ĐỀ CƯƠNGTriển khai Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6, khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”(Ban hành kèm theo Công văn số 624-CV/BTGTU, ngày 22 tháng 12 năm 2017của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long)
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH NGHỊ QUYẾTCó 4 lý do chủ yếu sau:– Thứ nhất, những năm qua, Trung ương đã ban hành và lãnh đạo thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết về xây dựng tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và đạt được những kết quả quan trọng.+ Hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội từng bước được đổi mới; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân định ngày càng hợp lý hơn.+ Từng bước đáp ứng yêu cầu quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế.+ Hệ thống chính trị cơ bản ổn định, bảo đảm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. * Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, bất cập:– Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối bên trong; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu. – Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số cơ quan, tổ chức còn chồng chéo, trùng lắp. – Phân công, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hợp lý.– Cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức còn bất cập; tỷ lệ người phục vụ còn cao, nhất là khối văn phòng. – Số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách Nhà nước lớn, nhất là viên chức đơn vị nghiệp công lập và người hoạt động không chuyên trách cấp xã.– Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17/04/2015 của Bộ Chính trị “Về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước không giảm mà còn tăng hơn 96.000 người.– Số lượng lãnh đạo cấp phó trong các cơ quan, đơn vị nhiều; việc bổ nhiệm cấp “hàm” ở một số cơ quan Trung ương chưa hợp lý.– Chi thường xuyên tăng và chiếm tỷ trọng cao, chi đầu tư phát triển giảm; nợ công tăng và ở mức cao, ảnh hưởng đến khả năng cân đối ngân sách nhà nước và có nguy cơ gây mất ổn định kinh tế vĩ mô.Thứ hai, công cuộc đổi mới đất nước và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế để thích ứng với điều kiện mới.Thứ ba, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường với những thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen. Các thế lực thù địch, phản động lợi dụng những hạn chế yếu kém của tổ chức bộ máy, biên chế để chống phá ta.Thứ tư, việc tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế của hệ thống chính trị nhằm cụ thể hóa và đưa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng vào cuộc sống.Nghị quyết Đại hội XII của Đảng yêu cầu: “Tiếp tục đổi mới bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành”.Hội nghị Trung ương 6 lần này, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Những việc nào đã rõ, đã chín thì kiên quyết làm ngay; việc nào chưa rõ, quá phức tạp thì tích cực nghiên cứu, mạnh dạn làm thí điểm rồi tổng kết, mở rộng dần”.“Mạnh dạn thực hiện thí điểm những mô hình mới để tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế đi đôi với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao hiệu quả hoạt động”.II. TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN1. Thực trạng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị1.1. Hệ thống tổ chức của ĐảngTổng số có 68 đảng bộ trực thuộc Trung ương, Ban cán sự đảng, Đảng đoàn. Trong đó: 1.290 đảng bộ cấp trên cơ sở, 57.093 tổ chức cơ sở đảng, gần 5.000.000 đảng viên* Về ưu điểm: – Hệ thống tổ chức của Đảng được tổ chức chặt chẽ, bao quát các lĩnh vực, địa bàn, bảo đảm sự lãnh