài số người thuộc tỷ lệ không quá 10% của cơ quan, đơn vị trực thuộc (trong đó ưu tiên cho các đơn vị có dưới 10 người trong danh sách trả lương và cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác), nhưng phải bảo đảm tổng số người được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc không vượt quá 10% tổng số người trong danh sách trả lương tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
– Đến hết quý I của năm sau liền kề với năm xét nâng bậc lương trước thời hạn, nếu cơ quan, đơn vị không thực hiện hết số người trong tỷ lệ được nâng bậc lương trước thời hạn của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn (kể cả số người được cơ quan quản lý cấp trên giao thêm, nếu có) thì không được tính vào tỷ lệ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc của các năm sau.
d) Số lần được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ:
Không thực hiện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ trong cùng ngạch hoặc cùng chức danh.
đ) Xác định thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc:
– Thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn được xác định theo thời điểm ban hành quyết định công nhận thành tích đạt được trong khoảng thời gian 6 năm gần nhất đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên và 4 năm gần nhất đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn.
Riêng đối với trường hợp đã được nâng bậc lương trước thời hạn thì tất cả các thành tích đạt được trước ngày có quyết định nâng bậc lương trước thời hạn trong khoảng thời gian (6 năm và 4 năm) quy định tại Điểm này không được tính để xét nâng bậc lương trước thời hạn cho lần sau.
– Việc xét nâng bậc lương trước thời hạn được căn cứ vào thành tích cao nhất đạt được của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; nếu thành tích cao nhất bằng nhau thì xét đến các thành tích khác; trường hợp có nhiều người có thành tích như nhau thì thực hiện ưu tiên theo quy chế nâng bậc lương trước thời hạn của cơ quan, đơn vị.
e) Cấp độ thành tích tương ứng với thời gian được nâng bậc lương trước thời hạn
* Nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đạt tối thiểu một trong các danh hiệu, thành tích sau:
– Anh hùng lao động
– Nhà giáo Nhân dân; Nhà giáo ưu tú
– Thầy thuốc nhân dân; Thầy thuốc ưu tú
– Nghệ nhân nhân dân; Nghệ nhân ưu tú
– Nghệ sỹ nhân dân; Nghệ sỹ ưu tú
– Huân chương Lao động các hạng;
– Giải thưởng Hồ Chí Minh; Giải thưởng Nhà nước;
– Chiến sỹ thi đua toàn quốc;
– Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
– Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh;
– Đạt giải Ba (Huy chương đồng) trở lên trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế;
– Được cấp có thẩm quyền cử đi học Thạc sỹ, Tiến sỹ, Bác sỹ chuyên khoa cấp I, cấp II, có kết quả trung bình chung học tập xếp loại xuất sắc và điểm bảo vệ luận văn xếp loại xuất sắc;
– Là giáo viên, huấn luyện viên có thành tích trực tiếp bồi dưỡng học sinh, sinh viên, vận động viên đạt giải Ba (Huy chương đồng) trở lên trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế.
– Được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là giáo viên dạy giỏi tiêu biểu cấp quốc gia.
* Nâng bậc lương trước thời hạn 09 tháng đối với cán bộ, công chức và người lao động đạt tối thiểu một trong các thành tích sau:
– Được UBND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tặng bằng khen trong thực hiện nhiệm vụ hằng năm, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
– Được Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh tặng bằng khen đột xuất hoặc theo chuyên đề và 1 năm đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
– Có 02 năm trở lên được tặng danh hiện Chiến sỹ thi đua cơ sở, các năm còn lại đạt danh hiệu Lao động tiên tiến;
– Là giáo viên, huấn luyện viên có thành tích trực tiếp bồi dưỡng học sinh, sinh viên, vận động viên đạt giải khuyến khích trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế;
– Được cấp có thẩm quyền cử đi học Thạc sỹ, Tiến sỹ, Bác sỹ chuyên khoa cấp I, cấp II, có kết quả trung bình chung học tập xếp loại Giỏi và điểm bảo vệ luận văn xếp loại Giỏi trở lên hoặc có kết quả trung bình học tập xếp loại Xuất sắc và điểm bảo vệ luận văn xếp loại Giỏi;
– 01 năm đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, các năm còn lại đạt danh hiệu Lao động tiên tiến;
* Nâng bậc lương trước thời hạn 6 tháng đối với cán bộ, công chức và người lao động đạt tối thiểu thành tích:
– Có ít nhất 01 năm đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở hoặc được Bộ, ban, ngành, Đoàn thể Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tặng bằng khen đột xuất hoặc theo chuyên đề.
– Các năm đạt danh hiệu Lao động tiên tiến và 02 năm liên tục được Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện tặng giấy khen;
– Là giáo viên giỏi cấp tỉnh, các năm còn lại đạt danh hiệu lao động tiên tiến.
– Trường hợp số người đủ tiêu chuẩn để xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc nhiều hơn tỷ lệ quy định thì ưu tiên những người có thành tích cao hơn.
– Trường hợp có hai người trở lên đạt thành tích ngang nhau mà không đủ chỉ tiêu để nâng bậc lương trước thời hạn cho tất cả, thì ưu tiên theo thứ tự sau:
+ Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nữ;
+ Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tuổi cao hơn (trừ trường hợp được nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu ở mức có lợi hơn); Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có thâm niên công tác nhiều hơn;
+ Công chức, viên chức và người lao động ngoài thành tích được dùng làm căn cứ để xét nâng bậc lương trước thời hạn còn đạt được nhiều thành tích khác hơn;
+ Công chức, viên chức và người lao động có công trình nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến trong công tác được đáp ứng và mang lại hiệu quả rõ rệt (được Hội đồng khoa học cấp tỉnh hoặc cấp có thẩm quyền công nhận);
+ Công chức, viên chức và người lao động chưa được nâng bậc lương trước thời hạn lần nào.
2. Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu:
Công chức, viên chức và người lao động đạt đủ 02 tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV, chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và kể từ ngày có thông báo nghỉ hưu đến trước ngày nghỉ hưu còn thiếu 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định thì được nâng một bậc lương trước thời hạn 12 tháng so với quy định (không tính trong tỷ lệ 10%).
4. Trình tự, thủ tục xét đề nghị nâng lương trước thời hạn:
– Thời gian nộp hồ sơ đề nghị nâng lương trước thời hạn: Ngày 30/3, 30/6 và 30/10 hàng năm. Thời gian xét hồ sơ: Sau 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.
– Phòng Nội vụ tập hợp danh sách, thành tích của cán bộ, viê n chức trình H ội đồng xét nâng lương trước thời hạn của Ủy ban nhân dân huyện . Danh sách xếp theo thứ tự ưu tiên (quy định tại điểm f khoản 1 điều 3 Quy chế này).
Điều 4. Hồ sơ đề nghị nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn
2. Đối với nâng lương trước thời hạn
2. 1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ
– Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản và cơ quan trực tiếp quản lý công chức, viên chức và người lao động được xét. Trong đó nêu rõ lý do đề xuất xét nâng bậc lương trước thời hạn.
– Biên bản họp xét của Hội đồng lương cơ quan, đơn vị có công chức, viên chức và người lao động được đề nghị nâng bậc lương trước thời hạn.
– Bản sao các thành tích của công chức, viên chức và người lao động (áp dụng đối với nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc); bản sao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cử đi bồi dưỡng học sinh, sinh viên, vận động viên đạt giải Quốc gia, Quốc tế và bản sao Giấy chứng nhận đạt giải của học sinh, sinh viên, vận động viên mà công chức, viên chức được phân công trực tiếp bồi dưỡng (áp dụng đối với giáo viên, huấn luyện viên bồi dưỡng học sinh, sinh viên, vận động viên mà công chức, viên chức được phân công trực tiếp bồi dưỡng (áp dụng đối với giáo viên, huấn luyện viên bồi dưỡng học sinh, sinh viên, huấn luyện viên đạt giải); Bản sao Quyết định cử đi học, bằng và bảng điểm (áp dụng đối với nâng bậc lương có thời hạn do cấp có thẩm quyền cử đi học).
– Quyết định nâng lương gần nhất.
– Văn bản đề nghị của cơ quan và cơ quan trực tiếp quản lý công chức, viên chức và người lao động;
1. Giao Phòng Nội vụ huyện:
– Tham mưu các văn bản đề nghị UBND huyện nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn (khi lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và khi có thông báo nghỉ hưu) đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
– Thông báo công khai danh sách những người được nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn trong cơ quan, đơn vị.
– Định kỳ vào quý IV hằng năm, có văn bản báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp tình hình và những vướng mắc trong việc thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở cơ quan, đơn vị; số người thuộc tỷ lệ được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc và số người dư ra dưới 10 người của cơ quan, đơn vị mình ở năm sau liền kề.
2. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị có trách nhiệm:
Kiểm tra kết quả và giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong việc thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân huyện kết quả thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn ở tất cả các cơ qua n, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
--- Bài cũ hơn ---
Nâng Bậc Lương Trước Thời Hạn Thuộc Thẩm Quyền Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Và Giám Đốc Sở Nội Vụ
Quy Định Về Nâng Lương Trước Hạn Do Lập Thành Tích Trong Công Tác
Quy Chế Nâng Lương Trước Thời Hạn Của Sở Nội Vụ Thanh Hoa Ngay 19 Thang 12 Nam 2011 Doc
Rút Kinh Nghiệm Vụ Không Còn Chức Vẫn Ký Nâng Lương
Điều Kiện Nâng Bậc Lương Trước Thời Hạn Đối Với Cán Bộ, Công Chức Năm 2022