Ông Đ oàn Thái S ơ n – V ụ trưởng Vụ Pháp chế Ngân hàng Nhà nước giới thiệu những nội dung cơ b ản của Nghị quyết về thí đ i ểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42 /2017/QH14).
V ề phạm vi đ i ều chỉnh, Nghị quyết 42/2017/QH14 quy định thí đ i ểm một số chính sách về xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín d ụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn đ i ều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng (VAMC). Nghị quyết 42/2017/QH14 cũng cho phép áp dụng các quy định tại Nghị quyết để xử lý nợ xấu, xử lý t ài s ản bảo đảm của khoản nợ xấu của ngân hàng chính sách2.
Đồng thời, để xác định rõ phạm vi đ i ều chỉnh, Nghị quyết 42/2017/QH14 đã quy định cụ thể tiêu chí, phạm vi, cách thức xác định một khoản nợ là nợ xấu được áp dụng các chính sách quy định tại Nghị quyết, cụ thể:
Đồng thời, Nghị quyết 42/2017/QH14 cũng quy định giao quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa đổi Phụ lục về xác định nợ xấu theo đề nghị của Chính phủ khi cần thiết và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
1.2. V ề phạm vi nợ xấu được xử lý theo Nghị quyết
Ngh ị quyết 42/2017/QH14 quy định rõ nợ xấu được áp dụng các quy định tại Nghị quyết bao gồm: (i) Khoản nợ được hình thành trước ngày 15/08/2017 và được xác định là nợ xấu trước thời gian Nghị quyết có hiệu lực; (ii) Khoản nợ được hình thành trước ngày 15/08/2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực.
Đồng thời, việc cho phép chuyển khoản nợ xấu đã mua b ằng trái phiếu đặc biệt sang mua bán theo giá trị thị trường sẽ giúp tạo lập thị trường mua bán nợ theo giá thị trường, bảo đảm nguyên tắc thị trường trong xử lý nợ xấu.
Th ứ nhất, Khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Đ i ều 299 Bộ luật dân sự 2015. Theo Đ i ều 299 Bộ luật dân sự, quyền xử lý tài sản bảo đảm phát sinh trong các trường hợp sau: (i) Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đú ng ngh ĩa vụ; (ii) Bên có nghĩa v ụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; và (iii) Trường hợp khác theo thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Th ứ hai, tại hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồn g ý cho TCTD, chi nhánh ngân hàng n ước ngoài có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi xảy ra các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định pháp luật. Quy định này bảo đảm việc thu giữ tài sản bảo đảm được thực hiện khi có sự thỏa thuận trước của các bên. Đồng thời, Nghị quyết 42/2017/QH14 cũng quy định “hợp đồng bảo đảm” theo Nghị quyết bao gồm cả vă n b ản khác ghi nhận thỏa thuận giữa các bên.
Th ứ ba, giao dịch bảo đảm, biện pháp bảo đảm đã đă ng ký theo quy định pháp luật. Quy định này bả o đảm quyền của bên nhận bảo đảm đã phát sinh hi ệu lực đối kháng với bên thứ 3.
Ngh ị quyết 42/2017/QH14 cũng quy định cụ thể TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, VAMC phải thực hiện công khai thông tin trước khi thực hiện thu giữ tài sản bảo đảm như sau:
Đồng thời, Nghị quyết 42/2017/QH14 cũng quy định rõ TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, VAMC, tổ chức được ủy quyền thu giữ tài sản bảo đảm không được áp dụng các biện pháp vi phạm đ i ều cấm của pháp luật trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm.
Để rút ngắn quá trình giải quyết tranh chấp qua Tòa án4, tă ng hi ệu quả hoạt động xử lý tài sản bảo đảm qua tòa án, Nghị quyết 42/2017/QH14 cho phép Tòa án áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm hoặc tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm.
Đồng thời, Nghị quyết cung quy định trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ư u tiên thanh toán gi ữa các bên cùng nh ận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật.
Ngh ị quyết 42/2017/QH14 cũng cho phép VAMC được phân bổ chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ đ ang h ạch toán trong bảng cân đối kế toán với giá bán khoản nợ xấu đã mua theo giá tr ị thị trường và số tiền dự phòng cụ th ể đã trích l ập vào kết quả hoạt động kinh doanh hàng nă m v ới mức phân bổ tối thiểu là chênh lệch thu chi.
Ngoài ra, Ngh ị quyết 42/2017/QH14 cũng quy định trách nhiệm Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đ oàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chính quyền địa phươ ng các c ấp trong việc giám sát, tổ chức thực hiện và hướng dẫn thi hành Nghị quyết.
1 Nghị quyết được 424/467 đại biểu có mặt biểu quyết đồng ý thông qua (tỷ lệ nhất trí thông qua là 86,35% trên tổng số đại biểu Quốc hội).
2 Bao gồm Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
3 Khoản 2 Điều 26 Luật số 69/2014/QH13 quy định đối với doanh nghiệp nhà nước “Doanh nghiệp được quyền bán nợ phải thu quá hạn, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không có khả năng thu hồi. Doanh nghiệp chỉ được bán nợ cho tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ, không được bán trực tiếp cho đối tượng nợ…”
4 Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thời gian thực hiện thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo trình tự thủ tục tố tụng rút gọn sẽ được rút ngắn hơn trình tự thông thường từ khoảng từ 03 tháng đến 07 tháng.
5 Điều 174, 175, 176 Luật Đất đai chỉ cho phép TCTD hoạt động tại Việt Nam được nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.