Top 14 # Xem Nhiều Nhất Nghị Quyết Gia Nhập Wto Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Athena4me.com

Nghị Quyết Phê Chuẩn Nghị Định Thư Gia Nhập Wto

Phóng to

VN ký kết các cam kết với WTO – Ảnh Reuters

Ngày 30-11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã ký Nghị quyết số 71/2006/QH11 về việc phê chuẩn Nghị định thư gia nhập WTO của VN.

Trong Nghị quyết đã ghi rõ việc áp dụng trực tiếp các cam kết của VN đính kèm theo Nghị quyết. Trường hợp pháp luật VN có các điều khoản không thống nhất với các cam kết với WTO thì sẽ sử dụng các cam kết với WTO.

Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao rà soát các văn bản pháp luật để phát hiện và trình Quốc hội sửa đổi bổ sung các điều khoản còn chưa thống nhất với các cam kết với WTO.

Theo quy trình pháp lý, sau khi Quốc hội đã phê chuẩn Nghị định thư về việc gia nhập, Nghị định thư này sẽ được Chính phủ thông báo đến trụ sở của WTO tại Geneve (Thụy Sĩ). Chỉ đến khi WTO xác nhận việc tiếp nhận văn bản này, lúc đó VN mới chính thức trở thành một thành viên của Tổ chức và chỉ lúc đó điều khoản đã cam kết mới bắt đầu có hiệu lực.

Nghị quyết số 71/2006/QH11 về việc phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ hợp thứ 10;

Căn cứ vào Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế;

Theo đề nghị của Chủ tịch nước tại Tờ trình Quốc hội số 05 TTr/CTN ngày 16 tháng 11 năm 2006 về việc phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.;

Sau khi xem xét Tờ trình Quốc hội số 155/TTr/CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra số 2410/UBĐN ngày 27 tháng 11 năm 2006 của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;

QUYẾT ĐỊNH:

1. Phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được ký ngày 07 tháng 11 năm 2006 tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sĩ (sau đây gọi là Nghị định thư).

2. Áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt Nam được ghi tại Phụ lục đính kèm Nghị quyết này và các cam kết khác của Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới được quy định đủ rõ, chi tiết trong Nghị định thư, các phụ lục đính kèm và Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới.

Trong trường hợp quy định của pháp luật Việt Nam không phù hợp với quy định của Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm thì áp dụng quy định của Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm.

3. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

a) Rà soát các cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới được quy định đủ rõ, chi tiết trong Nghị định thư, các Phụ lục đính kèm và Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới, nhưng chưa được ghi trong Phụ lục đính kèm Nghị quyết này để áp dụng trực tiếp và báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;

b) Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới; sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền phù hợp với cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới;

c) Trên cơ sở đánh giá những cơ hội và thách thức, thuận lợi và khó khăn, những tác động của việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới xây dụng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện các cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đẩy mạnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

4. Chính phủ tiến hành các thủ tục đối ngoại về việc phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

5. Chính phủ phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức hữu quan ở trung ương và địa phương thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền để tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của nhân dân cả nước cũng như đồng bào ta ở nước ngoài về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

6. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Tác Động Khó Lường Sau 3 Năm Gia Nhập Wto

Mặc dù khẳng định thực tiễn 3 năm gia nhập WTO đã chứng minh tính đúng đắn về tổng thể của Nghị quyết 08-NQ/TW, song theo TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền kinh tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO là “khó lường”.

“Chúng ta đã sử dụng nhiều mô hình phức tạp, hàng trăm phương trình để nhìn nhận, đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) đối với nền kinh tế (KT) sau khi gia nhập WTO nhưng sai hết.”- TS Thành phát biểu tại buổi công bố Báo cáo “Tác động của HNKTQT đối với nền KT sau khi Việt Nam gia nhập WTO” do CIEM tổ chức hôm qua.

“Chỉ một thời gian ngắn sau khi VN gia nhập WTO, KT thế giới rơi vào suy thoái khiến cho nhiều cơ hội phát triển của nước ta không còn hiện hữu…”- TS Phạm Lan Hương, Quyền Trưởng ban Chính sách KT vĩ mô (CIEM) nhận định. Nhìn tổng thể, HNKTQT và đặc biệt gia nhập WTO đã có tác dụng tích cực đến tăng trưởng KT của VN trong 3 năm. Các cơ hội đan xen với hàng loạt thách thức từ quá trình HNKTQT đã tác động mạnh mẽ đến nền KT VN.

Trong 2 năm 2007- 2008, HNKTQT tuy có tác động tích cực đến xuất khẩu (nếu không tính năm 2009, do tác động của mạnh của khủng hoảng), tuy nhiên tăng trưởng xuất khẩu không thể hiện mức độ bứt phá so với các năm trước và như kỳ vọng sau khi gia nhập WTO.

Sự gia tăng của nhập khẩu và nhất là nhập siêu cũng là điều không lường trước được trước khi gia nhập WTO. Thu hút FDI tăng cao được xem là thành tựu nỏi bật của VN sau khi gia nhập WTO. Môi trường pháp lý minh bạch hơn, bình đẳng hơn, mức độ mở cửa cao hơn sau khi VN trở thành thành viên WTO, các điều kiện ưu đãi trong các hiệp định thương mại, đầu tư song phương và khu vực mà VN tham gia là những yếu tố quan trọng nhất thu hút đầu tư tại VN.

Theo TS Võ Trí Thành, việc gia nhập WTO, tham gia các hiệp định thương mại, những “cú sốc” từ bên ngoài và bản thân nội tại nền KT đều là những nguyên nhân tác động đến nền KT Việt Nam. Do vậy bóc tách ra để đánh giá tác động của việc gia nhập WTO là rất khó mà chỉ nhìn ra cái nào là cơ bản nhất.

Kinh tế vĩ mô: Mỗi năm một chính sách

“Chỉ trong một thời gian ngắn chúng ta đã phải chứng kiến nhiều chuyện KT xảy ra rất kinh khủng: khủng hoảng năng lượng, lương thực, tài chính, môi trường, và bây giờ là khủng hoảng hạt nhân. Những cú sốc từ bên ngoài tác động lớn đến nền KT VN, đặc biệt là một nền KT mở như VN. Để đối phó lại, mỗi năm VN áp dụng một chính sách. Năm 2007 ưu tiên tăng trưởng, năm 2008 tập trung ổn định vĩ mô, năm 2009 chống suy giảm KT, cuối 2009 đầu năm 2010 thắt chặt chi tiêu, năm 2010 lại tiếp tục ổn định vĩ mô…”, TS Thành phân tích.

Dưới tác động của các diễn biến KT thế giới và chính sách KT trong nước, lạm phát trong 3 năm hậu WTO đã diễn ra phức tạp hơn, theo những chiều hướng khác nhau. Đặc biệt đối với tỷ giá VND/USD, giai đoạn 2007- 2009, tỷ giá diễn biến hết sức phức tạp, theo những chiều hướng khác nhau. Ngay cả giai đoạn tỷ giá có xu hướng tăng, mức tăng cũng đã khó lường hơn rất nhiều. Chính vì vậy tỷ giá VND/USD trên thị trường liên ngân hàng và biên độ giao dịch cũng liên tục được điều chỉnh trong giai đoạn 2007- 2009. Cũng như tỷ giá, cán cân thanh toán quốc tế (BOP) cũng được đánh giá là “biến động mạnh và khó lường hơn rất nhiều”.

Tác động rõ nhất của HNKTQT đối với BOP trong các năm 2007- 2009 so với rước khi gia nhập WTO là gia tăng mức độ thâm hụt thương mại, hâm hụt cán cân vãng lai và chu chuyển vốn, kể cả số tuyệt đối và tỷ lệ theo GDP (thâm hụt cán cân vãng lai đạt gần 7 tỷ USD (9,8% GDP) năm 2007, 11,7 tỷ USD (11,9% GDP) năm 2008, và khoảng 7,4 tỷ USD (7,7% GDP) năm 2009). “Mức thâm hụt này là lớn hơn rất nhiều so với các năm 2001- 2006, khi mà cán cân vãng lai chỉ đạt thâm hụt tối đa gần 1,9 tỷ USD (năm 2003)”- TS Thành lưu ý.

Được biết, CIEM đang dự thảo một Nghị quyết của Chính phủ về HNKTQT thay thế Nghị quyết 16/NQ-CP, bên cạnh việc tiếp tục cải cách thể chế, vấn đề được Nghị quyết này lưu ý là lựa chọn đối tác để hội nhập sâu hơn thông qua các đàm phán các Hiệp đinh thương mại tự do. “Hy vọng Nghị quyết này được ban hành sẽ là cú hích mới cho quá trình HNKTQT của VN”- TS Thành kỳ vọng.

Pháp Luật Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Thương Mại Quốc Tế Sau Khi Việt Nam Gia Nhập Wto

Lĩnh vực cạnh tranh trong hoạt động thương mại quốc tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO được pháp luật về cạnh tranh điều chỉnh như sau:

Thứ nhất: Các quy định trong pháp luật cạnh tranh chưa rõ ràng, còn chồng chéo, mâu thuẫn với nhau.

Qua quá trình tiến hành rà soát gần đây cho thấy: mức độ của sự mâu thuẫn và chồng chéo giữa luật cạnh tranh với văn bản luật chuyên ngành và các văn bản dưới luật khá phức tạp, và đang có xu hướng gia tăng.

Thứ hai: Pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh còn chưa phù hợp với thực tiễn, dẫn đến áp dụng khó khăn.

Thứ ba: Một số quy định của pháp luật về cạnh tranh chưa phù hợp các cam kết gia nhập WTO.

Chẳng hạn, trong lĩnh vực viễn thông: Theo Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường viễn thông cho các doanh nghiệp nước ngoài theo lộ trình và tuân thủ quy định theo Tài liệu tham chiếu. Tuy nhiên, quy định của Bộ Bưu chính – viễn thông (BCVT) về cước kết nối cuộc gọi quốc tế chiều về Việt Nam có thể đã vi phạm cam kết. Cụ thể theo Quyết định số 04/2006/QĐ-BBCVT, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế tự xác định và đăng ký với Bộ BCVT mức sàn giá cước kết nối cuộc gọi chiều về, nhưng nếu doanh nghiệp có tổng lưu lượng cuộc gọi quốc tế chiều về Việt Nam theo quí vượt 39% tổng lưu lượng của thị trường cuộc gọi quốc tế chiều về Việt Nam, doanh nghiệp phải đóng cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phần cước bổ sung là 0,17 USD/phút đối với phần lưu lượng vượt mức.

Điều này thể hiện qua các quy định điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ. Ví dụ: Hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu nước ngoài và đăng ký và sử dụng tên miền gây nhầm lẫn đã được quy định tại Luật SHTT.

Thứ năm: Pháp luật về cạnh tranh nói chung và trong hoạt động thương mại quốc tế nói riêng chưa thực sự được quan tâm bởi cả doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Gia Nhập Đoàn Luật Sư

Thông tin thủ tục hành chính Gia nhập Đoàn luật sư – Hà Giang

Cách thực hiện thủ tục hành chính Gia nhập Đoàn luật sư – Hà Giang

 Trình tự thực hiện

Bước 1:

– Người muốn gia nhập Đoàn luật sư gửi hồ sơ cho Ban Chủ nhiệm của Đoàn luật sư do người đó lựa chọn. – Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư xem xét, quyết định việc gia nhập Đoàn luật sư và gửi quyết định cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư gửi thông báo để người nộp hồ sơ đề nghị bổ sung giấy tờ còn thiếu. Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư có quyền từ chối việc gia nhập Đoàn luật sư nếu phát hiện người nộp hồ sơ là cán bộ, công chức, không thường trú tại Việt Nam; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục hoặc quản chế hành chính; bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực. – Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư có văn bản đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam cấp Thẻ luật sư cho người có Chứng chỉ hành nghề luật sư. – Trên cơ sở đề nghị của Đoàn luật sư, Liên đoàn luật sư Việt Nam cấp Thẻ luật sư cho người gia nhập Đoàn luật sư.

Thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính Gia nhập Đoàn luật sư – Hà Giang

Giấy đăng ký gia nhập Đoàn luật sư

Sơ yếu lý lịch

Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề luật sư

Phiếu lý lịch tư pháp (do Sở Tư pháp địa phương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp)

Giấy chứng nhận sức khoẻ (được cấp tại cơ sở y tế cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh trở lên)

Các biểu mẫu của thủ tục hành chính Gia nhập Đoàn luật sư – Hà Giang

Phí và lệ phí của thủ tục hành chính Gia nhập Đoàn luật sư – Hà Giang

Cơ sở pháp lý của thủ tục hành chính Gia nhập Đoàn luật sư – Hà Giang

 Văn bản căn cứ pháp lý

 Văn bản công bố thủ tục

Lược đồ Gia nhập Đoàn luật sư – Hà Giang