Top 8 # Xem Nhiều Nhất Quyết Định Góp Vốn Là Gì Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Athena4me.com

Góp Vốn Là Gì? Và Quy Định Về Tài Sản Góp Vốn

Góp vốn là hoạt động vô cùng quan trọng vì nó quyết định đến sự hình thành, tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường.

Góp vốn là gì?

2. Quy định về tài sản góp vốn của doanh nghiệp

Khi góp vốn bằng tài sản không phải là tiền mặt, Nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục định giá tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản để tạo thành vốn vào doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Luật DN 2014. Đối với tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các TV, cổ đông sáng lập thống nhất định giá theo nguyên tắc nhất trí/ do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp tiến hành định giá.

Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp thực hiện định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được sự chấp thuận của đa số các TV, cổ đông sáng lập.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn, theo quy định: Các TV, cổ đông sáng lập sẽ phải góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của TSGV tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời, sẽ cùng chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Đối với TSGV trong quá trình hoạt động: Sẽ do chủ sở hữu, HĐTV đối với Công ty TNHH và Công ty Hợp danh, HĐQT đối với Công ty Cổ phần và người góp vốn cùng thỏa thuận định giá/ do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp tiến hành định giá.

Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp thực hiện định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được sự chấp thuận của người góp vốn và doanh nghiệp.

Nếu TSGV được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn: Người tham gia góp vốn, chủ sở hữu, thành viên HĐTV đối với Công ty TNHH và Công ty Hợp danh; Thành viên HĐQT đối với Công ty Cổ phần, theo quy định: Sẽ cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; Đồng thời, cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Tùy thuộc vào từng loại tài sản mà thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cũng khác nhau. Đối với tài sản có ĐK quyền sở hữu/ giá trị Quyền sử dụng đất: Người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó/ Quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đối với tài sản không ĐK quyền sở hữu: Việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng Biên bản.

Đối với việc cổ phần/ phần vốn góp vào doanh nghiệp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam: Ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng; theo quy định sẽ được coi là thanh toán xong khi Quyền sở hữu hợp pháp đối với TSGV đã chuyển sang doanh nghiệp. Các bên thỏa thuận về việc góp vốn, tuy nhiên vốn góp phải đúng tài sản, đúng thời hạn để đảm bảo hoạt động cho doanh nghiệp.

Trong trường hợp góp vốn không đúng thời hạn, giá trị tài sản không đúng như cam kết, các bên có thể thỏa thuận về phương án giải quyết, đồng thời tùy từng loại hình công ty mà pháp luật cũng có quy định riêng về vấn đề này.

Các Hình Thức Góp Vốn Vào Doanh Nghiệp Là Gì ?

5

/

5

(

2

bình chọn

)

CÁC HÌNH THỨC GÓP VỐN VÀO DOANH NGHIỆP

Để có thể tiến hành hoạt động, doanh nghiệp cần nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó quan trọng vẫn là nguồn vốn. Do đó, sau khi thành lập công ty, ngoài việc tiến hành sản xuất kinh doanh, khi cần thiết, chủ sở hữu cần phải kêu gọi các nguồn vốn đầu tư khác nhau từ bên ngoài. Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2014: “Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam”. Có thể thấy, pháp luật không quy định chi tiết mà để dành một khoảng trống khá lớn cho các doanh nghiệp và chủ đầu tư trong việc quyết định hình thức góp vốn. Nhìn chung, hình thức góp vốn gồm ba loại, phân theo loại hình tài sản được dùng để góp vốn: góp vốn bằng tài sản, bằng tri thức và bằng hoạt động hay công việc.

1. Góp vốn bằng tài sản.

Tiền mặt có thể được góp dưới dạng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi.

Hiện vật có thể được góp dưới dạng bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc động sản không phải đăng ký quyền sở hữu. Trong các loại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, vàng là loại tài sản thường được sử dụng nhiều nhất.

Việc góp vốn bằng quyền được thể hiện dưới một số dạng như: quyền sở hữu trí tuệ, quyền hưởng dụng hay sản nghiệp thương mại.

Trong đó:

+ Quyền sở hữu theo Luật sở hữu trí tuệ bao gồm quyền sở hữu công nghiệp (bao gồm: sáng chế; kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh…), quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng…;

+ Quyền hưởng dụng, khác với góp vốn bằng tài sản; người ta có thể góp vốn bằng quyền hưởng dụng tài sản. Theo đó, người góp vốn vào công ty chỉ cho công ty được quyền dùng vật và thu lợi từ đó; công ty không có quyền định đoạt đối với số phận của vật. Hình thức này có những đặc điểm giống với cho thuê tài sản.

+ Sản nghiệp thương mại bao gồm cả yếu tố hữu hình (như hệ thống cửa hàng; hàng hóa, máy móc, xe cộ cũng như các vật dụng khác); và yếu tố vô hình (như mạng lưới khách hàng, mạng lưới cung ứng dịch vụ thương hiệu…)

2. Góp vốn bằng tri thức.

Góp vốn bằng tri thức có thể được hiểu là góp vốn bằng chính khả năng của cá nhân như khả năng nghiên cứu sản phẩm; nghiên cứu thị trường; chế tác, tổ chức sản xuất, kinh doanh; các phản ứng nhạy bén với thị trường…

Người góp vốn bằng tri thức phải đảm bảo rằng mang tri thức của mình ra phục vụ một cách mẫn cán và trung thực cho lợi ích của công ty; hay còn gọi là cho trái chủ là công ty do chính người đó cam kết lập ra. Tuy nhiên việc góp vốn bằng tri thức sẽ mang lại khó khăn trên nhiều phương diện như: tính trị giá phần vốn góp để chia sẻ quyền lợi công ty; chứng minh sự vi phạm nghĩa vụ của người góp vốn. Sự tin tưởng lẫn nhau, hợp tác với nhau có lẽ là một yêu cầu có tính thiết yếu trong nền kinh tế hậu công nghiệp và kinh tế tri thức như hiện nay.

3. Góp vốn bằng hoạt động hay công việc.

Việc góp vốn bằng hoạt động hay công việc; là việc cam kết thực hiện những hành vi cụ thể có thể trị giá được bằng tiền. Cũng giống với việc góp vốn bằng tri thức việc góp vốn bằng sức lao động; khiến người góp vốn bị tràng buộc vào nghĩa vụ mẫn cán và trung thực. Giá trị của công sức góp vào công ty rất khó trị giá chính xác bằng tiền. Vì vậy các thành viên tự thỏa thuận về giá trị của nó; để bù đắp lại bằng quyền lợi của công ty.

Tài sản góp vốn phải được chuyển quyền sở hữu sang cho danh nghiệp theo quy định của pháp luật. Theo đó, đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất; thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu; việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Ngoài ra, tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân; không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH

Hotline: 0843 246 222

Email: tuvanhongminh@gmail.com

Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Vốn Góp Và Vốn Điều Lệ?

– Theo khoản 29 điều 4 luật doanh nghiệp 2015 thì “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn”.

– Theo khoản 13 điều 4 luật doanh nghiệp 2015 quy định:” Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập”.

– Mặt khác khoản 21 điều 4 luật này cũng quy định như sau:” Phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh”.

– Vốn góp trong công ty có thể chuyển nhượng. Luật pháp quy định các thủ tục chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH và chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần.

 Như vậy có thể hiểu rằng, Vốn điều lệ là số vốn mà thành viên công ty cam kết góp vào công ty và được ghi vào trong Điều lệ của công ty. Vốn góp là thể hiện việc góp vốn vào công ty, số lần góp vốn đó có thể 1 lần hoặc nhiều lần miễn sao là trong thời hạn pháp luật cho phép và đúng như cam kết góp vốn vào công ty và chính là góp vốn điều lệ.

Thứ hai, về thủ tục góp vốn trong công ty bạn cụ thể là công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Để có thể trở thành chủ sở hữu của công ty, các thành viên bắt buộc phải góp vốn, điều này được thể hiện trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cụ thể hơn là giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và danh sách thành viên. Theo quy định tại điều 26 luật doanh nghiệp 2015 thì Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

– Họ, tên, chữ ký, địa chỉ, quốc tịch, địa chỉ thường trú và các đặc điểm cơ bản khác của thành viên là cá nhân

– Tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức

– Họ, tên, chữ ký, địa chỉ, quốc tịch, địa chỉ thường trú của người đại diện theo ủy quyền hoặc đại diện theo pháp luật của thành viên là tổ chức

– Phần vốn góp, giá trị vốn góp, loại tài sản, số lượng, giá trị của từng loại tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn phần vốn góp của từng thành viên.

Về việc thực hiện góp vốn, điều 48 luật này đã quy định khá rõ ràng, bạn có thể đọc để tìm hiểu một cách kĩ lưỡng hơn:

– Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp”

– Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.

          

CÔNG TY LUẬT THÁI AN  Đối tác pháp lý tin cậy

Giấy Chứng Nhận Góp Vốn

Giấy chứng nhận góp vốn là gì

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn, cổ phần góp vốn là văn bản xác nhận tài sản, phần vốn (cổ phần vốn) của một cá nhân nào đó đầu tư vào doanh nghiệp. Được chứng nhận quyền sở hữu trong doanh nghiệp, quyền tài sản của thành viên trong công ty do Doanh nghiệp đó cấp.

Đây còn được xem là giấy tờ xác nhận người góp vốn đã góp đủ số vốn cam kết góp khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, nhằm đảm bảo quyền lợi của các cá nhân khi tham gia cổ phần trong doanh nghiệp.

Trong trường hợp giấy chứng nhận phần góp vốn bị thất lạc,bị cháy. Hoặc bị rách thì các thành viên được quyền yêu cầu để công ty cấp lại giấy mới.

Những quy định về góp vốn trong doanh nghiệp

a) Các thành viên phải góp vốn đầy đủ, đúng hạn vốn góp hoặc tài sản góp vốn như đã cam kết. Nếu thành viên muốn thay đổi loại hình tài sản góp vốn đã cam kết trước đây thì phải được sự đồng ý và nhất trí của các thành viên còn lại. Kể từ ngày chấp thuận sự thay đổi này, công ty phải thông báo bằng văn bản những nội dung thay đổi đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc.

Kể từ ngày cam kết góp vốn, người đại diện pháp luật của công ty phải thông báo đăng kí bằng văn bản tiến độ góp vốn đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày. Người đại diện phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại cho công ty và các thành viên khác về việc thông báo chậm trễ. Thông báo không trung thực, không chính xác và đầy đủ.

Một số quy định trong góp vốn bạn cần biết

b) Với trường hợp thành viên nào không góp đúng hạn và đủ số vốn đã cam kết. Số vốn chưa góp đó được xem là nợ của thành viên đó đối với công ty. Nếu có thiệt hại phát sinh từ việc không góp đủ và đúng hạn số vốn như cam kết. Thì thành viên này phải chịu trách nhiệm, bồi thường khoản thiệt hại này.

c) Sau hạn cam kết lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết, thì số vốn chưa góp sẽ được xử lý theo một trong những cách sau :

+ Một hoặc một số thành viên khác được nhận góp đủ số vốn còn thiếu.

+ Huy động thêm những người khác cùng góp vốn vào công ty.

+ Những thành viên còn lại sẽ góp đủ số vốn chưa góp theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty.

Khi số vốn còn lại đã được góp đủ, theo quy định tại khoản này, thành viên nào chưa góp vốn theo cam kết thì sẽ không còn là thành viên của công ty nữa và công ty phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

Giấy chứng nhận phần góp vốn gồm có những thông tin gì

Giấy chứng nhận phần góp vốn do công ty cấp thông thường sẽ có các nội dung chủ yếu sau :

+ Tên & mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty.

+ Số và ngày cấp giấy phép kinh doanh

+ Số vốn điều lệ của công ty.

+ Tên, Số Giấy CMND, địa chỉ thường trú, Quốc tịch của thành viên,

+ Số CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp đối với thành viên là cá nhân. Tên, Giấy phép kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở đối với thành viên là tổ chức.

+ Phần vốn góp,tài sản, hoặc giá trị vốn góp của thành viên.

+ Số, ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp

+ Chữ ký, Họ và tên của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Khi Thành viên trong doanh nghiệp chuyển nhượng phần vốn góp của mình sang cho thành viên khác thì người được nhận chuyển nhượng sẽ được công ty cấp giấy chứng nhận góp vốn mới. Đồng thời công ty sẽ thu hồi lại giấy chứng nhận phần vốn góp của người đã chuyển nhượng.

Nếu thành viên đó chỉ chuyển nhượng một phần và vẫn còn phần vốn góp tại công ty thì công ty sẽ cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp mới cho phù hợp với phần vốn còn lại của thành viên đó.

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn đầy đủ nhất

Vấn đề viết giấy, biên bản góp vốn không phải dễ dàng, bởi nếu sai thông tin, viết sai 1 chữ số.. hậu quả rất khó lường. Vì vậy nhiều bạn đọc muốn có mẫu giấy chứng nhận đã góp vốn vào công ty để viết theo mẫu. Chính vì vậy, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng mậu chứng nhận góp vốn. Trong phần này, chia sẻ cho bạn một số mẫu giấy chứng nhận góp vốn mới nhất hiện nay.

Chia sẻ mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

CÔNG TY ………………………….. Số …../………../GCN – …………..

GIẤY CHỨNG NHẬN GÓP VỐN (Cấp lần …….)

– Căn cứ vào Luật phát triển doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh Nghiệp;

– Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty do phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư cấp ngày

– Căn cứ điều lệ Công ty được soạn thảo và thông qua ngày

– Căn cứ việc góp vốn của các thành viên

Công ty……………………………. CHỨNG NHẬN

Ông (bà): ………………………………………… Giới tính: …………………………………………..

Sinh ngày: …………………………………. Dân tộc: ……………… Quốc tịch: …………………..

CMTND/CCCD số: ………………………. Do Công an ……………… Cấp ngày: ………………

Nơi đăng ký HKTT: ………………………………………………………………………………………

Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………………………….

Là thành viên của Công ty …………….., và hiện đã góp ………………………….. đồng, tương ứng với, chiếm ………… % tổng vốn điều lệ.

Kể từ ngày ………………………, Ông …………………………. được hưởng đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của Công ty được quy định trong điều lệ.

Chia sẻ mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

BIÊN BẢN THOẢ THUẬN GÓP VỐN KINH DOANH

Hôm nay, vào lúc ….giờ, ngày …………………tại………………………………………………..

Chúng tôi gồm những Ông, bà có tên sau:

1. Ông, bà …………………………..Giới tính ………………………..Quốc tịch: ……………..

Sinh ngày:………………………………………………………………………………………………………….

Chứng minh nhân dân số: ……………………. Ngày cấp …………………….. Nơi cấp ……..

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………….

2. Ông, bà ……………………….Giới tính ………………………..Quốc tịch: ………………….

Sinh ngày:……………………………………………………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số: …………………… Ngày cấp …………………….. Nơi cấp ………

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………….

3. Ông, bà ……………………………….Giới tính ……………………………..Quốc tịch: ……………….

Sinh ngày:……………………………………………………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số: ………………… Ngày cấp ……………………… Nơi cấp ………………

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………………………

Đã tiến hành họp về việc góp vốn cùng kinh doanh, với những nội dung cụ thể như sau:

Mục đích góp vốn: ………………………………………………………………………………..

Số vốn góp; loại tài sản góp vốn của từng thành viên: ………………………………………

Thời hạn góp vốn: …………………………………………………………………………………

Cử người quản lý phần vốn góp: ………………………………………………………………..

Cam kết của các bên: ……………………………………………………………………………

Nguyên tắc chia lợi nhuận: ………………………………………………………………………