1. Văn bản Sông nước Cà Ma u dùng phương thức biểu đạt chính nào ?
A – Tự sự C – Nghị luận
B – Miêu tả D – Biểu cảm
2. Vì sao em chọn phương thức biểu đạt trên cho văn bản Sông nước Cà Mau ?
A – Bày tỏ cảm xúc của nhà văn về cuộc sống ở vùng cực nam Nam Bộ
B – Kể chuyện về cuộc sống của gia đình bé An ở vùng cực nam Nam Bộ
C – Tái hiện vẻ đẹp hoang dã, độc đáo của cảnh quan vùng cực nam Nam Bộ
D – Bàn luận về cuộc sống của người dân ở vùng cực nam Nam Bộ
3. Cảnh trong văn bản Sông nước Cà Mau được nhìn từ góc độ nào ?
A – Trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch
B – Trên đường bộ bám theo các kênh rạch
C – Từ một điểm trên cao nhìn bao quát toàn cảnh
D – Ngồi ở một nơi và tưởng tượng ra
4. Điểm nhìn lựa chọn ở câu trên có tác dụng gì ?
A – Chọn tả được những cảnh quan sông nước rất tiêu biểu
B – Tái hiện được vùng thiên nhiên rộng lớn, theo hành trình chuyến đi
C – Thể hiện được cảm xúc tự nhiên, chân thành
D – Tất cả những ý trên
5. Chi tiết nào không nhằm thể hiện sự hùng vĩ của sông nước Cà Mau ?
A – Rộng hơn ngàn thước
B – Hai bên bờ mọc toàn những cây mái giầm
C – Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác
D – Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận
6. Chi tiết nào sau đây không có trong văn bản Sông nước Cu Mau ?
A – Trên thì trời xanh C – Chung quanh toàn một sắc xanh cây lá
B – Dưới thì nước xanh D – Nhìn vào đâu cũng thấy màu xanh
7. Màu nào không được tác giả dùng để thể hiện màu xanh của rừng đước Cà Mau ?
A – Màu xanh lá mạ C – Màu xanh rêu
B – Màu xanh biêng biếc D – Màu xanh chai lọ
9. Hãy phân biệt nghĩa của các cụm từ : màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Những màu xanh khác nhau như vậy được dùng trong câu văn tả rừng đước của Đoàn Giỏi có ý nghĩa như thế nào ?
10. Hãy viết một đoạn văn tả tán cây (bàng, bằng lăng, thông,…) có dùng ba cụm từ tả màu xanh khác nhau của lá.
11. Đọc câu văn : Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông cửa Lớn, xuôi về Năm Căn và trả lời câu hỏi.
a. Trong câu văn, những cụm động từ chèo thoát, đổ ra, xuôi về có tác dụng gì ?
A – Thông báo hoạt động của người chèo thuyền
B – Miêu tả sự hùng vĩ của các dòng kênh rạch, sông ngòi
C – Thông báo hành trình của con thuyền
D – Thông báo trạng thái hoạt động của con thuyền trong những khung cảnh kênh rạch, sông ngòi khác nhau
b. Nếu đổi vị trí của các cụm động từ chèo thoát, đổ ra, xuôi về, nội dung biểu đạt của câu văn có thay đổi không ?
c. Một bạn học sinh chép lại câu văn đó như sau : Thuyền của chúng tôi chèo qua kênh Bọ Mắt, ra con sông cửa Lớn, về Năm Căn.
– So với nguyên bản, câu văn bạn chép sai ở điểm nào ?
– Việc chép sai như vậy có ảnh hưởng đến nội dung và giá trị gợi cảm của câu văn không ? Hãy so sánh với nguyên bản để làm rõ sự thay đổi đó ?
12. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cả nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào ?
A – miêu tả C – Biểu cảm
B – Tự sự D – Miêu tả và biểu cảm
b. Trong đoạn văn trên, tác giả đã mấy lần sử dụng biện pháp so sánh ? (gạch chân dưới các chi tiết sử dụng biện pháp so sánh theo sự lựa chọn)
A – Hai lần C – Bốn lần
B – Ba lần D – Năm lần
c. Các so sánh đó có tác dụng gì ?
A – Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn
B – Giúp hình dung cụ thể về các sự vật hiện tượng được miêu tả
C – Bộc lộ năng lực quan sát và sử dụng ngôn ngữ của người quan sát
D – Tất tả những ý trên
d. Đoạn văn trên viết với mục đích gì ?
A – Kể việc đi thuyền trên dòng sông Năm Căn
B – Cảm nghĩ về vùng sông nước Năm Căn
C – Giải thích vẻ đẹp dòng sông Năm Căn
D – Tái hiện cảnh quan dòng sông Năm Căn
e. Vị trí quan sát và miêu tả của tác giả trong đoạn văn :
A – Trên bờ C – Từ xa
B – Trên thuyền D – Từ ngoài nhìn vào
– Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia /… / lấy dòng sông. – Đước thân cao vút, rễ ngang mình, trổ xuống nghìn tay /… / đất nước. A – Bao C – Ôm B – Bọc D – Phủ
14. So sánh cách nhân hoá cây đước và ấn tượng riêng về cây đước trong hai câu văn trên.
15. Dòng nào sau đây định nghĩa đúng cho biện pháp nghệ thuật so sánh ?
A – Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ tương đồng
B – Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên một sự vật hiện tượng khác có quan hệ toàn thể – bộ phận
C – Đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng
D – Gọi tên hoặc tả con vật, đồ vật bằng những từ dùng để tả hoặc nói về con người
16. Đoạn văn : ” Gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ, ta bị nó đốt vào da thịt chỗ nào là chỗ đó ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ tấy lên có mấy lần dùng phép so sánh ?
A – Một C – Ba
B – Hai D – Bốn
17. Hãy chỉ rõ những hình ảnh so sánh được dùng trong đoạn văn. Những hình ảnh đó có ý nghĩa như thế nào đối với nội dung miêu tả trong đoạn văn ?
18. Dòng sông La được nhà thơ Vũ Duy Thông miêu tả :
Sông La ơi sông La Trong veo như ánh mắt Bờ tre xanh im mát Mươn mướt đôi hàng mi.
19. Sự kết hợp giữa so sánh và nhân hoá trong khổ thơ trên đã gợi cho em cảm nghĩ gì về dòng sông La.
20. Em có suy nghĩ gì về cuộc sống, con người ở vùng sông nước Cà Mau ?
21. Hãy viết một đoạn văn tả lại quang cảnh một dòng sông mà em đã có dịp quan sát.
22. Viết đoạn văn (khoảng 7 câu) miêu tả cảnh dòng sông quê em trong mùa lũ lụt. Trong đó có sử dụng ít nhất hai lần biện pháp so sánh.
23. So sánh, liên tưởng nào sau đây không phù hợp để tả mặt trăng đêm rằm ?
A – Mặt trăng to tròn như chiếc mâm con
B – Vầng trăng tròn như một quả bóng ai để quên giữa trời
C – Trăng khuya toả ánh sáng vằng vặc
D – Trăng to như múi bưởi và sáng như ngọn đèn dầu
23. Dòng nào thể hiên đúng và đủ trình tự cấu trúc của phép so sánh ?
A – Sự vật được so sánh – Từ so sánh – Sự vật so sánh
B – Từ so sánh – Sự vật so sánh – Phương diện so sánh
C – Sự vật được so sánh – Phương diện so sánh – Từ so sánh – Sự vật so sánh
D – Sự vật được so sánh – Phương diện so sánh – Sự vật so sánh
24. Khi làm bài văn miêu tả, không cần phải có kĩ năng gì ?
A – Quan sát, nhìn nhận C – Liên tưởng, tưởng tượng
B – Nhận xét, đánh giá D – Nhớ cốt truyện
II – GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KHÓ Phần Tự luận
8. Màu xanh của vùng sông nước Cà Mau (Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá) và màu xanh của đước ( đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,..) tạo ấn tượng về một màu xanh bát ngát, ngút ngàn nhưng đậm nhạt khác nhau. Nó gợi người ta liên tưởng đến một vùng không gian rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ.
9. Các cụm từ màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ cùng chỉ màu xanh nhưng khác nhau về mức độ :
Xanh rêu : xanh sẫm, bóng mượt giống màu rêu
Xanh lá mạ : xanh tươi, giống màu lá mạ, hơi ngả vàng nhạt
Xanh chai lọ : xanh trong
Dùng những màu xanh ấy, tác giả đã miêu tả được các lớp cây từ già đến non nối tiếp nhau. Do đó câu văn có thể diễn tả được sự trùng điệp của các thế hệ cây đước với sức sống bền bỉ, dẻo dai. Bức tranh rừng đước có chiều sâu hơn : những cây đước san sát, ken dày, đầy sức sống nhưng vẫn có vẻ hoang sơ, tự nhiên.
10. – Viết đoạn văn tả tán cây nào đó (theo sự gợi ý của bài tập).
– Lưu ý sử dụng ba cụm từ tả màu xanh một cách hợp lí, tương ứng với độ non hay già của lá cây.
11. c) Việc chép sai đó không làm thay đổi nội dung cơ bản của câu văn nhưng có ảnh hưởng đến giá trị gợi tả, gợi cảm. Nếu bỏ các từ thoát, đổ, xuôi mới chỉ nêu được hành trình mà không làm rõ trạng thái hoạt động của con thuyền.
Thoát qua diễn tả sự di chuyển có phần hồi hộp của con thuyền vượt qua nơi nguy hiểm.
Còn đổ ra gợi được sự chuyển động rất nhanh của con thuyền từ kênh nhỏ ào ra sông lớn.
Xuôi về gợi ra sự chuyển động (trôi) êm ả, nhẹ nhàng của con thuyền. Câu văn trong nguyên bản cho ta hình ảnh con thuyền trải qua một hành trình từ gian nan, vất vả đến thênh thang, yên bình ; từ kênh hẹp ra sông rộng.
14. Khi so sánh cách nhân hoá cây đước bằng động từ ôm và ấn tượng riêng về cây đước trong hai đoạn văn bản cần lưu ý bám sát nội dung biểu đạt, biểu cảm của từng đoạn.
Từ đó thấy được sự khác nhau khi quan sát, liên tưởng và tái hiện lại sự vật hiện tượng của từng nhà văn. Ơt câu trước là sự miêu tả cu thể về cây đước trên dòng Năm Căn, ở câu sau là sự khái quát kèm theo những suy tưởng lớn lao của tác giả về sự gắn bó của cây đước với đất nước.
16, 17. – Đoạn văn ” Gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ, ta bị nó đốt vào da thịt chỗ nào là chỗ đó ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ tấy lên” có hai lần dùng hình ảnh so sánh : bọ mắt đen như hạt vừng; bọ mắt bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ.
– Những hình ảnh đó góp phần miêu tả cụ thể từng con bọ mắt cũng như mức độ dày đặc của chúng trên dòng sông Năm Căn.
20. – Khi tả dòng sông theo những quan sát cá nhân, cần lưu ý tới những chi tiết, hình ảnh cụ thể, riêng biệt và độc đáo của một dòng sông nào đó mà mình đã biết (trực tiếp hoặc gián tiếp).
– Từ những kinh nghiệm của tác giả đoạn trích Sông nước Cà Mau khi tả cảnh dòng sông, lựa chọn cho mình một cách tả riêng sao cho thể hiện được những quan sát, liên tưởng và tình cảm của mình với dòng sông đó.
21. – Đối tượng tả là dòng sông trong mùa mưa lũ có thể có hoặc không có trong vốn sống thực tế của mình. Do vậy cần chú ý tới sự gắn bó mật thiết giữa những liên tưởng cá nhân với hình ảnh thực về dòng sông trong mùa mưa lũ.
– Khi tả, biết sử dụng ít nhất hai hình ảnh so sánh (ví dụ so sánh màu nước sông đục như màu đất, so sánh tốc độ chảy dữ dội của dòng sông vùn vụt như xe chạy hết tốc độ, nước réo sùng sục như nồi nước đang sôi..).
Phần Trắc nghiệm