Top 6 # Xem Nhiều Nhất Quyết Định Kiện Toàn Ban Chỉ Đạo Công Tác Bảo Vệ Bí Mật Nhà Nước Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Athena4me.com

Kiện Toàn Ban Chỉ Đạo Thực Hiện Công Tác Bảo Vệ Bí Mật Nhà Nước Tỉnh

UBND tỉnh vừa có Quyết định số 2582/QĐ-UBND, ngày 12/12/2020 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo (BCĐ) thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước (BMNN) tỉnh.

Đồng chí Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng BCĐ

Theo đó, đồng chí Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban; đồng chí Phó Giám đốc Công an tỉnh phụ trách công tác an ninh làm Phó Trưởng Ban Thường trực; đồng chí Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, phụ trách công tác nội chính làm Phó Trưởng Ban. Các ủy viên BCĐ gồm lãnh đạo các sở: Tư pháp, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo phòng an ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh, mời đồng chí Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy tham gia ủy viên.

Tổ giúp việc BCĐ gồm lãnh đạo các phòng chuyên môn và cán bộ chuyên trách thuộc Công an tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông.

BCĐ có nhiệm vụ giúp Chủ tịch UBND tỉnh xây dựng Quy chế bảo vệ BMNN của tỉnh, phù hợp với các quy định của pháp luật trong tình hình mới và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác bảo vệ BMNN đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức bảo vệ BMNN cho lãnh đạo, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; định kỳ hoặc đột xuất tổ chức thanh tra, kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn việc xây dựng nội quy, quy định bảo vệ BMNN và thực hiện công tác bảo vệ BMNN.

Quyết định này thay thế Quyết định số 592/QĐ-UBND ngày 03/4/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Thùy Linh

19 Biểu Mẫu Mới Trong Công Tác Bảo Vệ Bí Mật Nhà Nước

Ngày 10/3/2020, Bộ Công an ban hành Thông tư 24/2020/TT-BCA về biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước.

Theo đó, quy định biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước gồm:

1. Văn bản xác định độ mật đối với vật, địa điểm, lời nói, hoạt động, hình thức khác chứa bí mật nhà nước: Mẫu số 01.

2. Dấu chỉ độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật: Mẫu số 02.

3. Dấu ký hiệu A, B, C: Mẫu số 03.

4. Dấu Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước; dấu Gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước: Mẫu số 04.

5. Dấu Giải mật: Mẫu số 05.

6. Dấu điều chỉnh độ mật: Mẫu số 06.

7. Dấu Tài liệu thu hồi; dấu Chỉ người có tên mới được bóc bì: Mẫu số 07.

8. Dấu quản lý số lượng tài liệu bí mật nhà nước: Mẫu số 08.

9. Dấu sao, chụp bí mật nhà nước: Mẫu số 09.

10. Văn bản trích sao: Mẫu số 10.

11. Dấu Bản sao: Mẫu số 11.

12. Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước: Mẫu số 12.

13. Văn bản ghi nhận việc chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước: Mẫu số 13.

14. Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi: Mẫu số 14.

15. Sổ đăng ký bí mật nhà nước đến: Mẫu số 15.

16. Sổ chuyển giao bí mật nhà nước: Mẫu số 16.

17. Văn bản đề nghị cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước: Mẫu số 17.

18. Thống kê bí mật nhà nước: Mẫu số 18.

19. Sơ đồ vị trí dấu mật trên văn bản: Mẫu số 19.

Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đã được đóng dấu chỉ độ mật trước ngày 01/7/2020 theo mẫu quy định tại Thông tư 33/2015/TT-BCA tiếp tục được bảo vệ theo quy đinh của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Thông tư 24/2020/TT-BCA có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020 và bãi bỏ Thông tư 33/2015/TT-BCA ngày 20/7/2015./.

Thông Tư Quy Định Về Công Tác Bảo Vệ Bí Mật Nhà Nước Trong Công An Nhân Dân

Thông tư này quy định về xác định bí mật nhà nước (BMNN) và độ mật của BMNN; sao, chụp, thống kê, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, giao, nhận, mang ra khỏi nơi lưu giữ, tiêu hủy tài liệu, vật chứa BMNN; cung cấp, chuyển giao BMNN; tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung BMNN; điều chỉnh độ mật, giải mật; phân công cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ BMNN; chế độ thông tin, báo cáo; trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương trong tổ chức thực hiện công tác bảo vệ BMNN. 

Bên cạnh đó, phương tiện, thiết bị sử dụng trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung BMNN được quy định cụ thể tại Khoản 4 Điều 10, như sau: Hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung BMNN phải sử dụng micro có dây và các phương tiện, thiết bị được Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ Công an cấp tỉnh kiểm tra an ninh, an toàn trước khi lắp đặt, trừ phương tiện, thiết bị do lực lượng cơ yếu trang bị. Trường hợp hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung BMNN tổ chức bằng hình thức truyền hình trực tuyến phải bảo vệ đường truyền theo quy định pháp luật về cơ yếu;

Cán bộ, chiến sĩ không được mang thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình vào trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung BMNN độ Tuyệt mật, Tối mật. Đối với hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung BMNN độ Mật, việc sử dụng phương tiện, thiết bị được thực hiện theo yêu cầu của người chủ trì; 

Trong trường hợp cần thiết, đơn vị Công an nhân dân chủ trì hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung BMNN quyết định việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật để ngăn chặn hoạt động xâm nhập, thu tin từ bên ngoài; sử dụng phương tiện, thiết bị để ghi âm, ghi hình phục vụ công tác.

Đối với công tác phân công cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ BMNN, Thông tư này quy định như sau: 

– Tại cơ quan Bộ: Cục An ninh chính trị nội bộ có trách nhiệm phân công cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ bảo vệ BMNN trong Công an nhân dân; Các đơn vị trực thuộc Bộ, đơn vị sự nghiệp công lập Công an nhân dân có trách nhiệm phân công cán bộ kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ BMNN tại đơn vị tham mưu hoặc hành chính, tổng hợp.  

– Tại Công an địa phương: Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phân công cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ bảo vệ BMNN thuộc Phòng An ninh chính trị nội bộ; Các Phòng và tương đương; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phân công cán bộ kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ BMNN.  

– Cán bộ thực hiện nhiệm vụ chuyên trách, kiêm nhiệm bảo vệ BMNN được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.  

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 và thay thế Thông tư số 59/2010/TT-BCA-A81 ngày 14 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lực lượng Công an nhân dân.  

Quy Định Mới Về Bảo Vệ Bí Mật Nhà Nước Trong Công Tác Văn Thư, Lưu Trữ

Từ ngày 01/7/2020, Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước chính thức có hiệu lực. Cũng từ ngày này, Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước hết hiệu lực.

– Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được ghi vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước”. Bản sao tài liệu bí mật nhà nước phải đóng dấu sao; bản chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải có văn bản ghi nhận việc chụp. Bản sao, chụp có giá trị pháp lý như bản chính và phải được bảo vệ như bản gốc.

– Về việc giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước: Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” chỉ ghi trích yếu khi người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước đồng ý; vật chứa bí mật nhà nước thuộc độ “Tuyệt mật” phải được bảo vệ bằng hai lớp phong bì: Bì trong ghi số, ký hiệu của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, tên người nhận, đóng dấu “Tuyệt mật” và được niêm phong bằng dấu của cơ quan, tổ chức ở ngoài bì; trường hợp gửi đích danh người có trách nhiệm giải quyết thì đóng dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”; bì ngoài ghi như gửi tài liệu thường và đóng dấu ký hiệu chữ “A”. Trường hợp nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước mà phong bì có dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”, người nhận vào sổ theo ký hiệu ngoài bì, không được mở bì và phải chuyển ngay đến người có tên trên phong bì. Nếu người có tên trên phong bì đi vắng và trên phong bì có thêm dấu “Hỏa tốc” thì chuyển đến lãnh đạo cơ quan, tổ chức hoặc người được lãnh đạo cơ quan, tổ chức ủy quyền giải quyết. Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có đóng dấu “Tài liệu thu hồi”, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải gửi lại đúng thời hạn ghi trên văn bản.

– Khi mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ, người mang phải có văn bản xin phép người có thẩm quyền; khi kết thúc nhiệm vụ phải báo cáo về việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước và nộp lại cơ quan, tổ chức.

Mai Hương