Top 11 # Xem Nhiều Nhất Quy Trình Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Quy Trình Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật

Trình Bày Nội Dung Quan Điểm Của Đảng, Chính Sách Pháp Luật Nhà Nước Về Xây Dựng Nền Quốc Phòng, Trinh Bay Noi Dung Quan Diem Cua Dang, Chinh Sach Phap Luat Nha Nuoc Ve Xay Dung Nen Quoc Phong Toan, Trinh Bay Noi Dung Quan Diem Cua Dang, Chinh Sach Phap Luat Nha Nuoc Ve Xay Dung Nen Quoc Phong Toan, Quy Trình Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Giáo Trình Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, 4 Giai Đoạn Của Quá Trình áp Dụng Pháp Luật, Nghị Quyết Về Chương Trình Xây Dựng Luật Pháp Lệnh Năm 2020, Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Với Pháp Luật Thương Mại, Nghị Quyết Điều Chỉnh Chương Trình Xây Dựng Luật, Pháp Lệnh Năm 2020, Pháp Luật Có Mấy Đặc Tính? Trình Bày Nội Dung Của Mỗi Đặc Tính. Lấy Ví Dụ Cụ Thể Để Minh Hoạ Mỗi Đặc, Pháp Luật Có Mấy Đặc Tính? Trình Bày Nội Dung Của Mỗi Đặc Tính. Lấy Ví Dụ Cụ Thể Để Minh Hoạ Mỗi Đặc, Pháp Luật Về Tuyển Dụng Viên Chức ở Vn Hiện Nay Trạg Và Giải Pháp, Hiểu Biết Của Đồng Chí Về Vi Phạm Pháp Luật, Kỷ Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý? Các Giải Pháp Phòng, Ch, Hiểu Biết Của Đồng Chí Về Vi Phạm Pháp Luật, Kỷ Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý? Các Giải Pháp Phòng, Ch, Hiểu Biết Của Đồng Chí Về Vi Phạm Pháp Luật, Kỷ Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý? Các Giải Pháp Phòng, Ch, Giáo Trình Luật Hiến Pháp Khoa Luật Đhqghn, Chương Trình Khung Pháp Luật Đại Cương Đại Học Luật Hà Nội, Đề Thi Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật Trường Đại Học Luật Hà Nội, Giáo Trình Luật Hiến Pháp Đại Học Luật Hà Nội, ôn Thi Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, ôn Thi Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Đề Thi Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật Có Đáp án, Đề Thi Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Đề Thi Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Đề Thi Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật Hlu, Đề Thi Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật K33, Đề Thi Môn Pháp Luật Xây Dựng, Văn Bản áp Dụng Pháp Luật, ôn Tập Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Văn Bản Pháp Luật Bộ Xây Dựng, ôn Tập Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Văn Bản Pháp Luật Xây Dựng, Yêu Cầu Về Nội Dung Văn Bản Pháp Luật, áp Dụng Pháp Luật, Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Văn Bản Pháp Luật Về Xây Dựng, Thông Tư 01 Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Đề Cương ôn Tập Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Yếu Tố ảnh Hưởng Đến Nội Dung Pháp Luật, Đề Cương Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Bãi Bỏ Văn Bản Vi Phạm Nội Dung Pháp Luật, Sách Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Văn Bản Pháp Luật Về Xây Dựng Mới Nhất, Quy Định Pháp Luật Về Thư Tín Dụng, Văn Bản Pháp Luật Về Xây Dựng Nông Thôn Mới, Mẫu Giấy Cho Vay Tiền Đúng Pháp Luật, Mẫu Giấy Vay Tiền Đúng Pháp Luật, Giấy Vay Tiền Đúng Pháp Luật, Quyết Định Sa Thải Đúng Pháp Luật, Thực Trạng áp Dụng Pháp Luật Hiện Nay, Pháp Luật Về Tuyeẻn Dung Công Chức, Hỏi – Đáp Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng, Giáo Trình Xã Hội Học Pháp Luật, Giáo Trình Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Bài Thu Hoạch Nội Dung Đường Lối Chính Sách Pháp Luật, Phụ Lục Danh Mục Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Có Nội Dung Liên Quan, Đặc Trưng Của Pháp Luật Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng, Xây Dựng Chế Định Pháp Luật Về Công Ty Hợp Vốn Đơn Giản ở Việt Nam, Giáo Trình Pháp Luật Kinh Tế, Giáo Trình Pháp Luật Đại Cương, Trình Bầy Về Thừa Kế Theo Pháp Luật, Giáo Trình Luật Hiến Pháp, Giáo Trình Nhà Nước Và Pháp Luật, Giáo Trình Môn Pháp Luật Đại Cương, Bài Thuyết Trình Pháp Luật Đại Cương, Giáo Trình Kỹ Năng Tư Vấn Pháp Luật, Giáo Trình Nhà Nước Và Pháp Luật Đại Cương, Giáo Trình Chính Sách Pháp Luật, Chương Trình Khung Pháp Luật Đại Cương, Giáo Trình Luật Hiến Pháp Việt Nam, Giáo Trình Pháp Luật Đaic Cương, Giáo Trình Luật Công Pháp Quốc Tế, Giáo Trình Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật, Chương Trình Khung Môn Pháp Luật Đại Cương, Pháp Luật Và Thực Hiện Pháp Luật Trong Nhà Nước Xhcnvn, Tiểu Luận Pháp Luật Và Hệ Thống Pháp Luật Xhcn Việt Nam, Đề án Xây Dựng, Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Về Phòng, Chống Tội Phạm, Báo Cáo Đề án Xây Dựng, Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Về Phòng Chống Tội Phạm, Giáo Trình Lý Luận Nha Nước Và Pháp Luật 2019, Chương Trình Khung Môn Pháp Luật Trung Cấp Nghề, Bảo Hộ Chương Trình Máy Tính Theo Pháp Luật Việt Nam, Giáo Trình Pháp Luật Kinh Tế Học Viện Tài Chính, Chương Trình Khung Môn Pháp Luật Hệ Trung Cấp Nghề, Giáo Trình Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật, Hãy Chứng Minh Pháp Luật Là Phương Tiện Hữu Hiệu Nhất Mà Nhà Nước Sử Dụng , Tiêu Chí Đánh Giá Xây Dựng Và Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật ở Việt Nam Hiện, Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp Đồng Quy Định Của Pháp Luật Và Thực Tiễn áp Dụng, Pháp Luật Quốc Tế, Pháp Luật Nước Ngoài Về Bảo Vệ Quyền Trẻ Em, Giáo Trình Chính Sách Pháp Luật Võ Khánh Vinh, Quy Trình Ban Hành Luật, Pháp Lệnh Lý Luận Và Thực Tiễn, Giáo Trình Pháp Luật Phòng Chống Tham Nhũng, Bao Cao Giải Trình Tiếp Thu ý Kiến Bộ Tư Pháp Về Dụ án Luạt Phong Chống Ma Tuy (sửa Đổi), Giáo Trình Pháp Luật Đại Cương Đoàn Công Thức, 5 Nội Dung Cơ Bản Trong Đường Lối, Quan Điểm Của Đảng, Chính Sách, Pháp Luật Nhà Nước Về Qp-an, Noi, Những Nội Dung Chủ Yếu Về Đường Lối, Chính Sách, Pháp Luật Của Đảng Về Phát Triển Kinh Tế – Xã Hội G, Báo Cáo Kết Quả Thực Hiện Đề án Xây Dựng, Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Về Phòng, Chống Tội Phạm, Những Nội Dung Chủ Yếu Về Đường Lối, Chính Sách, Pháp Luật Của Đảng Về Phát Triển Kinh Tế – Xã Hội G, 5 Nội Dung Cơ Bản Trong Đường Lối, Quan Điểm Của Đảng, Chính Sách, Pháp Luật Nhà Nước Về Qp-an, 5 Nội Dung Cơ Bản Trong Đường Lối, Quan Điểm Của Đảng, Chính Sách, Pháp Luật Nhà Nước Về Qp-an, Noi , Nghị Quyết Về Chiến Lược Xây Dựng Và Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Việt N,

Trình Bày Nội Dung Quan Điểm Của Đảng, Chính Sách Pháp Luật Nhà Nước Về Xây Dựng Nền Quốc Phòng, Trinh Bay Noi Dung Quan Diem Cua Dang, Chinh Sach Phap Luat Nha Nuoc Ve Xay Dung Nen Quoc Phong Toan, Trinh Bay Noi Dung Quan Diem Cua Dang, Chinh Sach Phap Luat Nha Nuoc Ve Xay Dung Nen Quoc Phong Toan, Quy Trình Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Giáo Trình Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, 4 Giai Đoạn Của Quá Trình áp Dụng Pháp Luật, Nghị Quyết Về Chương Trình Xây Dựng Luật Pháp Lệnh Năm 2020, Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Với Pháp Luật Thương Mại, Nghị Quyết Điều Chỉnh Chương Trình Xây Dựng Luật, Pháp Lệnh Năm 2020, Pháp Luật Có Mấy Đặc Tính? Trình Bày Nội Dung Của Mỗi Đặc Tính. Lấy Ví Dụ Cụ Thể Để Minh Hoạ Mỗi Đặc, Pháp Luật Có Mấy Đặc Tính? Trình Bày Nội Dung Của Mỗi Đặc Tính. Lấy Ví Dụ Cụ Thể Để Minh Hoạ Mỗi Đặc, Pháp Luật Về Tuyển Dụng Viên Chức ở Vn Hiện Nay Trạg Và Giải Pháp, Hiểu Biết Của Đồng Chí Về Vi Phạm Pháp Luật, Kỷ Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý? Các Giải Pháp Phòng, Ch, Hiểu Biết Của Đồng Chí Về Vi Phạm Pháp Luật, Kỷ Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý? Các Giải Pháp Phòng, Ch, Hiểu Biết Của Đồng Chí Về Vi Phạm Pháp Luật, Kỷ Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý? Các Giải Pháp Phòng, Ch, Giáo Trình Luật Hiến Pháp Khoa Luật Đhqghn, Chương Trình Khung Pháp Luật Đại Cương Đại Học Luật Hà Nội, Đề Thi Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật Trường Đại Học Luật Hà Nội, Giáo Trình Luật Hiến Pháp Đại Học Luật Hà Nội, ôn Thi Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, ôn Thi Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Đề Thi Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật Có Đáp án, Đề Thi Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Đề Thi Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Đề Thi Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật Hlu, Đề Thi Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật K33, Đề Thi Môn Pháp Luật Xây Dựng, Văn Bản áp Dụng Pháp Luật, ôn Tập Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Văn Bản Pháp Luật Bộ Xây Dựng, ôn Tập Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Văn Bản Pháp Luật Xây Dựng, Yêu Cầu Về Nội Dung Văn Bản Pháp Luật, áp Dụng Pháp Luật, Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Văn Bản Pháp Luật Về Xây Dựng, Thông Tư 01 Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Đề Cương ôn Tập Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Yếu Tố ảnh Hưởng Đến Nội Dung Pháp Luật, Đề Cương Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Bãi Bỏ Văn Bản Vi Phạm Nội Dung Pháp Luật, Sách Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật, Văn Bản Pháp Luật Về Xây Dựng Mới Nhất, Quy Định Pháp Luật Về Thư Tín Dụng, Văn Bản Pháp Luật Về Xây Dựng Nông Thôn Mới, Mẫu Giấy Cho Vay Tiền Đúng Pháp Luật, Mẫu Giấy Vay Tiền Đúng Pháp Luật, Giấy Vay Tiền Đúng Pháp Luật, Quyết Định Sa Thải Đúng Pháp Luật, Thực Trạng áp Dụng Pháp Luật Hiện Nay,

Hoạt Động Thẩm Tra Trong Quy Trình Xây Dựng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật

Bài viết tập trung phân tích, làm rõ quy định pháp luật về hoạt động thẩm tra trong quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, đưa ra đánh giá những điểm hợp lý, bất hợp lý và đề xuất một vài kiến nghị để hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt động thẩm tra.

Từ khóa: Thẩm tra, thẩm tra chính sách, thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

1. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của hoạt động thẩm tra

Theo Từ điển Luật học, thẩm tra “là việc xem xét lại kỹ lưỡng dự án luật, pháp lệnh do Hội đồng dân tộc, Ủy ban pháp luật hoặc một ủy ban hữu quan của Quốc hội hay một ủy ban lâm thời được Quốc hội chỉ định tiến hành trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Cơ quan thẩm tra xem xét cả về hình thức và nội dung nhưng tập trung chủ yếu vào xem xét sự phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, tính hợp hiến, hợp pháp; đối tượng; nội dung; phạm vi và tính khả thi của dự án”.

Nhìn chung, thẩm tra được hiểu là xem xét, đánh giá nội dung, chính sách pháp luật, hình thức của dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và kỹ thuật pháp lý, nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ và tính khả thi của dự thảo văn bản. Hoạt động này được tiến hành trước khi dự thảo văn bản QPPL được trình lên chủ thể có thẩm quyền xem xét, thông qua.

Ý nghĩa, vai trò của hoạt động thẩm tra

Thứ nhất, thẩm tra là giai đoạn quan trọng trong quy trình ban hành văn bản QPPL. Trong đó, thẩm tra gần như là khâu cuối cùng trước khi dự thảo văn bản QPPL được trình lên cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét, quyết định ban hành văn bản. Trên thực tế, ý kiến của cơ quan tiến hành thẩm tra có tác động không nhỏ đến các thủ tục tiếp theo trong quy trình xây dựng văn bản. Trường hợp báo cáo thẩm tra đưa ra ý kiến dự án, dự thảo chưa đủ điều kiện để trình thì sẽ trả lại hồ sơ cho cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo văn bản.

Thứ hai, hoạt động thẩm tra là căn cứ để đánh giá dự thảo văn bản QPPL, góp phần đảm bảo chất lượng của văn bản. Thông qua kết quả của hoạt động thẩm tra, các cơ quan hữu quan, đặc biệt là cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản sẽ có thêm cơ sở để xem xét và quyết định thông qua, ban hành văn bản.

Thứ ba, với cơ quan soạn thảo, thẩm tra có vai trò kiểm định lại kết quả làm việc, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao trách nhiệm của cơ quan này. Những tham vấn trong các báo cáo thẩm tra được cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu, kịp thời sửa đổi đã mang lại chất lượng cao hơn cho dự thảo.

Thứ tư, thẩm tra là cơ chế đảm bảo, nâng cao sự phối hợp và giám sát lẫn nhau của các cơ quan có thẩm quyền trong xây dựng văn bản QPPL. Việc đặt ra thủ tục này trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL giống như một cơ chế để kiểm soát chất lượng, hiệu quả của giai đoạn soạn thảo, vừa khiến cơ quan chủ trì cần nâng cao trách nhiệm của mình trong quá trình soạn thảo, vừa giúp họ nhìn nhận những điểm còn thiếu sót trong dự thảo. Đồng thời, đối với chủ thể ban hành, việc thẩm tra sẽ hỗ trợ không nhỏ trong việc xem xét và thông qua dự thảo văn bản.

2. Chủ thể và đối tượng của hoạt động thẩm tra

2.1. Đối với thẩm tra chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản QPPL

Điểm mới nổi bật của Luật 2015 là bổ sung quy trình xây dựng chính sách trước khi soạn thảo. Việc xây dựng chính sách được thực hiện trong giai đoạn lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL. Theo quy định của Luật và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật này, thì không phải tất cả văn bản QPPL đều phải xây dựng chính sách trước khi soạn thảo, mà chỉ được tiến hành đối với một số văn bản: luật; pháp lệnh; nghị quyết của Quốc hội quy định tại điểm b và c, khoản 2, Điều 15 của Luật; nghị quyết của UBTVQH quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 16 của Luật; nghị định của Chính phủ quy định tại khoản 2 và 3, Điều 19 của Luật; nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh quy định tại khoản 2, 3 và 4, Điều 27 của Luật. Điều này đồng nghĩa với việc, các văn bản nêu trên sẽ là đối tượng của hoạt động thẩm tra chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản QPPL, trừ trường hợp nghị định của Chính phủ – bởi thẩm tra chỉ được tiến hành đối với văn bản của cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội, UBTVQH, HĐND).

Tuy nhiên, rà soát tất cả quy định về thẩm tra chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản QPPL nói chung của Luật 2015 thì chỉ được ghi nhận duy nhất tại Điều 47 về thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh. Điều này có nghĩa, trong số các văn bản phải xây dựng chính sách, Luật 2015 chỉ quy định thẩm tra chính sách đối với luật và pháp lệnh.

Theo đó, chủ thể tiến hành thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh là Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội. Trong đó, Ủy ban Pháp luật tập hợp và chủ trì thẩm tra đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội và kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội. Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban pháp luật trong việc thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh và phát biểu ý kiến về sự cần thiết ban hành, chính sách của văn bản, thứ tự ưu tiên trình dự án luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực do mình phụ trách.

Tuy nhiên, có hai trường hợp đặc biệt được đặt ra. Thứ nhất, trường hợp UBTVQH trình dự án luật thì Quốc hội quyết định cơ quan thẩm tra hoặc thành lập Ủy ban lâm thời để thẩm tra. Thứ hai, trường hợp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh thì UBTVQH quyết định cơ quan thẩm tra[1].

2.2. Đối với thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Thẩm tra dự án, dự thảo VBQPPL được tiến hành sau giai đoạn soạn thảo, khi các chính sách đã được quy phạm hóa thành các điều khoản cụ thể. So với thẩm tra chính sách thì đối tượng các văn bản được tiến hành thẩm tra dự án, dự thảo đầy đủ hơn, bao gồm tất cả văn bản QPPL của Quốc hội, UBTVQH và HĐND các cấp.

Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội, tiến hành thẩm tra đối với: dự án luật, nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm chủ trì thẩm tra dự án, dự thảo thuộc lĩnh vực do mình phụ trách và dự án, dự thảo khác do Quốc hội, UBTVQH giao; tham gia thẩm tra dự án, dự thảo do cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra theo sự phân công của UBTVQH.

Ở địa phương, các ban của HĐND các cấp tiến hành thẩm tra đối với dự thảo nghị quyết của HĐND cấp đó[2].

3. Nội dung của hoạt động thẩm tra

Thứ nhất, về nội dung thẩm tra chính sách trong đề nghị xây dựng VBQPPL, việc thẩm tra tập trung vào: Sự cần thiết ban hành, phạm vi, đối tượng điều chỉnh, chính sách cơ bản của văn bản, tính thống nhất, tính khả thi, thứ tự ưu tiên, thời điểm trình, điều kiện bảo đảm để xây dựng và thi hành văn bản.

Đối với dự thảo nghị quyết của HĐND, Điều 124, 136 và 143 quy định nội dung thẩm tra tập trung vào các vấn đề sau: Nội dung của dự thảo nghị quyết và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau; Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với tình hình, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; Tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật.

4. Thời hạn thẩm tra

* Thời hạn thẩm tra đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội

Đối với dự án, dự thảo trình UBTVQH, chậm nhất là 20 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp UBTVQH, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo phải gửi hồ sơ quy định tại khoản 1, Điều 64 đến cơ quan chủ trì thẩm tra, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban về Các vấn đề xã hội và cơ quan khác tham gia thẩm tra để tiến hành thẩm tra. Chậm nhất là 20 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp UBTVQH, hồ sơ dự án, dự thảo phải được gửi đến các thành viên UBTVQH, trong đó bao gồm cả báo cáo thẩm tra[3]. Đây là một quy định khó hiểu, bởi Luật 2015 quy định thời hạn để cơ quan trình dự án, dự thảo phải gửi hồ sơ đến cơ quan chủ trì thẩm tra và thời hạn phải gửi hồ sơ dự án, dự thảo sau khi thẩm tra đến các thành viên UBTVQH để xem xét, thông qua cùng là “chậm nhất 20 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp UBTVQH”. Thiết nghĩ, nếu cơ quan trình dự án, dự thảo thực hiện đúng quy định này là gửi hồ sơ để thẩm tra trước 20 ngày bắt đầu diễn ra phiên họp UBTVQH thì có thời hạn nào cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm tra?

Đối với dự án, dự thảo trình Quốc hội, chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo phải gửi hồ sơ quy định tại khoản 1, Điều 64 đến cơ quan chủ trì thẩm tra, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban về các vấn đề xã hội và cơ quan khác tham gia thẩm tra để tiến hành thẩm tra. Chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, hồ sơ dự án, dự thảo trình Quốc hội phải được gửi đến các đại biểu Quốc hội (Điều 73). Với quy định nêu trên, thời hạn để Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội tiến hành thẩm tra một dự án luật có thể chỉ là 10 ngày. Con số như vậy liệu có phù hợp?

* Thời hạn thẩm tra đối với dự thảo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh

Theo quy định của Điều 124, Luật 2015, chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND, cơ quan trình dự thảo nghị quyết phải gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết đến Ban của HĐND được phân công thẩm tra để thẩm tra. Và báo cáo thẩm tra phải được gửi đến Thường trực HĐND chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND. Theo quy định này, có thể tính ra thời hạn tiến hành thẩm tra dự thảo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh là 5 ngày.

* Thời hạn thẩm tra đối với dự thảo nghị quyết của HĐND cấp huyện

Đối với dự thảo nghị quyết của HĐND cấp huyện, Luật quy định chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND, Ủy ban nhân dân có trách nhiệm gửi dự thảo nghị quyết đến Ban của HĐND được phân công thẩm tra. Ban của HĐND được phân công thẩm tra có trách nhiệm gửi báo cáo thẩm tra đến Thường trực HĐND để chuyển đến các đại biểu HĐND chậm nhất là 7 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp (Điều 136). Như vậy, thời hạn tiến hành thẩm tra chỉ có 3 ngày.

5. Một vài ý kiến nhận xét và kiến nghị

Trên cơ sở phân tích các quy định của Luật 2015 về hoạt động thẩm tra trong quy trình xây dựng văn bản QPPL và đối chiếu với ý nghĩa, vai trò của hoạt động này, tác giả đưa ra có một vài ý kiến nhận xét và kiến nghị như sau:

Thứ nhất, về đối tượng thẩm tra chính sách, theo Luật 2015 và văn bản hướng dẫn, có 5 loại văn bản được quy định phải xây dựng chính sách trước khi soạn thảo là: luật; pháp lệnh; một số nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH; một số nghị định của Chính phủ; một số nghị quyết của HĐND cấp tỉnh. Tuy nhiên, Luật chỉ quy định thẩm tra chính sách đối với luật và pháp lệnh[4]. Như vậy, 3 loại văn bản còn lại là nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH và HĐND cấp tỉnh mặc dù có xây dựng chính sách mới nhưng lại không được tiến hành thẩm tra. Đây là một quy định thiếu sót, chưa đầy đủ. Bởi vậy, để đảm bảo việc thẩm tra chính sách được tiến hành nhất quán, đồng thời bảo đảm chất lượng của VBQPPL nói chung, cần bổ sung quy định thẩm tra chính sách đối với tất cả các văn bản nêu trên, trừ nghị định của Chính phủ – bởi thẩm tra là hoạt động được tiến hành đối với các văn bản của cơ quan quyền lực nhà nước. Tránh trường hợp đến khi dự thảo văn bản đã được hoàn thiện mới bàn về sự cần thiết ban hành chính sách, tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của chính sách trong dự thảo.

Bên cạnh đó, về thời hạn thẩm tra dự án, dự thảo VBQPPL. Mặc dù, có quy định tương đối cụ thể về thời hạn gửi hồ sơ yêu cầu thẩm tra và thời hạn phải trình hồ sơ sau khi thẩm tra lên chủ thể có thẩm quyền xem xét thông qua dự án, dự thảo, tuy nhiên như đã phân tích ở mục 4, việc quy định thời hạn thẩm tra đối với luật chậm nhất là 10 ngày, nghị quyết của HĐND cấp tỉnh chậm nhất là 5 ngày, nghị quyết của HĐND cấp huyện chậm nhất là 3 ngày. Thời hạn như vậy được cho là quá ít, không tương xứng với khối lượng công việc cần phải thực hiện để xem xét, đánh giá về rất nhiều nội dung được quy định như tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, tính khả thi.

Đặc biệt, đối với trường hợp thẩm tra một dự án luật, thời hạn 10 ngày là quá ít để xem xét một dự án quan trọng, có tầm ảnh hưởng rộng lớn, tác động đến rất nhiều đối tượng trong xã hội. Có thể chúng ta cho rằng, vấn đề quy định về thời hạn chỉ là kỹ thuật, nhưng trên thực tế, đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động thẩm tra. Với thời hạn được quy định, chất lượng của các báo cáo thẩm tra khó có thể đảm bảo.

Ngoài ra, thời hạn thẩm tra dự án, dự thảo trình UBTVQH không thể xác định được hay không quy định minh bạch về thời hạn thẩm tra dự thảo nghị quyết của HĐND cấp xã đều thể hiện sự thiếu sót của Luật. Bởi vậy, thiết nghĩ cần phải nghiên cứu và đưa ra quy định về thời hạn thẩm tra phù hợp hơn, đảm bảo cho các chủ thể có thể hoàn thành khối lượng công việc nhiều và phức tạp với chất lượng hiệu quả.

Thứ ba, về nội dung thẩm tra. Quy định về nội dung thẩm tra dự án, dự thảo trong Luật 2015 được thiết kế theo hướng giảm dần từ văn bản của Quốc hội, UBTVQH đến văn bản của HĐND cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Điều này sẽ hợp lý nếu như một số nội dung chỉ phù hợp với văn bản của trung ương mà không phù hợp với văn bản của địa phương. Tuy nhiên, theo đánh giá cá nhân, một số nội dung cần phải xem xét, đánh giá dù là văn bản của trung ương hay địa phương. Chẳng hạn, nội dung thẩm tra về sự cần thiết ban hành văn bản, đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh hay điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành văn bản là những vấn đề rất thiết yếu nhưng lại không được quy định trong nội dung thẩm tra dự thảo nghị quyết của HĐND. Riêng với việc thẩm tra nghị quyết của HĐND cấp xã, Luật chỉ quy định trách nhiệm các Ban của HĐND phải thẩm tra, còn thẩm tra nội dung gì thì không hề quy định cụ thể hay dẫn chiếu đến các quy định khác. Điều này cũng thể hiện sự thiếu khoa học và minh bạch của Luật 2015.

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN: Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (2015), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Điều 50). [2] Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (2015), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Điều 124, 136, 143). [3] Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (2015), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Điều 73). [4] Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (2015), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Điều 47). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (2015), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 2. Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (2008), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 3. Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (2004), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. 4. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2016), Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

The role of appraisal in the current process of developing legal documents Master. Le Thi Ngoc Mai

Hanoi Law University

ABSTRACT:

This paper focuses on analyzing and clarifying legal regulations on appraisal in the process of developing legal documents. This paper also assesses reasonable and unreasonable points, thereby proposing recommendations to perfect appraisal regulations.

Keywords: Appraisal, policy appraisal, project appraisal, drafts of legal documents.

[Tạp chí Công Thương – Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 10, tháng 5 năm 2020]

Quy Định Về Xây Dựng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật ?

Kính chào Luật sư! Xin LS cho tôi hỏi một chút về việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể như sau: Cục Hải quan tỉnh Đắk Lak có phạm vi hoạt động trên địa bàn 3 tỉnh (Đak lak, Đak Nông, Lâm Đồng), có đơn vị trực thuộc là Chi cục hải quan cửa khẩu BuPrang thuộc tỉnh Đắk Nông. Vậy khi Đăk Nông xây dựng văn bản QPPL quy định về công tác chống buôn lậu, hàng giả trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, thì Cục Hải quan tỉnh Đắk Lak có thuộc đối tượng phạm vi điều chỉnh không?

Xin cảm ơn Luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn Luật hình sự của Kiến thức Luật pháp.

Cơ sở pháp lý:

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015

Quyết định 1027/QĐ-BTC năm 2010 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Nội dung tư vấn:

Điều 27,28Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân như sau:

Điều 27. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành nghị quyết để quy định: 1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; 2. Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; 3. Biện pháp nhằm phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; 4. Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Điều 28. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định để quy định: 1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; 2. Biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; 3. Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.

Đồng thời, Điều 2 Quyết định 1027/QĐ-BTC năm 2010về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có quy định:

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua Yêu cầu tư vấn hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Kiến thức Luật pháp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./. Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hình sự. Luật sư Minh Tiến

Mức Chi Cụ Thể Xây Dựng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 338/2016/TT-BTC về quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Thông tư này quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật của các cơ quan, đơn vị.

Theo Thông tư, kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật do ngân sách nhà nước bảo đảm, được tổng hợp chung vào dự toán ngân sách chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị.

Việc bố trí kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật tại cơ quan, đơn vị được thực hiện theo chương trình, kế hoạch chính thức và chương trình, kế hoạch bổ sung trong năm, bảo đảm phù hợp với tiến độ triển khai nhiệm vụ và trong phạm vi dự toán ngân sách đã được giao.

Về định mức chi cho các nội dung trong các hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật, Thông tư 338 chia thành 8 nội dung với các mức cụ thể.

Trong đó, các khoản chi soạn thảo đề cương chi tiết dự thảo văn bản dao động từ 650.000 đồng đến 4 triệu đồng; chi soạn thảo văn bản từ 2,7 triệu đồng đến 12 triệu đồng; chi soạn thảo các báo cáo phục vụ công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện văn bản từ 800.000 đồng đến 12 triệu đồng; chi soạn thảo văn bản góp ý, báo cáo thẩm định, thẩm tra văn bản từ 250.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Mức chi chỉnh lý hoàn thiện đề cương nghiên cứu, các loại báo cáo, bản thuyết minh, tờ trình văn bản, dự thảo văn bản: mức chi 600.000 đồng/lần chỉnh lý; riêng văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân mức chi 200.000 đồng/lần chỉnh lý.

Ngoài ra Bộ Tài chính cũng quy định cụ thể mức chi cho cá nhân tham gia họp, hội thảo, toạ đàm, hội nghị và họp báo; chi thuê dịch và hiệu đính tài liệu,…

Định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật được Thông tư quy định theo loại hình văn bản quy phạm pháp luật với mức chi thấp nhất là 10 triệu đồng/văn bản đối với văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt và cao nhất là 2 tỷ đồng/dự án đối với Bộ luật mới, thay thế.

Căn cứ khả năng ngân sách và tình tình thực tế; bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức phân bổ cụ thể đối với từng loại văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện cho phù hợp.

Các nội dung chi, mức chi mang tính hướng dẫn; căn cứ mức kinh phí được giao để thực hiện xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật quyết định thực hiện chi tiêu cho các nội dung công việc với mức chi phù hợp trong tổng mức kinh phí đã được giao để thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2017.

Theo H.Vân/Báo Hải Quan