Top 10 # Xem Nhiều Nhất Quyết Định Áp Dụng Biện Pháp Khắc Phục Hậu Quả Trong Lĩnh Vực Đất Đai Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Athena4me.com

Biện Pháp Khắc Phục Hậu Quả Đối Với Việc Vi Phạm Trong Lĩnh Vực Đất Đai

Theo Khoản 3 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 05/01/2020) quy định các biện pháp khắc phục hậu quả đói với việc vi phạm trong lĩnh vực đất đai, cụ thể như sau:

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định này;

– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này;

– Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai;

– Buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định;

– Buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất;

– Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng, tiền cho thuê, tiền cho thuê lại đất không đúng quy định của pháp luật trong thời gian sử dụng đất còn lại;

– Buộc hoàn thành việc đầu tư xây dựng theo đúng quy định;

– Buộc chấm dứt hợp đồng mua, bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất không đủ điều kiện quy định;

– Buộc sử dụng đất đúng theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất;

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính như trước khi vi phạm;

– Buộc cung cấp hoặc cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai;

– Buộc thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản đối với trường hợp quy định tại Điều 24 của Nghị định này.

– Buộc nộp Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại Điều 35 của Nghị định này;

– Xử lý tài sản tạo lập không hợp pháp quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định này;

– Thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai đối với các trường hợp phải thu hồi đất quy định tại các Điều 15, 18, 19, 22, 26, 29, 30 và 32 của Nghị định này.

Trân trọng!

Quyết Định Về Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Khắc Phục Hậu Quả

Đại lý thuế Công Minh xin chia sẻ nội dung Quyết định về việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, ban hành theo Thông tư 166 năm 2013 của Bộ Tài Chính

Căn cứ Luật quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số ……/2013/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;

Căn cứ Thông tư số …/2013/TT-BTC ngày … tháng … năm 2013 quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính thuế do…. lập hồi…giờ…ngày…tháng….năm…….tại……………………..

Xét đề nghị…………………………………………………………………………………….,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ông (bà)/tổ chức:[6] ………………………………………………..

Ngày tháng năm sinh:…………Quốc tịch:……..(đối với cá nhân vi phạm)

Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động:

Địa chỉ:

Giấy CMND hoặc hộ chiếu/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số:

Cấp ngày: …………………………….. Nơi cấp:

Phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do đã có hành vi vi phạm hành chính:[7] chúng tôi định tại [8]………………………………………….

Lý do không xử phạt vi phạm hành chính: ………………………………………….

Biện pháp để khắc phục hậu quả gồm:

a) Số tiền thuế truy thu: (Thuế GTGT: …..; thuế TTĐB: …..; thuế TNDN: …..; thuế nhà đất: …). [9]

b) Tiền chậm nộp tiền thuế: ………………………………………………………

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày… tháng…. năm…

Ông (Bà)/Tổ chức ………………………………………………………………… phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này trong thời hạn ….. ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này.

Số tiền thuế bị truy thu, tiền chậm nộp tiền thuế quy định tại Điều 1 phải nộp vào tài khoản số:……………………. tại Kho bạc Nhà nước ………………………..

Quá thời hạn này, nếu Ông (Bà)/Tổ chức …………………………… cố tình không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định pháp luật.

Ông (Bà)/Tổ chức: ………………………………………………….. có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với quyết định này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này được giao cho:

Trong thời hạn ….. ngày, Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (Bà)/Tổ chức: ………………………………………………….. để chấp hành;

2. Kho bạc Nhà nước ………………………………………………..để biết, quản lý thu số tiền thuế bị truy thu, tiền chậm nộp tiền thuế;

3. [10] ………………………………………………………………………..để tổ chức thực hiện Quyết định này/.

Từ khóa: Mẫu 07/QĐ Quyết định về việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, Mẫu 07/QĐ,

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo về luật, thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán, báo cáo thuế, doanh nghiệp

Áp Dụng Biện Pháp Khắc Phục Hậu Quả Khi Hết Thời Hiệu Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính

Gia đình tôi xây nhà từ năm 2012 nhưng không có giấy phép xây dựng. Đến nay là năm 2016, do đã quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính do vậy cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Vậy quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả có đúng quy định pháp luật không?

Theo điểm a khoản 1 điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính: “a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau: Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm. Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế;”

Do đó, có thể thấy hành vi vi phạm của anh đã quá thời hạn xử phạt.

Theo điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính: “1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:

a) Trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này; b) Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính; c) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 của Luật này; d) Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt; đ) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 62 của Luật này. 2.Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này. Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật bị tịch thu, tiêu hủy; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.” Như vậy, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là đúng quy định pháp luật.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, anh có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557để được tư vấn.

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC

1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”

Cưỡng Chế Thi Hành Quyết Định Khắc Phục Hậu Quả

Cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả (trường hợp áp dụng độc lập, không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính) chưa được nêu cụ thể tại Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Quy định về áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

– Theo Khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì trong một số trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà phải ban hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như hết thời hiệu, hết thời hạn, không xác định được đối tượng vi phạm hành chính…

( Thời hạn gửi quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là bao nhiêu ngày?)

– Và tại Điều 85 về thi hành biện pháp khắc phục hậu quả quy định: Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có trách nhiệm thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định theo quy định của pháp luật và phải chịu mọi chi phí cho việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó.

(Xác định thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả )

Người có thẩm quyền ra quyết định có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân, tổ chức thực hiện.

Như vậy, Luật Xử lý vi phạm hành chính có quy định riêng về việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, cá nhân/tổ chức bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả phải tự thi hành nhưng Luật lại không có đề cập đến việc trường hợp không thi hành thì cưỡng chế như thế nào dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trong áp dụng pháp luật.

Quy định cưỡng chế

Tại Mục 3 chương 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, theo đó Điều 86 quy định: Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân/tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 Luật XLVPHC (Tại Điều 73 Luật XLVPHC quy định về thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.).

(Trước khi cưỡng chế phải thông báo cho người vi phạm trước mấy ngày?)

(Thi hành quyết định cưỡng chế VPHC người dân không phối hợp, xử lý thế nào?)

Chưa có mẫu quyết định cưỡng chế KPHQ

Nghị định 97/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, tại biểu mẫu số 10 Cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, ở phần hướng dẫn nêu rõ: Mẫu này được sử dụng để cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân/tổ chức vi phạm không tự nguyện chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính.

( Mẫu kế hoạch cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính)

Như vậy, theo Luật xử lý vi phạm hành chính và mẫu quyết định của Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì không có quy định về cưỡng chế quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả và mẫu quyết định cưỡng chế buộc khắc phục hậu quả. Vì vậy, một số ý kiến cho rằng đối với trường hợp ban hành quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt thì trường hợp cá nhân/tổ chức không tự nguyện thi hành thì không ban hành quyết định cưỡng chế để cưỡng chế quyết định khắc phục hậu quả mà tổ chức cưỡng chế luôn quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả.

Phải ban hành quyết định cưỡng chế KPHQ

Mặc dù Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 97/2017/NĐ-CP không có quy định cụ thể về cưỡng chế biện pháp khắc phục hậu quả nhưng theo quy định của Nghị định 166/2013/NĐ-CP về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã quy định cụ thể về cưỡng chế khắc phục hậu quả, cụ thể:

– Tại Điều 1 Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định: Nghị định này quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt (sau đây gọi chung là cưỡng chế), trách nhiệm thi hành và bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế.

(Vì sao Quyết định cưỡng chế xử phạt hành chính có 2 thời gian thực hiện?)

– Tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định 166 về Nguyên tắc áp dụng, quy định: Việc cưỡng chế chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế bằng văn bản của người có thẩm quyền.

(Các sai sót thường gặp trong xử phạt vi phạm hành chính cần biết )

– Tại Khoản 1 Điều 3 của mẫu 13 quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả có đoạn “Nếu quá thời hạn quy định tại Điều 1 Quyết định này mà ông (bà)/tổ chức(11) …………….. không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.”

Điều 3. Quyết định này được: 1. Giao cho ông (bà)(10) ………………………….. là cá nhân vi phạm/đại diện cho tổ chức vi phạm có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành. Ông (bà)/Tổ chức bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra có tên tại Điều 1 phải thực hiện Quyết định này. Nếu quá thời hạn quy định tại Điều 1 Quyết định này mà ông (bà)/tổ chức(11) …………….. không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật. (Hướng dẫn Cưỡng chế khi tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính thay đổi tên gọi)

Như vậy, theo Nghị định 166 thì việc cưỡng chế quyết định xử phạt vi phạm hành chính được hiểu bao hồm cả cưỡng chế quyết định xử phạt và cưỡng chế biện pháp khắc phục hậu quả (trong trường hợp không xử phạt) và việc cưỡng chế chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế. Và ngay tại Điều 3 của Quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả đã nêu rõ nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật (pháp luật cưỡng chế quy định ở đây là Nghị định 166). Vì vậy, trong trường hợp đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả mà cá nhân/tổ chức không chấp hành thì người có thẩm quyền phải ban hành quyết định cưỡng chế để tổ chức thực hiện.

Mẫu quyết định cưỡng chế

Tại Điều 33 Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm những nội dung sau: số quyết định; ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ của người ra quyết định; họ tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện; thời gian hoàn thành cưỡng chế; cá nhân, cơ quan có trách nhiệm chủ trì tổ chức các hoạt động cưỡng chế; cơ quan có trách nhiệm tham gia; chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định.

( Tải tất cả biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính mới nhất)

, mặc dù Luật xử lý vi phạm hành chính không nêu rõ phải ban hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả và Nghị định 97/2017/NĐ-CP cũng chưa có mẫu dành cho trường hợp cưỡng chế buộc khắc phục hậu quả trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt nhưng theo Nghị định 166/2013/NĐ-CP thì trong mọi trường hợp cưỡng chế phải:

+ Có quyết định cưỡng chế của người có thẩm quyền;

+ Cá nhân/tổ chức phải nhận được quyết định cưỡng chế.

Do vậy, đối với trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập thì người có thẩm quyền vẫn phải ban hành quyết định cưỡng chế để tổ chức thực hiện khi cá nhân/tổ chức vi phạm không tự nguyện thi hành. Cơ quan có thẩm quyền cần sớm bổ sung biểu mẫu quyết định cưỡng chế quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả để tạo sự thống nhất trong áp dụng pháp luật.

(Cưỡng chế Tháo dỡ hay phá dỡ công trình xây dựng không phép, sai phép?)

Hướng dẫn ban hành quyết định cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính

Rubi