--- Bài mới hơn ---
Nêu Những Văn Bản Nhật Dụng Đã Học Trong Chương Trình Ngữ Văn Lớp 8
Văn Bản Nhật Dụng Ở Lớp 8 Đề Cập Những Vấn Đề Gì
Soạn Bài Chương Trình Địa Phương Văn 8 Trang 127 Siêu Ngắn: Văn Bản Nhật Dụng Ở Lớp 8 Đề Cập Những Vấn Đề Gì?
3 Văn Bản Nhật Dụng Lớp 8
Ôn Tập Văn Bản Nhật Dụng Ngữ Văn 9
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CAO LÃNH
Trường THCS Bình Thạnh
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
” Một số kinh nghịêm dạy văn bản nhật dụng lớp 8, 9″
Giáo viên thực hiện: Lê Ngọc Thuy
Tổ: Văn – Nhạc – Hoạ – GDCD
MỤC LỤC
Năm học: 2011- 2012.
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
I. Lí do chọn đề tài.
2.Cơ sở lí luận.
3.Cơ sở thực tiễn.
II. Mục đích và phương pháp nghiêng cứu.
1.Mục đích nghiên cứu.
2.Phương pháp nghiên cứu.
III. Giới hạn của đề tài.
IV. Kế hoạch thực hiện.
B. PHẦN NỘI DUNG.
I. Cơ sở lí luận.
II. Cơ sở thực tiễn.
III. Thực trạng và mâu thuẫn của vấn đề.
1.Thực trạng của vấn đề.
2.Mâu thuẫn của vấn đề.
IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề.
a.Về kiến thức.
b.Về phương tiện dạy học.
c.Xác định mục tiêu đặc thù của văn bản nhật dụng.
d.Về phương pháp dạy học.
e.Vận dụng linh hoạt các phương pháp đặc trưng của văn bản.
V. Hiệu quả áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
C. PHẦN KẾT LUẬN.
I. Ý nghĩa của nhan đề đối với công tác.
II. Bài học kinh nghiệm.
III. Khả năng áp dụng.
IV. Những đề xuất và kiến nghị.
2
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
1. Cơ sở lí luận.
Kính thưa quý đồng nghiệp thân mến !
Như tất cả quý đồng nghiệp đã biết “văn học là nhân học”.Văn học có vai trò rất quan
trọng trong đời sống cũng như trong sự phát triển tư duy của con người nói chung, thế hệ
học sinh nói riêng.
Bởi văn học là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội. Văn học luôn giáo dục ý thức,
hình thành nhân cách, phẩm chất tốt cho người học sinh. Không những thế mà văn học
còn là môn học thuộc nhóm công cụ, nó có mối quan hệ chặt chẽ với các môn học khác
như: Sử học, sinh học, địa lí, hoá học, giáo dục công dân,… Vì thế học sinh học tốt môn
văn thì có thể hỗ trợ các kiến thức của môn học khác cũng được tốt hơn. Ngược lại học
tốt các môn học khác cũng có thể giúp học sinh học tốt môn văn.
Tuy nhiên để đạt được điều đó, hơn ai hết mỗi giáo viên giảng dạy phải biết kết hợp
chặt chẽ giữa biện pháp “học đi đôi với hành”, phải biết gắn kết kiến thức giữa lý thuyết
với thực tiễn của cuộc sống gần gũi hằng ngày, bằng cách tăng cường tiết thực hành,
giảm tải giờ học lý thuyết. Có thế trong giờ học văn mới gây hứng thú, thu hút học sinh
say mê, chăm chú nghe giáo viên truyền đạt nội dung bài học một cách sâu sắc.
Đặc biệt khi Bộ giáo dục tiến hành đổi mới đồng loạt giáo dục THCS cùng với việc
biên soạn lại SGK các môn học tư tưởng theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của
học sinh thì Bộ giáo dục đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy
học ở các môn. Riêng đối với chương trình Ngữ văn ở THCS được xây dựng theo tinh
thần tích hợp. Các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí kiểu văn bản và tương ứng với
chúng là thể loại tác phẩm, chứ không phải là sự lựa chọn theo lịch sử văn học về nội
dung. Vì thế chương trình đòi hỏi ngoài yêu cầu về tính tư tưởng phù hợp tâm lí với từng
đối tượng lứa tuổi của học sinh THCS mà cần phải có nội dung cập nhật, gắn kết với đời
sống thực tại, để giúp học sinh tiếp xúc, tập làm quen, hiểu sâu sắc đúng đắn về những
vấn đề gần gũi, quen thuộc trong đời sống ngày nay đã và đang được mọi người đặc biệt
quan tâm như: Vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng, các tệ nạn xã hội đến mức báo
động, sự gia tăng dân số, hút thuốc có hại cho sức khoẻ, quyền trẻ em,… Do đó, không có
kiểu văn bản nào khác ngoài văn bản nhật dụng mới đủ tiêu chuẩn hướng bạn đọc đến
những vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng hiện nay đang được các ban ngành, các cấp
lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương cũng như cộng đồng xã hội hết sức quan tâm.
Riêng đối với tôi là một giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 8,
lớp 9 nên bản thân nhận thấy và hiểu được những thực tế trên, tôi luôn bận tâm, trăn trở,
cố gắng suy nghĩ nghiên cứu sâu hơn về đề tài này để trang bị cho mình những phương
pháp dạy học văn bản nhật dụng trong chương trình SKG Ngữ văn lớp 8, lớp 9 có hiệu
quả tốt nhất, gây hứng thú cho học sinh yêu thích học giờ văn.
2. Cơ sở thực tiễn.
Hiện nay, không ít học sinh có xu hướng không thích học hoặc xem nhẹ các môn học
xã hội nói chung, môn ngữ văn nói riêng. cũng chính vì thế chất lượng kiến thức mà học
sinh tiếp thu ngày càng có chiều hướng giảm sút. Phần đông các học sinh không say mê,
yêu thích học môn văn mà chỉ say mê học những môn tự nhiên (toán, lí, hoá,…) nhằm
3
4
Chí Minh; Đấu tranh cho một thế giới hoà bình; Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền
được bảo vệ và phát triển của trẻ em).
IV. Kế hoạch thực hiện.
Thời gian: + Bắt đầu thực hiện nghiên cứu vào 10/ 11/2011.
+ Hoàn thành sáng kiến vào 07/03/2012.
Địa điểm: Trường THCS Bình Thạnh.
Đối tượng nghiên cứu: Tất cả học sinh khối 8, 9 của trường THCS Bình Thạnh.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận.
Như chúng ta đã hiểu, văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại hay
là một kiểu văn bản mà nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung
văn bản mà thôi. Đấy là những văn bản có nội dung gần gũi, mang tính thời sự kịp thời
đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của cuộc sống trước mắt con người và cộng đồng xã hội ngày
nay như: Vấn đề về môi trường, dân số, tác hại thuốc lá, quyền trẻ em,…Văn bản nhật
dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.
Mục tiêu của việc học văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS nói
chung, ở khối 8, 9 nói riêng, thứ nhất là góp phần giúp các em học sinh có trình học vấn
cấp Trung học cơ sở và cũng để chuẩn bị nền tảng cho các em tiếp tục nâng cao trình độ
học vấn bước vào cấp THPT. Thứ hai là giúp các em tự rèn luyện ý thức, nhân cách để
trở thành người có ích cho xã hội. Đó là những con người biết hướng tới những tư tưởng
tốt đẹp, có tinh thần tự lập, có tấm lòng yêu thương, biết quý trọng tình cảm gia đình, bạn
bè, tôn trọng sự công bằng, lẽ phải, biết đem tài trí của mình cống hiến, phục vụ lợi ích
chung cho xã hội, cho đất nước.
Hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn lớp 8, 9 tồn tại dưới nhiều kiểu văn
bản khác nhau. Đó có thể là văn bản nghị luận ( Phong cách Hồ Chí Minh; Đấu tranh cho
một thế giới hoà bình; Tuyên bố thế giới về quyền sống còn, quyền được bảo vệ và phát
triển của trẻ em), hoặc có thể là một bài báo thuyết minh khoa học (Thông tin về trái đất
năm 2000; Ôn dịch thuốc lá) hay từ một câu chuyện vui ( Bài toán dân số),… Từ các hình
thức đó, những vấn đề thời sự cập nhật của cá nhân và cộng đồng hiện đại được khơi dậy,
sẽ đánh thức và làm giàu tình cảm trong mỗi con người giúp các em học sinh dễ hoà nhập
hơn với cuộc sống xã hội mà chúng ta đang sinh sống.
II. Cơ sở thực tiễn.
Nghiên cứu thực trạng của việc dạy văn bản nhật dụng ở khối 8, 9 THCS Bình Thạnh.
Tôi nhận thấy về mặt ý nghĩa , nội dung của các văn bản nhật dụng đều đề cập đến những
vấn đề quen thuộc, gần gũi, bức thiết đối với đời sống xã hội ngày nay. Đồng thời cùng
với sự phát triển về tâm lí và nhận thức của học sinh, các vấn đề được đề cập trong văn
bản nhật dụng ngày càng một phức tạp hơn.
Do văn bản nhật dụng mới được đưa vào học ở chương trình cải cách 5 năm nay,
nhưng việc thi cử ít đề cập đến, kết quả là cho học sinh học để biết mà thôi. Căn cứ vào
tình hình hiện tại, khi học sinh học các văn bản nhật dụng trong chương trình thì học sinh
thường có thái độ chủ quan, lơ là, không ham học. Song song đó, chủ yếu phương thức
biểu đạt của các văn bản nhật dụng thường là nghị luận xã hội, nên tính lí luận nhiều, khô
khan giờ học thường căng thẳng, nặng nề mang tính áp đặt, vì thế học sinh khó tiếp thu
nội dung bài học, giáo viên dạy văn bản này cũng không kém phần nặng nề.
5
9
Tên văn bản
Đề tài nhật dụng của
văn bản
– Thông tin về trái đất năm – Môi trường.
2000.
– Ôn dịch, thuốc lá.
– Tệ nạn xã hội.
– Bài toán dân số.
– Dân số.
– Phong cách Hồ Chí Minh. – Hội nhập với thế giới và
bảo vệ bản sắc văn hoá
dân tộc.
– Đấu tranh cho một thế giới – Bảo vệ hoà bình, chống
hoà bình.
chiến tranh.
– Tuyên bố thế giới về sự – Quyền của trẻ em.
sống còn, quyền được bảo
vệ và phát triển của trẻ em.
6
7
8
Bệnh ung thưKhông
phổi hút thuôốc
c. Xác định mục tiêu đặc thù của văn bản nhật dụng:
Giaó viên cần nhấn mạnh vào hai khía cạnh chính: Trang bị kiến thức và trao dồi tư
tưởng, tình cảm thái độ cho học sinh. Nghĩa là qua văn bản, cung cấp và mở rộng hiểu
9
biết cho học sinh về những vấn đề gần gũi, bức thiết đã và đang diễn ra trong đời sống xã
hội hiện đại.
d. Về phương pháp dạy học:
Dạy học phải phù hợp với phương thức biểu đạt của mỗi văn bản. Không thể hiểu
đúng nội dung tư tưởng văn bản nếu không đọc từ các dấu hiệu hình thức của chúng. Nên
dạy học văn bản nhật dụng cũng phải theo nguyên tắc đi từ dấu hiệu hình thức tới khám
phá mục đích giao tiếp trong hình thức ấy.
VD: Khi dạy văn bản được tạo lập bằng phương thức thuyết minh như “Ôn dịch, thuốc
lá” thì hoạt động dạy học tương ứng sẽ là tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung văn bản
từ các dấu hiệu hình thức của bài thuyết minh khoa học như: Tiêu đề bài văn (Em hiểu
như thế nào về nhan đề ” Ôn dịch , thuốc lá ?. Dấu phẩy đặt giữa nhan đề có tác dụng gì?
Có thể sửa nhan đề này thành “Dịch thuốc lá” hoặc “Thuốc lá là một loại ôn dịch được
không?”. Vì sao? ). Đặc điểm của lời văn thuyết minh ( Đoạn văn nào nói về tác hại của
thuốc lá đến sức khỏe con người? Tác hại này được phân tích trên những chứng cớ nào?
Các chứng cớ được nêu có đặc điểm gì? Từ đó cho thấy mức độ tác hại của thuốc lá đối
với sức khỏe con người như thế nào? ),… Mặc dù các phương thức biểu đạt chủ yếu của
văn bản nhật dụng là thuyết minh và nghị luận nhưng các văn bản này thừơng đan xen
các yếu tố, các phương thức khác như: tự sự, biểu cảm. Khi đó giáo viên cũng cần chú ý
đến yếu tố này.
VD: Văn bản ” Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” có kết hợp phương thức lập luận
với biểu cảm thì người dạy sẽ chú ý phân tích lí lẽ và chứng cứ, từ đó tìm hiểu thái độ của
tác giả. Ví dụ khi phân tích phần cuối của văn bản. Phần cuối của văn bản có hai đoạn.
Đoạn nào nói về “chúng ta” chống vũ khí hạt nhân? Đoạn nào là thái độ của tác giả về
việc này? Em hiểu thế nào về “bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không
có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng”? Ý tưởng của tác giả về việc mở “một
nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân” bao gồm những thông
điệp gì? Em hiểu gì về thông điệp đó của tác giả? Như thế với việc căn cứ vào phương
thức biểu đạt của mỗi văn bản, giáo viên và học sinh sẽ dễ dàng tiếp cận nội dung, từ đó
hiểu được mục đích giao tiếp trong các văn bản ấy.
e. Vận dụng linh hoạt các phương pháp đặc trưng của văn bản:
Trong dạy học văn bản nhật dụng có nhiều phương pháp: phương pháp đàm thoại, đọc
diễn cảm, giảng bình,…Trong đó chú trọng nhất là phương pháp đàm thoại bằng cách đặt
hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh theo mức độ từ dễ đến khó, rồi liên hệ với thực tế đời
sống.
VD: Khi dạy bài: “Phong cách Hồ Chí Minh”, giáo viên có thể đặt câu hỏi sau:
– Văn bản cho ta thấy những vẻ đẹp nào của Bác ?
-Vì sao có thể nói phong cách của Bác là sự nhào nặn của 2 nguồn văn hóa ?
-Trong tình hình hội nhập và giao thoa nền văn hóa ngày nay, em học tập được điều gì
từ Bác?
10
Như vậy qua kết quả kiểm tra trên, tôi nhận thấy khi áp dụng những giải pháp dạy
mà tôi nêu lên trong đề tài hoàn toàn có thể thực hiện đựơc đối với học sinh Trường
THCS Bình Thạnh. Đồng thời khi áp dụng như thế thì học sinh học hứng thú hơn, bởi tạo
được tâm lí thoải mái cho học sinh học.
C. PHẦN KẾT LUẬN SÁNG KIẾN
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác.
Nhìn chung khi Bộ giáo dục đào tạo đưa vào chương trình SGK Ngữ văn THCS nói
chung, lớp 8, 9 nói riêng về một số văn bản nhật dụng là rất cần thiết. Vì qua việc học tập
các căn bản đó đã giúp cho học sinh vừa cập nhật được những vấn đề mang tính thời sự
11
12
13
--- Bài cũ hơn ---
Soạn Bài Tổng Kết Phần Văn Bản Nhật Dụng Văn 9 Trang 94 (Ngắn Gọn): Hệ Thống Các Văn Bản Nhật Dụng Đã Học
Đề Cương Ôn Tập Học Kì 2 Môn Ngữ Văn Lớp 8
Tích Hơp Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Trong Các Văn Bản Nhật Dụng Ngữ Văn 8
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tích Hợp Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Trong Các Văn Bản Nhật Dụng Ngữ Văn 8
Bí Quyết Vận Dụng Kiến Thức Liên Môn Trả Lời Câu Hỏi Đọc Hiểu Văn Bản Nhật Dụng