Top 7 # Xem Nhiều Nhất Nghị Định 79 Về Công Chứng Chứng Thực Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Athena4me.com

Sửa Đổi Nghị Định 79 Về Chứng Thực: Tư Pháp Phường Được Quyền Ký Chứng Thực?

Cấp phường đang “đầu tắt mặt tối”Giải trình một số nội dung sửa đổi Nghị định 79/CP trong cuộc họp Ban soạn thảo chiều qua 13/4, ông Vũ Ngọc Anh, Phó phòng Hành chính tổng hợp,Vụ Hành chính tư pháp (Bộ Tư pháp) cho biết: theo phản ánh của hầu hết địa phương, việc giao cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã thẩm quyền ký văn bản chứng thực đã làm chậm lại quá trình giải quyết việc chứng thực. Trong khi đó, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp xã không phải là một chức danh tư pháp nên nhiều trường hợp không có trình độ chuyên môn về luật, ảnh hưởng đến chất lượng của văn bản chứng thực. Do đó, ông Ngọc Anh cho biết: dự thảo sửa đổi bổ sung Nghị định 79 sẽ giao thẩm quyền chứng thực cho cán bộ Tư pháp – hộ tịch, nhưng việc này chỉ áp dụng đối với các phường loại 1 thuộc các thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, ông Ngọc Anh cũng chỉ rõ những khó khăn khi đưa vào dự thảo quy định này, trong đó có mâu thuẫn với Nghị định 110/CP ngày 8/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư và Nghị định số 09 ngày 8/2/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 110. Theo đó, cán bộ Tư pháp – hộ tịch chỉ là một chức danh chuyên môn, không phải giữ vị trí lãnh đạo nên theo quy định không thuộc một trong các trường hợp được ký chứng thực. Hơn nữa, cán bộ tư pháp ký thì không được đóng dấu Ủy ban.

Khẳng định “cấp phường ở các thành phố đang đầu tắt mặt tối” nhưng Vụ trưởng Vụ Hành chính Tư pháp, Phó Trưởng ban soạn thảo sửa đổi Nghị định 79/CP, ông Trần Thất cho biết, ông rất băn khoăn khi “mở” thẩm quyền ký chứng thực. “Có thể cho cả các thành viên Ủy ban phường được ký chứng thực không”, ông Thất gợi ý nhưng vẫn lo “Khi ra nước ngoài, một văn bản do “ông” lãnh đạo Ủy ban ký, văn bản kia chỉ là thành viên, như vậy sẽ rất khó giải thích”.Cho Tư pháp ký?

Cũng phản ánh tình trạng “mấy lãnh đạo Ủy ban có bao giờ ngồi chờ dân đem việc đến để chứng thực đâu, mà thực tế có phường “dồn cục” lại, mấy buổi mới ký một lần” một đại diện đến từ từ Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ cho rằng: quy định là bản sao trả trong ngày nhưng nhiều nơi vẫn để qua ngày do lãnh đạo Ủy ban bận quá nhiều việc. Tán thành quy định “mở là rất hay” nhưng đại diện này cũng lúng túng “vướng Nghị định 110 thì có thể đề xuất sửa Nghị định này không?”.

Trái với quan điểm của Tổ biên tập, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Đinh Văn Lộc phân vân: “về lý thuyết quy định này là không phù hợp”. Ông Lộc dẫn chứng: trước đây còn có Ban Tư pháp chứ bây giờ chỉ có mỗi một (nhiều là 2) cán bộ. “Việc ký chứng thực là thẩm quyền của Ủy ban, nếu có ủy quyền cũng phải đúng người. Nó khác với việc lãnh đạo Ủy ban cấp huyện ủy quyền cho Trưởng phòng Tư pháp”. Theo ông Lộc, giải pháp lâu dài phải tính đến là chờ sửa Luật Tổ chức Chính phủ. Theo đó, sửa đổi tổ chức UBND các cấp thì mới giải quyết vấn đề một cách căn cơ.

Đồng tình, ông Nguyễn Quang Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Nội vụ lên tiếng: không nên ủy quyền cho cán bộ Tư pháp – hộ tịch. “Thủ trưởng chỉ có thể ủy quyền cho cán bộ dưới một cấp chứ không thể dưới một cấp nữa. Giống như Vụ trưởng mới được ký thừa lệnh Bộ trưởng chứ Vụ phó thì không bao giờ được ký”. Về phương án giao cho thành viên Ủy ban ký, ông Ngọc đặt câu hỏi: liệu thành viên Ủy ban có thể là người nào khác ngoài Chủ tịch, Phó Chủ tịch? “Cũng có thể giao được nhưng hơn hết là việc đã giao rồi anh phải bố trí thời gian mà làm, Nghị định 09 vừa mới sửa rồi ngay bây giờ không thể tiếp tục sửa được nữa” – ông Ngọc nói.

(Nguồn: http://www.moj.gov.vn)

Phân Biệt Công Chứng, Chứng Thực Và Tổng Hợp Một Số Giao Dịch Bắt Buộc Phải Công Chứng, Chứng Thực

Theo quy định pháp luật hiện nay, một số loại giao dịch dân sự về hình thức bắt buộc phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng, chứng thực mà các bên không thực hiện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực của giao dịch dân sự (Khoản 2, Điều 117; khoản 2 Điều 119; Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2015).

CÔNG CHỨNG:

Khái niệm: Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng (khoản 1 Điều 2, Luật Công chứng 2014).

Thẩm quyền: Do cơ quan bổ trợ tư pháp thực hiện.

Phòng công chứng (Điều 19 Luật Công chứng 2014).

Văn phòng công chứng (Điều 22 Luật Công chứng 2014).

      3. Giá trị pháp lý:

Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch (Điều 5 Luật Công chứng 2014).

CHỨNG THỰC

Khái niệm: Chứng thực chữ ký, hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản là chữ ký của người đã yêu cầu chứng thực (chứng thực chữ ký), chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch (chứng thực hợp đồng, giao dịch) (Điều 2 Nghị Định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch).

Thẩm quyền: Chủ yếu do cơ quan nhà nước thực hiện.

Phòng tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được uỷ quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Công chứng viên.

Tuỳ từng loại giấy tờ mà thực hiện chứng thực ở các cơ quan khác nhau (Điều 5 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).

3. Giá trị pháp lý :

Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.

Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch (Điều 3 Nghị định 123/2015/NĐ-CP)

Hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở (Điều 122 Luật Nhà ở 2014).

    Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trừcác hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản (Điều 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013).

      Các loại văn bản thừa kế và di chúc

      – Văn bản về lựa chọn người giám hộ (khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015).

      – Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ (khoản 3 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015).

      – Di chúc miệng được người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ và phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng (khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015)

      – Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài (khoản 5 Điều 647 Bộ luật Dân sự 2015).

      – Văn bản thừa kế nhà ở (khoản 3 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014).

      – Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (Điểm c khoản 3 Điều 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013).

        Các văn bản thoả thuận về hôn nhân và gia đình

        – Văn bản thoả thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng (Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).

        – Thoả thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).

        – Văn bản uỷ quyền cho nhau về việc thoả thuận mang thai hộ (khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).

          Giấy bán, tặng, cho xe của cá nhân (Điểm g, khoản 1, Điều 10, Thông tư số 15/2014/TT-BCA)

          Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà Vĩnh Trung Plaza, 255 -257 Hùng Vương, phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

          Số điện thoại: 0941 767 076

          Email: amilawfirmdn@gmail.com

          Website: amilawfirm.com

Quy Định Mới Về Chứng Thực

– Thẩm quyền chứng thực bản sao:

Nghị định số 23/2015/Nđ-CP đã phân định thẩm quyền của Phòng Tư pháp và UBND cấp xã trong việc chứng thực bản sao từ bản chính căn cứ vào cơ quan cấp giấy tờ, văn bản. Theo đó, Phòng Tư pháp thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận (điểm a khoản 1); còn UBND cấp xã chỉ thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận.

Thẩm quyền chứng thực chữ ký:

Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định Phòng Tư pháp và UBND cấp xã có thẩm quyền chứng thực như nhau đối với chữ ký trên giấy tờ, văn bản tiếng nước ngoài, không phân biệt ngôn ngữ của giấy tờ văn bản.

2. Về trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận bản sao:

Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu nộp bản sao có chứng thực, nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu; người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.

Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực phải được bảo đảm ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ. Cơ quan chứng thực chỉ được kéo dài thời hạn đối với các trường hợp quy định cụ thể tại Điều 21, 33 và Điều 37 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.

Khi tiếp nhận, giải quyết yêu cầu chứng thực, người tiếp nhận hồ sơ và người thực hiện chứng thực không được đặt thêm thủ tục, không được gây phiền hà, yêu cầu nộp thêm giấy tờ trái quy định của Nghị định 23/2015/NĐ-CP và Thông tư 20. Trường hợp chứng thực tiếp nhận sau 15 giờ mà cơ quan chứng thực không thể giải quyết và trả kết quả ngay trong ngày hoặc phải kéo dài thời hạn giải quyết thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian trả kết quả cho người yêu cầu.

Người yêu cầu chứng thực chữ ký phải chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản mà mình ký để yêu cầu chứng thực chữ ký; không được yêu cầu chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 và Khoản 4 Điều 25 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính xác thực về chữ ký của người yêu cầu chứng thực trong giấy tờ, văn bản.

Đối với trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện thì đề nghị người đó ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.

5. Về chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định: người yêu cầu chứng thực chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Đối với những địa bàn cấp huyện, cấp xã đã chuyển giao việc chứng thực hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng, mà hợp đồng, giao dịch trước đó được chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thì việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, sửa lỗi sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in hợp đồng, giao dịch vẫn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, nơi đã thực hiện chứng thực trước đây.

Trường hợp nhiều người cùng khai nhận di sản, từ chối nhận di sản, người thực hiện chứng thực sử dụng mẫu lời chứng thực văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản được ban hành kèm theo Nghị định 23.

Ngoài ra Thông tư 20 còn quy định số chứng thực là số theo từng loại giấy tờ được chứng thực, không lấy số chứng thực theo lượt người đến yêu cầu chứng thực.

BAN BIÊN TẬP TIN TỨC PHÁP LUẬT – CÔNG TY LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 1900 6289

Comments

Di Chúc Bằng Văn Bản Không Có Người Làm Chứng, Công Chứng, Chứng Thực

Di chúc bằng văn bản nhưng không có người làm chứng, không được công chứng, chứng thực thì có hợp pháp?

Hỏi: Trước khi mất, ông nội tôi đã lập di chúc để lại di sản cho bác tôi và bố tôi. Tuy nhiên di chúc không có người làm chứng và cũng không được chứng thực hay công chứng. Vậy di chúc này có hợp pháp hay không? Nếu di chúc này không hợp pháp thì làm cách nào để xác nhận được di chúc đó đúng là do ông nội tôi tạo lập? (Bạn Thanh Hà – Phúc Thọ, Hà Nội).

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết – Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định.

Theo quy định hiện hành, việc ông nội bạn lập di chúc mà không có người làm chứng và cũng không được chứng thực hay công chứng không ảnh hưởng đến tính hợp pháp của di chúc. Di chúc có thể được lập bằng văn bản (có thể có người làm chứng, được công chứng, chứng thực) hoặc lập bằng miệng. Điều 627. Hình thức của di chúc: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”.

Trường hợp ông nội bạn lập di chúc mà không có người làm chứng, công chứng, chứng thực và đã ký vào di chúc chỉ được coi là hợp pháp nếu có đủ các điều kiện sau đây:1- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; 2- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Điều 631 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau: Ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di sản.

Ngoài các nội dung nêu trên, di chúc có thể có các nội dung khác. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

Nếu di chúc của ông bạn không hợp pháp (một phần hoặc toàn bộ) thì di sản (một phần hoặc toàn bộ) sẽ được chia theo pháp luật.

Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại, mà chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, hoặc phổ biến kiến thức pháp luật;

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi đây có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.