Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 108: Điều kiện, cách tính mức hưởng. Các trường hợp được nghỉ hưu theo chế độ tinh giản biên chế mới nhất năm 2021.
Trong quá trình lao động do nhiều nguyên nhân khách quan như gặp vấn đề sức khỏe, tuổi cao sức yếu, áp lực công việc hoặc gia đình khó khăn mà những người lao động thuộc nhiều đối tượng khác nhau có thể là cán bộ, công chức, viên chức… đang làm việc trong các cơ quan hành chính của nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp công lập muốn nghỉ việc để về hưu trước tuổi nhưng không biết khi nào thì được về hưu theo chế độ tinh giản biên chế, các điều kiện và mức hưởng như thế nào thì trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp một phần để mọi người nắm được các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động được hưởng.
Theo quy định của pháp luật hiện nay có thể hiểu tinh giản biên chế được định nghĩa như là việc cơ quan, tổ chức của nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập sẽ thực hiện việc giả quyết các chế độ chính sách đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và những người thuộc các trường hợp tinh giản biên chế bi đưa ra khỏi biên chế của nhà nước do không thể tiếp tục thực hiện công việc được giao do nhiều nguyên nhân và cũng không thể phân công việc khác, không thể đáp ứng được yêu cầu công việc được giao theo quy định của pháp luật.
1. Điều kiện để được nghỉ hưu trước tuổi theo chế độ tinh giản biên chế
Hiện nay theo quy định của pháp luật thì độ tuổi đủ điều kiện để nghỉ hưu đối với nam là đủ sáu mươi tuổi và đối với nữ là năm mươi năm tuổi có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội nhưng đối với nhưng người làm trong các quan hành chính của nhà nước thì có các chế độ áp dụng về nghỉ hưu trước tuổi riêng.
Nghỉ hưu theo diện tinh giản biên chế quy định tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP thì cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế mà nhà nước đã quy định và các chức danh cán bộ, công chức ở cấp xã, phường, thị trấn đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước chi trả hoặc từ quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp như sau:
+ Khi các cơ quan, tổ chức sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện các nhiệm vụ, tài chính theo chế độ tự chủ kể cả những người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn trong các đơn vị cơ quan hành chính của nhà nước hoặc đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập thì các các cán bộ, công chức và viên chức quản lý tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền đồng ý thì sẽ được về hưu theo nguyện vọng.
+ Do các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập có vị trí việc làm thay đổi không thể sắp xếp phân công việc làm khác có cán bộ, công chức, viên chức do dôi dư cơ cấu lại tổ chức nhân sự mà người này chưa đạt được trình độ đào tạo mà công việc, vị trí việc làm yêu cầu đang đảm nhiệm nhưng cũng không thể đào tạo lại đối với các công việc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cá nhân có đơn tự nguyện và được người đứng đầu đơn vị đồng ý theo quy định..
+ Khi các cán bộ, công viên chức và những người làm việc trong cơ quan, tổ chức của nhà nước có đơn xin tự nguyện xem xét hưởng chế độ tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đồng ý mà do không có chuyên ngành phù hợp với công việc đang đảm nhiệm nên không thể sắp xếp được công việc khác nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc khi được cấp trên giao thực hiện công việc.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
+ Khi các cá nhân làm đơn tự nguyện tinh giản biên chế và đã đươc đơn vị cơ quan đồng ý tại thời điểm xét tinh giản biên chế thì có hai năm liên tiếp được phân loại đánh giá là có hoàn thành các nhiệm vụ nhưng năng lực còn hạn chế hoặc một năm trong hai năm đó bị xếp loại cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có một năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực mà cơ quan, tổ chức, đơn vị không thể sắp xếp, bố trí cá nhân này làm công việc khác cho phù hợp.
Như vậy, nếu cá nhân thuộc một trong các trường hợp trên thì bạn sẽ đủ điều kiện nghỉ hưu theo diện tinh giản biên chế. Bên cạnh đó, nếu cá nhân muốn nghỉ hưu sớm cá nhân cần phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi quy định tại Khoản 4,Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP đối với nam phải yêu cầu từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi ba tuổi, còn đối với nữ thì yêu cầu từ đủ bốn mươi năm đến đủ bốn mươi tám tuổi và đóng đủ hai mươi năm bảo hiểm xã hội hoặc đối với các công việc nặng nhọc độc hại hoặc những người làm việc ở những khu vực khó khăn có phụ cấp khu vực 0,7 trở lên thì chỉ cần đóng đủ mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội là đủ điều kiện về tuổi theo chế độ tinh giản biên chế.
2. Chế độ chính sách về hưu trước tuổi theo chế độ tinh giản biên chế
Khi cá nhân thuộc đối tượng theo chế độ tinh giản biên chế và đủ điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi thì sẽ không bị trừ tỷ lệ khi tính lương hưu hàng tháng. Cán bộ, công chức, viên chức mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi tối thiểu sẽ được trợ cấp ba tháng tiền lương cho mỗi năm.
Cá nhân được hưởng chế độ nghỉ hưu trợ cấp năm tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu tính theo số năm mà cá nhân ký hợp đồng lao động sau đó sau năm thứ hai mốt trở đi có đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng thêm một phần hai tháng tiền lương.
Mức hưởng lương hưu hàng tháng của những người có đủ điều kiện hưởng lương hưu thì sẽ được tính lương hưu bằng mức bốn mươi năm phần trăm bình quân tiền lương các tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với lao động nữ từ năm 2018 trở đi là mười lăm năm đầu. Còn riêng đối với lao động nam vào năm 2019 tương ứng với mười bảy năm đầu, sau đó thêm một năm sau đó từ năm 2020 thì hai mươi năm thì mới được tính là bốn mươi năm đầu đóng bảo hiểm xã hội
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
+ Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
Sau đó cứ thêm mỗi năm người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ được tính thêm 2%; mức tối đa pháp luật cho phép hưởng bằng 75% tiền lương tháng hưởng lương hưu.
Do đó, chế độ tinh giản biên chế là một chế độ đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho các cán bộ, công chức, viên chức không thể tiếp tục công việc và cơ quan của nhà nước cũng không thể sắp xếp vị trí việc làm phù hợp thì việc cho những đối tượng này được nghỉ hưu trước tuổi và bảo vệ quyền cho người lao động để nghỉ hưu theo quy định của pháp luật
Căn cứ Điều 17 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 về thời hạn và hạn tuổi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp như sau:
Điều 22, Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng 2015 quy định về điều kiện thôi phục vụ tại ngũ như sau:
– Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Khi hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng 2015 và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;
+ Nam quân nhân chuyên nghiệp có đủ 25 năm, nữ quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng;
– Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ theo chế độ bệnh binh khi sức khỏe bị suy giảm theo quy định của pháp luật.
– Quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ tại ngũ được chuyển ngành khi được cấp có thẩm quyền đồng ý và được cơ quan, tổ chức nơi đến tiếp nhận.
– Quân nhân chuyên nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng 2015 thì được phục viên.
Đối với trường hợp của bạn, bạn nhập ngũ vào năm 1993, tức nghĩa là bạn đã có 23 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu bạn muốn xin nghỉ hưu sớm thì bạn phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Chiến đấu viên thực hiện nhiệm vụ khi đủ 40 tuổi thì được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng và được bố trí đảm nhiệm chức danh khác phù hợp với yêu cầu của quân đội hoặc được chuyển ngành. Trường hợp quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành được nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên thì được nghỉ hưu.
+ Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ theo chế độ bệnh binh khi sức khỏe bị suy giảm theo quy định của pháp luật.
+ Quân nhân chuyên nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng 2015 thì được phục viên.
+ Do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu sử dụng, đơn vị cho bạn nghỉ hưu trước thời hạn.
4. Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xử lý thế nào?
Cơ quan tôi hiện có 1 bác là hợp đồng lao động dài hạn nay đã đến tuổi nghỉ vì đã 60 tuổi. Nhưng bác ấy chỉ mới đóng bảo hiểm được 15 năm, không đủ thời gian để được hưởng chế độ nghỉ hưu, vậy tôi phải căn cứ vào đâu của Bộ Luật lao động để ra quyết định cho bác ấy nghỉ và giải quyết các chế độ như thế nào? (Ở bảo hiểm hiện nay bác ấy đang được nhận phụ cấp xuất ngũ gần 1.800.000 đồng 1 tháng). Mong được tư vấn, tôi xin chân thành cám ơn!
Thứ nhất, căn cứ cho người lao động nghỉ việc
– Hết hạn hợp đồng trừ các trường hợp được gia hạn hợp đồng.
– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
– Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
– Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của “Bộ luật lao động 2019”.
– Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
– Người lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
– Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định của pháp luật.
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật.
– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trong trường hợp của bạn, người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ số năm tham gia bảo hiểm xã hội nên cơ quan của bạn không thể cho người lao động nghỉ việc theo quy định tại Khoản 4 Điều 36 “Bộ luật lao động 2019”.
Cơ quan bạn có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 36 “Bộ luật lao động 2019” hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 “Bộ luật lao động 2019”.
Người lao động này đang được hưởng trợ cấp xuất ngũ, t heo quy định tại Khoản 6 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội 2014, thời gian trước đó sẽ không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Người này đã đủ tuổi nghỉ hưu tuy nhiên chưa đủ năm đóng bảo hiểm xã hội do đó khi nghỉ việc người này có thể yêu cầu giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu hàng tháng.
Công ty bạn có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 36 “Bộ luật lao động 2019” hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 “Bộ luật lao động 2019”.
5. Nghỉ hưu theo chính sách tinh giản biên chế
Tôi sinh tháng 9/1972, đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 25 năm và công tác ở khu vực được hưởng phụ cấp 0,7. Tôi muốn về hưu trước tuổi vào tháng 9/ 2018 theo Nghị định 108 tại điều 8, nhưng không biết đến thời điểm đó Nghị định 108 có còn hiệu lực không. Tôi rất mong nhận được lời tư vấn của luật sư.
Bạn nêu bạn sinh tháng 9/1972, bạn muốn về hưu trước tuổi vào tháng 9/2018 theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP. Đến thời điểm tháng 9/2018 thì Nghị định 108/2014/NĐ- CP vẫn được áp dụng bởi theo Điều 24 Nghị định 108/2014/NĐ- CP quy định về hiệu lực thi hành của văn bản như sau:
Như vậy, từ quy định trên thì nếu bạn đủ điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi năm 2018 theo diện tinh giản biên chế thì vẫn được áp dụng Nghị định 108/2014/NĐ- CP. Ở đây, bạn có nêu bạn sinh tháng 9/1972 thì tính đến tháng 9/2018 bạn được 46 tuổi. Và bạn công tác ở khu vực được hưởng phụ cấp 0,7, đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 25 năm. Trong trường hợp này, bạn muốn nghỉ hưu theo diện tinh giản biên chế quy định tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP, bạn phải nằm trong các đối tượng được tinh giản biên chế và phải đáp ứng điều kiện về tuổi và số năm tham gia bảo hiểm xã hội. Cụ thể:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP về đối tượng thuộc trường hợp tinh giản biên chế như sau:
– Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức), thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;
+ Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;
+ Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn;
+ Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao, nhưng không thể bố trí việc làm khác.
+ Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.
+ Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.
+ Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành.”
Như vậy, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp trên thì bạn sẽ đủ điều kiện nghỉ hưu theo diện tinh giản biên chế. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn nghỉ hưu sớm bạn còn cần phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi quy định tại Khoản 1, Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP như sau:
Luật sư tư vấn pháp luật về nghỉ hưu theo chính sách tinh giản biên chế:1900.6568
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì khi bạn đủ điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi vào tháng 9 năm 2018, thì bạn sẽ được hưởng các chế độ như sau:
– Thứ nhất: Không bị giảm trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi: tính đến thời điểm nghỉ hưu (tháng 9/2018) bạn đã đóng bảo hiểm xã hội là 25 năm. Trong trường hợp này, mức lương hưu hàng tháng mà bạn được hưởng sẽ được xác định cụ thể theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
+ 15 năm đầu = 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
+ Từ năm thứ 16 đến năm thứ 25 (10 năm) được tính thêm = 10 x 2% = 20% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
+ Bạn không bị giảm trừ tỷ lệ lương hưu theo chính sách nghỉ hưu trước tuổi quy định tại Nghị định 108/2014/NĐ- CP.
Do đó, tổng tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của bạn = 45% + 20% = 65%. Mức lương hưu hàng tháng của bạn bằng 65% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn là nữ, và dự định nghỉ hưu vào tháng 9 năm 2018 (khi bạn 46 tuổi). Do vậy, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ- CP, bạn sẽ nhận được khoản trợ cấp cho những năm nghỉ hưu trước tuổi= 03 x 4= 12 tháng tiền lương.
– Thứ ba: Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương. Cụ thể như sau: Bạn đã đóng đủ 25 năm bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp này, bạn sẽ nhận được khoản trợ cấp theo điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ- CP như sau:
20 năm đầu công tác được trợ cấp = 05 tháng tiền lương
Từ năm thứ 21 đến năm thứ 25 (5 năm) được trợ cấp thêm = 5 x 1/2 = 2,5 tháng tiền lương
Như vậy, tổng trợ cấp mà bạn được nhận theo chính sách tại điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 118/2014/NĐ-CP = 5 + 2,5 = 7,5 tháng tiền lương.